1.1. Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa: • Khái niệm văn hóa: Văn hóa xuất hiện khi loài người xuất hiện. Dù vậy cho đến nay, khái niệm văn hóa vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhiều. Có rất nhiều cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Trong đó, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”. Theo Phan Ngọc thì: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế gới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thái dễ nhận thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”.
Trang 1MỤC LỤC:
DẪN NHẬP: 2
NỘI DUNG: 2
I Cơ sở lý luận: 2
1.1 Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa: 2
1.2 Khái niệm du lịch và ảnh hưởng của du lịch với xã hội: 4
II Mối quan hệ giữa di sản văn hóa với du lịch: 7
2.1 Di sản văn hóa là tài nguyên và nguồn lực phát triển du lịch: 7
2.2 Du lich góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa: 12
III Hiện trạng và giải pháp để phát triển mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch trong thời kì mới: 15
3.1 Hiện trạng mối quan hệ giữa di sản văn hóa và du lịch hiện nay: 15
3.2 Giải pháp để pháp triển trong thời kì mới: 17
KẾT LUẬN: 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 20
Trang 2DẪN NHẬP:
Di sản văn hóa là tài sản vô giá với mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa Nó là hiện thân của những đặc trưng văn hóa Du lịch hình thành và phát triển sau này, nó cũng hình thành nên những văn hóa riêng biệt, là cách thức đem lại sự phát triển – kinh thế xã hội vượt bậc Di sản văn hóa và du lịch có mối quan hệ đặc biệt, tuy riêng lẽ, nhưng lại quan hệ chặc chẽ, bổ sung và hỗ trợ cho nhau Di sản văn hóa là tài nguyên và là nguồn lực để phát triển văn hóa du lịch Ngược lại qua du lịch người ta biết đến di sản văn hóa, và nhờ du lịch mà di sản văn hóa được bảo tồn, quan tâm phát triển
NỘI DUNG:
I Cơ sở lý luận:
I.1 Khái niệm văn hóa và di sản văn hóa:
Khái niệm văn hóa:
Văn hóa xuất hiện khi loài người xuất hiện Dù vậy cho đến nay, khái niệm văn hóa vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi nhiều
Có rất nhiều cách hiểu về văn hóa của các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam Trong đó, Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội của mình”
Theo Phan Ngọc thì: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế gới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện
rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thái dễ nhận thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”
Trước đó, Bác Hồ và các học giả nước ngoài cũng đã đưa ra nhiều khái niệm về văn hóa Mỗi tác giả đều có những lập luận sắc bén riêng của mình
Bác cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống laoif người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về măc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”
2
Trang 3Văn hóa là hiện tượng bao trùm lên tất thảy các mặt của đời sống con người, khiến bất kỳ định nghĩa nào đưa ra cũng khó có thể bao quát hết được nội dung của nó Mỗi định nghĩa chỉ có thể thâu tóm một phương diện nào đó của văn hóa Bởi vậy cần coi các định nghĩa như những trừu tượng, và cần sử dụng những trừu tượng ấy theo cách
bổ sung lẫn nhau để có thể tái hiện văn hóa như một chỉnh thể
Khái niệm di sản văn hóa:
Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật lý và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học)
Theo luật di sản văn hóa: Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta
Ðiều 1 của luật di sản văn hóa cho rằng: “ Di sản văn hóa quy định tại Luật này bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Trong luật này cho rằng di sản văn hóa bao gồm các di sản sau:
- Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác
- Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
Trang 4- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa,khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
- Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, mầu sắc, trang trí và những đặc điểm khác
I.2 Khái niệm du lịch và ảnh hưởng của du lịch với xã hội:
Khái niệm du lịch:
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và phát triển với tốc độ rất nhanh, song cho đến nay khái niệm “du lịch” được hiểu rất khác nhau tại các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau Berneker cho rằng “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì cso bấy nhiêu định nghĩa”
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của cuộc hành trình với mục đính giải trí Ở đây, giải trí là động cơ chính.
Năm 1930, ông Glusman người Thụy Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên”.
Hai giáo sư, tiến sữ Hunziker và Krapf được coi là những người đặt nền móng cho
lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội quốc tế
những nhà nghiên cứu khoa học về du lịch đã chấp nhận định nghĩa này làm cơ sở cho môn khoa học du lịch
Khoa du lịch và khách sạn trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội có đưa ra định
nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động
tổ chưc hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp nhằm đạp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm
4
Trang 5hiểu và nhu các khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh
tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
Định nghĩa này thiên về bàn luận đến khái niệm dịch vụ du lịch hơn khái niệm du lịch
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ du lịch được hiểu như
sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoải mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Định nghĩa này tuy có ưu điểm là ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vì ngắn gọn
nên chưa bao quát hết nội dung cần thiết của định nghĩa
Như vậy, du lịch là hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội Trên cơ sở những phân xét trên,
chúng ta có thể đúc kết một khái niệm chung như sau: “Du lịch là tổng hòa những hoạt động và quan hệ của người lữ hành ngoài nơi cư trú thường xuyên, trong một khoảng thời gian nhất định nhằm thoải mãn nhu cầu của mình”
Ảnh hưởng của du lịch đối với xã hội:
- Ảnh hưởng tích cực:
Du lịch là hoạt động ngoại giao nhân dân tích cực: Phát triển du lịch sẽ hỗ trợ
cho hiểu biết giữa quốc tế, mở rộng hợp tác quốc tế, có lợi cho hòa bình thế giới Du lịch là hoạt động trong không gian của con người, du lịch quốc tế tạo cơ hội cho việc tiếp xúc trực tiếp của những người khác nhau về quốc tịch, dân tộc và lối sống Du lịch là một hoạt động giao lưu xã hội phổ biến giữa nhân dân với nhau, không những
hỗ trợ cho việc hòa nhập và hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân các nước mà còn có lợi cho hòa bình thế giới Có người gọi du lịch là “Động lực của hòa bình” và gọi ngành
du lịch là “Công nghiệp hòa bình”
Phát triển du lịch có thể thúc đẩy xây dựng văn minh tinh thần: Du lịch là lối sống
đặc biệt ngày càng trở thành một loại hành vi xã hội phổ biến Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, moi người có thể mở rộng tầm mắt, tăng cường hiểu biết, thoải mái tin thần, tôi luyện tình cảm Vì thế hoạt động du lịch có thể nâng cao văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức của quốc dân
Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch quốc dân là yếu tố
cơ bản của phồn vinh xã hội
Đồng thời thông qua tham gia hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết của mọi người đối với non sông gấm vóc, lịch sử và văn hóa dân tộc của tố quốc
Trang 6Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến mở cửa với bên ngoài: Ngành du lịch thúc đẩy sự lưu thông của con người, do sự lưu động dày
đặc của con người sẽ thúc đẩy sự lưu động của thông tin, kĩ thuật, vố và đổi mới về quan niệm Sự phát triển của du lịch có thể cải thiện từ nhiều mặt của môi trường đầu
tư, tăng cường hợp tác giao lưu kinh tế đối ngoại
Mở cửa với bên ngoài đã trở thành trào lưu quốc tế Một quốc gia và khu vực mở cửa với bên ngoài thu hút đầu tư nước ngoài, trước tiên phải để người nước ngoài hiểu và biết về mình
Trên thực tế, để tạo môi trường du lịch tốt, thu hút du khách đến thăm, nhưng nơi ngành du lịch phát triển đều coi trọng cải tiến tình hình giao thông, thông tin, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đời sống và văn phòng
Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học kĩ thuật: Du lịch
là hình thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học Trong du khách có rất nhiều nhà khoa học, học giả, nhà kinh doanh, thông tin khoa học kĩ thuật mới nhất và kinh nghiệm quản lý tiên tiến do khoa học đưa đến, thông qua giao lưu với đồng nghiệp khiến chúng ta hiểu thế giới nhanh hơn, toàn diện hơn
Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian: Hoạt động
du lịch có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hóa xã hội Ngày nay ngành du lịch không ngừng phát triển, chức năng văn hóa của du lịch lại có thêm nội dung mới, ngoài việc cung cấp các hoạt đông tham quan di tích văn hóa, du ngoạn phong cảnh thiên nhiên còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển văn hóa dân tộc
- Ảnh hưởng tiêu cực:
Hàng hóa hóa, tầm thường hóa văn hóa dân tộc: Gọi hành hóa hóa văn hóa dân tộc
để chỉ việc chạy theo nhu cầu của du khách mà vứt bỏ “nội dung chứa đựng” của tinh thần văn hóa dân tôc, chỉ giữ lại cái “vỏ ngoài” của nó và ra sức phục chế thỏa mãn hứng thú của du khách bất cứ ở đâu, bất cứ nơi nào Tầm thường hóa văn hóa của dân tộc là kết quả tất yếu của việc hàng hóa hóa
Ảnh hưởng tới đời sống xã hội: Trào lưu “a dua” nước ngoài tràn lan Sa sút của
quan niệm đạo đức truyền thống Chịu ảnh hưởng tư tưởng phóng khoáng của Phương Tây
II Mối quan hệ giữa di sản văn hóa với du lịch:
6
DU LỊCH
Trang 7II.1 Di sản văn hóa là tài nguyên và nguồn lực phát triển du lịch:
Văn hoá là nguồn tài nguyên độc đáo của du lịch Nguồn nguyên liệu văn hoá có hai loại cơ bản: Văn hoá vật thể, văn hoá phi … Theo quan niệm của ngành du lịch, người ta xếp các thành tố văn hoá vào tài nguyên nhân văn cụ thể là: các di tích lịch
sử - văn hoá; hàng lưu niệm; ẩm thực; lễ hội; các trò chơi giải trí; phong tục, tập quán, cách ứng xử, giao tiếp; tín ngưỡng, tôn giáo; văn học - nghệ thuật
Vì vậy mà văn hoá là điều kiện và môi trường để cho du lịch phát sinh và phát triển Cùng với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá là một trong những điều kiện đặc trưng cho việc phát triển du lịch của một quốc gia, một vùng, một địa phương
Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng của văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó
có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI
Nhiều người đã khẳng định rằng nếu không có truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá thì du lịch Việt Nam sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó Trong Luật Du lịch được ban hành năm 2005 thì tài nguyên du lịch được xác định là “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch
sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác
có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch” [42, tr.9]
Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn bó với môi trường
tự nhiên và xã hội Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn trực tiếp với tiến trình lịch
sử của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có chiều sâu nhất đối với du lịch Và sở dĩ du lịch là một ngành kinh tế có sức thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội dung văn hoá sâu sắc và phong phú Để du lịch phát triển bền vững thì nó phải tuân thủ một yêu cầu khách quan hết sức nghiêm ngặt là phải đảm bảo sự bền vững về văn hoá Việc khai thác các giá trị văn hoá nhằm phục vụ nhu cầu du lịch hiện tại song không được làm tổn hại đến các giá trị văn hoá, phải bảo tồn các di sản văn hoá cho các thế hệ mai sau
DI SẢN VĂN HÓA
Trang 8Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hoá: - Thông tin đến năm 2001, Việt Nam có tổng
số di tích văn hoá đã được Nhà nước công nhận và xếp hạng là 2.597, trong đó:
o Di tích lịch sử là 1266
o Di tích kiến trúc nghệ thuật là 1205
o Di tích khảo cổ là 38
o Danh lam thắng cảnh là 88
(Đặc biệt trong số này có 6 di sản văn hoá được thế giới công nhận là di sản thế giới
đó là: Cố Đô Huế (Thừa Thiên - Huế); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); Khu phố cổ Hội
An (Quảng Nam); Khu di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam); Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình); Nhã nhạc cung đình Huế (Thừa Thiên - Huế).) Đó là những di sản văn hoá độc đáo ở mọi vùng, miền của đất nước nơi lưu giữ bao chiến công, hào hùng của dân tộc Việt Nam, nơi ẩn chứa với những giá trị nhân bản sâu sắc, độc đáo của dân tộc Việt Nam trong suốt trường kỳ dựng nước và giữ nước, tất cả hợp thành bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc
( Cố đô Huế )
Các di sản văn hoá có mặt ở hầu hết ở các địa phương trên cả nước từ miền ngược đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, đó là lợi thế để ngành du lịch phát huy các
di sản văn hoá trong tổ chức hoạt động du lịch Có thể khẳng định rằng tiềm năng to lớn của du lịch Việt Nam nằm trong văn hoá dân tộc Chẳng hạn, Chùa Việt Nam là điểm hẹn rất hấp dẫn của khách du lịch quốc tế và nội địa Đây vừa được coi là nơi linh thiêng thu giữ khí trời đất, vừa luôn gắn liền với xóm làng, vừa là nơi giải toả và thanh lọc tâm hồn con người Vì vậy nó có sức hẫp dẫn lôi cuốn mạnh mẽ du khách, trở thành yếu tố không thể thiếu được trong tổ chức các loại hình du lịch, các cuộc hành hương của du khách trong và ngoài nước
8
Trang 9Cùng với các di tích lịch sử văn hoá như là những tài nguyên tĩnh thì các loại hình văn hoá phi vật thể là tài nguyên động của du lịch Việt Nam Tính chất động của nó đặc biệt do gắn liền với hoạt động của con người, tái hiện, tái tạo của bản thân con người trong quá khứ và hiện tại làm sống lại lịch sử trong tính toàn vẹn, tính hình tượng cụ thể cảm tính, sinh động của nó, tạo nên môi trường du lịch độc đáo và sức hấp dẫn kỳ
lạ đối với khách du lịch từ nơi xa đến (những lễ hội dân gian, những chương trình nghệ thuật cổ truyền, những làn điệu dân ca…) chẳng hạn như Ca Huế và Hò Huế là loại hình ca hát được mọi người ưa chuộng thường được biểu diễn trên một con đò lững lờ trôi giữa dòng Hương Giang Du khách đến Huế sau những ngày tham quan các di tích - lịch sử văn hoá, thắng cảnh được thả mình trên dòng Hương Giang nghe
hò thả tâm hồn mình vào những câu “nam ai nam bằng" trải dài như bất tận, lửng lơ trong không gian, một phần như chùng chình, giăng túi trên mặt nước nghe lưu luyến,
nỉ non, xốn xang lòng người Cùng với nó là những điệu múa cung đình Huế, những tiết mục múa rối nước Thăng Long- Hà Nội, những làn điệu dân ca mượt mà sâu lắng của người dân quan họ Bắc Ninh Điều đáng quí và độc đáo hơn cả, tạo nên sức hấp dẫn của du lịch là nguồn di sản văn hoá phi vật thể được truyền bá từ ngàn năm lịch
sử Yêu nước là truyền thống quí báu của dân tộc Lòng yêu nước của dân tộc đã tô thắm lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước Truyền thống đó đã được giáo dục và lưu truyền cho các thế hệ mai sau Phát huy tinh thần yêu nước chính là khẳng định bản lĩnh của con người và Tổ quốc Việt Nam trên trường quốc tế nhất là trong hoạt động du lịch
( Quan họ Bắc Ninh )
oài các di tích, các lễ hội và truyền thống ngàn năm của dân tộc, chúng ta còn có rất nhiều di sản lễ hội của đồng bào các dân tộc như các lễ hội của đồng bào dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ luôn có sức hẫp dẫn kỳ lạ đối với du khách Nếu
Trang 10chúng ta biết cách khai thác, tổ chức tốt kết hợp với các tua du lịch, chúng ta có thể vừa bảo tồn các lễ hội, vừa coi lễ hội đó như là một hoạt động du lịch Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu văn hoá thì một số tỉnh, thành như ở Bắc Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Thái Bình hàng năm có rất nhiều lễ hội Dĩ nhiên, không phải tất cả các lễ hội đều trở thành nội dung hoạt động
du lịch, nhưng chứng tỏ rằng di sản văn hoá của chúng ta là một tài nguyên độc đáo, quí giá của du lịch Nguồn lực văn hoá đa dạng và phong phú của 54 dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được kết tinh từ tài năng, trí tuệ, tâm hồn con người Việt từ ngàn đời, đồng thời là kết tinh của quá trình giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hoá của các dân tộc trên thế giới, đã tạo nên sự đa dạng về văn hoá, sự phong phú của các lễ hội, các phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam Có thể nói, văn hoá
là nguồn tài nguyên chủ yếu của du lịch Môi trường thiên nhiên và môi trường văn hoá, nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với du lịch vì chúng chính là nguồn tài nguyên, là yếu tố cơ sở cho phát triển du lịch Ngày nay, xu hướng du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan và du lịch văn hoá đang trở thành những loại hình du lịch chủ yếu trong xu thế phát triển của ngành du lịch ở nhiều nước trên thế giới kinh nghiệm cho thấy rằng nếu quốc gia nào có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều danh lam thắng cảnh thì quốc gia đó sẽ có thị trường du lịch hấp dẫn
Văn hoá còn góp phần cấu thành nên môi trường văn hoá cho du lịch Văn hoá làm cho du khách sung sướng, vừa lòng, những tình cảm tốt lành, những kỷ niệm đẹp cho
du khách sau những chuyến đi Văn hoá cung cấp tri thức, các phép ứng xử văn minh lịch sự cho hoạt động du lịch
Một trong những lĩnh vực góp phần phát triển tốt cho lễ hội là du lịch Mặt khác du lịch cũng tìm thấy ở lễ hội một chỗ dựa vững chắc, một kho tàng phong phú để khai thác nhằm phát triển sự nghiệp của mình Trong các cuộc hội nghị bàn về chiến lược phát triển văn hoá Việt Nam đến năm 2010, nhiều ý kiến cho rằng không có yếu tố truyền thống, vẻ đẹp độc đáo, những giá trị và công trình văn hoá, du lịch Việt Nam
sẽ không phát triển mạnh được, sẽ mất đi sự hấp dẫn riêng của nó Vì du lịch chính là
để hiểu hơn văn hoá Việt Nam đặc biệt là văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam với
54 dân tộc anh em mang sắc thái khác nhau, song cùng hoà quyện với sắc thái thiên nhiên tạo thành bức tranh văn hoá hết sức độc đáo giàu truyền thống được lưu truyền trong các bảo tàng, sự khéo léo của các làng nghề truyền thống, cách xử sự nồng nhiệt đậm đà thú vị qua các món ăn ẩm thực, phong tục tập quán riêng qua các lễ hội… Việc tổ chức lễ hội văn hoá du lịch đã trở thành hoạt động quảng bá tiềm năng thúc đẩy hợp tác du lịch, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách khắp mọi
10