Cơ cấu lại hệ thống chỉ tiêu thành 5 nhóm và bổ sung thêm một số chỉ tiêu có thể tính toán được. Những chỉ tiêu này sẽ được trình bày trong các báo cáo phân tích của năm tới và thậm chí có thể là những báo cáo phân tích theo quý, theo tháng, bao gồm:
Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản
Các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản thường là những chỉ tiêu mang tính thời điểm. Vì vậy, việc tính toán các chỉ tiêu này không những chỉ theo từng tháng mà có thể theo từng tuần, số trung bình của những ngày trong tuần để phục vụ cho mục đích quản lý.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn
Bổ sung thêm những chỉ tiêu về thị trường như P/E, EPS, Tỷ lệ trả cổ tức. Những chỉ tiêu này vẫn được tính toán khi có các cuộc họp với nhà đầu tư nhưng lại không hề đưa vào báo cáo phân tích hàng tháng. Tuy nhiên, do DaiAbạnk chưa phải là doanh nghiệp niêm yết, nên toàn bộ nhóm chỉ tiêu về thị trường này chưa thực sự mang nhiều ý nghĩa. Việc tính toàn chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn phân tích sâu hơn, ta phải dùng các mô hình CAPM, phương pháp chiết khấu luồng cố tức từ đó tính ra giá của cổ phiếu DaiAbank
Hiện nay, với số liệu cho phép của năm 2012 ta chỉ có thể tính toán được 15 nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh và chia thành 3 nhóm.
Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn
Ngoài 15 chỉ tiêu nêu dưới đây, còn một số chỉ tiêu có thể tính toán được nhưng chúng không mang nhiều ý nghĩa.
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2010 đến 2012
Chỉ tiêu 2012 2011 2010
ROA (tính theo số thời kì) 1.52% 1.57% 1.46%
ROE (tính theo số thời kì) 28.38% 26.49% 25.07% Thu thuần lãi/ Tổng thu thuần 88.07% 91.01% 92.39% Chi phí hoạt động/ Tổng thu thuần 43.24% 43.85% 48.51% Net interest margin (NIM) =Thu thuần lãi/ Tổng
TS 2.55% 3.06% 2.91%
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên =Thu thuần
ngoài lãi/ Tổng TS 0.58% 0.64% 0.24%
Chênh lệch lãi suất bình quân= (Thu từ lãi/Tổng TS sinh lời) - (Chi phí trả lãi/Tổng NV phải trả
lãi) 1.78% 2.38% 2.13%
Chi phí nhân viên/ Số nhân viên 0.09 0.07 0.07
LNTT/Chi phí nhân viên 2.44 2.38 2.41
Tài sản sinh lời/tổng tài sản 95.64% 93.57% 94.02% Nguồn vốn phải trả lãi/tổng nguồn vốn 92.46% 90.48% 91.17%
Tổng tài sản/ Vốn điều lệ 19.66 16.55 17.60
Tổng vốn huy động thị trường 1/ Tổng nguồn vốn 48.93% 59.29% 58.68% Tổng vốn huy động thị trường 1/ thị trường 2 1.60 1.92 1.85
TSCĐ/Tổng tài sản 0.54% 0.80% 0.38%
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả kinh doanh trong 3 năm từ 2010 đến 2012
Điều này thể hiện khả năng sinh lời của tài sản tăng thêm không được như trước. Đứng trên quan điểm của ban lãnh đạo ngân hàng, của khách hàng, của Chính phủ, chỉ số này đang thể hiện bất lợi.
Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ hơn theo phương pháp dupont ở phần sau của báo cáo này.
Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn đang ở mức cao, và như đã phân tích ở trên, Tỷ trọng thu thuần dịch vụ/ Tổng thu thuần năm 2012 vẫn không đạt kế hoạch, cho thấy cơ cấu này vẫn cần được quan tâm, đẩy mạnh thu thuần ngoài lãi.
So sánh với các ngân hàng trong cùng hệ thống
Để tạo điều kiện có thể so sánh, 7 ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều điểm tương đồng với VIB để so sánh, đây có thể coi là các ngân hàng “đồng đẳng” với VIB. Sự lựa chọn này cũng hợp lý vì đến cuối 2007 số ngân hàng TMCP chưa nhiều, và 7 ngân hàng được lựa chọn cũng là những ngân hàng tiêu biểu.
Về tổng tài sản
Bảng 3.2. So sánh tổng tài sản của một số ngân hàng So sánh tổng Tài Sản Đơn vị : Tỉ đồng Ngân hàng 2010 2011 2012 Tăng 12/10 Tăng 12/11 Tỉ trọng so với Tổng TMCP Xếp hạng tăng 12/11 ACB 24,242 44,605 87,457 84.0% 96.1% 14.63% 6 STB 14,457 24,764 63,799 71.3% 157.6% 10.67% 1 TCB 10,669 17,326 39,723 62.4% 129.3% 6.65% 3 EIB 11,369 18,323 33,891 61.2% 85.0% 5.67% 7 VIB 8,978 16,552 39,320 84.4% 137.6% 6.58% 2 MB 8,214 13,529 28,278 64.7% 109.0% 4.73% 4 HABU 5,538 11,685 24,096 111.0% 106.2% 4.03% 5 TMCP 597,744
Nhận xét:
Trong năm 2012, Tổng tài sản của VIB ở mức hơn 39 nghìn tỉ, chiếm gần 6.58% tổng tài sản của khối NHTMCP, chỉ bằng nửa ACB và STB, đứng vị trí thứ 4 trên 7 ngân hàng, xếp sau Techcombank. Đây có thể xem là một thứ hạng khả quan của DaiAbank. Đặc biệt, nếu xét về tốc độ tăng tổng tài sản 2012 so với 2011 thì DaiAbank đạt 137.6% xếp ở vị trí thứ 2, chỉ sau STB (157.6%). Điều này, cho thấy DaiAbank đang có tốc độ tăng tổng tài sản vào loại rất nhanh. Như đã phân tích ở trên thì cùng với tốc độ tăng tài sản nhanh như vậy, DaiAbank cũng gặp phải một số vấn đề về an toàn. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng tổng tài sản trong thời gian tới là thực sự cần thiết.
Về lợi nhuận:
Bảng 3.3. Lợi nhuận của một số ngân hàng
Lợi nhuận 2011 2012 Tăng 12/11 Xếp hạng
tăng 12/11 ACB 687 1,876 173.1% 2 STB 543 1,488 174.0% 1 TCB 356 686 92.7% 4 EIB 358 478 33.5% 5 VIB 200 426 113.0% 3 MB 376 HABU 248 331 33.5% 6 TMCP 8,732
(nguồn Ngân hàng Nhà nước 2007 và báo cáo tài chính của một số ngân hàng)
Nhận xét: Tuy tổng tài sản ở mức cao, xấp xỉ một nửa tổng tài sản của
ACB và STB nhưng lợi nhuận của DaiAbank vẫn chỉ đứng thứ 5 và chỉ bằng khoảng 1/4 lợi nhuận của ACB và STB. Như vậy, sự tăng trưởng của VIB chủ yếu là do đầu tư tăng về quy mô, phát triển theo chiều rộng. Trong thời gian tới, nếu không thể tiếp tục mở rộng kinh doanh, tăng tổng tài sản thì DaiA
buộc phải xem xét đầu tư theo chiều sâu, tăng tỷ lệ sinh lời trên các loại tài sản của mình.