Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Tự nhiên không chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá. Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp lúa nước. Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng xử sao cho phù hợp với tự nhiên để sinh tồn. Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó là bản sắc riêng là cái hồn của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình. Điều đó có thể thấy điều kiện địa lý có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa của Việt Nam,và cũng là một trong những lý do để chúng ta đến với đề tài này.
Trang 1MỤC LỤC :
MỤC LỤC : 1
A.ĐẶT VẤN ĐỀ : 2
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 2
I.Điều kiện địa lí của Việt Nam : 2
1.Địa hình : 3
2.Khí hậu : 3
3.Sông ngòi : 4
4.Tài nguyên khoáng sản : 4
II.Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam: 5
1.Văn hóa ẩm thực (ăn uống) : 5
2.Văn hóa trang phục (văn hóa mặc) : 8
3.Văn hóa ở và đi lại : 12
C.KẾT LUẬN : 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO : 15
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ :
Có thể nói tự nhiên có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người
Tự nhiên không chỉ làm môi trường để con người sinh sống mà là môi trường để con người sáng tạo ra những giá trị văn hoá Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa Khí hậu nơi đây nóng ẩm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nông nghiệp lúa nước Từ xa xưa người Việt Nam đã biết ứng
xử sao cho phù hợp với tự nhiên để sinh tồn Chính những nét đặc trưng về điều kiện
tự nhiên lại là cơ sở hình thành nền văn hoá vô cùng đặc sắc của dân tộc Việt Nam, nó
là bản sắc riêng - là cái hồn của dân tộc Trải qua hàng ngàn năm lịch sử,cùng với sự giao lưu tiếp biến của văn hoá bên ngoài nhưng người Việt vẫn giữ được bản sắc văn hoá của mình
Điều đó có thể thấy điều kiện địa lý có vai trò vô cùng quan trọng trong nền văn hóa của Việt Nam,và cũng là một trong những lý do để chúng ta đến với đề tài này
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
I Điều kiện địa lí của Việt Nam :
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam
bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh
tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến
8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc Diện tích đất liền vào
khoảng 331.698 km² Biên giới Việt Nam giáp với vịnh
Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía
đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía bắc, Lào
và Campuchia phía tây Hình thể nước Việt Nam có
hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng
1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là
50 km
( bản đồ địa lý Việt Nam )
Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền,
Trang 3quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông
1 Địa hình :
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20% Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trường Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam
2 Khí hậu :
Dọc theo lãnh thổ trải dài khí hậu Việt Nam phân bố thành 3 vùng: miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong khi khi miền nam nằm trong vùng nhiệt đới xavan Khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình 84-100% cả năm Tuy nhiên, vì có sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình nên khí hậu có khuynh hướng khác biệt nhau khá rõ nét theo từng vùng Trong mùa đông hay mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa thường thổi từ phía đông bắc dọc theo bờ biển Trung Quốc, qua vịnh Bắc Bộ, luôn theo các thung lũng sông giữa các cánh cung núi ở Đông Bắc mang theo nhiều hơi ẩm; vì vậy ở đa số các vùng việc phân biệt mùa đông là mùa khô chỉ là khi đem nó so sánh với mùa mưa hay mùa hè Trong thời gian gió mùa tây nam mùa hè, xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10, không khí nóng từ sa mạc Gobi phát triển xa về phía bắc, khiến không khí ẩm từ biển tràn vào trong đất liền gây nên mưa nhiều
Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều lớn dao động từ 120 đến 300 xentimét, và ở một số nơi có thể gây nên lũ Gần 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đồng bằng nói chung hơi cao hơn so với vùng núi và cao nguyên Dao động nhiệt độ từ mức thấp nhất là 5°C từ tháng 12 đến tháng 1, tháng lạnh nhất, cho tới hơn 37 °C vào tháng 4, tháng nóng nhất Sự phân chia mùa ở nửa
Trang 4phía bắc rõ rệt hơn nửa phía nam, nơi mà chỉ ngoại trừ vùng cao nguyên, nhiệt độ mùa chỉ chênh lệch vài độ, thường trong khoảng 21-28 °C
3 Sông ngòi :
Việt Nam hiện có 392 con sông, chảy liên tỉnh
được đưa vào danh mục quản lý của Cục đường sông
Việt Nam theo quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của
Thủ tướng Chính phủ Trong đó, 191 tuyến sông, kênh
với tổng chiều dài 6.734,6 km được xem là tuyến
đường sông quốc gia
( Bản đồ các con sông ở Việt Nam )
Mạng lưới sông ngòi VN dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa :
- Địa hình VN chủ yếu là đồi núi được Tân Kiến Tạo làm trẻ lại do đó có độ dốc lớn, trên đó lại được nhận lượng mưa khá lớn tập trung vào mùa hạ đã tạo nên mạng lưới sông ngòi ( nước chảy tràn ) bao gồm hàng ngàn sông suối lớn nhỏ với hình dạng, tính chất, hướng chảy khác nhau
- VN có mật độ sông suối dày đặc với 2360 con sông Trung bình cứ 1km sông/1km2 Tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các nơi : những vùng núi đá rắn, đá vôi mưa ít có mật độ sông ngòi thấp 0,5km sông/1km2 Tại các sườn núi đón gió, có lượng mưa nhiều, mật độ sông suối khoảng 1,5km sông/1km2 Riêng ở khu vực đồng bằng mật độ khá lớn khoảng 3 -4 km sông/1km2 Nếu đi dọc bờ biển thì cứ các 20km lại có một cửa sông Đa số sông VN là sông ngắn và dốc ( có 2170 sông là sông nhỏ và ngắn – chiếm 92,5%, có diện tích lưu vực khoảng 500km2 và dài dưi71i 100km ) Các sông lớn ở VN chỉ chiếm phần hạ lưu
4 Tài nguyên khoáng sản :
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng
Trang 58 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng
( khai thác than đá ở Việt Nam )
Việt Nam được đánh giá là rất phong phú và đa dạng tài nguyên khoáng sản do đặc điểm địa hình và khí hậu như: Đá vôi,cát,đất sét, sắt, dầu khí, đồng… Trong đó, một
số loại có trữ lượng lớn như: than đá có trữ lượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á Bên cạnh một số loại đã kể trên thì những khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ và phân tán như : Urani, Địa nhiệt, Bauxit, Quặng titan (Ilmenit), …
II Mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và nền văn hóa của dân tộc Việt Nam:
Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, nền nông nghiệp nước ta phát triển rất sớm, ngay từ khi công cụ còn thô sơ Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống, tất cả các hoạt động của người dân Việt Nam đều gắn bó với hoạt động nông nghiệp truyền thống và chính hoạt động nông nghiệp đã chi phối rất nhiều đến đặc trưng văn hóa của người Việt
1 Văn hóa ẩm thực (ăn uống) :
Người Việt có câu : “có thực mới vực được đạo” nó nói đến tầm quan trọng của việc ăn uống Ăn không chỉ để duy trì sự sống mà đối với nhiều dân tộc ăn còn là một nét đẹp văn hóa, đó là nghệ thuật thưởng thức
Mỗi vùng miền khác nhau thì có điều kiện địa lý khác nhau chính vì vậy con người phải có những ứng xử nhất định để phù hợp và thích nghi
Ở những vùng châu thổ của vùng nhiệt đới, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa nước, nên thức ăn chính của con người là lúa gạo, tất cả các loại bánh đều chế biến
từ lúa gạo Còn những vùng đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới lương thực chính là lúa mì : chẳng hạn như lương thực chính của người Nga là lúa mì bởi lãnh
Trang 6thổ nước Nga nằm chủ yếu trong khu vực có khi hậu ôn đới nên các nông phẩm chính
là lúa mì, lúa mạch, hay ngô,…
Hay là ở những vùng thảo nguyên nguồn thức ăn chính của con người là thịt, bởi đây
là vùng có hoạt động chăn nuôi phát triển, con người đã biết chế biến các món ăn từ thịt để đáp ứng cho cuộc sống hằng ngày Chẳng hạn như người Mông Cổ - với nền văn minh du mục truyền thống chắc chắn sẽ ăn thịt nhiều hơn người Việt Nam
Ăn uống là văn hóa, đó là văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên, cho nên trong
cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộc rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước Đó là cơ cấu ăn thiên về thực vật với lúa gạo là thành phần đứng đầu bản “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, “cơm tẻ mẹ ruột”,…
( lúa - gạo )
Trong bữa ăn của ta, sau lúa gạo thì đến rau quả Đứng thứ ba trong cơ cấu bữa ăn và đứng đầu trong hàng thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thủy sản - sản phẩm đặc thù của vùng có nhiều sông ngòi,cũng như diện thích biển lớn Từ các loại thủy sản người Việt đã chế tạo ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm và mắm các loại Thiếu nước mắm thì chưa thành bữa ăn của người Việt Cuối cùng, chiếm một vị trí khiêm tốn trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam mới là thịt Phổ biến như thịt gà, thịt lợn, thịt heo, thịt trâu,… các loại động vật của vùng nhiệt đới.Các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, riềng, rau mùi, rau răm,… cũng là những thứ không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt
Trang 7
( rau quả ) ( thủy sản – cá )
( Thịt ) ( nước mắm )
Ở một vùng nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và phong phú, điều này được thể hiện ở bữa ăn của người Việt có rất nhiều mon : cơm, canh , rau, dưa, cá, tôm, thịt,… và cách chế biến cũng rất phong phú như :xào, nướng, luộc, hấp, kho, trộn,… Người Việt chủ yếu uống nước trà, một thứ cây là sản vật của vùng cận nhiệt đới ( phía Bắc ) Thức uống hàng ngày, thức uống để mời khách, thức uống để cúng
tế, lễ, tết… cũng là nước trà
Trang 8( Trà )
Một số sinh hoạt ăn, uống, hút của người Việt cũng mang đậm nét của một vùng nhiệt đới : ăn trầu, uống rượu, hút thuốc lào,… tất cả những hoạt động này đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt
( rổ trầu của người Việt ) ( hút thuốc lào )
2 Văn hóa trang phục (văn hóa mặc) :
Quan trọng đối với con người sau ăn là mặc Nó giúp cho con người đối phó với cái nóng, cái lạnh, mưa gió… Từ mục đích ban đầu đối phó với môi trường tự nhiên, mặc dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong mục đích làm đẹp cho con người
Việc mặc không chỉ là ứng xử với môi trường tự nhiên mà nó còn để làm đẹp, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia điều có những trang phục truyền thống được coi là nét đặc trưng của văn hóa dân tộc ví dụ như người Việt Nam có áo dài là trang phục truyền thống, người Nhật Bản có bộ Kimono, …
Trang 9
( áo dài truyền thống của người Việt Nam )
Mỗi dân tộc có một cách ăn mặc riêng, vì vậy mặc đã trở thành biểu tượng cho văn hóa dân tộc Ở những vùng có khi hậu nóng, nhiều ánh sáng con người sử dụng các loại vải mỏng mát, màu sáng Ngược lại ở những vùng có khí hậu giá lạnh con người
đã biết sử dụng các loại vải giấy, chất len sợi để đỡ lạnh hơn Hay ở những vùng rừng núi con người đã biết ăn mặc hòa đồng với thiên nhiên bằng các loại vải có màu sắc sặc sỡ tượng trưng cho thiên nhiên núi rừng Cái riêng trong cách ăn mặc của người Việt trước hết là cái chất nông nghiệp trong chất liệu may mặc – đó là các chất liệu có nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là chất liệu may mặc nhẹ thoáng phụ hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Đó là sợi gai, đay, chuối, bông, tơ tằm,… Trang phục thường được chọn các màu âm tính như đen, nâu, chằm,
gụ, tím, và thường sử dụng các trong phụ có màu sắc dương tính như đỏ, điều, vàng, xanh trong các dịp lễ hội
Cách thức trang phục của người Việt qua các thời đại bị chị phối bởi hai nhân tố chính
là khí hậu nhiệt đới nóng bức và công việc trồng lúa nước
Đồ mặc ở phía dưới của phụ nữ tiêu biểu và ổn định hơn cả là váy Sở dĩ trải qua bao thời đại cái váy vẫn được người dân ưa chuộng một phần vì nó là trang phục truyền thống, một phần vì mặc váy không chỉ mát, ứng phó hiệu quả với khí hậu nóng bức
mà còn rất phù hợp với công việc đồng áng Đối với nam giới thì cái khố mặc mát, phù hợp với khí hậu nóng bức, dễ dàng thao tác trong lao động Khi chiếc quần thâm nhập vào Việt Nam nó được cải biến một cách linh hoạt thành quần lá tọa vừa thích hợp với khí hậu nóng vừa thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp
Trang 10Đồ mặc phía trên của phụ nữ là chiếc yếm, đàn ông cởi trần Có thành ngữ “váy vận yếm mang”, “cởi trần đóng khố” đã miêu tả chính xác trang phục lao động truyền thống Cách mặc với mục đích ứng phó với môi trường tự nhiên dần dần trở thành một quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam Ngoài xa khi lao động họ còn mặc áo cánh, áo bà ba, áo tứ thân
- Một số trang phục truyền thống của phụ nữ Việt :
( yếm và váy của phụ nữ Việt xưa)
( áo bà ba ) ( áo tứ thân )
- Một số trang phục truyền thống của đàn ông Việt :
Trang 11( Khố và cách đóng _ Trang phục nam Việt Nam cổ )
( áo dài nam truyền thống ) ( trang phục nam với quần lá tọa )
Do đặc điểm nước ta nắng lắm mưa nhiều cho nên để ứng phó với khí hậu ấy nét đặc thù chung Đội nón rộng vành để tránh nóng và có mái dốc để nhanh thoát nước, che mưa Và nón là cũng là đặc trưng của văn hóa Việt Nam Ngoài ra người việc còn đội
mũ, áo tơi che mưa bằng cọ, một loài cây đặc trưng của vùng nhiệt đới gió mùa
Trang 12( tơi che mưa bằng cọ )
( Nón lá )
3 Văn hóa ở và đi lại :
Việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời sống của con người Con người không thể biến đổi được tự nhiên mà chỉ có thể dựa vào tự nhiên và từng bước thích nghi với môi trường tự nhiên
để tồn tại
Đối với người nông nghiệp, ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, mưa nắng, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống định
cư ổn định Nằm trong khu vực là vùng sông nước cho nên ngôi nhà của người Việt truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của môi trường sông nước Những người chài lưới, chèo đò thường lấy ngay thuyền bè làm nhà ở, nhiều gia đình tụ họp với nhau lại tạo nên các làng chài, xóm chài… Rồi nhiều người, tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với lũ lụt quanh năm Đây là kiểu nhà rất phổ biến ở Việt Nam từ thời Đông Sơn Ngôi nhà Việt cổ thường làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền - kỉ niệm sông nước
Để ứng phó với môi trường tự nhiên, tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam về mặt cấu trúc phải là nhà cao cửa rộng, tạo không gian thoáng mát giao hòa với thiên nhiên Nơi được chọn phải đáp ứng những yêu cầu trong việc chọn hướng nhà, hướng đất Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4 hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng
Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên
Trang 13Trong xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu đi lại, có đi thì đi gần nhiều hơn xa, đồng thời địa hình không đồng đều, địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích vậy nên giao thông trước kia kém phát triển Đến TK XIX mới chỉ có đường nhỏ, phương tiện đi lại vận chuyển , ngoài sức trâu, ngựa , voi thì phổ biến là đôi chân, quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu
( Xe ngựa ) ( Xe kéo )
( Quan lại di chuyển bằng cáng )
Tuy nhiên ở Việt Nam, đường thủy và phương tiện đi lại bằng đường thủy lại khá phát triển vì có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển dài, với các loại thuyền, xuồng, bè , mảng, phà , tàu,…