20012
Quá trình phân tích tài chính của trong 3 năm gần đây
Bắt đầu từ 2010, khi đưa hệ thống phần mềm ngân hàng lõi (core banking) vào hoạt động, các số liệu kế toán đã bắt đầu được tập trung đầy đủ, thống nhất và mang tính chính xác cao. Những năm trước, việc tập hợp số liệu chủ yếu làm bằng tay, dựa trên những phần mềm tự thiết kế nên tính chính xác không đảm bảo, vì vậy số liệu kế toán tập hợp chưa thể sử dụng để
phân tích. Từ năm 2010, dựa trên hệ thống phần mềm Đại Á Online, những số liệu tập hợp đã bắt đầu được đưa vào những mẫu báo cáo. Tuy nhiên, những mẫu báo cáo này chủ yếu về kết quả kinh doanh, chỉ là số tổng hợp của doanh thu, chi phí và lợi nhuận, chưa đi sâu vào chỉ rõ những mặt mạnh, mặt yếu. Thêm vào đó, phần mềm quản lý tài chính VIB Online bị hạn chế về nhiều mặt, số liệu cung cấp không đầy đủ và để tiếp cận với số liệu rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Sang đến 2006, toàn ngân hàng đưa vào sử dụng phần mềm quản lý Symbols, một phần mềm chuyên nghiệp của thế giới dựa trên nền Oracle (một công ty sản xuất phần mềm quản lý và hệ thống nổi tiếng thế giới). Việc cung cấp số liệu đã đảm bảo thống nhất. Những số liệu cung cấp đã đảm bảo độ chính xác và kịp thời, thường xuyên theo tháng, quý, năm. Tuy nhiên, về việc xử lý số liệu để tạo nên những mẫu báo cáo có nhiều ý nghĩa vẫn chưa được thực hiện tốt.
Đến cuối năm 2010, bộ phân phân tích tài chính của Ngân hàng Đại Á đã bắt đầu hoạt động một cách chính thức và đã phân tích được những vấn đề sau:
a) Tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Đại Á trong năm 2012
Tình hình kinh tế - xã hội:
Các yếu tố tích cực:
Năm 2012 Việt Nam là thành viên của WTO được 5 năm đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức mới. Tuy bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực, đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài bội thu với tổng số vốn khoản 20.3 tỷ USĐ, tăng 70% so với năm 2011 gấp ba lần FDI của Ấn Độ năm 2012. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chảy vào Việt Nam vào khoảng 6.5 tỷ USĐ, gấp 5 lần năm 2011.
Bảng 2.1: Một số chỉ số kinh tế cơ bản năm 2012
2010 2011 2012
GDP 8.40% 8.17% 8.44%
Giá trị sản xuất công nghiệp 10.6% 10.37% 17.00 %
Vốn đầu tư (nghìn tỷ VNĐ) 324 398.9 461.9
Xuất khẩu (tỷ USĐ) 32.2 39.6 48.8
Nhập khẩu (tỷ USĐ) 36.9 44.4 60.8
FDI (tỷ USĐ) 3.9 7.56 18.85
Đầu tư gián tiếp (tỷ USĐ) 0.9 1.3 6.5
Kiều hối (tỷ USĐ) 3.4 4.0 10.0
Lạm phát 8.30% 7.50% 12.63%
Tăng trưởng tín dụng 20.6% 24.8% 37.8.0%
(nguồn: Bộ Tài chính 2012)
Đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì giá trị sản xuất thuộc ngành công nghiệp tăng vọt so với các năm trước đó. Các doanh nghiệp trong nước đã nhanh chóng tận dụng được cơ hội gia nhập WTO, khai thác thị trường quốc tế - đẩy mạnh xuất khẩu. Trong đó vai trò của doanh nghiệp dân doanh ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng trưởng cao nhất đạt 160.000 tỷ đồng, tăng 19.5% so với năm 2012 (năm 2011 tỷ lệ vốn hóa so với GDP là 22.6%). Đây chính là đối tượng phục vụ chính của khối ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và của VIB nói riêng.
Thị trường chứng khoán phát triển, thể hiện ở mắc tăng trưởng chung đạt 20% và quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán tập trung đạt trên 43% so với GDP (chưa kể trái phiếu) so với 22% của năm 2011. Thị trường chứng khoán phát triển đã thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của doanh nghiệp nhờ tăng trưởng vốn điều lệ thuận lợi hơn. Quá trình đã tác động đến hoạt động ngân hàng theo hai chiều khác nhau: Các doanh nghiệp đã huy động một lượng vốn lớn từ cá nhân cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng trong lĩnh vực huy động dân cư (chuyển từ tiền gửi của dân cư sang dạng tiền gửi của doanh nghiệp); mặt
khác thị trường chứng khoán cũng tạo ra cung về cho vay đầu tư chứng khoán cho các ngân hàng đặc biệt là khối ngân hàng cổ phần.
Thị trường bất động sản cũng đang sôi động trở lại tại các thành phố lớn và trọng điểm kinh tế của cả nước đã tạo thuận lợi cho hoạt động cho vay bất động sản của ngành ngân hàng.
Các yếu tố tích cực này của nền kinh tế đã giúp cho tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng đạt 37.8% so với cuối năm 2011 (riêng khối NHTMCP, nhiều ngân hàng tăng trưởng từ 70% - 100%, VIB tăng trưởng ), tỷ lệ so với GDP là 83.5% tăng cao hơn so với hai năm gần đây. Tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2007 khoảng 2%, giảm 0.65% so với cuối năm 2006. Đây cũng là kênh tài trợ vốn, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, biểu hiện là mở rộng tín dụng, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ sản xuất (tăng 33 - 40%), cho vay bằng ngoại tệ tăng ở mức cao (40%). Huy động vốn tăng 39,6%, đặc biệt là thị phần huy động vốn của các NHTMCP tăng nhanh thể hiện sự tin tưởng của người vào khối NHTMCP tăng cao.
Chính những tác động tích cực này đã góp một phần quan trọng vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quốc Tế trong năm 2012.
Các yếu tố tiêu cực:
Do bắt đầu hội nhập với nền kinh tế thế giới vì vậy nền kinh tế Việt Nam đã phải cả những tác động tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thế giới như giá vàng và giá dầu luôn đứng ở mức cao. Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà ở Mỹ đã gây nhiều tác động xấu đến thị trường tài chính, tiền tệ toàn cầu, đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Trong nước, nền kinh tế cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới: nhập siêu tăng mạnh làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, bên cạnh mặt tích cực là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cũng gây sức ép lớn đối với điều hành
tỷ giá hối đoái. Đặc biệt, do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao kỷ lục trong nhiều năm, 12.63% đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Đi cùng với tốc độ lạm phát cao, giá cả hàng hóa đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc, xăng dầu, nhân công tăng tác động đến thị trường tiêu thụ cũng như khả năng trả nợ các khoản vay ngân hàng. Bên cạnh đó, thiên tai, dịch bệnh ở nhiều vùng gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống...
Trong năm 2007, NHNN đã tăng gấp 1.5 - 2 lần tỷ lẹ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ và ngoại tệ (từ 01/6/2007) đã làm tăng chi phí huy động vốn của VIB so với trước đây. Ngoài ra Thống đốc NHNN đã ban hành chỉ thỉ 03/2007/CT-NHNN khống chế tỷ lệ dư nợ cho vay, kinh doanh chứng khoán dưới 3% đã gây áp lực rất lớn đối với VIB trong việc thu hồi các khoản cho vay chứng khoản để giảm tỷ lệ dư nợ cho vay chứng khoán từ mức trên 10.8% xuống còn 2.75% vào ngày 31/12/2012.
Môi trường cạnh tranh trong năm 2012:
Đi đôi với sự phát triển vượt bậc của kinh tế là vươn lên mạnh mẽ của ngành ngân hàng thể hiện ở các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành ngân hàng đến 30/11/2012
Đơn vị: Nghìn tỉ đồng
Chỉ tiêu 2012 % so 2011
Tổng tài sản 1,730 44.39%
Vốn điều lệ 94 55.84%
Vốn huy động 1,150 41.26%
Lợi nhuận 19 23.61%
Số chi nhánh 1,116
(nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2012)
Ngân hàng, sau 5 năm gia nhập WTO, vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gay gắt, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức cạnh tranh giữa các ngân hàng đã được thành lập từ trước đây. Sức ép cạnh tranh từ ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài chỉ tác động gián tiếp vào thị trường thông qua việc các NHTM Việt Nam “kết hôn” với các đối tác chiến lược nước ngoài. Chớp thời cơ khi mà khối ngân hàng quốc doanh còn đang thụ động và khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh còn bị “trói” bởi các quy định của Nhà nước, khối các ngân hàng thương mại cổ phần đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần ngày càng cao hơn, chiếm khoản 26% đến 28% dư nợ toàn hệ thống so với mức 20% của năm 2011.
b) Đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng Đại Á
Một số chỉ tiêu tài chính lịch sử từ năm 2010 đến 2012
Bảng 2.3. Một số chỉ tiêu tài chính lịch sử từ 2010 đến 2012
(đơn vị: tỷ đồng)
Năm 2012 2011 2010
Chỉ tiêu doanh lợi
Năm 2012 2011 2010
Thu thuần ngoài lãi 162 82 16
Tổng thu thuần 874 473 206
Chi phí hoạt động 378 208 100
Tổng thu nhập trước thuế và dự phòng 496 266 106
Chi phí dự phòng 71 66 11
Thu nhập trước thuế 426 200 95
Chỉ tiêu hoạt động
Vốn điều lệ 2,000 1,000 510
Tổng VCHS 2,183 1,244 619
Tổng Tài sản 39,320 16,552 8,978
Cho vay ròng (đã trừ dự phòng) và các khoản phải
thu 18,189 9,534 5,440
Huy động thị trường 1 19,240 9,814 5,269
Tài sản sinh lời 37,607 15,487 8,442
Nguồn vốn phải trả lãi 36,355 14,977 8,185
Thu thuần ngoài lãi ở đây bao gồm: thu từ hoạt động dịch vụ, từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động khác và thu bất thường.
Về những chỉ tiêu doanh lợi
Thu thuần từ lãi và ngoài lãi đều tăng mạnh trong 3 năm, từ 2010 đến 2012. Nhìn chung tổng thu thuần năm sau gấp đôi năm trước (năm 2011 tăng gấp 2,3 lần 2010; năm 2012 tăng gấp 1,8 lần 2011), nhưng tốc độ tăng thu thuần từ lãi và ngoài lãi đều có dấu hiệu chậm lại.
Nếu năm 2011 thu thuần từ lãi tăng gấp hơn 2 lần năm 2010 thì năm 2012 chỉ tăng gấp 1,8 lần năm 2011. Về thu thuần ngoài lãi, năm 2011 tăng hơn 5 lần năm 2010, nhưng năm 2012 chỉ tăng khoảng gần 2 lần so với 2011.
Như vậy, tuy cùng có dấu hiệu chậm lại, nhưng tốc độ tăng thu thuần từ lãi vẫn chậm hơn thu thuần ngoài lãi.
Chi phí hoạt động tăng tương ứng với tổng thu thuần, năm 2012 gấp 1,8 lần 2011, 2011 gấp 2 lần 2010, dẫn đến thu nhập trước thuế và dự phòng tăng với tốc độ xấp xỉ tốc độ tăng của tổng thu thuần.
Chi phí dự phòng đang có dấu hiệu tăng chậm lại, nếu năm 2011 tăng gấp 6 lần 2010 thì năm 2012 chỉ tăng gấp 1,07 lần. Vì vậy, Thu nhập trước thuế năm sau vẫn tăng cao hơn năm trước ( 2012 gấp 2,13 lần 2011, 2011 gấp 2,1 lần 2010)
Về những chỉ tiêu hoạt động
Khi tính toán các chỉ tiêu hoạt động để xem xét sự biến động phải loại bỏ các yếu tố bất thường:
Khoản tiền gửi của PV Bank (5000 tỷ), đáng lẽ phải cho vào tiền gửi các tổ chức tín dụng nhưng lại cho vào khoản phải trả khác. Nguyên nhân là do PV Bank chưa thành lập nên theo luật quy định thì không được cho vào tiền gửi các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, nếu theo đúng bản chất thì phải chuyển khoản tiền gửi này sang mục tiền gửi các tổ chức tín dụng.
Loại bỏ một số khoản bán chứng khoán lớn: loại bỏ khoản thu về hai khoản bán chứng khoán trị giá 43 tỷ và 67 tỷ vào năm 2011 và 2012.
Vốn điều lệ, Vốn chủ sở hữu & Tổng tài sản: năm sau đều tăng gần 2 lần so với năm trước. Nhưng đặc biệt trong năm 2007, tổng tài sản tăng mạnh (gấp 2,4 lần) trong khi VCSH chỉ tăng gấp 1,8 lần, thể hiện cơ cấu vốn của Ngân hàng có sự thay đổi khá lớn. Điều này còn được thể hiện ở Nguồn vốn phải trả lãi tăng nhanh hơn VCSH, ảnh hưởng rất lớn đển chi phí trả lãi và tính an toàn của NH.
Huy động thị trường I cũng tăng tương ứng với sự mở rộng quy mô ( sự tăng của Tổng tài sản)
Tài sản sinh lời cũng tăng tương ứng với tốc độ tăng của tổng tài sản (tăng gấp 2,4 lần trong 2012 và 1,8 lần trong 2011) cho thấy việc tăng của tổng tài sản vẫn đảm bảo hiệu quả.
Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu Thực hiện đến 31.12.1 2
So với KH 2012 So với năm 2011 Tăng trưởng 2012 so với 2011 Chỉ tiêu năm 2012 % TH so với KH TH năm 2011 KH năm 2011 % thực hiện năm 2011 Tổng tài sản 39,318 30,000 131.1% 16,552 15,000 110.3% 237.5% - Tổng TS tăng them 22,766 13,448 169.3 % 7,574 6,022 125.8% 300.6% Huy động vốn TT1 19,240 18,210 105.7% 9,814 10,074 97.4% 196.1% - Huy động vốn TT1 tăng thêm 9,427 8,397 112.3% 4,545 4,805 94.6% 207.4% Dư nợ 16,744 16,682 100.4% 8,966 9,120 98.3% 186.7%
- Dư nợ tăng them 7,778 7,715 100.8
% 3,992 4,145 96.3% 194.8% Nợ nhóm 2,3,4,5 255 - Nhóm 2 52 - Nhóm 3,4,5 203 116 174.5% 134 58 228.6% 151.9% Tỷ lệ nợ xấu 1.21% 0.70% 173.8% 1.49% 0.64% 232.5% 81.3% Số lượng thẻ 160,194 250,000 64.1% Số lượng CN, PGD tăng thêm 23 20 115.0 % 27 85.2% Tổng thu thuần 803.7 750.7 107.1% 407.5 420.8 96.8% 197.2% Thu thuần dịch vụ 68.8 108.4 63.5% 42.6 52.0 81.9% 161.7% Tỷ lệ thu thuần DV/ tổng thu thuần 8.6% 14.4% 59.3% 10.44 % 12.35% 84.6% 82.0%
Lợi nhuận trước
dự phòng 496.3 265.8 186.7% Lợi nhuận trước thuế 425.7 350.0 121.6 % 200.0 200.0 100.0 % 212.8% Vốn điều lệ 2,000.0 2,500.0 80.0% 1,000.0 1,000.0 200.0% ROA 1.1% 1.17% 92.8% 1.21% 1.33% 90.6% 89.6% ROE 21.3% 20.00% 20.00% 106.4%
Năm 2012, VIB tăng trưởng cao và vượt kế hoạch gần hết các chỉ tiêu, đặc biệt là chỉ tiêu về tổng tài sản (đã điều chỉnh tăng kế hoạch từ 25,000 tỷ đồng lên 30,000 tỷ đồng), dư nợ thị trường 1 (đã điều chỉnh tăng kế hoạch từ 14,000 tỷ đồng lên 16,000 tỷ đồng), số lượng chi nhánh mở thêm, tỷ lệ nợ xấu, tổng thu thuần và lợi nhuận trước thuế (vượt 21.6% kế hoạch). Ngoài ra, VIB đã đảm bảo dư nợ cho vay và chiết khấu giấy tờ có giá xuống dưới mức 3% tổng dư nợ theo đúng quy định tại Chị thị 03/2007/CT-NHNN của Thống đốc NHNN. Về chất lượng tín dụng và Nợ quá hạn, Nợ xấu đã có sự cải thiện hơn so với những năm trước. Cũng trong năm 2012, DaiAbank đã tính đúng và tính đủ các nhóm nợ liên quan và thực hiện đúng theo quy định mới của NHNN về phân loại nợ đối với các khoản nợ có sự thay đổi về cơ cấu trả nợ theo hướng chặt chẽ hơn trước đây.
Bên cạnh những chỉ tiêu đã hoàn thành vượt kế hoạch, hoạt động của DaiAbank cũng còn một số hạn chế như: tỷ lệ thu thuần từ dịch vụ phí (thu ngoài lãi) đang ở mức 8,6% tăng 62.5% so với năm 2011 nhưng vẫn còn thấp hơn kế hoạch 2012 (14%),
Chỉ tiêu phát hành về thẻ tuy vượt 202.3% so với số lượng phát hành của năm 2011 nhưng vẫn còn xa so với kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân chính là do môi trường cạnh tranh về thẻ là rất gay gắt, Trung tâm thẻ của DaiAbank mới được thành lập từ năm 2011 và thay đổi lãnh đạo liên tục trong khi chỉ tiêu phát hành thẻ năm 2012 là rất thách thức với tốc độ tăng trưởng là