1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tieu luan van hoc Mối liên hệ giữa đặc điểm văn hóa-xã hội thời Edo và sự phát triển củahình thức “tiểu thuyết phù thế”

11 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 102,5 KB

Nội dung

1 Mối liên hệ giữa đặc điểm văn hóa-xã hội thời Edo và sự phát triển của hình thức “tiểu thuyết phù thế” Thời kỳ Edo còn gọi là thời kỳ Tokugawa, kéo dài từ năm 1603 đến năm 1868 Tokugawa Ieyasu giành quyền kiểm soát Nhật Bản sau khi đánh bại các chư hầu khác của người quá cố Toyotomi Hideyoshi trong trận Sekigahara, từ đây thành lập Mạc phủ Tokugawa ở Edo (Tokyo ngày nay) Các tướng quân Tokugawa cai trị Nhật Bản trong hơn 260 năm, và trong đó có tới 200 năm đất nước hầu như đóng cửa không quan hệ với nước ngoài bởi chính sách quốc gia ẩn dật của Mạc phủ Từ cuối thế kỷ 17 qua đầu thế kỷ 18, một những người dân trong các thành phố cổ Kyoto và Osaka phát triển một nền văn hóa mới đầy màu sắc Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương (shinokosho) được thừa nhận Cùng với việc thống nhất đất nước, quyền lực của chế độ Mạc phủ được củng cố, việc cai trị tập trung, công nghiệp và nghề thủ công phát triển mạnh mẽ, giao thông được cải thiện, đem lại sự thịnh vượng cho buôn bán và thương mại nội địa Các thị trấn mọc lên ngày càng nhiều và rất hưng thịnh, đặc biệt là các đô thị quanh cung điện Giới thương gia trở nên giàu có, và từ tầng lớp này xuất hiện những hình thức nghệ thuật mới Hệ thống Mạc phiên không ngừng suy yếu do sự tập trung của cải vào tay giới thương gia Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng đối với lúa gạo mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ 1 Trong giai đoạn Edo hậu kỳ, có đến 67 cuộc nổi loạn của nông dân gọi là Ikki (Nhất Quỹ) hay Torikowashi (chiếm phá) đã xảy ra Có những cuộc biến loạn mà con số người tham gia lên đến vài trăm ngàn như cuộc loạn Tenma “Ngựa Trạm” xảy ra khoảng 1774-1775 ở tuyến đường Nakasendo trên đảo Honshuu Tất cả đều xảy ra từ khó khăn về kinh tế lúa gạo vì nông dân sống trong cảnh bị bóc lột hai đầu bởi Mạc Phủ và con buôn Chính quyền đã thẳng tay đàn áp bằng võ lực Đây là một trong những biến cố xã hội quan trọng ảnh hưởng đến văn học thời kỳ này Sự hưng thịnh của Tân Nho giáo là sự phát triển tri thức quan trọng dưới thời Tokugawa Nho học vẫn hoạt động tích cực ở Nhật Bản nhờ các nhà sư, nhưng dưới thời Tokugawa, Nho giáo đã thoát ra khỏi sự kiểm soát của Phật giáo Hệ tư tưởng này đã thu hút được sự chú ý về một cái nhìn thế tục về con người và xã hội Chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa duy lý, và viễn cảnh lịch sử của học thuyết Tân Nho giáo hấp dẫn giới quan lại Cho đến giữa thế kỷ 17, Tân Nho giáo là hệ thống triết học hợp pháp thống trị nước Nhật và đóng góp lớn cho sự phát triển các hệ tư tưởng kokugaku (“Quốc học”) Tân Nho giáo đã đóng góp lớn trong việc thay đổi trật tự chính trị xã hội từ các quy tắc phong kiến đến đẳng cấp và các quy tắc định hướng cho những nhóm lớn trong xã hội Luật lệ của nhân dân và các nhà Nho dần được thay thế bằng luật pháp Các luật mới được phát triển, và các thể chế hành chính mới ra đời Luận thuyết về chính quyền mới và cái nhìn mới về xã hội nổi lên với một sự cai trị toàn diện của Mạc phủ Mỗi người có một vị trí riêng trong xã hội và phải làm việc để hoàn thành nhiệm vụ của đời mình Cai trị nhân dân bằng nhân đức của những người có trách nhiệm thống trị Chính quyền có quyền lực tuyệt đối những có trách nhiệm và lòng nhân Trong khi binh lính và tăng lữ ở dưới cùng của hệ thống tầng lớp Trung Hoa, thì với Nhật Bản, thành viên của tầng lớp này được coi là giai cấp thống trị 2 Thành viên của tầng lớp samurai tôn trọng triệt để truyền thống bushi (võ sỹ) với một sự quan tâm mới trong lịch sử Nhật Bản và đỉnh cao là tư tưởng của các nhà Nho đang nắm quyền, dẫn đến sự ra đời của khái niệm bushido (“võ sỹ đạo”) Một lối sống khác được gọi là chōnindō cũng ra đời Chōnindō (lối sống của người thành thị) là nét văn hóa riêng biệt nổi lên ở các thành phố như Osaka, Kyoto, và Edo Nó khuyến khích lòng khao khát đạt đến những chuẩn mực bushido - siêng năng, trung thực, trọng danh dự, trung thành và thanh đạm –trong khi pha trộn niềm tin của Thần đạo, Tân Nho và Phật giáo Nghiên cứu về toán học, thiên văn học, bản đồ học, kỹ sư, và nghề y cũng được khuyến khích Người ta nhấn mạnh đến tài hoa của người thợ, đặc biệt là trong nghệ thuật Lần đầu tiên, người dân đô thị có được khả năng vật chất và tinh thần để theo đuổi những hình thức văn hóa đại chúng mới Họ kiếm tìm thú vui, hay còn gọi ukiyo “phù thế”, quan niệm về thế giới của thời trang, giải trí, và khám phá đẳng cấp mỹ học trong các vật dụng và hoạt động thường ngày, bao gồm tình dục Những thành phố không đêm chính là trung tâm của đời sống xã hội và nghệ thuật thời ấy Ở Edo có Yoshiwara, Kyoto có Shimahara, Osaka có Shinmachi, tất cả đều là những xóm bình khang (du quách = xóm lầu xanh) nổi tiếng.Yuukaku (du quách) có nghĩa là khu vực riêng biệt được nhà nước công nhận dành cho gái làng chơi tức du nữ tiếp khách nam giới Thực ra các nàng du nữ từ xưa vẫn hành nghề trong các yuujoya (du nữ ốc) ở bến cảng, nhà trọ, xóm buôn bán trước cổng thành, nhưng những nơi đó trị an không được tốt và thường xảy ra phạm tội Do đó việc cắt rời các nhà chứa khỏi khu vực thành phố và đưa nó ra ngoại ô, tụ tập tất cả lại để tiện bề kiểm soát an ninh là chủ tâm của nhà nước Gái làng chơi như thế chỉ được bán dâm trong khu vực của xóm lầu xanh Trong năm Keichô (1596-1615) toàn quốc đã có 20 khu vực gọi là kuruwa (quách) như vậy Từ giữa thời Edo, nhà nước chia chúng làm loại: những xóm bán công nhận và những xóm không được công nhận, thế rồi sau cuộc cải cách năm Kansei-Tenpô, các xóm không được công nhận đã bị quản lý 3 chặt chẽ Các thị tứ của hoan lạc ấy là nguồn đề tài bất tận cho tiểu thuyết gia, các nhà soạn kịch, hoạ sĩ và cả nhà thơ Những phụ nữ giải trí chuyên nghiệp (geisha), âm nhạc, kịch nghệ,thi ca, văn học, và nghệ thuật là tất cả những mảng của bức tranh nghệ thuật đang nở hoa Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo Các truyện ngắn theo xu hướng phóng đãng, truyện tình lịch sử được phát triển Thời Edo, quan niệm ukiyo phản ánh nhân sinh quan của người kẻ chợ (chonin) tức lớp đông đảo dân chúng thành thị nay nhờ quá trình đô thị hoá và sức mạnh kinh tế đã nắm vai trò chủ đạo Có thể nói ngắn gọn là bọn họ theo chủ nghĩa sát na (sống cho thoáng chốc, cho giây phút hiện tại) và chủ nghĩa hưởng lạc Người kẻ chợ nếu nói về địa vị trong bậc thang giá trị đương thời thì còn thấp kém, thua cả giới vũ sĩ lẫn nông dân Tuy thế, với sức mạnh kinh tế đạt được, vai trò của họ càng ngày càng quan trọng Họ bắt đầu đòi hỏi một thứ văn chương phản ánh nếp sống, lối suy nghĩ, sở thích của mình và cũng nhân đó tham gia cả vào việc sáng tác Nhờ có họ mà những hình thức văn học và văn nghệ mang chủ đề về một thế giới hèn kém, hạ cấp như sách truyện viết bằng văn tự quốc âm kana (kanazoshi = giả danh thảo tử), truyện xã hội đương thời (ukiyozôshi = phù thế thảo tử), thơ tếu ( haikai = bài hài), tuồng kịch (kabuki = ca vũ kỹ) đã phất lên được Các hình thức văn học này thể hiện đầy đủ cá tính của người kẻ chợ tức là tầng lớp thứ dân, tạo cho mình một thế đứng riêng biệt, không thể lầm lẫn được nó với văn học trung cổ cũng như văn học cận kim Dầu nói thế, không có nghĩa là văn học người kẻ chợ một mình cũng đủ đại diện văn học cận đại Nhật Bản Cần biết là những người có công đưa vào trong nền văn học mới đặc tính của người kẻ chợ nghĩa là đặc tính của tầng lớp thứ dân lại xuất thân từ những gia đình vũ sĩ Đầu thời cận đại, tiểu thuyết gia Kanazoshi (tiểu thuyết nôm na) nổi tiếng là Asai Ryôi có viết "Truyện đời chìm nổi" (Ukiyo Monogatari) trong đó ông trình bày nhân sinh quan của người đương thời, cho rằng "Nếu sống bất 4 như ý thì hãy để mặc dòng đời cuốn đi, xem tất cả chuyện hay chuyện dở chỉ là những trò vui thoáng hiện ra trước khi bóng đêm phủ tới" Thật vậy, cuộc đời "phù thế" (ukiyo) thời Edo là cảnh đời muôn mặt, biến hoá khôn lường chứ không phải là cái "ưu thế" (cũng đọc là ukiyo) có màu sắc bi quan của Phật giáo thời Sengoku, lúc người ta muốn đi tìm sự cứu rỗi trong tương lai gọi là "bờ bên kia" (higan = bĩ ngạn) bằng lòng tin tôn giáo Chữ ukiyo đã được người Nhật dùng từ thời Trung Cổ nhưng với ý nghĩa là cuộc đời (thế) đầy buồn khổ lo lắng (ưu), chữ Hán viết là “ưu thế” (cuộc đời đầy lo buồn) Chữ dùng này đã phát xuất từ quan điểm vô thường và tư tưởng yếm thế sinh ra từ những thế kỷ chiến tranh và ly tán Tuy nhiên, đến thời cận đại thì lối giải nghĩa ấy đã thay đổi Họ mượn từ Hán “phù thế” (cuộc đời trôi nổi) để diễn tả quan niệm nầy Cùng lúc, nội dung của chữ ukiyo (phù thế) lại được người thời Edo hiểu khác đi Nó có nghĩa là “ lối sống tự do phóng túng trong luyến ái, sắc dục và tích cực hưởng lạc” Chữ ukiyo được dùng như một thể loại gắn liền với nhiều sản phẩm văn hóa thời Edo như ukiyo-e (Phù thế hội) là loại tranh khắc gỗ nổi tiếng , Ukiyo-zoshi (Phù thế thảo tử) là tiểu thuyết về thị dân với đề tài sắc dục và tiền bạc Đấy là thời huy hoàng của thị dân, nghệ sĩ và là thời của thành phố không đêm, của nhà hát và lữ quán, của những nơi hò hẹn, vui chơi, của vũ nữ và anh hề, của các võ sĩ lang thang và các thương nhân giàu có Những thành phố không đêm chính là trung tâm của đời sống xã hội và nghệ thuật thời ấy Như khu phố Yoshiwara ở Edo chính là nơi của vũ nữ, diễn viên…cùng với những người hầu, phục vụ và buôn bán Các thị tứ của hoan lạc ấy là nguồn đề tài bất tận cho tiểu thuyết gia, các nhà soạn kịch, họa sĩ và cả nhà thơ Tóm lại, ukiyozôshi đã xuất hiện như là loại tiểu thuyết phong tục miêu tả xã hội đương thời và là sản phẩm đích thực của thời cận đại Văn hóa Edo trong thế kỷ 17 và 18 là của thị dân, khác hẳn văn hóa Heian thuộc về quý tộc Khi thị dân trở thành nhân vật trung tâm của văn học nghệ thuật thì điều đó có nghĩa là các tác giả đang hướng về số đông, về một 5 phần lớn số lượng độc giả chứ không còn viết riêng cho tầng lớp thượng lưu Văn chương và hội họa bay đến mọi nhà đem theo cả kiến thức, cái đẹp lẫn sự đồi trụy Lịch sử, triết học lẫn với dâm thư Đồng tiền và sắc dục trộn lẫn vào nhau Và nền văn chương ukiyo (phù thế) ra đời và đại biểu đáng kể nhất của nó là Saikaku Người khai sáng cho loại tiểu thuyết ukiyozoshi (tiểu thuyết có nội dung miêu tả cuộc đời muôn vẻ) là Ihara Saikaku Ông còn đặt cả tên cho nhân vật chính trong tác phẩm chủ yếu của ông - Koshoku ichidai otoko (Một đời trai mê sắc dục) - là Ukiyo no suke Qua loạt truyện nói về sắc dục, ông trình bày một cách lộ liễu nhân cách người Edo và phong trào xã hội đương thời là chạy theo ái dục, du hí và hoang phí, những điều đã trở thành giá trị căn bản của thời đại mới Ông còn viết những truyện tầm thù phục hận của giới võ sĩ, giai thoại về sự làm ăn thành công của lớp thương gia, chuyện tất bật hoạt động kinh tế, chạy đua theo tiền bạc của người kẻ chợ, chuyện bất hiếu, đồi phong bài tục xảy ra như cơm bữa trong một xã hội mà luân lý cổ truyền đã bị băng hoại Như Balzac, như Zola của phương Tây, Ihara Saikaku là một nhà văn tả thực và nhà văn phúng thích lớn của thời Genroku Không có ông, khó lòng mà ta hình dung được một cách sống động và tường tận xã hội cũng như nhân sinh quan của người Nhật Bản đưong thời Tiểu thuyết của Saikaku chuyên viết về một thời xa đọa của thế giới ăn chơi, thời của những kẻ muốn chưng diện, tranh nhau mua lấy cái danh trưởng giả, vung tiền mua sắc dục Nên đó là thứ văn chương mà người Nhật gọi là "hiếu sắc" (koshoku), nhẹ nhàng hơn thì mượn các từ ngữ "phong tục" (fuzoku, cũng có nghĩa thông thường là phong tục tập quán) Khi chìm đắm nơi đáy tận cùng chốn ăn chơi của xã hội, tất nhiên, loại văn chương này không cần những nét thanh tao của tinh thần như truyện "Genji" ra đời 700 năm trước Tiểu thuyết về đời sống thị dân từ ông bắt đầu có giá trị nghệ thuật thật sự Sinh ra tại Osaka, ban đầu, Saikaku chuyên làm thơ haiku, làm nhiều đến 6 mức nổi danh là Nimamo (Nhị vạn ông) vì trong một cuộc thi thơ, tương truyền ông đã đọc một hơi hơn hai vạn bài haiku trong khoảng 24 giờ Nhưng tiểu thuyết mới thật sự là lãnh địa của Saikaku Sau thời nữ sĩ Murasaki, thể loại tiểu thuyết hầu như bị quên lãng hơn sáu thế kỉ Cuốn tiểu thuyết quan trọng đầu tiên của Saikaku là Đời đa tình của một chàng trai (Koshoku ichidai otoko : Hiếu sắc nhất đại nam) Cuốn truyện kể về năm mươi năm tình ái của chàng Yonosuke Năm mươi bốn chương sách ở đây được viết tương ứng với 54 chương của Truyện Genji tuy tiểu thuyết của Saikaku ngắn hơn nhiều Toàn bộ cuốn sách chỉ dài hơn 200 trang mà thôi trong khi Truyện Genji dài khoảng 3000 trang Tuy nhiên, Yonosuke là một Genji của văn chương phù thế, nghĩa là một Genji “thị dân hoá” hoàn toàn Nhân vật chính của “Một đời trai đắm sắc” tên Yonosuke, một gã đàn ông hiếu sắc mà sinh hoạt chốn tình trường đối với cả hai phái nam lẫn nữ đã được Saikaku trình bày qua suốt 54 chương của cuốn tiểu thuyết dài nầy Đồng tính luyến ái rất phổ biến ở Nhật thời xưa và câu chuyện “nam sắc” (đồng tính luyến ái giữa đàn ông) trong các tu viện Thiền Tông Ngũ Sơn đã được nhắc tới trong các tác phẩm từ thế kỷ 14 Yonosuke tất nhiên không có “hào quang” như ông hoàng Genji Tiêu điểm của tác phẩm chỉ xoay quanh phương diện lạc thú của tình yêu Nó không thể hiện một cảm thức thẩm mỹ tinh tế và lí tưởng như Truyện Genji Nó thuộc vào thời đại mà người ta bộc lộ nhục cảm hầu như tự do và do đó không tránh được sự quá trớn Đời đa tình của một chàng trai kể lại quan hệ của nhân vật trung tâm là Yonosuke với vô số phụ nữ Nhưng trong đó, chẳng có cái gì đáng gọi là tình yêu mà chỉ là những cuộc ăn chơi phóng đãng qua các thành phố Edo, Osaka và Kyoto Hiểu rõ thời đại mình, Saikaku chế giễu :“Nếu như cảm thức tinh tế đã trở thành một điều thuộc về quá khứ, thì thới trưng diện lại lan tràn với một tinh thần dung tục, hãnh tiến Người ta đến rừng mơ ở Kitano hay viếng hoa tử đằng ở Ôtani nhưng không phải là để ngắm hoa mà để vò xé hoa trong bàn tay mình Người ta nhìn làn khói hùng vĩ tuôn trào từ đỉnh Toribe nhưng chỉ thấy nó tựa 7 hồ như khói ống điếu”.Linh hồn của thời đại Murasaki là cái đẹp, còn linh hồn của thời đại Saikaku là chưng diện Tình yêu trong thế giới của Murasaki tìm kiếm tâm hồn con người và tâm hồn cỏ hoa Tình yêu trong thế giới của Saikaku săn đuổi nhục thể và những cái bóng của nó Sự phù phiếm đã lên tới tột đỉnh và thói háo sắc đã trở thành niềm kiêu hãnh của con người thời đó Văn chương Koshoku (hiếu sắc) theo lối Saikaku tuy được nhiều người bắt chước nhưng đều bị khuất mờ sau cái bóng vĩ đại của ông “Con người là những hiện thân ma quái”, Saikaku đã có lần nói thế Đó không phải là một lời phê phán về đức lí mà chỉ tiêu tả tài tình bản tính của người bằng một mệnh đề ngắn gọn Nỗi ám ảnh về sự phù du của kiếp người còn bàn bạc trong các tác phẩm của thời đại Edo, thời của thị dân, nghệ sĩ và du nữ, thời của những thành phố không đêm, của nhà hát và lữ quán… - thời đại của “văn chương phù thế” Đó là cõi đời chứa đầy khát vọng, nơi con người cuồng nhiệt hưởng thụ mọi niềm vui sống của thế gian, đam mê tận hưởng từng khoảnh khắc của trò chơi dâu bể Đề tài chủ yếu của các tác phẩm thời đại này hoặc xoay quanh đời sống thị dân với sắc tình và tiền tài, hoặc chối bỏ thế gian phù phiếm trong khát vọng tìm về cội nguồn của cái Đẹp Cảm xúc chủ đạo trong các tác phẩm là một niềm đam mê nhục thể, một sự háo hức được đắm mình trong những hoan lạc ái ân - cơn điên “ukiyo” của thời đại 2 Nhận xét về ý nghĩa của tiểu thuyết Edo trong giai đoạn cận-hiện đại của văn học Nhật Bản Ukiyo (phù thế) ban đầu theo quan niệm của Phật giáo là một thế giới phù sinh, vô thường, đến thế kỷ 17 chữ “uki” nghĩa là “ưu sầu” chuyển thành chữ uki nghĩa là “trôi nổi” Có người còn cho rằng ukiyo là sống từng khoảnh khắc, hưởng thụ thú vui của cuộc đời Chữ ukiyo còn được dùng như một thể loại gắn liền với nhiều sản phẩm văn hóa thời Edo như ukiyo-e là loại tranh 8 khắc gỗ nổi tiếng hay Ukiyo-zoshi là tiểu thuyết về thị dân, với đề tài sắc dục và tiền bạc Saikaku tuy không phải là người sáng tạo ra văn chương phù thế, tức “phù thế thảo tử” nhưng ông đã đem lại cho nó một màu sắc huy hoàng, tựa như tranh khắc gỗ, vẽ lại cuộc sống đa tình của thế gian, kể cả những hiện thân ma quái của nó Văn chương phù thế, mà Saikaku là người dẫn đầu, là văn chương của những ngọn sóng náo nức, mãnh liệt, lúy túy, nén mình về phía trước mà quay lưng lại với những thần linh xưa cũ Sống là thay đổi, là trôi nổi Và con người đô thị, những thị dân Edo chợt khám phá ra tiếng nói của chính mình nơi Saikaku Khác với võ sĩ đạo, các thị dân ấy đã có con đường của riêng mình gọi là Chonindo Các nhân vật của Saikaku, cả nam lẫn nữ, đều phiêu lãng trên con đường ấy, cuồng nhiệt và liều lĩnh, ngây thơ và sành sõi, đa tình và tuyệt vọng, thường vấp phải sai lầm nhưng tất cả đều không sợ sống Tiểu thuyết phù thế đã giúp đời sống tinh thần của người dân thời đó trở nên phong phú, con người thời đó dường như nhận ra được rằng cuộc đời này quá ngắn ngủi, không ai biết được ngày mai sẽ trôi về đâu, vậy tại sao ta lại không sống cho ngày hôm nay, tận hưởng những tự do và những lạc thú mới khi còn đang tồn tại trong cuộc đời này Thế là họ trở nên phóng đãng, lao vào sắc dục như những con thiêu thân Nó đã phản ánh được những mặt thật của xã hội thời đó: tình dục và kim tiền, hai thứ làm mê hoặc lòng người Tiểu thuyết phù thế ra đời cũng là sự xuất hiện của một thể loại văn học mới, minh chứng cho sự hiện diện của tầng lớp thị dân vốn bị xem thường và gần như chưa bao giờ được xuất hiện trong văn chương trước đây vốn chỉ được viết cho giới quý tộc Tuy không thơ mộng, lãng mạn nhưng đã nói lên những khát vọng của con người muốn vượt ra khỏi khuôn phép, luật lệ hà khắc của xã hội để tự do nói lên ước vọng của chính bản thân mình Tiểu thuyết phù thế không ca ngợi thân xác mà là cho chúng ta thấy được sự hiếu sắc của xã hội Phù thế vào thế kỷ 17 Cuộc sống của người dân đã được phản ánh sinh động và 9 hiện thực trong tiểu thuyết phù thế, những con người rất bình thường tuy không đẹp nhưng thể hiện được thực tế thời đại của mình Những gì Saikaku sáng tạo vào cuối thế kỷ mười bảy giữa một xứ phù tang đến nay vẫn còn tràn đầy một niềm vui sống say nồng Con người thời đại, cho dù ở xa Nhật Bản, vẫn tìm thấy hình bóng mình trong các tác phẩm của Saikaku, cả vẻ đẹp lẫn thói xấu, cả sắc lẫn tình, cả trang trọng và khôi hài 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách: - Nhật bản trong chiếc gương soi Tác giả: Nhật Chiêu - Lịch sử Nhật Bản (Nguyên tác: A history of Japan – R.H.P Mason&J.G.Caiger)  Website: - Giáo trình Lịch sử Nhật Bản Biên soạn: Nguyễn Nam Trân - http://www.dulichvtv.com - http://www.geocities.ws 11 ... sản phẩm văn hóa thời Edo ukiyo-e (Phù hội) loại tranh khắc gỗ tiếng , Ukiyo-zoshi (Phù thảo tử) tiểu thuyết thị dân với đề tài sắc dục tiền bạc Đấy thời huy hoàng thị dân, nghệ sĩ thời thành... đề ngắn gọn Nỗi ám ảnh phù du kiếp người bàn bạc tác phẩm thời đại Edo, thời thị dân, nghệ sĩ du nữ, thời thành phố không đêm, nhà hát lữ quán… - thời đại ? ?văn chương phù thế” Đó cõi đời chứa đầy... Đây biến cố xã hội quan trọng ảnh hưởng đến văn học thời kỳ Sự hưng thịnh Tân Nho giáo phát triển tri thức quan trọng thời Tokugawa Nho học hoạt động tích cực Nhật Bản nhờ nhà sư, thời Tokugawa,

Ngày đăng: 26/06/2021, 20:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w