1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động marketing của công ty TNHH MTV hoá phẩm dầu khí DMC miền trung

65 1,6K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 397 KB

Nội dung

GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong xu thế cạnh tranh của thị trường mở, các doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các ngành nghề phải nổ lực để tồn tại và phát triển. Qua thời gian thực tập thực tế tại công ty nhận thấy được vai trò quan trọng của phối thức Marketing đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chiến lược Marketing chỉ đạo và phối thức các công cụ của mình giúp công ty thấy rõ được các định hướng chiến lược mà đi theo và cải tiến phát triển. Đồng thời Chiến lược Marketing giúp cho bộ phận thị trường tiếp cận dễ dàng hơn với khách hàng, hiểu khách hàng và làm thoả mãn tốt nhất các khách hàng của mình. Đó cũng chính là lý do tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lược Marketing của công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung từ nay đến năm 2013” làm đề tài nghiên cứu thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Làm rõ lý thuyết về Marketing cũng như chiến lược Marketing - Đánh giá đúng thực trạng công tác thị trường của công ty trong thời gian qua - Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing thông qua công cụ Marketing hỗn hợp cho công ty 3. Đối tượng và giới hạn của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing của Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung Đề tài không tập trung đề cập đến các chi tiết về vấn đề quy trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất mà sẽ tập trung nghiên cứu ở lĩnh vực Marketing : Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng hoạt động Marketing của công ty, xu hướng phát triển của Công ty. Từ đó đúc kết những vấn đề lý luận và thực tiễn trên cơ sở phân tích thực tế để định hướng đúng đắn hoạt động Marketing của công ty. Thông qua đánh giá tầm quan trọng của khách hàng, nhận dạng khách hàng, thực hiện các phối thức của Marketing một cách thích hợp nhất nhằm phát triển không ngừng về qui mô và tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 1 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp 4 Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Lý thuyết: Dựa vào lý thuyết quản trị Marketing , chiến lược marketing và các tài liệu khác. 4.2 Các dữ liệu: Các thông tin sử dụng trong đề tài là nguồn thứ cấp, những thông tin có sẵn từ nhiều nguồn khách nhau bao gồm: nguồn thông tin thứ cấp nội bộ và nguồn thông tin bên ngoài Công ty. Ngoài ra, các nguồn thông tin sơ cấp cũng đuợc sử dụng cho đề tài: đây là những thông tin thu được từ những nghiên cứu, khảo sát, nguồn thông tin sơ cấp nội bộ và bên ngoài 4.3 Cách thức nghiên cứu: Phân tích tổng hợp diễn giải các vấn đề liên quan, đánh giá thực trạng để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing cho công ty góp phần thúc đẩy phát triển công tác thị trường. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING I/ Các khái niệm và ý nghĩa của chiến lược Marketing 1.1 Khái niệm về Marketing 1 Marketing là toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu các loại hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm mục đích lợi nhuận. 1 Marketing căn bản NXB Thống kê 1994- Philip Kotler SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 2 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp - Marketing là hoạt động của con người hướng tới việc thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. - Marketing là quá trình cung cấp đúng SP, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và đúng vị trí . 1.2 Các triết về quản trị Marketing 1 1.2.1 Triết lí sản xuất: Khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm được bán rộng rãi và giá hạ. Những người lãnh đạo các tổ chức theo quan điểm sản xuất phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng phạm vi phân phối. Giả thiết người tiêu dùng chủ yếu quan tâm đến mức độ sẵn có của sản phẩm và giá hạ bởi hai lý do. Thứ nhất là khi nhu cầu có khả năng thanh toán về sản phẩm vượt quá lượng cung ứng người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến việc kiếm được sản phẩm, chứ ít chú ý đến chi tiết của nó. Những người cung ứng sẽ tập trung vào việc tìm cách tăng sản lượng. Thứ hai là giá thành sản phẩm cao cần phải giảm xuống bằng cách nâng cao năng suất để mở rộng thị trường. 1.2.2 Triết lí sản phẩm: Khẳng định rằng người tiêu dùng sẽ ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, công dụng nhiều hay có những tính năng mới. Những người lãnh đạo thường tập trung sức lực vào việc làm ra những sản phẩm thượng hạng và thường xuyên cải tiến chúng. Những người quản lý này cho rằng người mua ngưỡng mộ những sản phẩm đẹp và có thể đánh giá được chất lượng và công dụng của sản phẩm. Họ quá say mê với sản phẩm của mình và không lường được rằng thị trường có thể khó chấp nhận Những công ty theo quan điểm sản phẩm thường là không hay ít tính đến những ý kiến của khách hàng khi thiết kế sản phẩm của mình. Triết lí sản phẩm dẫn đến căn bệnh “thiển cận trong marketing” chỉ chú trọng đến sản phẩm mà không tính đến nhu cầu của khách hàng. Triết lý này sẽ khó khăn khi nguy cơ của SP thay thế tăng lên có nhiều công dụng, mẫu mã đẹp mà giá lại rẻ hơn. SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 3 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp 1.2.3 Quan điểm bán hàng: Khẳng định rằng nếu cứ để yên, thì người tiêu dùng thường sẽ không mua các sản phẩm của công tu với số lượng khá lớn. Vì vậy tổ chức cần phải có nhiều nỗ lực tiêu thụ và khuyến mãi . Quan điểm bán hàng được vận dụng đặc biệt thích hợp với những thứ hàng có nhu cầu thụ động tức là những thứ hàng mà người mua thường không nghĩ đến chuyện mua sắm nó, như bảo hiểm, từ điển bách khoa toàn thư. Những ngành này thường hay áp dụng những biện pháp bán hàng khác nhau để phát hiện những khách hàng tiềm ẩn rồi bắt đầu nài ép để bán hàng cho họ bằng cách thuyết phục về những lợi ích của sản phẩm. Quan điểm bán hàng cũng được vận dụng cả trong lĩnh vực phi lợi nhuận, như quyên góp quỹ, chiêu sinh vào các trường đại học Hầu hết các công ty đều áp dụng quan điểm bán hàng khi họ có dư công suất. Mục đích của họ là bán được những gì mà họ làm ra chứ không phải là làm ra những gì mà thị trường mong muốn. Trong nền kinh tế công nghiệp hiện đại, năng lực sản xuất đã được phát triển tới mức độ là hầu hết các thị trường đều là thị trường của người mua, và người bán thì ra sức giành nhau khách hàng. Khách hàng tiềm ẩn bị tấn công dồn dập bằng những chương trình quảng cáo thương mại trên truyền hình, trên báo chí, thư gửi trực tiếp và các cuộc viếng thăm để chào hàng. Mọi nơi mọi lúc đều có một người nào đó đang cố gắng để bán được một thứ gì đó. Kết quả là công chúng đã đồng nhất marketing không phải là việc bán hàng. Bán hàng chỉ là một bộ phận của marketing mà thôi. Người ta có thể cho rằng bao giờ cũng có nhu cầu bán một thứ gì đó. Nhưng mục đích của marketing là làm cho việc bán hàng trở nên không cần thiết. Mục đích của marketing là biết được, hiểu được khách hàng một cách thấu đáo đến mức độ là sản phẩm hay dịch vụ đều vừa ý họ và tự nó tiêu thụ. Điều lý tưởng là marketing phải đưa đến kết quả là có một khách hàng sẵn sàng mua hàng. Khi đó tất cả những việc cần làm là đảm bảo cho sản phẩm hay dịch vụ luôn sẵn có… Như vậy, để bán được hàng thì trước đó phải tiến hành một số hoạt động marketing như đánh giá nhu cầu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, phát triển sản phẩm, định giá phù hợp, phân phối và quảng cáo hiệu quả, thì những sản phẩm đó sẽ được tiêu thụ dễ dàng 2 Marketing dựa trên cơ sở bán hàng nài ép chứa đựng nhiều rủi ro lớn. Vì nó giả thiết rằng những khách hàng bị thuyết phục mua hàng sẽ không thích thì họ nói xấu về nó với SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 4 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp bạn bè hay khiếu nại với các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Một công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng những khách hàng không hài long có thể truyền tiếng xấu về sản phẩm đó cho từ mười người quen trở lên và cứ như thế tiếng xấu được truyền đi rất nhanh. 1 1.2.4 Triết lý marketing: Khẳng định rằng, chìa khoá để đạt được những mục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh. Quan điểm marketing dựa trên bốn trụ cột chính là thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lời. Triết lý marketing thì chú trọng đến những nhu cầu của người mua, quan tâm đến ý tưởng thoả mãn nhu cầu của khách hàng bằng chính sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra, cung ứng và cuối cùng là tiêu dung sản phẩm đó, để đạt mục tiêu lợi nhuận. 1.2.5 Triết lí marketing xã hội: Khẳng định rằng, doanh nghiệp không những phải thoả mãn nhu cầu và đòi hỏi của khách hàng mà còn phải giữ nguyên hay củng cố mức sung túc cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội, một sản phẩm phải thoả mãn cả 3 yếu tố: - Thứ nhất là lợi ích của công ty - Thứ hai là lợi ích của khách hàng - Thứ ba là lợi ích của xã hội 1.3 Tầm quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp 2 Trong nền kinh tế thị trường Marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp hoạt động Marketing hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ các chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách phân phối và khuyến mãi, nó là công cụ mạnh mẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Chiến lược Marketing vạch những nét lớn trong hoạt động Marketing của một DN từ việc lựa chọn chiến lược, phát triển chiến lược cạnh tranh cho đến việc xây dựng các 2 Thời báo kinh tế VN SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 5 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp chương trình hành động cụ thế, thích hợp. Nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được mục tiêu Marketing của mình. Để việc thực hiện quản trị Marketing cần phải: phân tích cơ hội Marketing, lực chọn thị trường mục tiêu, xây dựng hệ thống Marketing và quản lý Marketing. Mỗi doanh nghiệp cần xác định cho được các cơ hội mới xuất hiện trên thị trường,nếu chỉ dựa vào sản phẩm và thị trường cũ doanh nghiệp sẽ không tồn tại. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi phức tạp, luôn chứa đựng những cơ hội và nguy cơ mới. Doanh nghiệp cần phân tích thấu đáo hành vi của người tiêu dùng và môi trường nhằm tránh các nguy cơ và tận dụng các cơ hội có được, luôn tìm tòi các phương pháp mới để chào bán giá trị cho khách hàng. Doanh nghiệp cần chú ý, chỉ cần theo đuổi những cơ hội thuận lợi phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp, mà nhờ nó có thể mang lại cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh hơn hẳn các đối thủ khác. Muốn vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu từng cơ hội theo qui mô và cơ cấu thị trường bao gồm: việc định lượng và dự báo nhu cầu, phân khúc thị trường… II/ Chiến lược Marketing Marketing là một tập hợp các biến số mà công ty có thể kiểm soát và quản lý được, nó bao gồm mọi công cụ mà DN có thể huy động được để tác động đến sức cầu cho SP của DN, nó được sử dụng để cố gắng đạt tới những tác động gây được những ảnh hưởng có lợi cho kế hoạch mục tiêu. Marketing hỗn hợp tập hợp các phương tiện (công cụ) Marketing, để doanh nghiệp phối hợp sử dụng tạo nên sự đáp ứng cần thiết trong thị trường mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu Marketing của mình. Marketing là hệ thống với 4 cấu thành là 4P: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược truyền thông cổ động có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy khi đưa ra các quyết định không thể xem xét các yếu tố như những chỉnh thể đơn độc mà phải nghiên cứu trong sự tương tác với các hợp phần còn lại một cách đồng bộ và hài hoà. 3 3 Nghệ thuật Marketing - NXB Văn Hóa Thông tin - Interpress SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 6 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp 2.1 Chiến lược sản phẩm: 2.1.1 Khái niệm và phân loại sản phẩm: 4 a.Khái niệm: Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị, nó có thể là hữu hình hoặc vô hình. Theo quan điểm Marketing sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa vào một thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu thụ. Nhằm thoả mãn một nhu cầu, ước muốn nào đó. Sản phẩm có thể là những vật thể, dịch vụ, những con người, địa điểm tổ chức, hình ảnh, ý nghĩa. b. Phân loại: • Căn cứ vào đặc tính sử dụng sản phẩm chia thành: - Hàng không bền: Là những sản phẩm cụ thể thường chỉ qua một hay vài lần sử dụng. Đó là những sản phẩm tiêu thụ nhanh và thường xuyên phải mua lại. - Hàng lâu bền: Là những sản phẩm cụ thể thường được sử dụng rất nhiều lần và trong thời gian tương đối dài. - Dịch vụ: Là những hoạt động, ích dụng hoặc cách thức thoã mãn nhu cầu được đưa ra chào bán. Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, đa dạng gắn chặt chẽ với hàng hoá và đi liền với quá trình sử dụng hàng hoá. • Căn cứ vào mục đích sử dụng sản phẩm: - Sản phẩm tiêu dùng: là những sản phẩm phục vụ trực tiếp con người tiêu dùng cá nhân. Nó thường được mua dựa trên thói quen mua sắm của người tiêu dùng gồm có: hàng tiện dụng, hàng lựa chọn, hàng chuyên dụng, hàng nằm. - Sản phẩm kỹ nghệ: là những sản phẩm do cá nhân hoặc tổ chức mua về để gia công thành sản phẩm khác hoặc dùng cho hoạt động phục vụ quản lí doanh nghiệp như các loại nguyên liệu, phụ kiện và cấu kiện, các loại thiết bị nhà xưởng, các loại tiếp liệu và dịch vụ. 4 Marketing căn bản – NXB Đà Nẵng- Nguyễn Thị Như Liêm SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 7 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.2 Cấu tạo sản phẩm theo quan điểm Marketing: 5 Một sản phẩm thường bao gồm ba lớp: - Lớp lõi: Nói lên lợi ích hoặc mục đích thực sự và cụ thể của sản phẩm. - Lớp hữu hình: Phản ánh đặc điểm sử dụng sản phẩm gồm có: các đặc tính về tính năng tác dụng, độ bền tuổi thọ, kiểu dáng bao bì, tên hiệu sản phẩm - Lớp phụ gia (lớp vô hình): Phản ánh những đặc tính vô hình được thêm vào cho sản phẩm, nhằm tăng sức cạnh tranh, giá trị trao đổi, và sử dụng của sản phẩm trước các sản phẩm cạnh tranh khác. Đó là các chế độ dịch vụ và bảo hành sản phẩm, điều kiện giao hàng và thanh toán, các chính sách quảng cáo và tài trợ sản phẩm 2.1.3 Nhãn hiệu: 6 a. khái niệm: - Nhãn hiệu là một dấu hiệu vật chất phục vụ cho việc xác định sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và dùng nó để phân biệt với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp khác. - Nhãn hiệu có thể là một tên gọi, dấu hiệu, thuật ngữ, biểu tượng, mẫu vẽ của sản phẩm việc lựa chọn nhãn hiệu là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Nhãn hiệu nổi tiếng là nguồn tài sản to lớn và vô tận để thâm nhập thị trường. b. Quyết định nhãn hiệu sản phẩm - Chọn người đứng tên: thường có ba cách lựa chọn sản phẩm được đứng tên của người sản xuất hoặc là bán cho một trung gian hoặc và cũng có thể là nhà sản xuất để một số sản phẩm mang nhãn hiệu của mình còn mốt số khác thì mang nhãn hiệu khác. - Chọn tên nhãn hiệu sản phẩm: Việc lựa chọn tên nhãn hiệu phải hết sức cẩn thận. Tên nhãn hiệu phải nói lên được phần nào về lợi ích và chất lượng sản phẩm. Phải dễ đọc, dễ nhận ra và dễ nhớ. Tên nhãn hiệu phải độc đáo, phải dịch được dễ dàng sang tiếng nước ngoài và có thể được đăng ký và pháp luật bảo vệ dễ dàng. 5 Quản trị Markting –Philip Kotler 2001 6 Giáo trình Marketing căn bản- NXB Hà Nội- Nguyễn Thị Thanh Huyền SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 8 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp 2.1.4 Bao bì: 7 a Khái niệm Là cái bao phủ vật chất hoặc là cái chứa đựng cho sản phẩm. Là cái trung gian giữa sản phẩm và người tiêu dùng. b. Vai trò Vai trò đầu tiên của bao bì là chứa đựng và bảo vệ giá trị sử dụng của sản phẩm. Ngày nay bao bì trở thành công cụ Marketing quan trọng thực hiện nhiều chức năng kinh doanh như: thu hút khách hàng, tạo niềm tin và ấn tượng cho khách hàng, là cơ sở lựa chọn của khách hàng, là người bán hàng im lặng, là một vũ khí cạnh tranh sắc bén với các sản phẩm khác, tạo nên nhiều cơ hội cải tiến và đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. c. Các chú ý khi lựa chọn bao bì: - Phải bảo vệ được các thuộc tố của sản phẩm như: mùi vị độ ẩm, hình dáng, nhiệt độ - Cần hấp dẫn đẹp mắt tạo lòng tin đối với khách hàng. - Phải làm nhiệm vụ thông tin sản phẩm và hướng dẫn bảo quản sử dụng sản phẩm. - Phải thích ứng với những tiêu chuẩn luật lệ và quyết định của thị trường mục tiêu. 21.5 Những quyết định về dịch vụ 8 - Dịch vụ thông tin: phổ biến thông tin trả lời khách hàng, đường lối mới của doanh nghiệp về sản phẩm, đặc điểm công nghệ, giá cả, phân phối đơn hàng - Dịnh vụ kỹ thuật: Hướng dẫn sơ đồ lắp đặt sử dụng, huấn luyện khách hàng, nguyên cứu cải tiến - Dịch vụ bảo hành: sữa chữa, thay thế phụ tùng chi tiết - Dịch vụ tín dụng: trả góp cho vay cho thuê - Dịch vụ khiếu nại và điều chỉnh: Xử lí khiếu nại, thay đổi mẫu mã, kiểm tra chất lượng, năng động hoá cách bán hàng, phân phối 7 Giáo trình Marketing- NXB Lao động- Đồng Thị Vân Hồng 8 Giáo trình Markrting Dịch vụ- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/marketing-dich-vu.8248.html SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 9 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp Tất cả các loại dịch vụ này phải được phối hợp và sử dụng để tạo nên sự thoả mãn cao và lòng trung thành hơn của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Tóm lại: chính sách sản phẩm là hoạt động tạo ra giá trị cho sản phẩm thu hút và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. 2.1.6 Phát triển sản phẩm mới 9 a. Khái niệm: Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mới thành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Sản phẩm mới tuyệt đối:Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. b. Tiến trình phát triển SP mới: Tiến trình này bao gồm 8 bước dẫn dắt các nhà Marketing từ việc hình thành ý tưởng đến thương mại hóa sản phẩm đảm bảo rằng việc phát triển sản phẩm mới sáng tạo ra giá trị và phân phối giá trị đó đến khách hàng của mình. Bước 1: Hình thành ý tưởng Bước 2: Sàng lọc ý tưởng Bước 3: Phát triển và thử nghiệm quan niệm Bước 4: Hoạch định chiến lược Marketing cho sản phẩm mới Bước 5: Phân tích tình hình kinh doanh Bước 6: Phát triển sản phẩm thử nghiệm trên thị trường. Bước 7: Thử nghiệm trên thị trường. Bước 8: Thương mại hóa SP 9 Phát triển sản phẩm mới http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/San- Pham/Khai_niem_san_pham_moi_va_phat_trien_san_pham_moi/ SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 10 [...]... nhưng Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung đã xác định được sứ mệnh và viễn cảnh của mình + Sứ mệnh: Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung với phương hướng hành động của mình :" Sự thành công của khách hàng là sự thành công của Công ty" tất cả nỗ lực hoạt động của công ty nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng và chăm lo cho đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty. .. TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI CÔNG TY 2.1 Tổng quan về Công ty 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty a Lịch sử hình thành và phát triển SVTH: Lê Thị Ánh Hồng – QT11A- QNg Trang 31 GVHD: Tiến Sĩ Nguyễn Xuân Lãn Chuyên đề tốt nghiệp - Lịch sử hình thành Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hoá Phẩm Dầu Khí, ... kinh doanh tên gọi Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí Quảng Ngãi Đến ngày 20 tháng 05 năm 2009 Công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung Công ty bắt đầu đưa ra các chính sách kinh doanh , hoạch toán độc lập và phát triển đi lên trở thành một trong những công ty cung cấp Hoá chất ngành dầu khí hàng đầu tại Quảng Ngãi nói riêng và thị trường Miền Trung nói chung b... Tổng công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí -CTCP + Đại diện bởi : Ông Lê Văn Cường - Giám đốc Công ty - Quá trình hình thành và phát triển Ngày 8/3/1990 thành lập Công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí; thành lập Chi nhánh Công ty tại Vũng Tàu + Tháng 12/1990, thành lập Xí nghiệp Hoá Phẩm Dầu khí Yên Viên + Ngày 12/8/1991 thành lập Công ty ADF - Việt Nam (nay là Công ty Liên Phẩm Dầu khí. .. Dầu khí với Công ty Anchor Drilling Fluids A/S Na Uy (năm 1996 ADF A/S Na Uy đã chuyển 50% vốn sở hữu trong ADF- Việt Nam cho M-I Hoa Kỳ) + Tháng 6/1999, thành lập Xí nghiệp Hoá Phẩm Dầu khí Quảng Ngãi Mới đầu chỉ là một chi nhánh của công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm Dầu khí, hoạch toán phụ thuộc, mọi hoạt động đều bị động dưới sự chỉ đạo của Tổng công ty - Ngày 29 tháng 1 năm 2008 Công ty tách riêng... viên trong công ty Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng những sản phẩm , dịch vụ tốt nhất của mình, giá cả cạnh tranh nhất! + Viễn cảnh: Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí hướng tới trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp hoá phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật 2.1.2 Bộ máy tổ chức của công ty Chủ tịch a Sơ đồ tổ chức Giám đốc Phó giám đốc sản xuất vệ Bộ phận Bảo Xưởng... cầu của Công ty i Si: Thị phần của Công ty i Q: Tổng nhu cầu thị trường Phần nhu cầu thuộc về công ty phụ thuộc vào chỗ các sản phẩm, dịch vụ giá cả, thông tin của công ty được nhận thức như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh Những người xây dựng mô hình Marketing đã phát triển và đo lường hàm mức tiêu thụ đáp ứng để thực hiện mức tiêu thụ của công ty chịu tác động như thế nào của mức chi phí Marketing, ... hưởng không nhỏ đến việc định giá của công ty Người tiêu dùng đánh giá về giá trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương đương chiến lược định giá của công ty cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh tranh Do vậy công ty phải thường xuyên tìm hiểu giá cả của các đối thủ cạnh tranh g Các yếu tố khác của môi trường marketing Khi định giá, công ty cũng phải xét đến những yếu... toán: 2.1.4 Phân tích SWOT: a Điểm mạnh: - Hiện tại DMC Miền Trung được sự chỉ đạo và hỗ trợ trực tiếp của Tập đoàn Dầu khí nói chung và Tổng công ty Dung dịch Khoan và Hóa phẩm Dầu khí –CTCP, do vậy công ty tiếp thu được cách quản lý chuyên nghiệp - Sản phẩm Biosafe được bao tiêu đầu ra - Đầu năm 2010 được công ty mẹ hỗ trợ đầu tư XD tổng kho ở khu công nghiệp Sài Gòn – Dung Quất rộng 10000 ha qui mô... Phẩm Dầu Khí, thuộc tập đoàn Dầu khí Việt Nam + Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH MTV Hóa phẩm Dầu khí DMC Miền Trung + Tên giao dịch quốc tế: DMC- Middle Land Petroleum Chemicals one member Company Limited + Tên viết tắt tiếng Anh : DMC- Middle + Địa chỉ: 391 - Nguyễn Công Phương - Phường Nghĩa Lộ - Thành phố Quảng Ngãi Tỉnh Quảng Ngãi + Điện thoại : (84.55) 3813456 Website: www.pvdmc.com.vn + Fax: (84.55) . hợp cho công ty 3. Đối tượng và giới hạn của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động Marketing của Công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung Đề tài không tập trung đề cập. “Chiến lược Marketing của công ty TNHH MTV Hoá phẩm Dầu khí DMC Miền Trung từ nay đến năm 2013” làm đề tài nghiên cứu thực tập của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Làm rõ lý thuyết về Marketing. trình công nghệ, kỹ thuật sản xuất mà sẽ tập trung nghiên cứu ở lĩnh vực Marketing : Tổng quan hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng hoạt động Marketing của công ty, xu hướng phát triển của Công

Ngày đăng: 16/04/2015, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Giáo trình Markrting Dịch vụ- http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/marketing-dich-vu.8248.html Link
9. Phát triển sản phẩm mới http://chungta.com/Desktop.aspx/KinhDoanh-QTDN/San-Pham/Khai_niem_san_pham_moi_va_phat_trien_san_pham_moi/ Link
11. Chiến lược truyền thông - http://www.thuvien ebook.com/ forums/ showthread. php ? t=8924 Link
1. Marketing căn bản, NXB Thống kê 1994 -Philip Kotler Khác
2. Quản trị Marketing NXB Giáo dục - Lê Thế Giới và Nguyễn Xuân Lãn 3. Marketing căn bản NXB Đà Nẵng- Nguyễn Thị Như Liêm Khác
10. Marketing căn bản - NXB Trường đại học kinh tế Quốc dân Khác
12. Quản trị Quan hệ Công chúng- NXB Đại học kinh tế Quốc Dân Khác
13. Hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả -NXB Tổng hợp TP HCM- John Westwood Khác
14. Phương pháp hoạch định chiến lược - NXB Giao thông vận tải- Huy Chương 15. Nghệ thuật tìm kiếm khách hàng mục tiêu- NXB Lao động Xã hội Khác
16. Nghệ thuật Marketing – NXB Văn hóa thông tin Khác
17. Thuật chinh phục khách hàng- NXB Lao động thống kê 18 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w