Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo nhất là trẻ ở lứa tuổi 3-4 thông qua hoạt động ngoài trời là một nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mần non hiện nay.. Trong
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang trên đà hội nhập ngày càng phát triển về mọi mặt trong mọi lĩnh vực Để đưa đất nước đi lên, xứng tầm và có thể cạnh tranh với các nước phát triển, tiên tiến trên thế giới thì đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực dồi dào, có trình
độ khoa học kĩ thuật cao cùng với các phẩm chất nhân, cách phù hợp với xã hội trong thời đại mới Con người đó phải là người có khả năng tư duy tốt, có nguồn tri thức rộng, khả năng linh hoạt trong công việc cũng như trong việc tiếp thu khoa học công nghệ và đặc biệt là có một sức khỏe tốt Đây chính là một thách thức lớn đặt ra cho ngành giáo dục Việt Nam nhất là ngành giáo dục mầm non Đây là lớp học đầu tiên, là nấc thang đầu tiên trong cuộc đời của mỗi con người, một đứa trẻ sinh ra cần phải được phát triển đầy đủ các mặt thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách Để làm được điều đó thì trẻ phải có khả năng vận động linh hoạt để tồn tại và phát triển tốt trong cuộc sống Vì thế, việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo nhất là trẻ ở lứa tuổi 3-4 thông qua hoạt động ngoài trời là một nhiệm
vụ quan trọng của giáo dục mần non hiện nay Việc thực hiện tốt nhiệm vụ đó sẽ giúp cho trẻ phát triển tốt kỹ năng sống và khả năng nhận biết thế giới xung quanh Đây chính là nhiệm vụ mà các trường mẫu giáo cố gắng thực hiện tốt Nhưng trên thực tế có nhiều lý do khiến cho việc thực hiện đó bị chậm trễ hay thực hiện không
có hiệu quả Trong đó có trường mầm giáo Quế Lộc thuộc huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam, do là một huyện mới tách, lại thuộc khu vực miền núi nên vật chất còn thiếu thốn, kinh nghiệm giảng dạy và hướng dẫn thực hiện việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời không được tốt khuyến trẻ ở đây phát triển chậm về nhiều mặt Chính vì lý do này mà em
quyết định chọn đề tài “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo Quế Lộc thông qua hoạt động ngoài trời” làm đề tài nghiên cứu nhằm góp
phần giúp cho việc giảng dạy ở đây được tốt hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 2Giúp cho mọi người thấy rõ được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
Nghiên cứu lý luận, tìm hiểu thực trạng và đề xuất ra một số biện pháp giúp cho việc thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Quế Lộc thông qua hoạt động ngoài trời
4 Giả thuyết khoa học
Đất nước đang ngày phát triển và hội nhập là nhiều cơ hội đang mở ra cho chúng ta nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức đòi hỏi chúng ta phải có một lực lượng lao động có chất xám dồi dào cho đất nước Cho nên việc tạo ra một thế
hệ mới những con người ưu tú là một nhiệm vụ quan trong của ngành giáo dục nhưng quan trọng nhất là ngành giáo dục mầm non Trong giáo dục các cô giáo mầm non luôn có những cách dạy tốt để giúp trẻ phát triển, nhất là việc cho trẻ phát triển
về kỹ năng vận động, song nó luôn gặp những khó khăn trong đó có các cô giáo ở
trường mầm non Quế Lộc Nếu sử dụng “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời” một cách có khoa
học thì việc phát triển của trẻ sẽ hoàn thiện hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
Tìm hiểu thực trạng của việc thực hiện rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mầm non Quế Lộc thông qua hoạt động ngoài trời
Đề ra biện pháp để góp phần giúp cho việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ hoàn thiện hơn
6 Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trang 3Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, phân tích.
Phương pháp thống kê, tham khảo tổng kết tài liệu
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
7.1 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những kỹ năng vận động cơ bản: đi, chạy, thăng bằng
Nghiên cứu hoạt động đặc trưng: vui chơi ngoài trời
7.2 Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu ở trường mầm non Quế Lộc
8 Đóng góp lợi ích của đề tài
Tìm hiểu thực trạng trong việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường mẫu giáo Quế Lộc thông qua hoạt động ngoài trời
Đề ra biện pháp giúp cho trường mẫu giáo Quế Lộc có thể giúp trẻ phát triển toàn diện
9 Cấu trúc
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc rèn luyện kỹ năng cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi
thông qua hoạt động ngoài trời
Chương 2: Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu
giáo 3 – 4 tuổi ở trường mầm non Quế Lộc thông qua hoạt động ngoài trời
Chương 3: Các biện pháp giúp cho giáo viên trường mầm non Quế Lộc rèn luyện
kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1.1 Cơ sở lý luận về kỹ năng vận động cơ bản
1.1.1 Vận động
Vận động luôn là vấn đề được chú ý và quan tâm, được định nghĩa ở những góc độ khác nhau, ở mỗi lĩnh vực khoa học với những quan điểm riêng như:
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin thì:
Vận động là dùng để chỉ về một phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian), đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra tron không gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin thì vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp, giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi Thông qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình
Xét ở góc độ sinh lý học, việc nắm vững các chi tiết vận động được xác định bởi sự hình thành hệ thống mới của sợ hoạt động của não cho nên ta có thể nói rằng vận động chính là quá trình hoạt động của hệ thần kinh cấp cao
Trong tâm lý học vận động được hiểu là những hoạt động có ý thức của con người, là sự chuyển hóa lẫn nhau để tạo ra cái mới Vận động giúp phát triển tâm lý
Ví dụ như: vận động chạy nhảy giúp cho cơ thể của trẻ cứng cáp hơn trẻ sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc thế giới xung quanh
Ở giáo dục học thì vận động được hiểu là tác động tích cực của các cơ quan vận động của con người, phương tiện cơ bản, đặc biệt là quá trình giáo dục thể chất
và giáo dục lao động Khi tiến hành giáo dục thể chất và lao động thì chúng ta cho trẻ tiến hành những vận động Ví dụ như khi giáo dục lao động cho trẻ ta cho trẻ thực hiện cầm chổi đe quét nhà khi đó trẻ sẽ thực hiện dùng ngón tay để giữ chổi từ
đó giúp trẻ phát triển khả năng vận động ngón tay
Trang 5Từ những định nghĩa đó ta có thể thấy, khi trẻ chào đời trẻ đã biết vận động một cách tích cực vì thể vận động chính là sự chuyển động của cơ thể con người Khi một đứa trẻ vận động một cách tích cực thì trẻ sẽ phát triển một cách khỏe mạnh, cân đối về các mặt, làm cơ sở cho trẻ phát triển toàn diện cho đến lúc trưởng thành
*Nội dung phát triển vận động cơ bản cho trẻ:
Phát triển tất cả các hoạt động từ những hoạt động đơn giản như đi, chạy, leo trèo cho trẻ bằng lời hướng dẫn hoặc chơi các trò chơi sử dụng vật dụng đơn giản như vòng nhựa, gậy, dây nhảy cho đến việc phát triển những kỹ năng vận động cao, thuần thục hơn như vận động sự khéo léo của đôi tay, sự nhanh nhạy của đôi mắt
*Giai đoạn hình thành thói quen vận động ở trẻ
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn hiểu biết sơ bộ về động tác Quá trình hưng
phấn có tính chất khuyếch tán lan truyền sang các trung tâm khác của cơ quan phân tích vận động Do đó trẻ thường, các cơ bắp căng hết sức, có nhiều động tác thừa, thiếu chính xác về thời gian và không gian Đây là giai đoạn lan tỏa các phản xạ có điều kiện
Giai đoạn 2: Diễn ra các quá trình chuyên môn của các phản xạ có điều kiện.
Phát triển ức chế để hạn chế quá trình kích thích lan truyền rộng rãi Xác định được phối hợp và chính xác của vận động, hình thành định hình động lực Toàn bộ các phản xạ có điều kiện được phát triển theo thứ tự nhất định và có sự phối hợp cân bằng của các cơ quan bên trong Trong chừng mực nào đó, việc thực hiện động tác
đã có độ chính xác cao hơn ở giai đoạn thứ nhất
Giai đoạn 3: Hình thành một hệ thống liên hệ tạm thời phức tạp có tính chất
cũng cố định hình động lực và ổn định được thói quen vận động Quá trình thực hiện động tác không còn bị gò bó, tiết kiệm được sức lực, tính nhịp điều của động tác được thực hiện, trẻ tin tưởng và tích cực hơn trong hoạt động vận động của mình, có thể thực hiện được những biến dạng động tác theo những điều kiện thực tiễn (trò chơi và cuộc sống)
1.1.2 Kỹ năng vận động cơ bản
Trang 6Tất cả các hoạt động của con người bao gồm cả hoạt động vận động Do yêu cầu, mục đích của vận động và để thích nghi với điều kiện sống, các phản xạ vận động được phối hợp lại với nhau thành một tổ hợp các động tác có ý nghĩa và trở thành kỹ năng Nhìn chung, kỹ năng vận động là khả năng vận động ở mức độ cần phải tập trung chú ý cao vào từng chi tiết của bài tập vận động, các chi tiết của bài tập vận động được luyện chưa liên tục, chưa nhuần nhuyễn, chưa đảm bảo độ bền vững Và kỹ năng vận động cơ bản được xây dựng trên cơ sở tác động của hệ thống tín hiệu thứ nhất và thứ hai Việc xây dựng kỹ năng vận động cơ bản có thể được tiến hành thông qua phương pháp làm mẫu và giảng giải Như vậy kỹ năng vận động
cơ bản là những hình thái phản xạ học được trong cuộc sống, trong quá trình tập luyện theo cơ chế đường liên hệ thần kinh tạm thời
Từ cơ sở trên, ta dễ dàng nhận thấy trong quá trình tập luyện, trẻ ở lứa tuổi này rất khó để thực hiện các động tác thực ngay được Quá trình hình thành động tác vận động ở trẻ tuân theo quy luật từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện Muốn hình thành một động tác chính xác phải dựa trên những động tác đơn giản những động tác mà đã được học hoặc tiếp thu từ thực tế trong cuộc sống
Tóm lại, muốn tiếp thu các kỹ năng vận động phức tạp thì phải dựa trên những cơ sở đã được hình thành từ trước đó Khi cần phải tiếp thu các kĩ năng vận động phức tạp mà trong đó có nhiều động tác phức tạp, mới lạ thì phải sử dụng các bài tập hỗ trợ Ví dụ như: kỹ năng đi được hình thành trên cơ sở kỹ năng đi đứng, kĩ năng chạy được hình thành trên cơ sở kỹ năng đi
1.1.3 Đặc điểm vận động cơ bản của trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi
Giai đoạn trẻ ở độ tuổi 3 – 4 là giai đoạn trẻ thích khám phá thế giới xung quanh, chúng liên tục vận động Cho nên việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ là vấn đề cơ bản rất quan trọng Quá trình vận động của trẻ hầu như là hoạt động chủ đạo nên những hoạt động đó luôn có những đặc điểm riêng biệt, trong đó vận động đi, vận động chạy và vận động giữ thăng bằng là hoạt động có yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này
* Đặc điểm của vận động đi
Trang 7Đi chính là quá trình vận động cơ bản của con người trong quá trình học tập lao động của con người, mỗi lứa tuổi sẽ có những đặc điểm riêng biệt trong quá trình
đi và đối với trẻ ở độ tuổi 3 – 4 cũng vậy Ở lứa tuổi này trẻ đã biết hoàn thiện một
số mặt nhất định cho nên khi được hướng dẫn, trẻ sẽ có được tư thế đúng đắn hơn trong hoạt động đi, không những vậy trẻ xác định được hướng và biết thay đổi hướng đi đứng theo sự hướng dẫn của người lớn Tuy nhiên ở lứa tuổi này, nhịp đi của trẻ vẫn chưa ổn định, chưa nhịp nhàng trong việc phối hợp các động tác, chưa giữ được tư thế thẳng đứng và đôi khi còn rất vụng về trong quá trình đi Chính vì thế, trẻ cần được hướng dẫn rèn luyện khả năng đi một cách chuẩn xác
* Đặc điểm vận động chạy
Cũng vận động bằng đôi chân nhưng chạy có tốc độ nhanh hơn so với tốc độ
đi bình thường Quá trình chạy của trẻ cũng đã được hình thành từ sớm nhưng phải đến giai đoạn 3 – 4 trẻ mới hoàn thiện Ở độ tuổi này, trẻ đã biết chạy là như thế nào, biết giữ được thăng bằng và xác định hướng khi chạy nhưng nó vẫn chưa ổn định Bước chạy của trẻ còn ngắn, nặng nề, không đều Tuy nhiên, trẻ ở giai đoạn này lại nhận thức rất nhanh nên hãy giúp trẻ nắm vững các kỹ năng chạy, khi chạy ổn định được thì trẻ cũng học được cách phối hợp nhịp nhàng các động tác
*Đặc điểm giữ thăng bằng
Khi trẻ vận động đi hay chạy nếu không giữ được thăng bằng thì khó mà phát triển hoàn thiện các động tác đó được Chính vì thế cảm giác thăng bằng cho trẻ đóng vai trò rất quan trọng, ở giai đoạn tuổi 3 – 4 thì cảm giác thăng bằng của trẻ đã được củng cố Trẻ đã định hướng được và nhận biết được về khoảng cách cho nên cần phải có những bài tập thăng bằng tốt để giúp trẻ luôn có cảm giác tự tin để giữ thăng bằng trong mọi hoạt động của mình
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động ngoài trời
1.2.1 Hoạt động ngoài trời
Trong đời sống hàng ngày hoạt động ngoài trời là một dạng được tổ chức trong môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên bên ngoài lớp học rất tốt đối với sức khỏe và việc học tập, vui chơi của trẻ Hoạt động ngoài trời ở trường mầm non là một hoạt động trong chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ Để hiểu rõ hơn khái niệm
Trang 8“hoạt động ngoài trời”, ta cần hiểu rõ thế nào khái niệm “hoạt động” và “hoạt động ngoài trời”.
Theo cách hiểu thông thường thì “hoạt động” là sự tiêu hao năng lượng thần
kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn nhu cầu của mình Ở góc độ tâm lý học người ta coi hoạt động là phương thức tồn tại của con người bằng cách tác động vào đối tượng để tạo ra một sản phẩm tương ứng, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân, nhóm và xã hội
Còn “ngoài trời” là khoảng trống, không có mái che.
Như vậy, “hoạt động ngoài trời” là một trong những hoạt động hằng ngày của
trẻ và được tổ chức ở không gian ngoài lớp học Ở đó trẻ có nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển khả năng vận động một cách tích cực như đi, chạy, vẽ, cầm nắm các đồ dùng đồ chơi,…
1.2.2 Nội dung của hoạt động ngoài trời
Hoạt động ngoài trời được quy định trong chương trình mầm non với mục đích, nội dung, phương pháp, biện pháp, hình thức tổ chức, phương tiện riêng, rất đặc thù không giống như bất cứ một buổi hoạt động ngoài trời nào khác Có thể nêu
ra đây một cách khái quát về nội dung và cấu trúc một buổi hoạt động ngoài trời ở trường mầm non như sau:
Thứ nhất, hoạt động có mục đích: Trẻ được làm quen với các sự vật hiện tượng của
thế giới xung quanh Ôn luyện, củng cố kiến thức đã được học trên lớp
Thứ hai, trò chơi vận động: ở đây trẻ được vui chơi từ 1 đến 2 trò chơi vận động
trong một buổi hoạt động ngoài trời
Thứ ba, vui chơi tự chọn: trẻ được chơi theo ý thích với các đồ chơi hoặc các đồ
chơi, phương tiện do cô và trẻ tự tạo ra hoặc tự kìm kiếm dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên Thời gian cho một buổi hoạt động ngoài trời tùy theo độ tuổi Thời điểm hoạt động ngoài trời là vào buổi sáng hàng ngày sau giờ lên lớp
1.2.3 Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời
Cuộc sống của côn người gắn bó mật thiết với thiên nhiên, để cuộc sống được lành mạnh, lâu bền con người cần hiểu và có cách sống hài hòa với thiên nhiên xung quanh mình Tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời là một cách để giúp
Trang 9trẻ được sống gần gũi với thiên nhiên, tìm hiểu và học cách hoạt động phù hợp với đối tượng trong môi trường xung quanh, rèn luyện cơ thể Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển toàn diện của trẻ em
Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời vào buổi sáng giúp cho quá trình tổng hợp và hình thành vitamin D được dễ dàng, do đó mà góp phần chống bệnh còi xương cho trẻ Ngoài ra, khi ra ngoài trời trẻ còn được tiếp xúc với các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, hoạt động của người lớn từ đó mở rộng củng cố hiểu biết, kỹ năng nhận thức cho trẻ Trẻ được rèn luyện các hành vi văn minh nơi công cộng, được cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống và thiên nhiên xung quanh
Hoạt động ngoài trời là một hoạt động bổ ích và vô cùng lý thú, có sức hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ đối với trẻ Tuy nhiên là môi trường tốt về nhiều mặt Ở đây trẻ được gặp nhiều tình huống thực tế, sinh động, tự nhiên mà khi hoạt động trong lớp không có, làm cho trẻ trở nên tự chủ, độc lập, tích cực trong việc giải quyết các vấn
đề gặp phải, ít bị lệ thuộc vào người lớn Khi dạo chơi trẻ có thể tham gia các trò chơi khác nhau như trò chơi vận động, trò chơi học tập, sáng tạo với các vật liệu tự n nhiên…
Hoạt động ngoài trời cũng góp phần giáo dục trẻ ý thức lao động như: biết cuộc sống của con vật, cây cối…giúp trẻ hiểu thêm những công việc của người lao động và giá trị các sản phẩm lao động
1.3 Mối liên quan giữa kỹ năng vận động cơ bản và hoạt đông ngoài trời
Yếu tố để giúp con người khác biệt hơn với động vật chính là lao động, khi con
người lao động thì các kỹ năng sẽ được hình thành Việc rèn luyện kỹ năng này tạo
ra sự phối hợp ăn ý giữa các hoạt động chính vì thế khi có con người xuất hiện thì đồng nghĩa với việc nơi đó có hoạt động rèn luyện kỹ năng Với độ tuổi còn rất nhỏ chưa nắm bắt được kỹ năng vận động cơ bản, chưa có được kiến thức phối hợp các động rèn luyện nên trẻ em chính là đối tượng rèn luyện nhất
Trong hoạt động phát triển thể chất, kỹ năng vận động cơ bản và hoạt động ngoài trời có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Trong nội dung của hoạt động ngoài trời luôn đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng vận động cơ bản để áp dụng vào trong quá trình tiếp xúc với sự vật hiện tượng của môi trường xung quanh Thông qua hoạt động ngoài
Trang 10trời trẻ không chỉ làm quen được với thế giới xung quanh mà còn rèn luyện các kỹ năng vận động cơ bản Bên cạnh đó, khi chơi ngoài trời trẻ có nhiều cơ hội vận động toàn thân, phát triển các kỹ năng vận động cơ bản Hoạt động ngoài trời giúp trẻ thích nghi được với những điều kiện biến đổi của môi trường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CHO TRẺ MẪU GIÁO 3 – 4 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG NGOÀI TRỜI
2.1 Thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 –
4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời của các trường mẫu giáo ở Quảng Nam hiện nay
2.1.1 Mục đích của việc tìm hiểu thực trạng
Tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời ở các trường mẫu giáo nhằm để xác định những tồn tại, những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ, đồng thời ìm hiểu những nguyên nhân của thực trang đó để tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời
2.1.2 Thực trạng chung của việc rèn luyện cho trẻ ở tỉnh Quảng Nam hiện nay
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc giáo dục con người luôn được nhà nước ta quan tâm đầu tư phát triển Trong đó việc giáo dục cho trẻ ở độ tuổi mầm non luôn được chú trọng nhất, vì ở giai đoạn này nếu không được chăm sóc giáo dục tốt sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này Không chỉ giáo dục cho trẻ về tri thức, đạo đức, thẩm mỹ mà giáo dục của ta cũng chú ý đến việc rèn luyện kỹ năng cơ bản bằng những kiến thức cơ bản Trong đó việc rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời luôn được chú ý và phát triển tuy nhiên vẫn có nhiều bất cập sau đây là những trạng của việc tổ chức cho trẻ rèn luyên hiện nay:
Thông qua quá trình điều tra, tìm hiểu các trường mẫu giáo của các trường mẫu giáo ở tỉnh Quảng Nam tôi nhận thấy hầu hết các trường điều có tổ chức cho trẻ với nhiều hình thức khác nhau Trong đó việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ