1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIBBank

64 222 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 556 KB

Nội dung

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 1 CỦA MỘT NGÂN HÀNG 1 1.1 Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của một doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 1 1.2.2 Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình và đề ra chiến lược kinh doanh mới 3 1.2.3 Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng thương mại soi rọi lại mình, tìm được các mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần củng cố, xây dựng lại của ngân hàng 4 1.2.4 Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự đúng đắn của các hoạt động kế toán, thống kê của NHTM 5 1.2.5 Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá tính chất lành mạnh hoặc yếu kém của một Ngân hàng thương mại 5 1.3 Đặc trưng cơ bản của phân tích tài chính của NHTM so với phân tích tài chính của doanh nghiệp phi ngân hàng 6 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản 6 1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời 7 1.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động 9 1.3.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn 9 1.3.5 Nhóm chỉ tiêu về thị trường 11 1.4 Phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động phân tích tài chính của Ngân hàng 11 1.4.1 Loại bỏ các yếu tố bất thường ra khỏi số liệu 11 1.4.2 Phương pháp phân tích 12 1.4.3 Phương pháp phân tích Dupont 13 1.5 Đánh giá ngân hàng theo mô hình SWOT 13 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính ở ngân hàng thương mại: 16 1.6.1 Các số liệu phục vụ phân tích 16 1.6.2 Chính sách của Nhà nước và chính phủ 16 1.6.3 Sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng với việc phân tích tài chính 17 1.6.4 Trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích tài chính 17 CHƯƠNG 2 18 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 18 Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á 18 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Á 18 2.2.1 Bộ phận phân tích tài chính và nguồn số liệu phục vụ phân tích 20 2.2.2 Quá trình phân tích tài chính của Ngân hàng Đại Á trong năm 20012 21 Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh tế cơ bản năm 2012 23 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng đến 30/11/2012 25 Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính lịch sử từ 2010 đến 2012 26 Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 29 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dư nợ theo kì hạn 31 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ theo loại tiền 32 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu huy động theo kì hạn 33 I Bảng 2.5. Phân tích thu thuần 2012 so với 2011 35 Bảng 2.6. Phân tích chi phí 2012 so với 2011 36 2.3 Nhận xét về hoạt động phân tích tài chính của Ngân hàng Đại Á 37 2.3.1 Ưu điểm 37 2.3.2 Những mặt còn hạn chế 38 2.3.3 Nguyên nhân 39 CHƯƠNG 3 41 HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 41 Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á 41 3.1 Định hướng hoạt động của DaiAbank 41 3.2 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính 42 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2010 đến 201244 Bảng 3.2. So sánh tổng tài sản của một số ngân hàng 45 Bảng 3.3. Lợi nhuận của một số ngân hàng 46 3.3 Sử dụng phương pháp phân tích tài chính dupont để phân tích sâu hơn về ROA và ROE trong năm 2012 và 2011: 47 Biểu đồ 3.4. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont 48 3.4 Sử dụng mô hình SWOT đánh giá Ngân hàng Quốc Tế 50 3.5 Xây dựng quá trình phân tích, đánh giá rủi ro tài chính: 51 3.6 Hoàn thiện hệ thống báo cáo phân tích: 56 3.7 Nâng cấp phần mềm tài chính để đảm bảo nhu cầu cho hoạt động tài chính nói chung và hoạt động phân tích nói riêng 56 3.8 Đào tạo và tuyển dụng nhân sự cho bộ phận phân tích tài chính để làm việc một cách chuyên nghiệp 57 KẾT LUẬN 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 Tiếng Viêt 2 II LỜI MỞ ĐẦU Năm 2007 được đánh giá là năm mà ngành ngân hàng Việt Nam có những phát triển ấn tượng và có nhiều thay đổi lớn. Trong khi các Ngân hàng thương mại Quốc doanh đang trong quá trình cổ phần hoá thì các Ngân hàng thương mại cổ phần đua nhau tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động. Sự xuất hiện của các Ngân hàng mới và những cam kết trong WTO về nới lỏng hạn chế với ngân hàng nước ngoài khiến môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt. Cạnh tranh gay gắt như vậy bắt buộc các nhà quản trị ngân hàng phải có được cái nhìn đầy đủ về kết quả kinh doanh cũng như vị trí của ngân hàng mình để từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược lâu dài. Việc soạn ra các báo cáo phân tích tài chính, hỗ trợ các nhà quản trị là không thể thiếu ở mỗi ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các báo cáo phân tích tài chính phải được làm một cách đầy đủ, chi tiết và chuyên nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu của những nhà quản trị ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu và đặt ra những giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động phân tích tài chính ở các ngân hàng là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được vấn đề trên và có cơ hội được thực tập ở phòng Quản lý Tài chính - kế toán của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIBBank, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam” Mục tiêu của bài viết là nêu ra thực trạng hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, đưa ra những giải pháp hoàn thiện, đồng thời áp dụng thử nghiệm một số giải pháp. Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp và phân tích, đồng thời kết hợp thử nghiệm và đưa ra nhận xét. Do phạm vi giới hạn của chuyên đề thực tập nên bài viết chi phân tích chi tiết đến việc đánh giá kết quả kinh doanh mà chưa phân tích cụ thể rủi ro trong các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Việc đề cập đến đánh giá, phân tích các rủi ro chỉ mang tính giới thiệu để làm định hướng phát triển bài viết sau này.Bài viết được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của một ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế VIBBank Chương 3: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIBBank. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA MỘT NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của một doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp có trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.1.1.2 Các bước tiến hành phân tích tài chính. Bước 1: Thu thập thông tin: Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Những thông tin ấy bao gồm cả những thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và thông tin quản lý… Trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanhnghiệlà những thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, 1 phân tích tài chính doanh nghiệp trên thực tế chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Bước 2: Xử lý thông tin: Trong bước này, tuỳ vào người sử dụng thông tin mà có các phương pháp để xử lý thông tin khác nhau, phục vụ mục tiêu phân tích đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình tính toán, sắp xếp, so sánh thông tin theo một trình tự nhất định nhằm giải thích, đánh giá và tìm nguyên nhân của những kết quả nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định quản trị và dự báo tương lai. Bước 3: Ra quyết định quản trị và dự báo: Mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định quản trị tài chính. Các bước thu thập và xử lý thông tin làm tiền đề để người sử dụng thông tin ra những quyết định tài chính. Tuỳ thuộc từng đối tượng sử dụng thông tin mà các quyết định tài chính hướng đến những mục tiêu khác nhau: với chủ sở hữu mục tiêu sẽ là tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp, đối với người cho vay thì đưa ra các quyết định tài trợ …1.2 Mục tiêu, vai trò phân tích tài chỉnh của ngân hàng thương mạiPhân tích tài chính trong hoạt động của NHTM là sử dụng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM đó trong một kỳ kinh doanh nhất định mà thông thường là một năm. Qua đó để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả của nó, nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các hoạt động của NHTM được ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, phân tích tài chính trong hoạt động của NHTM có những mục tiêu và vai trò sau đây:1.2.1 Phân tích tài chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của NHTM. Thông qua quá trình phân tích tài chính các NHTM có thể đánh giá được sự thành công của NHTM trong thời gian qua. Bằng các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật như lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động của thời kỳ phân tích các 2 nhà quản trị có thể thấy được qui mô hoạt động, thấy được chất lượng hoạt động của ngân hàng mình, thấy được tốc độ phát triển và tính chất bền vững ổn định của các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng mình trong thời gian qua. Mục tiêu của kinh doanh ngân hàng là lợi nhuận. Sự gia tăng lợi nhuận ngày càng cao và bền vững thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng có thể được đánh giá tùy theo từng thời kỳ chiến lược. Do vậy qua phân tích tài chính chúng ta có thể thấy được ý đồ chiến lược của ngân hàng có thể thực hiện được hay không. Ví dụ: Sự gia tăng doanh thu một cách đều đặn gắn liền với chiến lược mở rộng thị trường của ngân hàng, củng cố chất lượng khách hàng, hoặc mở rộng khối lượng khách hàng, hoặc mở rộng lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng 1.2.2 Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình và đề ra chiến lược kinh doanh mới. Một chiến lược kinh doanh được hoạch định có thể là hoàn toàn đúng đắn, có thể vẫn còn sự thiếu sót. Thông qua phân tích tài chính các NHTM sẽ xem xét chiến lược kinh doanh của mình đề ra có được đúng đắn, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế không, có điểm nào sai, thiếu sót cần điều chỉnh lại. Ví dụ: Thông qua cơ cấu lợi nhuận, hoặc cơ cấu doanh thu ngân hàng, các ngân hàng sẽ so sánh giữa các chỉ tiêu hoạch định và chỉ tiêu thực tế để thấy được sự sai biệt. Từ sự sai biệt này các NHTM sẽ tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến sai biệt đó, thông qua đó mà xem xét lại việc hoạch định chiến lược kinh doanh có gì sai sót hay không hay do quá trình thực hiện chưa đảm bảo. Bất cứ một NHTM nào, để định hướng cho hoạt động kinh doanh của mình ngân hàng đó cũng phải chủ động đề ra các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của mình, các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn mà mình cần phải đạt trong từng thời kỳ nhất định. Và sau một quá trình hoạt động các ngân hàng đều phải 3 kiểm chứng thử lại xem mình đã thực hiện các mục tiêu đó đến đâu? Tại sao mục tiêu đó được hoàn thành tốt đẹp hay không hoàn thành vv Qua phân tích tài chính các NHTM sẽ còn nhận biết các lĩnh vực đầu tư của ngân hàng chọn lựa có thích hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế không, ngân hàng có cần thay đổi dịnh hướng đầu tư không hay phải tiếp tục phát triển theo định hướng đã chọn Như vậy kết quả phân tích tài chính luôn luôn là cơ sở để cho Hội đồng quản trị xem xét quyết định cho một sách lược mới hoặc một chiến lược kinh doanh mới. 1.2.3 Phân tích tài chính là một công cụ để ngân hàng thương mại soi rọi lại mình, tìm được các mặt mạnh cần phát huy và những mặt yếu cần củng cố, xây dựng lại của ngân hàng. Kết quả tài chính là tổng lượng của sự kết hợp nhiều yếu tố khác nhau trong quản trị kinh doanh. Thông qua phân tích kết quả tài chính chúng ta có thể đánh giá được khả năng quản trị của ngân hàng, trình độ của cán bộ, trình độ của cơ sở vật chất công nghệ có còn thích hợp cho sự phát triển của ngân hàng hay không, những mặt nào của ngân hàng đang phát huy tác dụng và mặt nào đang bất cập. Tất nhiên các chỉ tiêu kết quả tài chính chưa trực tiếp cho ta nhận biết các điều trên, song nó sẽ nhắc nhở cho ta thấy cần phải xem xét đến những góc cạnh nào để có thể đánh giá được các nguyên nhân đưa đến các kết quả hiện tại. Tóm lại để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn và có những sách lược, chiến lược phù hợp với thực tiễn mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành đánh giá kết quả kinh doanh của mình, qua đó tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng kinh doanh phù hợp với thực lực chủ quan và môi trường khách quan. 4 1.2.4 Phân tích tài chính là một công cụ để kiểm soát sự đúng đắn của các hoạt động kế toán, thống kê của NHTM. Các chỉ tiêu tài chính, có số liệu thể hiện trên bảng tổng kết tài sản, trên các báo cáo cho Hội đồng quản trị, cho Ban giám đốc, cho các cơ quan ban ngành của chính phủ của một NHTM có thể sẽ có sự sai biệt thực tế. Như vậy để đảm bảo cho những con số đó thực sự phản ánh đúng tình trạng tài chính của một NHTM. Số liệu phản ánh có đúng đắn thì việc sử dụng số liệu đó mới hiệu quả, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Thông qua phân tích tài chính, bộ phận phân tích có thể phát hiện các sai sót của quá trình phản ảnh của hệ thống kế toán, thống kê và có biện pháp chỉnh sửa cho phù hợp. Các cơ quan Nhà nước cũng có thể sử dụng phân tích tài chính để phát hiện các sai sót, gian dối trong hạch toán kế toán, thống kê của đơn vị báo cáo. 1.2.5 Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá tính chất lành mạnh hoặc yếu kém của một Ngân hàng thương mại. Đây vừa là mục tiêu cao nhất vừa là vai trò của phân tích tài chính, làm sao vạch ra được tình hình tài chính của ngân hàng thương mại hiện tại có mạnh khỏe hay không, có gây hậu quả gì xấu cho tương lai hay không, có đảm bảo khả năng thanh toán hay không, có gì vi phạm pháp luật hay không? Tất nhiên số liệu phân tích sau khi đã được kiểm tra bảo đảm tính chính xác thì các kết luận về sức khỏe tài chính của phân tích viên sẽ có giá trị thực tiễn giúp cho NHTM kịp thời ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra, hoặc để có biện pháp cải thiện sức khỏe tài chính của ngân hàng được tốt hơn. 5 1.3 Đặc trưng cơ bản của phân tích tài chính của NHTM so với phân tích tài chính của doanh nghiệp phi ngân hàng. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp thông thường. Cụ thể, ngân hàng khác với những doanh nghiệp sản xuất hay dịch vụ thông thường ở chỗ nó kinh doanh một loại hàng hoá đặc biệt, đó là “quyền sử dụng vốn tiền tệ”. Và đặc biệt, sự rủi ro của ngân hàng dẫn đến sự rủi ro cho các cá nhân, các tổ chức gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời nó tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy những chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong phân tích tài chính của Ngân hàng cũng phải là hệ thống những chỉ tiêu riêng phù hợp đánh giá các hoạt động đặc thù của Ngân hàng. Những chỉ tiêu phân tích tài chính ngân hàng về cơ bản có thể chia thành 5 nhóm chỉ tiêu sau: 1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản Trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng không chia ra thành: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn như ta thường thấy ở các doanh nghiệp thông thường vì cơ cấu ngắn hạn và dài hạn của tài sản trong ngân hàng thay đổi liên tục, dễ dàng. Vì vậy nên các chỉ tiêu về khả năng thanh khoản của ngân hàng so với doanh nghiệp cũng có nhiều điểm khác biệt. Các khoản vay của ngân hàng/ Tổng tài sản Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng tài sản của ngân hàng hiện đang đảm bảo thanh toán cho bao nhiêu đồng đi vay bên ngoài. Các khoản vay ở đây chủ yếu là các khoản vay trên thị trường liên ngân hàng (tức là không kể đến các khoản Tiền gửi), thông thường là những khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ này lớn thể hiện khả năng đảm bảo thanh toán của tổng tài sản đối với khoản vay thấp. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn được viết dưới cách khác là: Các khoản vay/ Tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu này thuộc nhóm chỉ tiêu về cơ cấu vốn, thể hiện tỷ 6 [...]... hiện phân tích tài chính ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân tích của mỗi ngân hàng Do các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa có đủ trình độ và chi phí để tiến hành phân tích tài chính đúng theo chuẩn quốc tế 16 Những chính sách về tính minh bạch thông tin trong hoạt động của các ngân hàng Trên thế giới, quy định công bố thông tin là bắt buộc đối với các ngân hàng, việc tìm kiếm các báo cáo tài chính. .. hội và thách thức không chỉ của riêng ngân hàng cần phân tích mà còn của cả hệ thống ngân hàng Từ đó so sánh và rút ra mô hình hoàn chỉnh SWOT của ngân hàng cần phân tích 15 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính ở ngân hàng thương mại: 1.6.1 Các số liệu phục vụ phân tích Trong phân tích tài chính, việc thu thập các số liệu đầu vào cho quá trình phân tích vô cùng quan trọng Các số liệu thu... bước và quá trình phân tích, lập báo cáo phân tích 1.6.2 Chính sách của Nhà nước và chính phủ Các quy định của Bộ Tài chính, của Ngân hàng Nhà nước về chế độ hạch toán, kế toán trong các ngân hàng thương mại ảnh hưởng rất lớn đến việc phân tích tài chính Nguồn số liệu đầu vào của phân tích tài chính chủ yếu là các báo cáo tài chính Nếu các quy định trong việc lập các báo cáo tài chính không quy định... TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Á Ngân hàng TMCP Đại Á được thành lập theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Với quyết tâm xây dựng một Ngân hàng Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế, Ngân hàng đã ra đời bắt đầu với 50 tỷ đồng vốn điều lệ và 23 con người – 23 bầu nhiệt huyết, Ngân hàng. .. các ngân hàng là điều tương đối đơn giản Minh bạch thông tin sẽ tạo điều kiện cung cấp các báo cáo tài chính, là đối tượng của phân tích tài chính 1.6.3 Sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng với việc phân tích tài chính Nếu ban lãnh đạo của ngân hàng có tư tưởng tiến bộ sẽ rất quan tâm xây dựng bộ phận phân tích tài chính và tạo điều kiện cho bộ phận này hoạt động Nhưng một vấn đề quan trọng trong phân. .. một ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Quốc Tế tiếp tục cung cấp một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Quốc tế liên tục được đổi mới và đa dạng hoá: Đối với khách hàng, cam kết “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!” mà Ngân hàng Quốc Tế thể... đề quan trọng trong phân tích tài chính mà ban lãnh đạo ngân hàng luôn chú trọng là: thông tin mà bộ phận này mang lại phải có nhiều giá trị hơn so với chi phí bỏ ra 1.6.4 Trình độ của đội ngũ cán bộ phân tích tài chính Phân tích tài chính chủ yếu dựa vào việc đưa ra những nhận định dựa trên những số liệu sẵn có Do đó, phân tích tài chính luôn mang tính chủ quan của người phân tích, nhân tố con người... chi nhánh và phòng giao dịch ở trên 20 tỉnh thành trong cả nước, và mạng lưới 37 Tổ công tác trên 35 tỉnh thành phố trong Toàn quốc Mới chỉ đi vào hoạt động được trên 10 năm, nhưng từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Ngân hàng Đại Á luôn được đánh giá là một trong những ngân hàng hoạt động lành mạnh nhất trong khối các ngân hàng TMCP Trong nhiều năm, Ngân hàng Đại Á được Ngân Hàng Nhà Nước xếp loại A theo... bảo độ chính xác và kịp thời, thường xuyên theo tháng, quý, năm Tuy nhiên, về việc xử lý số liệu để tạo nên những mẫu báo cáo có nhiều ý nghĩa vẫn chưa được thực hiện tốt Đến cuối năm 2010, bộ phân phân tích tài chính của Ngân hàng Đại Á đã bắt đầu hoạt động một cách chính thức và đã phân tích được những vấn đề sau: a) Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Đại... giữa các báo cáo tài chính Việc không thống nhất có thể là giữa các năm trong cùng một ngân hàng hoặc không thống nhất giữa các ngân hàng Khi đó, các báo cáo tài chính sẽ không đảm bảo điều kiện có thể so sánh, việc phân tích phân tích tài chính có thể đưa đến những kết luận chưa chính xác Những chính sách hỗ trợ như ban hành các văn bản hướng dẫn, tổ chức các khoá đào tạo … giúp các ngân hàng thương mại . hoạt động phân tích tài chính của một ngân hàng. Chương 2: Thực trạng hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế VIBBank Chương 3: Hoàn thiện hoạt động phân tích tài. hội được thực tập ở phòng Quản lý Tài chính - kế toán của Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam - VIBBank, em đã chọn đề tài Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam” Mục. động phân tích tài chính ở Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIBBank. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA MỘT NGÂN HÀNG 1.1 Tổng quan về hoạt động phân tích tài chính của một doanh

Ngày đăng: 17/04/2015, 22:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại, Peter S.Rose 1998 2. Tiền Tệ, Ngân Hàng Và Thị Trường Tài Chính, 1992 Khác
3. Dấu Ấn 10 năm DaiABank, Ngân hàng DaiABank 2011 Khác
4. Báo cáo thường niên của Ngân hàng Quốc Tế VIBBank 2008, 2009, 2010, 2011,2012 Khác
5. Bản tin VIBBank tháng 12/2007 và tháng 1/2008 Khác
6. Tờ trình xin giảm lợi nhuận, tháng 12/2007, trưởng phòng kế hoạch, ngân hàng Quốc Tế VIBBank Khác
7. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007, Phòng Kế hoạch Ngân hàng Quốc Tế VIBBank Khác
8. Báo cáo tổng kết năm 2007, Phòng Quản lý Tài chính - Kế toán Ngân hàng Quốc Tế VIBBank Khác
9. Thực hành mô hình phân tích SWOT, Nguyễn Thạc Minh, BWP/Business Balls Khác
10. Mô hình phân tích SWOT, Trịnh Minh Giang (tổng hợp và dịch) Khác
12. Trang web của Ngân hàng Quốc Tế VIBBank và một số ngân hàng khác Khác
13. Website của Bộ Tài chính, website của Ngân hàng Nhà nước.Tiếng Anh Khác
14. Bank Management & Financial Services, Peter S.Rose & Sylvia C. Hudgins, sixth edition, Mc Graw- Hill Khác
15. Financial Institutions Management, A Risk Management Approach, Saunder. Cornett, sixth edition, Mc Graw- Hill Khác
16. Key Management Ratios, Ciaran Walsh, fourth edition, Prentice Hall, Financial Times Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w