Việc phân tích và đánh giá những rủi ro tài chính không thể thực hiện nếu như chỉ dựa duy nhất vào bộ phận quản lý tài chính- kế toán. Vì việc phân
tích, đánh giá rủi ro là vấn đề phức tạp, liên quan chặt chẽ đến nhiều nghiệp vụ của ngân hàng nên phải có sự kết hợp của phòng tài chính với các phòng ban liên quan. Quá trình phân tích, đánh giá phải được lập thành quy trình quy định cụ thể trách nhiệm của từng phòng ban trong quy trình. Trong quy trình phải nêu cụ thể thời gian, số liệu cung cấp của từng phòng ban để việc phân tích, đánh giá tiến hành trôi trảy, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho quản lý.
Phân tích rủi ro thanh khoản:
Rủi ro thanh khoản là việc ngân hàng thiếu khả năng chi trả các khoản nợ theo yêu cầu của hợp đồng. Ngoài ra, rủi ro thanh khoản còn liên quan còn có nghĩa rộng hơn là việc ngân hàng thiếu khả năng đáp ứng các nhu cầu tín dụng chính đáng.
Dự trữ và thanh khoản:
Dự trữ của ngân hàng bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác. Thanh khoản: nếu xét tại một thời điểm thì thanh khoản là dự trữ thứ cấp, tức là các chứng khoán ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển thành tiền, còn xét trong một giai đoạn nhất định thì thanh khoản bao gồm các nguồn từ tài sản và nợ.
Các nguồn có thể huy động để đảm bảo thanh khoản bao gồm
Tiền gửi thu vào,bán các tài sản, các khoản cho vay được hoàn trả và đi vay từ thị trường tiền tệ và các nguồn khác. Nếu khả năng huy động từ các nguồn ngày tốt thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản cao.
Các chỉ tiêu phân tích về trạng thái rủi ro thanh khoản: giống như những chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản đã nêu ở trên.
Để đảm bảo khả năng chi trả và chủ động tìm kiếm nguồn vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu về chi trả và tín dụng, ngân hàng lập kế hoạch dự kiến nguồn cung và cầu về thanh khoản trong từng thời kỳ.
Dự kiến nguồn cung và cầu về thanh khoản được thực hiện theo bảng sau:
– Cung về thanh khoản – Cầu về thanh khoản
– Thu nhận tiền gửi
– Các khoản cho vay hoàn trả trong kỳ
– Bán tài sản
– Vay từ thị trường tiền tệ – Các khoản thu khác
– Chi trả tiền gửi cho khách hàng – Nhu cầu tín dụng của khách hàng tới
– Hoàn trả các khoản đi vay – Chi phí nghiệp vụ và thuế – Chi trả cổ tức
–
Sau mỗi định kỳ ngân hàng phải tiến hành phân tích việc thực hiện kế hoạch dự kiến về thanh khoản. Trong đó phân tích việc thực hiện các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân dẫn đến không thực hiện được kế hoạch.
Phân tích rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là khả năng tổn thất có thể xảy ra khi cấp tín dụng, rủi ro tín dụng được biểu hiện dưới hai mức độ sau:
Một là, khoản tín dụng không thu hồi đúng hạn hay còn gọi là rủi ro sai hẹn. Hai là, mất vốn tín dụng hay còn gọi là rủi ro phá sản.
Để phân tích rủi ro tín dụng người ta thường sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn: = /
Khi phân tích chỉ tiêu này cần thiết phải phân loại nợ quá hạn theo thời gian để xác định khả năng và mức độ có thể thu hồi.
Chỉ tiêu nợ quá hạn
Nợ quá hạn Tổng dư nợ
Phân tích rủi ro lãi suất
Phương pháp để nhận biết rủi ro có xảy ra hay không, đó là phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate sensitve gap).
khe hở nhạy cảm lãi suất là chênh lệch giữa tài sản nhạy cảm lãi suất và nguồn nhạy cảm lãi suất.
Tài sản nhạy cảm lãi suất bao gồm:
Chứng khoán có thời hạn còn lại dưới 3 tháng. Các khoản cho vay có thời hạn còn lại dưới 3 tháng.
Các khoản cho vay có lãi suất thả nổi mà được tái định giá trong vòng 3 tháng (không tính thời hạn hợp đồng).
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất:
Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân có thời hạn còn lại dưới 3 tháng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn lại dưới 3 tháng.
Các loại tiền gửi khác có kỳ hạn còn lại dưới 3 tháng.
Nếu như có sự trợ giúp của máy tính nhà quản trị còn phân tích tài sản nhạy cảm lãi suất cho từng kỳ hạn cụ thể. Ví dụ: các NHTM lớn của Mỹ chia thời kỳ xác định tài sản nhạy cảm lãi suất như sau:
Đến 1 tuần.
Trên 1 tuần đến 30 ngày Trên 30 ngày đến 60 ngày Trên 60 ngày đến 90 ngày Trên 90 ngày đến 180 ngày Trên 180 ngày đến 360 ngày Trên 360 ngày
Với hệ thống phần mềm của DaiAbank chỉ cho phép xác định được tài sản nhạy cảm lãi suất trong vòng 90 ngày.
Nếu khe hở bằng 0 thì việc tăng hay giảm lãi suất thị trường không ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất.
Nếu khe hở dương (tài sản nhạy cảm lãi suất lớn hơn nguồn nhạy cảm lãi suất) thì rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường giảm xuống. Ngược lại nếu lãi suất thị trường tăng thì sẽ có lợi cho ngân hàng.
Nếu độ lệch âm (tài sản nhạy cảm lãi suất nhỏ nguồn nhạy cảm lãi suất) thì rủi ro xảy ra khi lãi suất thị trường tăng.
Ngoài ra để thấy rõ mức độ rủi ro cao hay thấp chúng ta còn phân tích hệ số khe hở.
Từ sự phân tích khe hở nhà quản trị có thể đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và tìm các giải pháp nhằm hạn chế các rủi ro đó.
Phân tích rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái thường xảy ra với một trong hai trường hợp sau:
Tài sản một ngoại tệ > nguồn vốn một ngoại tệ được gọi là độ lệch dương và mức chênh lệch đó được gọi là trường thế.
Tài sản một ngoại tệ < nguồn vốn một ngoại tệ được gọi là độ lệch âm và mức chênh lệch đó được gọi là đoản thế.
Việc phân tích mức độ rủi ro được thực hiện theo hai chỉ tiêu sau: Trường thế (đoản thế) / Vốn chủ sở hữu
Khe hở nhạy cảm lãi suất tài sản nhạy cảm lãi suất nguồn nhạy cảm lãi suất Hệ số khe hở
Tài sản nhạy cảm lãi suất Nguồn nhạy cảm lãi suất
hoặc Tổng trường thế (Tổng đoản thế) / Vốn chủ sở hữu Hai hệ số này càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao.