Như chúng ta đã biết, nếu phương Đông được coi là chiếc nôi lớn của văn minh nhân loại, thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai trung tâm văn hóa triết học cổ xưa rực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh đó. Một trong những tư tưởng triết học thời đó vẫn còn giá trị cho đến ngày nay và là nền tảng lí luận đầu tiên để xây dựng một nhà nước pháp quyền sau này, đó là “ Tư tưởng triết học của Pháp gia”. Bởi lẽ, trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển và một xã hội công bằng thì pháp luật chính là công cụ tối ưu có hiệu quả nhất. Song, chỉ có pháp luật không thì chưa đủ, mà cần phải có người áp dụng và thực hiện mới thực sự tạo nên tính hiệu quả của pháp luật.Pháp gia là trường phái triết học ra đời tại Trung Hoa. Với lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi là trường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng phép trị để trị nước, là những bản chép đầu tiên về pháp luật và vị vua đầu tiên của lịch sử Trung Hoa đã áp dụng một cách triệt để, có hiệu quả tư tưởng này… với việc trị nước của mình. Vị vua đó chính là Tần Thủy Hoàng, đã chấp dứt cục diện bách gia phân tranh, thống nhất Trung Hoa, xây dựng nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Trang 2MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, nếu phương Đông được coi là chiếc nôi lớn của vănminh nhân loại, thì Ấn Độ và Trung Quốc là hai trung tâm văn hóa triết học cổ xưarực rỡ, phong phú nhất của nền văn minh đó Một trong những tư tưởng triết họcthời đó vẫn còn giá trị cho đến ngày nay và là nền tảng lí luận đầu tiên để xây dựngmột nhà nước pháp quyền sau này, đó là “ Tư tưởng triết học của Pháp gia” Bởi lẽ,trong mỗi quốc gia, để đảm bảo cho một nền chính trị ổn định, một nền kinh tếphát triển và một xã hội công bằng thì pháp luật chính là công cụ tối ưu có hiệuquả nhất Song, chỉ có pháp luật không thì chưa đủ, mà cần phải có người áp dụng
và thực hiện mới thực sự tạo nên tính hiệu quả của pháp luật
Pháp gia là trường phái triết học ra đời tại Trung Hoa Với lịch sử thế giớinói chung và lịch sử Trung Hoa nói riêng, Pháp gia của Hàn Phi Tử được coi làtrường phái triết học đầu tiên chủ trương dùng pháp trị để trị nước, là những bảnchép đầu tiên về pháp luật và vị vua đầu tiên của lịch sử Trung Hoa đã áp dụngmột cách triệt để, và có hiệu quả tư tưởng này… với việc trị nước của mình Vị vua
đó chính là Tần Thủy Hoàng, đã chấp dứt cục diện bách gia phân tranh, thống nhấtTrung Hoa, xây dựng nhà nước tập quyền Trung ương đầu tiên trong lịch sử TrungQuốc
Trong bài thuyết trình này, chúng ta sẽ cùng làm rõ tư tưởng Pháp gia vàothời Xuân Thu – Chiến Quốc, mà nổi bật là Hàn Phi Tử và tư tưởng trị nước củaông Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và chủ trươngdùng pháp luật hà khắc để trị nước
Trang 3Ở thời điểm đó Trung Quốc vẫn chưa được coi là một đế quốc Và tới tậnkhi vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần, và cũng là vị hoàng đế đầu tiên của TrungQuốc lên ngôi thì nước này mới bắt đầu giai đoạn phong kiến
1.2 Thời Chiến Quốc
Tiếp thời Xuân Thu là thời Chiến Quốc kéo dài từ khoảng thế kỷ 5 TCN tớikhi Trung Quốc thống nhất dưới thời Tần năm 221 TCN Tên gọi Chiến Quốc xuấtphát từ cuốn Chiến Quốc sách được biên soạn đầu thời nhà Hán Thông thường nóđược coi là giai đoạn thứ hai của nhà Đông Chu, tiếp sau của giai đoạn Xuân Thu,
dù chính nhà Chu đã kết thúc vào năm 256 TCN, 35 năm trước khi kết thúc giaiđoạn Chiến Quốc Tương tự như giai đoạn Xuân Thu, vị vua nhà Chu chỉ đơn giản
là một vua bù nhìn Điểm khởi đầu thời Chiến Quốc hiện vẫn còn tranh cãi Trongkhi thông thường mọi người sử dụng năm 475 TCN (tiếp sau thời Xuân Thu) thìnăm 403 TCN – năm mà nước Tấn bị chia thành ba – cũng thỉnh thoảng được coi
là năm bắt đầu của thời kỳ này
Thời Chiến Quốc, trái với thời Xuân Thu, là một giai đoạn mà các lãnh chúađịa phương sáp nhập các tiểu quốc nhỏ hơn xung quanh để củng cố quyền lực Quátrình này đã bắt đầu ở thời Xuân Thu, và tới thế kỷ 3 TCN, bảy nước lớn nổi lênchiếm vị trí áp đảo Bảy nước lớn thời Chiến Quốc (Chiến Quốc thất hùng), gồm:
Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ và Tần Một dấu hiệu khác của sự tăng cườngquyền lực là sự thay đổi danh hiệu: trước kia các lãnh chúa vẫn xếp mình vào bậccông hay hầu, chư hầu của vua nhà Chu; nhưng trong giai đoạn này họ đã lần lượt
tự xưng vương, có nghĩa là họ ngang hàng với vua nhà
2 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng Pháp gia
Trường phái Pháp gia bắt đầu xuất hiện vào thời Xuân Thu - Chiến Quốc(770 – 221TCN) Đây là thời kì mà xã hội Trung Quốc có nhiều biến động
Thời Xuân Thu, bên cạnh kinh tế phát triển và dân số tăng trưởng, giữa cácnước lớn đã triển khai một cuộc giành giật quyết liệt quyền bá chủ, tình hình xã hội
có biến đổi rất lớn Xuân Thu là một thời kỳ quá độ từng bước giải thể của trật tự
xã hội chính trị truyền thống Tây Chu Khổng Tử - nhà tư tưởng đầu tiên và nhà
Trang 4giáo dục vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc đã sinh ra trong thời kỳ cuối Xuân Thuvới trường phái Nho giáo chủ trương “đức trị” Và bắt nguồn từ cải cách phươngpháp cai trị, phái Pháp gia xuất hiện đại biểu nổi tiếng sớm nhất: Quản Trọng
Thời Chiến Quốc, là thời các nước chư hầu cát cứ ở Trung Quốc tiếp sauĐông Chu liệt quốc Trong đó nhiều nước chư hầu vừa và nhỏ đã bị thôn tính, chỉcòn lại 7 nước là Tề, Sở, Tần, Hàn, Yên, Triệu, Ngụy Trong thời kỳ Chiến Quốccác nước tới tấp tiến hành biến pháp, xã hội xuất hiện tầng lớp sĩ nhân mới nổi lên.Sôi động trong tầng lớp này thúc đẩy một bước phồn vinh về văn hóa, khoa học,…Thời gian này, văn hóa tư tưởng cổ đại Trung Quốc đạt tới đỉnh cao trong lịch sử.Trong đó, Khổng Tử là tiêu biểu cho Nho gia; Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử là tiêubiểu cho Đạo giáo, Hàn Phi là tiêu biểu của Pháp gia; Mặc Tử là tiêu biểu của Mặcgia và một số người thuộc phái Pháp gia ngày càng nhiều hơn như: Lý Khôi, NgôKhởi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng,… Đặc biệt, Hàn Phi Tử dựa trênthực tế của tình hình xã hội tiếp thu, kết hợp những lý thuyết Pháp gia đã có từtrước, vận dụng sinh động và hoàn chỉnh học thuyết Pháp gia
Học thuyết pháp trị của Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kìbởi các tác giả xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng
và cuối cùng được hoàn thiện bởi Hàn Phi Tử
• Quản Trọng (thế kỷ VI TCN) là Tướng quốc của vua Hoàn Công nước Tề.Ông được coi là nguời đã đề ra một số chính sách cải cách làm cho nước Tềthời Hoàn Công trở thành nước hùng mạnh Tử tưởng về pháp trị của QuảnTrọng và những người thừa kế thường tập hợp trong sách Quản Tử, bao gồm
4 điểm chủ yếu sau:
- Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường
- Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, côngthương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội
- Ba là, chủ trương phép trị nước phải đề cao “Luật, hình, lệnh, chính” Luật
là để định danh phận cho mỗi người; Lệnh là để cho dân biết việc mà làm;Hình là để trừng phạt làm trái Luật và Lệnh; Chính là để sửa cho dân theođường ngay, lẽ phải
- Bốn là, khi được để cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa,liêm… trong phép trị nước
Trang 5Về triết học, sách Quản Tử cho rằng giới tự nhiên có quy luật nhất định:
“Trời không thay đổi quy luật của trời, đất không đổi nguyên tắc của đất Xuân –
Hạ - Thu – Đông không thay đổi thời tiết, xưa nay đều như thế cả” Hơn nữa quyluật ấy tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào ý chí của con người Sự vận hànhcủa bốn mùa, sự thay đổi của ngày đêm đều do tác dụng của âm dương Có khi cóhiện tượng thất thường, nhưng đó cũng do tự nhiên, con người không thể làm thayđổi được
Về đường lối chính trị, sách Quản Tử cho rằng muốn trị nước được tốt phải
đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bè tôi biết là vua sáng suốt hay không,biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình… bởi điều đó sẽ khiến bề tôi khôngthể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua
• Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370 – 290TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học
về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nướcbằng pháp luật Thận Đáo cho rằng pháp luật phải khách quan như vật “vôvi” và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền.Phải nói rằng đây là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi Tử đã tiếpthu và hoàn thiện Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của
“Thế”
• Cùng với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng pháp trị, đó làThương Ưởng Thương Ưởng vốn là Công Tôn Ưởng, người nước Vệ, thờiTần Hiếu Công cải cách nước Tần trở nên giàu mạnh, được phong ở đấtThương nên gị là Thương Ưởng Tư tưởng của ông được chép thành mộtquyển gọi là Thương quân thư
Trong phép trị nước Thương Ưởng không những hoàn toàn đồng ý biệnpháp chung của xã hội có giai cấp là “bên trong thì dùng hình phạt, bên ngoài thì
Trang 6dùng chiến tranh” mà còn nhấn mạnh rằng muốn chế ngự được thiên hạ thì trướchết phải chế ngự được dân mình, muốn thắng được kẻ địch mạnh thì trước hết phảithắng được dân mình.
Trong chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia vàcáo gian lẫn nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởngngười có công, phạt người phạm tội Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạxuống làm người thường dân Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp,thi hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất nhờ đó chỉ saumột thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và lần lượt thôn tính được nhiềunước khác
• Cuối cùng phải kể đến Hàn Phi Tử, người có công tổng kết và hoàn thiện tưtưởng trị nước của Pháp gia Chính ông là người đã tổng kết và làm nên một
tư tưởng triết học có ảnh hưởng cho đến bây giờ
3 Hàn Phi Tử - Cuộc đời và cơ sở hình thành tư tưởng Pháp trị 3.1 Cuộc đời
Hàn Phi Tử sinh vào khoảng năm 280TCN, mất năm 233TCN, vốn thuộcdòng dõi quý tộc, là công tử của vua Công nước Hàn Chính vì vậy ngay từ nhỏông đã thấy mối quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước Vì theo học đạo Nho dướimôn Tuân Tử cùng Lý Tư (nhà sử gia lớn nhất lúc bấy giờ), nên ông đã tiếp thu vàthông thạo những tư tưởng quốc trị của các tiền bối đi trước (Nho gia, Đạo gia,Mặc gia…), nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy Tuân Tử chú trọng về việcgiáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi Tử cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyềnthuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho Hàn Phi Tử từng bảo:
“Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý” (Ta mến thầy ta, nhưng ta chuộng chân lýhơn) Tuy nhiên Hàn Phi Tử là người có tật nói lắp, do đó ông không giỏi biện luận
và ông đã tập trung sức lực để viết sách, trình bày các luận thuyết của mình HànPhi Tử viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn nhưngchẳng được trọng dụng Khi tác phẩm của Hàn Phi Tử truyền sang nước Tần, lúcvua Tần đọc tới hai thiên “Cô phẩn” và “Ngũ xuẩn”, thấy rất hợp với ý tưởng củamình, đã thán phục rằng: “Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thìchết cũng chẳng còn ân hận” Hàn Phi Tử có thể được coi là đại diện xuất sắc nhấtcủa trường phái Pháp gia, là người chủ trương dùng pháp chế để cai trị đất nước
Theo sử kí ghi nhận, suốt đời Hàn Phi Tử chỉ có một dịp duy nhất, để thi thốtài nghệ, là lần đi sứ sang Tần Nguyên do là vì Tần vây đánh nước Hàn, vua Hàn
cả kinh, liền cử Hàn Phi Tử làm sứ giả, sang gặp vua Tần xin hòa giải Hàn Phi Tử
đệ quốc thư lên Tần Thủy Hoàng, đại ý nói rằng: “Nước bất kính phục với vua Tần
là nước Triệu, vậy Tần chớ nên đánh Hàn, đáng lý nên liên minh với Hàn, cùng
Trang 7nhau phạt Triệu mới đúng” Tại nước Tần ông có cơ hội nói lên tư tưởng pháp trịcủa mình và Tần Thủy Hoàng rất thích tư tưởng đó Sau này bởi sự ganh ghét củangười bạn học Lý Tư, ông đã bị bức tử trong ngục Song tư tưởng pháp trị của ông
đã được Tần Thủy Hoàng thực hiện một cách triệt để
Đương thời, Lý Tư, bạn học của Hàn Phi Tử là tể tướng nước Tần, khôngđồng ý với quan điểm đó, cho rằng mục đích chân chính của Hàn Phi Tử, chẳngqua là nhằm bảo tồn nước Hàn đó thôi, nào có chủ ý làm lợi cho Tần Chẳng hiểu
vì lẽ nào, đã không thuyết phục được vua Tần thì thôi, Hàn Phi Tử lại cứ nấn námãi bên Tần, không chịu về nước ngay Có lẽ bởi cử chỉ quái gỡ đó, khiến cho Lý
Tư nghi, e Hàn Phi Tử ở lâu, rồi sẽ được vua Tần trọng dụng, thay cho địa vị củamình, nên đã bất chấp tín nghĩa bạn học với nhau, ngầm thông đồng với Diêu Giãhãm hại Hàn Phi Tử, kết thúc cuộc đời bi thống vào năm 233 TCN khi chưa đầy 50tuổi Trớ trêu thay, những bậc tiền bối của Pháp gia, là Ngô Khởi và Thương Quân,
đề có công lớn với triều đình, thế mà cũng chết bất đắc kì tử Ngô Khởi bị phânthay, Thương Quân bị xe cán xác, Hàn Phi Tử thì bị bạn học bức tử nơi xứ người
Trên lịch sử Trung Quốc, Hàn Phi Tử là một triết gia bị ngộ nhận nhiều nhất,bởi tư tưởng của người chỗ nào cũng trái ngược với đạo Nho, một học phái đãgiành được địa vị chính thống, kể từ đời Đường, Tống trở đi Do đó, học thuyếtcủa Hàn Phi Tử, thậm chí bị coi như tà thuyết, dị đoan
3.2 Cơ sở hình thành tư tưởng pháp trị
Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trò các học thuyết “Nhân trị”,
“Đức trị”, “Vô vi trị”, “Kiêm ái”… Song tất cả đều tỏ ra bất lực, vì không đáp ứngđược yêu cầu của thời cuộc Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học truyết pháp trị đãxuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấy phápluật làm công cụ chủ yếu Trong lịch sử xây dựng học thuyết của mình, Hàn Phi Tửphê phán mạnh mẽ lý thuyết chính trị của Nho gia Ông cho rằng cách cai trị dựatrên tinh thần nhân đức của nhà cầm quyền là trái với thực tế và nếu áp dụng vàothực tế thì sẽ làm loạn đất nước Đối với ông nền tảng của việc cai trị đất nướcchính là sự chế ước bản thân, một vị quân chủ cao quý nắm giữ chính quyền sẽ tựnhiên mang lại hòa bình và ổn định cho đất nước Hàn Phi Tử quan niệm nhà vuacũng là người bình thường như bao người khác, cái làm cho đất nước trị hay loạnkhông phải là ông vua đó ra sao mà là nền pháp trị của nước đó như thế nào Thenchốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật Có phápluật, pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã hội mới ổnđịnh, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước giàu mạnh, làmcho dân chúng được yên bình, hạnh phúc Hàn Phi Tử đã đề xuất tư tưởng “trịnước bằng luật pháp” (dĩ pháp trị quốc), chủ trương “luật pháp không phân biệt
Trang 8sang hèn” (pháp bất a quý), “hình phạt không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởngkhông bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu).Ông hết sức coi trọng tác dụng của pháp luật và chủ trương xây dựng một lý luậnpháp trị hoàn chỉnh, trong đó lấy “pháp” làm hạt nhân, kết hợp chặt chẽ “pháp”,
“thuật” với “thế”
4 Nội dung tư tưởng của Hàn Phi Tử trong pháp trị
4.1 Một số nội dung cơ bản của phép trị nước
Triết lý chính trị của Hàn Phi Tử, bắt nguồn từ tư tưởng “Phú quốc binhcường” của Ngô Khởi cùng Thương Quân, hình thành một hệ thống gồm ba chủđiểm là: “Pháp”, “Thuật” và “ Thế” là ba yếu tố cần thiết không thể tách rời Theoông, sở dĩ dùng pháp luật, mệnh lệnh, hình phạt là phương pháp có hiệu quả nhất vì
“dân vốn nhờn với lòng thương mà chỉ tuân theo uy lực” Nhưng muốn “pháp” cóthể thi hành được thì vua phải có “thế”, tức là phải có đầy đủ uy quyền Tuynhiên,muốn cai trị được tốt thì ngoài “thế” và “pháp” còn phải chú ý đến “thuật”,tức là phương pháp điều hành Thuật bao gồm ba mặt: bổ nhiệm, khảo hoạch và
thưởng phạt Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ theo tài năng chứ
không cần đến đức hạnh, dòng dõi; đồng thời phải xuất phát từ yêu cầu của côngviệc để đặt chức quan, chức qua không cần thiết thì bãi bỏ Thuật khảo hạch vàthưởng phạt là căn cứ theo trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công việc, làm tốt thìthưởng, không làm tốt thì chém Ngoài ba thứ đó, ông vua chuyên chế không cầnthứ gì khác, tức là không cần nhân nghĩa ân huệ, không cần trí tuệ, không cần hâm
mộ trung tín
4.1.1: Pháp
Hàn Phi Tử quan niệm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để đem lại hòa bình, ổnđịnh và công bằng: “Bậc thánh nhân hiểu rõ cái thực tế của việc phải và trái, xét rõthực chất của việc trị và loạn, cho nên trị nước thì nêu rõ pháp luật đúng đắn, bày
ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, trừ bỏ cái họa trongthiên hạ Khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số
ít, người già cả được thỏa lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giớikhông bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau”
Theo ông định nghĩa cho Pháp có ba điểm chính:
• Là pháp lệnh do cửa quan ban ra, mọi người phải tuân theo
• Nội dung chính yếu của pháp lệnh là Thưởng và Phạt
Trang 9• Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp ví như cáncân, tiêu biểu cho lẽ công bằng.
Nếu xét theo quan niệm hiện đại, thì hàm nghĩa của “Pháp” gồm có hai mặttích cực và tiêu cực
- Về mặt tiêu cực: là có tính cách phòng ngừa, pháp đã quy định sẵn,trường hợp phạm và lệnh cấm nào thì phải chịu theo hình phạt ấy
- Về mặt tích cực: có những điều khoản bảo đảm quyền lợi cho ngườidân
Nhìn lại cái gọi là “Pháp” mà Hàn Phi Tử luôn luôn nhấn mạnh, thì chỉ cómặt tiêu cực mà thôi Nói cách khác, “Pháp” của Hàn Phi Tử, chỉ có những điều do
kẻ thống trị đòi hỏi ở nhân dân thôi, ngược lại, nhân dân chẳng có quyền đòi hỏiđiều gì ở kẻ thống trị Đọc sách “ Hàn Phi Tử” người ta thấy chữ “Pháp” hay gắnliến với chữ “cấm” Vậy cái gọi là “Pháp” (tức là lệnh cấm), là những gì mà kẻthống trị đòi hỏi một chiếu ở người dân, ai làm đúng với lệnh dó thì được thưởng,trái với lệnh đó là phải thưởng, phạt Thưởng và phạt là hai cái án giúp cho kẻthống trị kiểm soát, thậm chí nô dịch nhân dân Để pháp lệnh được thi hành hữuhiệu, đòi hỏi kẻ hành pháp phải công bằng, vô tư Hàn Phi Tử đã viết trong thiên
“Ngũ xuẩn” rằng: “Phù thùy khấp bất dục hình giả, nhân giả; nhiên nhi bất khả bấthành giả, pháp giả Thiên vương thắng khì Pháp, bất thính kì khấp” (phàm làngười rơi lệ, không đành lòng gia hình cho kẻ khác, là Nhân; nhưng buộc khônggia hình cho kẻ khác là Pháp Tiên vương sở dĩ đã thắng lợi thành công , là nhờvào Pháp,chẳng màng đến tiếng khóc than) Theo quan niệm của Hàn Phi Tử nhưvậy, thì Pháp chẳng những có ý nghĩa pháp lệnh quốc gia về mặt chính trị, đồngthời còn là tiêu chuẩn tối cao về giá trị xã hội nữa Do đó, Hàn Phi Tử đã đả kíchhầu hết các thuyết khác, kể cả Khổng - Mạnh, Lão - Trang và Mặc Tử nữa
Theo Hàn Phi Tử, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt Sở dĩphải nhấn mạnh về vấn đề thưởng phạt, là vì có 3 nguyên nhân sau đây:
• Người ta có tâm lí ham thưởng, sợ phạt, nên áp dụng luật thưởng, phạt
là phương pháp cai trị hữu hiệu nhất
• Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc suy tư thì rất dễ
bị thần thuộc a dua lừa bịp Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng, phạt, thì sẽ tránhđược tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo xử kiện khách quan, việc gì
Trang 10đáng thưởng, điều nào đáng phạt, điều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi
bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan
• Thưởng phạt là lợi khí sắc bén để vua chúa kiểm soát thần thuộc
Ví như: Bá Di, Thúc Tề, vì tưởng niệm cố quốc, bất mảng chính trị mà chịuchết đói trên núi hoang, được Khổng Tử tôn là hiền sĩ, nhưng với Hoàng Phi thìcho rằng, những người chẳng ham thưởng, không sợ phạt như vậy, là” hạn thầndân vô ích”, theo tiêu chuẩn giá trị chữ “Pháp”
Hai thiên Giải Lão và Dụ Lão trong tác phẩm Hàn Phi Tử, đã chứng tỏ Hàn
Phi Tử rất am hiểu Đạo gia Nhìn chung, cả Đạo gia và Pháp gia đều yêu cầu mọiviệc phải luôn biến đổi Đạo gia nhấn mạnh đến tính tương đối của tri thức conngười cũng như của chế độ, còn Pháp gia đi đến kết luận rằng, cần phải lấy yêu cầutrước mắt làm phương hướng cho việc giải quyết các vấn đề chính sự Nó đòi hỏingười đứng đầu bộ máy quyền lực phải luôn theo sát tình hình thực tế: “Bậc thánhnhân không cốt trau dồi chuyện xưa, không noi theo những nguyên tắc bất biến,khi bàn việc làm ở đời thì dựa theo tình hình của thời mình mà đặt ra những biệnpháp” Hàn Phi Tử phê phán một cách gay gắt những người “hủ Nho”, coi đó là
“bọn học giả dốt nát ở đời không biết bản chất của việc trị và loạn, cứ nói năngnhảm nhí và dẫn những sách của người xưa để làm rối việc cai trị ở đời này Nếunghe lời họ thì nguy, nếu dùng kế họ thì loạn Đó là điều ngu hết sức lớn và là mối
lo hếtsức lớn”
Hàn Phi Tử hiểu rất rõ và sâu sắc về pháp luật, coi “pháp luật là mệnh lệnhban bố rõ ràng ở nơi cửa công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng chonhững kẻ cẩn thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh” Đây là một
tư tưởng hết sức tiến bộ so với đương thời Cái gọi là “mệnh lệnh ban bố rõ ràngnơi cửa công” khác xa so với cách cai trị bởi ý muốn chủ quan của các cá nhân quýtộc nắm quyền đương thời Pháp luật rõ ràng được ban bố cho trăm họ, làm chodân biết pháp luật để tránh phạm pháp; lấy đó làm chuẩn tắc cho hành vi của mọingười, chứ không phải là cái bẫy để hại dân Các điều luật minh bạch là phươngthức phòng bị tích cực, chứ không phải là một thủ đoạn chế tài tiêu cực Đồng thời,
nó cũng chính là “hiến lệnh”– một công cụ - để vua cai trị thần dân Nội dung chủyếu của “pháp” có thể quy về 2 khái niệm chủ yếu là “thưởng” và “phạt”
Thực hành pháp trị tất phải xây dựng pháp luật Hàn Phi Tử cho rằng, lậppháp cần phải xét đến các nguyên tắc sau:
Trang 11• Tính tư lợi Hàn Phi quan niệm nền tảng của quan hệ giữa con người với con
người là tư lợi, ai cũng muốn giành cái lợi cho mình “Ông thầy thuốc khéohút mủ ở vết thương người ta, ngậm máu người ta không phải vì có tìnhthương cốt nhục, chẳng qua làm thế thì có lợi.Cho nên, người bán cỗ xe làmxong cỗ xe thì muốn người ta giàu sang Người thợ mộc đóng xong quan tàithì muốn người ta chết non Đó không phải vì người thợ đóng cỗ xe có lòngnhân, còn người thợ đóng quan tài không phải ghét người ta, nhưng cái lợicủa anh ta là ở chỗ người ta chết” Luật pháp đặt ra thì cái lợi của nó phảilớn hơn cái hại
• Hợp với thời thế Đây chính là thuyết biến pháp của Hàn Phi Nguyên tắc
thực tế của việc xây dựng pháp luật, hay tính thực tiễn của luật pháp, là nétnổi bật trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Đối với ông, không có một phápluật siêu hình hay một mô hình pháp luật trừu tượng tiên thiên để mà noitheo Chỉ duy nhất có yêu cầu và tiêu chuẩn của thực tiễn “Pháp luật thayđổi theo thời thì trị; việc cai trị thích hợp theo thời thì có công lao Thời thếthay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn Cho nên, bậc thánhnhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi và sự ngăn cấm theo khảnăng mà thay đổi”
• Ổn định, thống nhất Mặc dù pháp luật phải thay đổi cho hợp với thời thế,
song trong một thời kỳ, pháp lệnh đã đặt ra thì không được tùy tiện thay đổi(“số biến pháp”), vì nếu vậy thì dân chúng không những không thể theo, màcòn tạo cơ hội cho bọn gian thần
• Phù hợp với tình người, dễ biết dễ làm.
• Đơn giản mà đầy đủ.
• Thưởng hậu phạt nặng.
Đối với việc chấp pháp, nguyên tắc của Hàn Phi là:
• Tăng cường giáo dục pháp chế, tức là “dĩ pháp vi giáo”.
• Mọi người, ai ai cũng bình đẳng trước pháp luật, tức “pháp bất a quý”,
“hình bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tứ phu” Đến bản thân bậc quân chủ– nhà vua – cũng phải tôn trọng và tuân thủ pháp luật: “Kẻ làm vua chúa là
kẻ phải giữ pháp luật, căn cứ vào kết quả mà xét để lập công lao”; Nếu nhàvua biết bỏ điều riêng tư, làm theo phép công thì chẳng những dân sẽ được
Trang 12yên, mà nước cũng được trị Nếu xét theo ý nghĩa của những luận điểm nàythì có thể thấy rằng, mặc dù Hàn Phi chủ trương quân quyền thần thánhkhông thể xâm phạm, song hình thái quân quyền này vẫn bị chế ước bởipháp quyền.
• Nghiêm khắc cẩn thận, “tín thưởng tất phạt”, không được tùy ý thưởng cho
người không có công, vô cớ sát hại người vô tội
• Dùng sức mạnh đạo đức hỗ trợ cho việc thi hành pháp luật.
4.1.2: Thuật
Thuật là quan niệm rất quan trọng, trong tư tưởng của Hàn Phi Tử, luôn luôngắn liền với “Pháp”, chỉ có khác ở chỗ, Pháp để trị dân, còn thuật thì để nhà vuakiểm soát thần thuộc Vậy thuật của vua là thuật gì? Một là, “cách tắt nhi bấtthông, chu mật nhi bất hiện” (Ngăn cách đừng thông nhau, kín đáo đừng lộ liễu);hai là, giấu kĩ tình cảm ghét thương Về điểm một là bảo, kẻ làm vua nên sống cáchbiệt với quần thần, đừng để họ thấy cử chỉ của mình mà đoán biết ý định chânchính của mình; hai là bảo người làm vua phải tập làm sao cho tình cảm ái lạc hỉ
nộ của mình,chẳng bao giở biều lộ ra ngaoì, có vậy thì đám thần sẽ không cách nàokhai thác, lợi dụng tình cảm của mình Xem đó thì ai muốn có “thuật” làm vua,cũng chẳng dễ gì, cần phải học hỏi thêm công phu tu thân, dưỡng tính vừa hư vừatĩnh của cả nhà Nho lần nhà Đạo, mới mong thành công được Để giữ gìn quyềnlực tuyệt đối của vua, Hàn Phi khuyên các vua chúa không nên tín nhiệm kẻ khác
Đã không nên tín nhiệm mà thật tế lại đòi hỏi, không thể không dùng người làmviệc cho mình, cho nên cần phải có thuật khống chế người, bằng những pháp lệnhkhắt khe, khiến cho người ta khiếp sợ, phải cúi đầu khuất phục
Hàn Phi chủ trương pháp trị, song cũng rất chú trọng đến “thuật” của nhàvua, bởi vì “bầy tôi đối với nhà vua không phải có tình thân cốt nhục, chỉ vì bị tìnhthế buộc không thể không thờ”.Nhà vua dựa vào pháp trị để làm cho đất nước giàumạnh, song nếu “không có cái thuật để biết kẻ gian thì chỉ lấy cái giàu mạnh củanước mà làm giàu có cho các quan đại thần mà thôi” Do vậy, nhà vua phải có
“thuật” để dùng người Đối với Hàn Phi Tử, “thuật” chính là một loạt các phươngpháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi cử, thưởng phạt của nhà vua Trong đó, phép hìnhdanh là một thuật không thể thiếu được của bậc quân chủ Với cách nhìn như vậythì “pháp” và “thuật”gắn bó chặt chẽ với nhau: “Nhà vua không có thuật trị nướcthì ở trên bị che đậy; bầy tôi mà không có pháp luật thì cái loạn sinh ra ở dưới Haicái không thể thiếu cái nào, đó đều là những công cụ của bậc đế vương” Thời