Từ đấy suy ra, bản chất của truyện truyền kỳ là truyện về các nhân – vật –sự kỳ lạ, khác thường.” Một số ít nhà nghiên cứu cho rằng truyện truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điểncủa vă
Trang 1MỤC LỤC
DẪN NHẬP: 2
1 Lý do chọn đề tài: 2
2 Mục đích nghiên cứu: 2
3 Lịch sử vấn đề: 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu: 3
6 Bố cục của bài làm: 4
NỘI DUNG: 5
Chương I: Giới thiệu sơ lược về truyện truyền kì Việt Nam 5
1 Truyện truyền kì là gì? 5
2 Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kì Việt Nam: 6
3 Các tác phẩm truyện truyền kì tiêu biểu: 8
Chương II: Giá trị văn hóa và lịch sử của truyện truyền kì: 13
1 Giá trị văn hóa: 13
2 Giá trị lịch sử: 20
KẾT LUẬN: 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 27
Trang 2do chọn đề tài : “Giá trị văn hóa và lịch sử của truyện truyền kì Việt Nam”
2 Mục đích nghiên cứu:
Từ trước đến nay, khi nghiên cứu truyện truyền kì Việt Nam, chủ yếu các nhànghiên cứu đi sâu vào một hoặc nhiều tác phẩm, chủ yếu nghiên cứu về nội dung cũngnhư nghệ thuật của tác phẩm đó, hay là nghiên cứu vế nhân vật, đặc trưng của mộttruyện truyền kì nào đó Ít có nhà nghiên cứu nghiên cứu tổng thể về truyện truyền kìViệt Nam, hay có cái nhìn khái quát hơn toàn bộ về truyện truyền kì Vấn đề giá trịvăn hóa hay lịch sử của truyện truyền kì cũng ít được xem xét tới
Chẳng vì vậy mà vấn đề văn hóa – lịch sử và giá trị của nó trong truyện truyền kì ítnhiều bị lãng quên Vì thế bài nghiên cứu này sẽ đi chủ yếu vào vấn đề giá trị văn hóa– lịch sử đế giúp người đọc nhìn rõ hơn truyện truyền kì ở một góc nhìn khác Với cácmục đích chính là:
- Giúp người đọc thấy được các giá trị văn hóa như : tôn giáo, danh lam – thắngcảnh, địa danh, tín ngưỡng,… trong một vài tác phẩm, từ đó đưa người đọc cái
Trang 3- Dựa vào những truyện có liên quan đến lịch sử, những dấu ấn hay nhân vật lịch
sử trong truyện truyền kì, lý giải rõ hơn về giá trị lịch sử mà truyện truyền kìđem lại Đồng thời hướng người đọc theo một cái nhìn lịch sử mới hơn dưới gócnhìn của truyện truyền kì Việt Nam
3 Lịch sử vấn đề:
Căn cứ vào tình hình tư liệu hiện nay, có thể thấy rằng có ít người từng nghiên cứu
vế giá trị văn hóa và lịch sử của truyện truyền kì
Về tổng quan họ đi vào phân tích hầu khắp các mặt như đặc điểm, phân loại, giá trị,…Trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu như:
- Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, NXB Giáo
dục
- Đinh Phan Cẩm Vân (10/2000), “Cái kì trong tiểu thuyết truyền kì”, Tạp chí Văn học số
- Nguyễn Hùng Vĩ ( 2006), “Lĩnh Nam chích quái – từ điểm nhìn văn hóa”, Tạp
chí Nghiên cứu văn học.
- Nguyễn Phong Nam (2015), Truyện truyền kỳ Việt Nam – đặc điểm hình thái, văn hóa và lịch sử, NXB Văn học.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Bắt đầu với hai tác phẩm “Viết điện u linh tập” và “Lĩnh Nam chích quái lục” – hai trong số các truyện truyền kì được xem là cổ nhất Về sau khi “Thánh Tông di thảo”
ra đời, truyện truyền kì Việt Nam được xem như một bước tiến vượt bấc, rồi sau đó
với sự xuất hiện của “Truyền kì mạn lục”, về sau là “truyền kì tân phả”, “Lan trì kiến văn lục” đã mang cho truyện truyền kì những đặc điểm nổi bật.
Vì vậy với đối tượng nghiên cứu là “truyện truyền kì Việt Nam” thì phạm vi nghiêncứu sẽ chủ yếu ở các tác phẩm truyện truyền kì :
- Viết điện u linh tập
Trang 45 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu:
Tìm hiểu những giá trị cụ thể, những tác phẩm cụ thể, đó là thành quả của hoàn cảnh
cụ thể lịch sử, nằm trong tiến trình lịch sử của dân tộc
2 Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kì Việt Nam:
3 Các tác phẩm truyện truyền kì tiêu biểu:
Chương II: Giá trị văn hóa và lịch sử của truyện truyền kì:
1 Giá trị văn hóa:
2 Giá trị lịch sử:
Trang 5Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Phong Nam: “Nguyên chữ truyền/ truyền kì trong Hán ngữ là để chỉ những gì khác lạ, phi phàm được truyền tụng, lưu hành trong các điều kiện không – thời gian khác nhau Chữ “truyện” ban đầu cũng có nghĩa là một lối ghi chép nhân vật, sự kiện, dần dà ý nghĩa thay đổi, được hiểu là một thể loại văn học Từ đấy suy ra, bản chất của truyện truyền kỳ là truyện về các nhân – vật –
sự kỳ lạ, khác thường.”
Một số ít nhà nghiên cứu cho rằng truyện truyền kỳ là thể loại truyện ngắn cổ điểncủa văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường Kỳ nghĩa là kỳ ảo, kỳ lạ, nhấnmạnh tính chất hư cấu Thoạt đầu là chí quái thời Lục triều, sau phát triển độc lậpthành truyền kỳ Có loại miêu tả cuộc đời biến ảo như mộng Có loại ca ngợi tìnhyêu nam nữ Có loại miêu tả hào sỹ hiệp khách
Định nghĩa về truyền kì, Trung Hoa văn hóa đại từ hải cho rằng: “Vì tình tiết cónhiều kì lạ, thần dị mà có tên ấy” Từ điển văn học ( Nxb Thế giới, 2004 ) cũng chorằng loại truyện này chú ý trước hết đến những “Mô típ kì quái, hoang đường”…
Cái “kì” trong truyền kì không chỉ là cái siêu nhiên, cái không thể xảy ra mà cái có
thể là cái kì lạ, dị thường Tuy nhiên, không phải cứ tác phầm nào viết về cái siêunhiên, cái không thể xảy ra thì đều có thể coi là truyện truyền kì Yếu tố kì ảo ở đâyphải được đặt trong mối quan hệ mật thiết với yếu tố hiện thực và là sản phẩm sángtạo mang phong cách của nhà văn Vì vậy kì ảo phải trở thành bút pháp nghệ thuật củathể loại và nhà văn phải có ý thức rõ rệt trong việc sử dụng bút phát đó để phản ánhhiện thực Các loại truyện như thần thoại, truyền thuyết,… thuộc loại hình văn họcdân gian, hoặc những truyện chỉ thuần túy ghi chép những điều hoang đường, quáiđản, không liên hệ với hiện thực cuộc đời, sáng tạo của nhà văn mờ nhạt thì do nhiều
lí do khác nhau không thể xếp vào truyện truyền kì
Khái niệm về truyện truyền kì được giới sáng tác và các nhà nghiên cứu hiểu rấtkhác nhau Có người coi đây là một thể loại, có người lại xem đó là một thể tài
Trang 6(truyện ngắn trung đại), lại có hướng khác xem đây chỉ là một hiện tượng văn hóa –văn học có những tính chất đặc thù riêng
Nhìn chung để định nghĩa được truyền kì là gì không phải là một vấn đề dễ dàng,
và cho đến này cũng chưa có định nghĩa thống nhất và đủ sức thuyết phục hoàn toàn
về kiểu văn học này
2 Quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kì Việt Nam:
Có những người chú ý đến sự vận động của thể loại truyện kì cho rằng “truyện kì vốn bắt nguồn từ chí quái, nhưng được tô điểm thêm, đưa vào nhiều chi tiết hơn, gậy thêm sóng gió, vì thế thành tựu của nó đặc biệt khác thường.”
Nhưng có thể nói, hầu hết các nhà nghiên cứu điều cho rằng truyền kì khởi điểm từvăn học dân gian, từ đó kết hợp với yếu tố kì ảo, quái lạ, xen lẫn với nhiều yếu tố khácnhau của một thể loại văn học mà hình thành nên truyện truyền kì
Cuối thế kỉ XIV trở về trước : Truyện truyền kì trung đại chịu ảnh hưởng thụ động
từ văn học dân gian:
Có thể nói, truyện truyền kì Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ thế kỷ XIII, với tác
phẩm Ứng Minh trì dị sự của Vũ Cao, được ghi lại trong Đại Việt sử lược Tác phẩm
này tuy tình tiết, cốt truyện đơn giản, sơ lược nhưng bố cục chắc chẽ Điều đáng chú ýnữa là màu sắc dân gian thuần phác được thể hiện khá rõ nét Và văn học dân gian đãtác động đến suốt quá trình hình thành, phát triển của thể loại truyền kì cả về nội dunglẫn nghệ thuật
- Về cốt truyện:
Một số cốt truyện trong tác phẩm của thể loại truyền kì chủ yếu lấy từ câu chuyệnlưu truyền trong dân gian, từ truyện cở tích cho đến thần thoại, truyền thuyết về các vịthần Không những vậy, các nhà văn luôn trung thành trong việc sử dụng những cốttruyện mà chưa có sự đổi mới, sáng tạo
- Về nhân vật:
Các nhân vật của truyện truyền kì đều có nguyên mẫu từ văn học dân gian Nhữnghình tượng gần gũi và quen thuộc nhất của các nhà văn trong thời kỳ đầu chính là từcác truyện thần thoại, truyền thuyết, cố tích, thần kì… Điều này được thể hiện rõ trong
Việt điện U linh tập, Lĩnh Nam chích quái.
- Về giọng điệu:
Chủ yếu là cách kể, giọng điệu của tác giả trong văn học dân gian
Trang 7Từ thế kỉ XV trở về sau: Truyện truyền kì trung đại tiếp thu một cách có ý thức văn
Phương thức phản ánh:
- Cốt truyện:
Mượn cốt truyện từ văn học dân gian nhưng được viết với một tư tưởng và mụcđích khác Ở đây cốt truyện cũ chỉ là biện pháp để nhà văn dựa vào đó thể hiện điềumình muốn gởi gắm Lúc này tất cả đã được khoác lên những sáng tạo mới Điều nàythể hiện những bước tiến quan trọng của thể loại truyện truyền kì Việt Nam thời trungđại cũng như những biến đổi rõ nét trong tư duy nghệ thuật của nhà văn
- Nhân vật:
Càng về sau, truyện truyện kì càng có những thể hiện mới, đặc biệt là nhân vậtngười kể chuyện Lúc này người kể chuyện đã mang tính cá thể, đồng thời còn cso sựtham gia của nhà văn như một nhân vật trong tác phẩm Nhà văn đồng nhất với nhân
vật Điểm này được thể nghiệm thành công ở tác giả của Tháng Tông di thảo Đó là sự
xuất hiện của nhân vật thứ ba, hiện thân của nhà văn Đó cũng chính là bước tiến mớicủa thể loại, chấm dứt lối ảnh hưởng thụ động, một chiều từ văn học dân gian Lúcnày nhân vậy không đơn giản chỉ được miêu tả ở bên ngoài nữa mà đã được bước sâuvào lãnh địa bên trong của tâm hồn, khai thác đời sống nội tâm, khắc họa tính cách
- Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ đối thoại là chủ yếu Khác hẳn với lối kể chuyện đơn tuyến của văn họcdân gian, các nhà văn truyền kì đã bắt đầu quan tâm đến lối kể chuyện đa tuyến và nóđược thể hiện dày hơn, nhiều hơn trong tác phẩm Từ ngôn ngữ đối thoại sẽ kéo theo
Trang 8hệ quả ngôn ngữ mang tính cá thể Mỗi nhân vật gắn liền với ngôn ngữ của riêngmình Và chính điều này đã góp phần làm nên những thành công rực rỡ cho thể loạitruyền kì.
3 Các tác phẩm truyện truyền kì tiêu biểu:
Viết điện u linh tập:
Theo Đại Việt thông sử và Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí (Văn tịch chí) của Phan Huy Chú, thì Lý Tế Xuyên chính là tác giả cuốn Việt điện u linh tập, xuất bản vào khoảng năm 1329.
Lý Tế Xuyên (? - ?), không rõ tiểu sử, chỉ biết ông làm quan (một trong nhữngchức vụ của ông là trông coi việc tế tự) dưới triều Trần Hiến Tông (ở ngôi: 1329-
1341, đặt niên hiệu là Khai Hựu)
Việt điện u linh tập mà nhiều người cho rằng ông làm ra, gồm 27 thiên, chia làm 3
mục (Nhân quân, Nhân thần, Hạo khí) kể về công tích 27 vị thần được thờ trong cácđền miếu thời Lý -Trần Sau, có nhiều người ở đời Hậu Lê ra công tục biên, thành rasách có đến 4 quyển, gồm 41 truyện
Ban đầu, sách Việt điện u linh có 27 truyện kể về các vị thần linh được thờ ở ViệtNam, gồm các vua chúa (nhân quân), bề tôi trung liệt (nhân thần), thần sông, thần núi(hạo khí anh linh) Theo bài Tựa đề năm Khai Hựu nguyên niên (1329, đời Trần HiếnTông) của Lý Tế Xuyên thì ông đã chọn kể theo phương châm: "những bậc sáng suốt,ngay thẳng mới gọi là thần; không phải những loại dâm tà, yêu quái, ma quỷ cũng gọi
là thần đâu! "
Thường thì mỗi thiên (truyện) được viết theo công thức sau:
Tên của mỗi truyện là mỹ hiệu mà hai triều Trùng Hưng và Hưng Long gia phongcho thần
Mở đầu mỗi truyện là câu: Theo (tài liệu nào đó của ai), ngài (vương, ông ) là (họ,tên) Kết cấu phần kể là công đức các thần theo công thức "dương trợ-âm phù", tức là
"Khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau" Kết thúc mỗi truyện
là ba đợt gia phong: Trùng Hưng năm thứ nhất (1285), năm thứ 4 (1288) và HưngLong năm thứ 21 (1313), và câu: "Vì có công âm phù vậy"
Nguyên mục lục trong Việt điện u linh tập chỉ ghi mỹ hiệu của các thần linh (nhưGia Ứng Thiện Cảm Linh Vũ Đại Vương, là truyện kể về Sĩ Nhiếp), ở đây viết bằngtên thật cho dễ hiểu Có bản dịch thêm chữ "truyện" hay chữ "chuyện" đằng trước tênthần
Trang 9Lĩnh nam chích quái lục:
Lĩnh Nam chích quái ( có nghĩa là "Chọn lựa những chuyện quái dị ở đất Lĩnh
Nam" Có sách chép là Lĩnh Nam trích quái, được biên soạn vào khoảng cuối đời nhàTrần
Tương truyền Trần Thế Pháp (? - ?), một danh sĩ đời nhà Trần, là tác giả bộ sáchLĩnh Nam chích quái Thông tin này đã được ghi trong các sách: Vịnh sử thi tập củaĐặng Minh Khiêm, Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn và Lịch triều hiến chương loạichí của Phan Huy Chú
Tiến sĩ Vũ Quỳnh, trong bài Tựa của ông, cho biết ông đã tìm được sách Lĩnh Namchích quái và tiến hành nhuận chính vào năm Hồng Đức thứ 23 (Nhâm Tý, 1492).Tuy nhiên, trong bài Tựa không có câu nào nói về tác giả
Trong Lĩnh Nam chích quái (bản cổ, gồm 22 truyện) có những truyện thần thoạithời thái cổ như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Tản Viên, Truyện Đổng ThiênVương ; có những truyện là sự tích thời Bắc thuộc như Truyện Việt tỉnh (GiếngViệt), Truyện Nam Chiếu ; có những truyện là thần tích thời Lý-Trần như Truyện TừĐạo Hạnh và Nguyễn Minh Không, Truyện Hà Ô Lôi Lại có truyện hoặc gắn vớinguồn gốc dân tộc Việt như Truyện họ Hồng Bàng, Truyện Ngư tinh, Truyện Hồ tinh,Truyện Mộc tinh ; hoặc có liên quan với những phong tục tập quán lâu đời của dântộc Việt như Truyện bánh chưng, Truyện trầu cau ; hoặc có liên quan với những ditích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt như Truyện rùa vàng, Truyện hai thần Long Nhãn
và Như Nguyệt ; hoặc có liên quan với những nhân vật lịch sử như Truyện Từ ĐạoHạnh và Nguyễn Minh Không, Truyện Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải,
Theo GS Nguyễn Huệ Chi, Lĩnh Nam chích quái chủ yếu có nguồn gốc ở ViệtNam, nhưng do ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nên có một sốtruyện có nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng từ nước ngoài Song nhìn chung, toàn bộtập truyện vẫn thấm nhuần một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa của văn học dân gian
Có thể ít nhiều thấy được ở đó thái độ yêu ghét của nhân dân: yêu chính nghĩa, ghétphi nghĩa, yêu điều thiện, ghét điều ác, đề cao những mối quan hệ tốt đẹp thủy chunggiữa người và người
Thánh Tông di thảo:
Thánh Tông di thảo (Bản thảo để lại của Thánh Tông) là một tác phẩm viết bằng
chữ Hán, nhưng lấy đề tài ở Việt Nam, tương truyền là của vua Lê Thánh Tông, trị vì
từ năm 1460 đến 1497 trong lịch sử Việt Nam
Trang 10Thánh Tông di thảo là cái tên do người đời sau đặt cho một tác phẩm gồm 19truyện được viết theo loại hình truyền kỳ, tạp ký và ngụ ngôn (kể từ đây gọi chung làtruyện).
Không như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục, thường ghi lại những tích
có sẵn; ở đây người viết hoặc dựa vào truyện dân gian, hoặc dựa vào những sự kiệnlịch sử (có liên quan đến thời kháng chiến chống Minh và thời của vua Lê ThánhTông), hoặc dựa vào văn liệu hay thực tế cuộc sống mà cấu tạo nên truyện mới Vì
vậy có thể nói Thánh Tông di thảo là một sáng tác phẩm, trong đó có phóng tác, có tái
tạo và có cả hư cấu
Trong Thánh Tông di thảo có truyện phản ảnh tâm lý căm ghét quân Minh của
nhân dân, có truyện đả kích rất mạnh giới sư sãi vô dụng, có truyện đề cập đến tìnhyêu lứa đôi với những nhân vật nữ nết na, đức hạnh và chung thủy, v.v Nhìn chung,nhiều truyện rất hấp dẫn, bút pháp vững vàng, hình tượng sinh động, lời văn trauchuốt Ngoài ra, ở đây tiếng cười trào phúng đầy chất trí tuệ cũng là một đặc điểm khánổi bật Tác phẩm này là một cột mốc đánh dấu bước tiến của văn tự sự, từ chỗ nặng
về ghi chép sự tích cũ đến chỗ sáng tạo những truyện mới
Truyền kì mạn lục:
Truyền kỳ mạn lục (nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy
nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế
kỷ 16 tại Việt Nam Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn BỉnhKhiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã đượcTiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút" Và cũng có thểkhẳng định đây là tác phẩm tiêu biểu nhất của truyện truyền kì
Tác phẩm gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn (văn xuôi), xenlẫn biền văn (văn có đối) và thơ ca, cuối mỗi truyện có lời bình của tác giả hoặc củamột người có cùng quan điểm của tác giả Hầu hết các truyện xảy ra ở đời Lý, đờiTrần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc
Giới thiệu sơ lược nội dung, PGS TS Trần Thị Băng Thanh viết:
“Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ , tác phẩm muốngửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vuachúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quancao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt
vợ người, bức hại chồng người Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất
sẽ nảy sinh Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần
Trang 11cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắcdục.
Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ.Nguyễn Dư dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này Dưới ngòi bút của ông họ đều
là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luônphải chịu số phận bi thảm
Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đảkích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đếnquyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợchồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật ”
Đúc kết lại, theo Tạ Ngọc Liễn, thì:
“Trong 20 truyện, truyện nào cũng thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhânsinh, một ý tưởng đạo đức của Nguyễn Dữ Đó là những mong muốn của ông về một
xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tìnhcảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người Giá trị lớn của Truyền kỳmạn lục chính là ở những nội dung nhân văn đó”
Truyền kì tân phả:
Truyền kỳ tân phả (Cuốn phả mới về truyền kỳ) còn có tên là Tục truyền kỳ (Viết
nối truyện truyền kỳ); là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có xen thơ, hành và văn tế của
nữ sĩ Việt Nam Đoàn Thị Điểm (1705-1748)
Truyền kỳ tân phả gồm 1 quyển, do nữ học sĩ Đoàn Thị Điểm soạn Sách ghi chép
những truyện linh dị và những truyện gặp gỡ Đó là các truyện: Hải khẩu linh từ (Đềnthiêng cửa biển), Vân Cát thần nữ (Thần nữ Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Liệt nữ ở AnẤp), Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp gỡ kỳ lạ ở Bích câu), Nghĩa khuyển khuất miêu(Chó khôn chịu nhịn mèo) và Hoành Sơn tiên cục (Cuộc cờ tiên trên núi Hoành Sơn)Những chuyện của Đoàn Thị Điểm xây dựng từ những nhân vật có thật trong lịch
sử hoặc theo truyền thuyết dân gian, đều có ý thức đề cao người phụ nữ
Nhìn chung, những truyện trong Truyền kỳ tân phả đều là những câu chuyện về
cuộc đời, về con người trong buổi xế chiều của xã hội phong kiến Việt Nam đượcbiểu hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản Đây là một hình thức nghệ thuật khá
phổ biến trong văn xuôi Việt Nam kể từ sau Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ ở thế
kỷ 16
Ra đời sau Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục ngót hai thế kỷ, nhưng Truyền kỳ tân phả đã không tiến kịp hai tác phẩm trên về nội dung và nghệ thuật Cốt
Trang 12truyện thường tản mạn, rườm rà Kết cấu lỏng lẻo trau chuốt nhiều đến câu chữ, lờivăn hơn là diễn biến nội tại của tác phẩm Nói về Truyền kỳ tân phả, Phan Huy Chútrong Lịch triều hiến chương loại chí viết:
Lời văn hoa lệ, nhưng khí cách yếu ớt, không bằng văn của Nguyễn Dữ
Tuy nhiên, đây vẫn là một tác phẩm văn xuôi báo hiệu bước mở đầu của trào lưu
"nhân đạo chủ nghĩa" trong văn học Việt Nam ở thế kỷ 18
Lan Trì kiến văn lục:
Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ bằng chữ Hán do Vũ Trinh (1759–
1828), một đại quan và danh sĩ ở cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 của Việt Nam Tácphẩm gồm 3 quyển, tổng cộng 45 thiên chữ Hán, bản chép tay tại Thư viện ViệnNghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) mang ký hiệu VHv 1401
Vũ Trinh viết Lan Trì kiến văn lục (chép những chuyện nghe và thấy của Lan Trì)
vào thời gian ông ẩn nhẫn ở Hồ Sơn Khoảng những năm 1793-1794 cuối đời TâySơn, đầu đời Gia Long Những điều thấy và nghe (kiến văn) khi làm quan ở triều, khilánh nạn, tiếp xúc với bao người, những chuyện nơi đồng quê, ngõ chợ, kết hợp vớinhững điều trong sách vở thánh hiền đã được Vũ Trinh ghi lại một cách chân thực vànghệ thuật Sáng tác của ông nói đến nhiều việc, nhiều chuyện, lúc thật lúc ảo, nhưnghầu hết đều ngụ ý sâu xa như một nỗi niềm tâm sự, khao khát cuộc sống yên bình Nó
là tấm gương phản chiếu không tô vẽ.iên soạn
Cũng như Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Tang thương ngẫu lục của PhạmĐình Hổ và Nguyễn Án; Lan Trì kiến văn lục tiếp nối dòng truyện truyền kỳ, bắt đầu
từ thế kỷ 16 với Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ Và có thể nói, theo PGS TS.Nguyễn Đăng Na, thì đây là tác phẩm cuối cùng của loại hình truyền kỳ Việt Namthời trung đại
Chương II: Giá trị văn hóa và lịch sử của truyện truyền kì:
1 Giá trị văn hóa:
Trong các thể loại văn học trung đại có thể nói truyền kì là thế loại văn học gần gũivới dân gian nhiều nhất, là thể loại dễ tiếp thu, dễ nhớ và để tại ấn tượng mạnh mẽ vớingười dân cũng như với văn hóa Việt Nam
Truyện truyền kì là thể loại có giá trị văn hóa lớn hơn cả, nó không chỉ lưu giữ kí
ức của người Việt mà nâng tầm cả những giá trị văn hóa như tôn giáo, tín ngưỡng,danh lam – thắng cảnh,… Nhờ những giá trị văn hóa to lớn mà truyền kì gìn giữ đã