Bởi sự giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoại lai, mà Sài Gòn là nơi tập trung đầy đủ các nền văn hóa đó. Nếu như quận 1 là khu người Pháp, Mỹ; Phú Mỹ Hưng _ quận 7 là khu dân cư tập trung đông đảo người Hàn, người Nhật. Thì khu vực Chợ Lớn_Quận 5 lại là nơi tập trung đông đúc người Hoa sinh sống. Họ trở thành một phần nét đặc trưng ở Sài Gòn, và cũng là một phần của đất nước Việt NamSau quá trình đô hộ và đồng hóa bất thành, đến khoảng thế kỉ XVII người Hoa quay trở lại để sinh sống, làm ăn hay chạy nạn .Người Hoa có mặt ở Sài gòn vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền Duyên Hải Hoa Nam của lục địa Trung Hoa, họ là những nông dân nghèo khổ, binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu sinh. Lý do rời bỏ quê hương của họ là tình trạng nghèo đói, loạn lạc bất yên, do những cuộc chiến tranh, những cuộc thanh trừng, bất phục tùng của các quan lại phong kiến, tri thức... Trên đường lênh đênh lưu lạc về phương Nam, một bộ phận lưu dân người Hoa có dừng chân, lập nghiệp nơi mảnh đất miền Nam Việt Nam, trong đó có khu vực Sài Gòn Gia Định xa xưa.
I. DẪN NHẬP : Tôi sinh ra và lớn lên ở một tỉnh nghèo miền Trung, nhưng lớn lên theo nhịp sống hối hả, và trưởng thành theo cách mà Sài Gòn dạy con người ta lớn. Thời gian sống ở Sài Gòn tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ dài để biết mọi ngóc ngách ở đây. Bon chen vào cái nhịp sống nhộn nhịp, và tiếp xúc với nền văn hóa “hỗn tạp”, đa dạng nơi này. Có lẽ đó là lý do tôi chọn Sài Gòn làm nơi dừng chân cho đề tài “giao lưu và tiếp xúc văn hóa ở Việt Nam” của mình. Sài Gòn là nơi tập trung nhiều thành phần sống, cũng như là nơi tập trung hầu hết tất cả các nền văn hóa có mặt ở Việt Nam như : Văn hóa Hàn, văn hóa Nhật, văn hóa Trung, văn hóa Pháp, Mỹ ,… Đặc biệt nhất, khi nói đến Sài Gòn, hay văn hóa Sài Gòn, có lẽ phải nói đến “Phố người Hoa”, khu vực tập trung nhiều người Hoa sinh sống nhất Sài Gòn, tồn tại gắn liền với sự phát triển gắn liền với sự phát triển của thành phố. Cũng như là nơi gắn liền với những nét đặc trưng của người Hoa, là nơi sinh sống của hàng ngàn người Hoa qua nhiều thế hệ và hiện tại là khu vực sầm uất, phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Tôi chọn tên đề tài của mình là “Có một Trung Hoa giữa lòng thành phố”, để thấy được sự giao lưu và tiếp xúc mạnh mẽ giữa hai nền văn hóa Trung Hoa và Việt Nam qua nhường ấy thời gian. II. NỘI DUNG : Bởi sự giao lưu tiếp xúc mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoại lai, mà Sài Gòn là nơi tập trung đầy đủ các nền văn hóa đó. Nếu như quận 1 là khu người Pháp, Mỹ; Phú Mỹ Hưng _ quận 7 là khu dân cư tập trung đông đảo người Hàn, người Nhật. Thì khu vực Chợ Lớn_Quận 5 lại là nơi tập trung đông đúc người Hoa sinh sống. Họ trở thành một phần nét đặc trưng ở Sài Gòn, và cũng là một phần của đất nước Việt Nam Sau quá trình đô hộ và đồng hóa bất thành, đến khoảng thế kỉ XVII người Hoa quay trở lại để sinh sống, làm ăn hay chạy nạn . Người Hoa có mặt ở Sài gòn vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền Duyên Hải - Hoa Nam của lục địa Trung Hoa, họ là những nông dân nghèo khổ, binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu sinh. Lý do rời bỏ quê hương của họ là tình trạng nghèo đói, loạn lạc bất yên, do những cuộc chiến tranh, những cuộc thanh trừng, bất phục tùng của các quan lại phong kiến, tri thức Trên đường lênh đênh lưu lạc về phương Nam, một bộ phận lưu dân người Hoa có dừng chân, lập nghiệp nơi mảnh đất miền Nam Việt Nam, trong đó có khu vực Sài Gòn - Gia Định xa xưa. Nhà vua Việt Nam đã cho phép những người Hoa này đến cư trú ở miền Nam Việt Nam. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã sớm công nhận một bộ phận người Hoa là công dân.Sự hội nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam là một tất yếu lịch sử, điều đó là một bảo đảm chắc chắn cho hiện đại cũng như tương lai của đồng bào Hoa ở nước ta. Sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của người Hoa ở Sài gòn rất phong phú. Văn hóa của người Hoa là sự kết hợp giữa những nét truyền thống và được phát triển trong quá trình hội nhập của người Hoa vào Việt Nam, là sự giao lưu văn hóa với các dân tộc anh em trong cộng đồng Việt Nam. Nếp sống của bà con lao động người Hoa tương đối giản dị, chất phác, bà con còn bảo lưu nhiều tập tục, tín ngưỡng dân gian. Hàng năm vào các ngày tết cổ truyền như tết Nguyên Ðán, Nguyên Tiêu, Ðoan Ngọ, Trung Thu bà con người Hoa thường tổ chức những cuộc vui hội lễ tưng bừng náo nhiệt. Nhà ở, chùa chiền, đình, miếu được treo đèn kết hoa, dán đầy các mảnh giấy màu đỏ với dòng chữ chúc mừng hạnh phúc, bình yên, may mắn. Sân khấu hát Tiều, hát Quảng, múa Lân, múa Rồng, Sư tử là những hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của nghệ sĩ và quần chúng người Hoa. Chợ Lớn là cả một khu vực rất rộng, bao gồm quận 5, quận 10, một phần quận 11 và quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Khi nhắc đến Chợ Lớn là mọi người nghĩ ngay đến một phố Hoa trong lòng thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Lớn đã trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu trong các chương trình du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. ( khu người Hoa, Chợ Lớn_trong vùng màu đỏ) Chợ Lớn là tên gọi ngôi chợ do người Hoa thành lập để buôn bán, nó lớn hơn chợ Tân Kiểng gần đó nên được gọi là Chợ Lớn. Theo thời gian, cái tên Chợ Lớn trở nên quen thuộc và người ta đã dùng nó để đặt tên cho vùng đất này là Chợ Lớn. Được xây dựng năm 1928, Chợ Lớn là một trung tâm thương mại lớn của người Hoa tại thành phố Hồ Chí Minh. Khi nghe đến tên Chợ Lớn mọi người sẽ nghĩ tới hình ảnh của các xưởng sản xuất thủ công nghiệp nhộn nhịp, tới nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa Đây là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất, họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoa kiều cùng với kiến trúc đặc trưng nổi bật lên một nét đẹp rất cổ điển. Khách viếng thăm cảm giác như đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó của người Hoa vào những thế kỷ trước. ( Cổng chợ Bình Tây_ chợ Lớn ) ( Chợ Bình Tây ngày xưa ) Ðại lộ Trần Hưng Ðạo được nhiều người ví như con đường huyết mạch, là xương sống của Chợ Lớn. Chạy dọc theo đại lộ Trần Hưng Đạo hướng quận 5 về Bình Tân, người ta sẽ thấy dọc hai bên đường những ngôi nhà với kiến trúc Trung Hoa, những tấm bảng hiệu kèm chữ Hoa. Nơi đây thật sự là chốn phồn hoa, dập dìu người qua lại với hàng loạt cửa hiệu sang trọng mang dáng vẻ của Hongkong. Tuy nhiên ở đây không chỉ có người Hoa sinh sống, cũng rất nhiều người Việt sinh sống ở nơi đây, họ không có tổ nghề nhưng cũng tiếp thu số ít văn hóa của người Hoa, kiến trúc nhà ở người Hoa san sát nhau, vì thế qua nhiều thế hệ kiến trúc nhà ở người Hoa cũng thâm nhập vào người Việt, một số người dân Việt sống ở nơi đây cũng sử dụng những đặc điểm nổi bậc của kiến trúc nhà người Hoa vào xây dựng nhà ở, vì nó đáp ứng được điều kiện khí hậu cũng như đặc sắc về hình thức. Vì yếu tố hài hòa trong giao tiếp, cũng như sự hòa nhập nhanh chóng của người Hoa qua nhường ấy thời gian mà ở phố người Hoa người Việt và người Hoa sinh sống rất hòa thuận, họ không chỉ giúp đỡ nhau trong cuộc sống mà còn trong nhiều hoạt động xã hội khác. Người Hoa sống ở Sài Gòn cũng tuân theo nhịp sống ở đây, họ hoạt động xã hội như một con người Sài Gòn, một con người Việt Nam. ( Hoạt động sống nơi đây ) ( Nhà ở ) Trung Hoa vốn là cái nôi của Đông Y vì vậy riêng về thuốc Đông Y thì không đâu bằng khu người Hoa ở quận 5. Suốt các tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông, Lương Nhữ Học, Triệu Quang Phục hàng trăm cửa hiệu cổ kính với vô số loại thảo dược tỏa mùi thơm lừng và người ta dễ dàng tìm được loại thuốc hiếm nhất ở đây.Tuyến đường Hải Thượng Lãn Ông còn được gọi là phố Đông Y hay phố thuốc Bắc của cả thành phố. Nhờ sự hiện diện của khu phố Đông Y của người Hoa mà ở Sài Gòn vừa góp phần giúp ích được người dân Việt có nhu cầu sử dụng thuốc vừa hình thành nên một nếp văn hóa mới giữa lòng Sài Gòn. Ngày nay phố Đông Y người Hoa không chỉ bán những loại thuốc cổ truyền, hay chỉ những loại thuốc được mua từ Trung Quốc như trước nữa. Họ sử dụng thêm những loại cây thuốc Đông Y có tại Việt Nam, hay tự trồng thuốc tại gia cư. Học hỏi kinh nghiệm của người Trung Hoa ở đây, giờ đây một số gia đình bán thuốc người Hoa không chỉ truyền nghề cho người trong gia đình, mà còn nhận học trò là những Việt. Họ chấp nhận truyền nghề cho người Việt, cũng như phát huy những yếu tố truyền thống trong văn hóa Hoa rộng rãi và thoải mái hơn. ( Phố Đông Y Hải Thượng Lãn Ông ) Không những thế, trên các con đường Trần Hưng Ðạo, Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm, Lương Nhữ Học…có những dãy nhà của người Hoa xây dựng từ 100 năm trước với nét độc đáo, pha trộn giữa hai trường phái kiến trúc Pháp và Hoa. Người Hoa nơi đây cũng chịu ảnh hưởng của sự giao thoa văn hóa Đông Tây. Họ tiếp nhận văn hóa Pháp từ trước, thâm nhập văn hóa Pháp với văn Hóa Trung Hoa để hòa nhập vào văn hóa bản địa của Việt Nam. Những ngôi nhà ở đây được xây dựng phù hợp với khí hậu Việt Nam, sử dụng kiến trúc Pháp để tăng thêm nét hiện đại, trộn lẫn với kiến trúc của Trung Hoa để giữ nét truyền thống của người Hoa. ( một khu nhà ở khu chợ Lớn ) Ngoài ra, các đền miếu, hội quán, chùa cũng đậm bản sắc văn hóa của người Hoa nơi đây. ( Chùa Bà Thiên Hậu_ngôi chùa nổi tiếng nhất của khu người Hoa ) Khi nói đến khu vực Chợ Lớn, điều không thể bỏ qua chính là ẩm thực. Ở khu vực người Hoa này, không chỉ là một, hai hàng quán bán đồ ăn Trung Hoa, mà hầu khắp các tuyến đường khu vực người Hoa Chợ Lớn đã đặt trưng với hương vị của các món ăn Hoa Kiều. Những tiệm hoàng thánh, mì , há cảo, phá lấu, chè… đặc trưng của người Hoa, và đã biến đổi tí ít để phù hợp với khẩu vị người Việt. Khi bước vào những hàng quán của người Hoa, điểm đặc biệt nhất là bài vị của tổ truyền, hầu như ngôi nhà nào cũng có. Nếu ngày xưa, với khẩu vị ăn và cách biến tấu món ăn của người Hoa lạ lẫm với người Việt, thì giờ ba hàng trăm năm tồn tại ở đất Việt, những món ăn của người Hoa dần biến đổi phù hợp với khẩu vị người Việt, ác món ăn của người Hoa dần trở nên quen thuộc và hấp dẫn đối với người Việt mà có thể nói khu vực chợ Lớn mà minh chứng rõ nét cho sự tiếp biến văn hóa đó. ( Khu bán đồ ăn của người Hoa ) Đặc biệt, như đã nhắc đến ở trên, khu người Hoa này đặc trưng không chỉ bởi những sinh hoạt buôn bán, hay hoạt động thường ngày mà là ở những dịp lễ hội. Việt Nam lẫn Trung Hoa điều chịu ảnh hưởng của văn hóa Á Đông. Vì thế Việt Nam hay Trung Hoa điều có những ngày lễ cổ truyền như Tết nguyên đán, trung thu; bởi những ngày lễ đó đã làm cho nét văn hóa của người Trung Hoa ở khu Chợ Lớn đậm đà hơn, đồng thời cũng hòa nhập sâu sắc với văn hóa Việt Nam hơn. Vào dịp rằm tháng 8, hay còn gọi là Trung thu người dân ở Sài Gòn ai cũng nhắc đến “Phố lồng đèn”_địa điểm thuộc phố người Hoa Chợ Lớn. Đây cũng là thời gian người Hoa ở đây phô bày tài năng của mình, cũng như đem những nét văn hóa lâu đời ra trình diễn. Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, ở đường Lương Nhữ Học có đủ các kiểu lồng đèn chạy bằng pin hiện đại, nhấp nháy. Nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những chiếc lồng đèn truyền thống làm bằng giấy kiếng hình ngôi sao, cá chép, rồng bay… Và đâu đó lẩn khuất vài chiếc đèn kéo quân mà ngỡ như đã không còn nữa. ( Lồng đèn ở phố lồng đèn ) Phố lồng đèn là nơi tái hiện nên văn hóa Trung Hoa, cũng hòa quyện và biến đổi phù hợp với văn hóa bản địa, ở đâu đó ở đây ta thấy cái truyền thống, cái cổ xưa còn đọng lại. Vào những ngày này phố lồng đèn như một góc của Hội An, một góc của Trung Hoa sáng rực rỡ giữa lòng thành phố. Ngoài dịp Trung thu ra, phố người Hoa được biết đến nhiều vào thời gian tết nguyên đán. Sài Gòn là nơi tập trung đa phần là dân tứ phương lên làm ăn sinh sống, nếu ngày thường Sài Gòn tất nập và nhộn nhịp thì tết Sài Gòn lại vắng lặng lạ thường. Nhưng có lẽ nhờ những nét văn hóa lễ hội vào dịp tết của người Hoa được tái hiện lại giữa lòng Sài Gòn, mà làm cho không khí ở đây náo nhiệt hơn. Điều đó càng không phủ nhận được những giá trị văn hóa mà người Hoa đem lại cho văn hóa Sài Gòn. Sự tiếp xúc hòa quyện, cả hai nền văn hóa vẫn giữ được cái riêng và gắn kết thêm cái chung vững chãi. Vào lúc không khí đón tết của người Việt sắp bắt đầu, người Hoa ở đây cũng hòa theo nhịp đó, từ giữa tháng 12 Âm lịch nhưng mãi đến những ngày giáp Tết nguyên đán, cả khu phố trên đường Hải Thường Lãn Ông, quận 5 mới bừng lên thực sự. Nhiều nhất trong các vật phẩm trang trí là cá chép vàng, biểu tượng của sự may mắn.Hàng chục ngìn câu đối, lời chúc đầu năm được in mực vàng chói trên nền đỏ tươi. Đây cũng là những vật phẩm mà ưa thích dùng trang trí trong nhà cả năm của người Việt lẫn người Hoa. Những ngày này, đến gần 23h, cả dãy phố vẫn còn rực rỡ và nhộn nhịp khách tham gian. Theo nhiều người, đây là nơi không khí Tết đến sớm nhất tại Sài Gòn. Những lễ hội lớn trong thời gian này của phố người Hoa phải nhắc đến lễ hội rằm tháng giêng, ở lễ hội này những người Việt gốc Hoa múa lân và diễu hành qua các phố của khu người Hoa. Và cũng vào thời điểm này những người ở đây, người Việt, lẫn người Hoa điều tập trung vào các chùa để thắp hương, đặc biệt là tập trung đông đúc ở chùa Ông Bổn. ( Các đội nhạc cổ truyền đi cà kheo trên đường) ( Múa lân ) III. KẾT LUẬN : Tôi từng vô tình đọc một bài báo có trích một lời kể, rằng: “ Ông bạn người Tây mình bảo: Tao không đến Sài Gòn để tìm thấy một góc của Paris, một góc của Trung Hoa, một góc của Hàn Quốc, Nhật Bản… Tao tìm Việt Nam, nhưng chẳng có gì cả. Tao không biết vì sao tụi mày lại cảm thấy tự hào về thánh phố “thập cẩm” này như thế. Tôi ngượng chín người, chỉ biết cười trừ và nói nhỏ rằng, mai tôi sẽ lấy vé cho ông ra Hội An.” Tôi không chắc người bạn Việt Nam kia phải người Sài Gòn không, còn tôi, tuy không phải người nơi đây nhưng tôi sẽ bảo : “Đó chính là nét riêng của Sài Gòn, không có một thành phố nào dễ dàng tồn thái hỗn dung nhiều thứ văn hóa, không có một thành phố nhỏ bé nào có thể tồn tại cả Paris, Trung Hoa, Hàn Quốc hay Nhật Bản,… Sài Gòn làm được, Việt Nam làm được. Một góc Paris, một góc Trung Hoa,… mang đậm nét Việt Nam mà chẳng nơi nào lẫn vào được” Bài luận này của tôi không phải để người đọc như người bạn nước ngoài kia, thấy Việt Nam là một góc của Trung Hoa, mà để thấy một biểu hiện cụ thể của sự tiếp xúc văn hóa Đông Tây với Việt Nam, cụ thể ở đây là văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam; đồng thời để thấy sự hòa nhập kì diệu của hai nền văn hóa, giao lưu, tiếp xúc, tồn tại song song, tiếp thu chọn lọc, và hòa nhập cùng phát triển. “Có một Trung Hoa giữa lòng thành phố”_một văn hóa Trung Hoa giao lưu với văn hóa truyền thống mà tồn tại, và một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp xúc văn hóa Trung Hoa mà chọn lọc và tiếp thu. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Bài viết : “Đặc sắc phố Tàu Sài Gòn ( China Town)” của http://kyhoahotel.com.vn/ 2. Bài viết : “Nô nức đi xem Lễ hội Rằm tháng Giêng ở phố người Hoa giữa Sài Gòn” Theo Quỳnh Trân / Trí Thức Trẻ 3. Bài viết : “Lễ hội đường phố lớn nhất của người Hoa ở Sài Gòn” Theo http://news.zing.vn/ 4. Bài viết : “Khu phố người Hoa ở Sài Gòn đỏ rực đón Tết” của Thiên Chương . người nghĩ ngay đến một phố Hoa trong lòng th nh phố Hồ Chí Minh. Chợ Lớn đã trở th nh một địa danh nổi tiếng không th thiếu trong các chương trình du lịch tại th nh phố Hồ Chí Minh. ( khu. “Đó chính là nét riêng của Sài Gòn, không có một th nh phố nào dễ dàng tồn th i hỗn dung nhiều th văn hóa, không có một th nh phố nhỏ bé nào có th tồn tại cả Paris, Trung Hoa, Hàn Quốc hay. Vào những ngày này phố lồng đèn như một góc của Hội An, một góc của Trung Hoa sáng rực rỡ giữa lòng th nh phố. Ngoài dịp Trung thu ra, phố người Hoa được biết đến nhiều vào th i gian tết nguyên