Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 50 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
50
Dung lượng
1,48 MB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp 1 Khoa thương mại điện tử PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương hiệu trên thế giới đã được nhận thức từ lâu. Nó được coi như là một tài sản hết sức to lớn của các doanh nghiệp. Thương hiệu là phương tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Tại Việt Nam thì thương hiệu là vấn đề khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp cũng đã ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, nhưng đại đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có một cái nhìn đúng về lĩnh vực này. Có được ý thức về xây dựng thương hiệu là một điều quan trọng đối với công việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp đã có ý thức xây dựng thương hiệu nhưng chưa có những kiến thức đầy đủ để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Vì vậy phân tích những tồn tại, và có những giải pháp cho phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp là vấn đề quan trọng cho phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hiện nay, internet đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến, số lượng người truy cập ngày càng tăng. Năm 2011 Việt Nam có khoảng 26,8 triệu người đang sử dụng Internet, với tỷ lệ 31% dân số., nhưng tuy nhiên số lượng khách hàng đến với các doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn còn rất hạn chế, có nhiều lý do, trong đó có hai lý do lớn là thói quen mua sắm và niềm tin của khách hàng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng này là phải tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín, định vị hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Qua khảo sát thực tế tại công ty, tôi thấy: 100% cán bộ nhân viên công ty đều cho rằng thương hiệu rất cần thiết đối với doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là với doanh nghiệp thương mại điện tử. Nhưng, hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa có bộ SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 2 Khoa thương mại điện tử phận chuyên trách về thương hiệu, vấn đề thương hiệu chưa được hoạch định thành chiến lược. Công ty Cổ phần Thành An chủ yếu thực hiện các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Từ những vấn đề nêu trên, để tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng quy mô thị trường công ty cần có biện pháp thu hút khách hàng. Kinh doanh trên môi trường trực tuyến thì doanh nghiệp cần đặt vấn đề uy tín lên hàng đầu, do vậy doanh nghiệp cần phải phát triển thương hiệu của mình, tạo dựng một thương hiệu mạnh dựa trên nền tảng các phương tiện truyền thông trực tuyến mà doanh nghiệp có thể sử dụng. Đó chính là thông qua các hoạt động truyền thông online. 2. Xác lập và tuyên bố vấn đề Xuất phát từ những thực tế và qua quá trình thực tập tại công ty, bản thân tôi nhận thấy vấn đề phát triển thương hiệu đang còn nhiều vướng mắc, hạn chế khả năng truyền thông, tổ chức thông tin với bên ngoài. Vì vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Phát triển thương hiệu của Công Ty Cổ Phần Thành An thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là: “Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thương hiệu Công Ty Cổ Phần Thành An thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến ”. Từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể là: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương hiệu điện tử trong doanh nghiệp, và thông qua các phương tiện truyền thông online nhằm phát triển thương hiệu. - Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu thông qua phương tiện truyền thông trực tuyến - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu điện tử của công ty cp Thành An. SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 3 Khoa thương mại điện tử 4. Phạm vi và ý nghĩa nghiên cứu a. Phạm vi nghiên cứu - Không gian : Là một đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của sinh viên nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ mang tầm vi mô, giới hạn tại công ty cổ phần Thành An với phạm vi thị trường là tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Phạm vi đề tài chỉ tập trung vào giải quyết vấn đề về phát triển thương hiệu điện tử của công ty thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. - Thời gian : Do hạn chế về mặt thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2010. Đồng thời đưa ra một số những đề xuất nhằm phát triển thương hiệu điện tử định hướng đến năm 2015. b. Ý nghĩa của nghiên cứu. Qua đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm kiến thức cho bản thân, tôi hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng góp giúp cho công ty cp Thành An nói riêng và các doanh nghiệp nói chung có thể sử dụng và khai thác tốt các phương tiện truyền thông trực tuyến để phát triển thương hiệu điện tử của mình để có thể ngày càng phát triển, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. 5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu,danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì bố cục khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương : Chương 1: Khái quát về một số vấn đề phát triển thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Thành An thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. Chương 3. Các kết luận và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Thành An. SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 4 Khoa thương mại điện tử CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN 1.1 Lý luận chung về thương hiệu và thương hiệu điện tử 1.1.1. Lý luận chung về thương hiệu 1.1.1.1 Quan điểm tiếp cận thương hiệu Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu, với đề tài này tôi xin tiếp cận thương hiệu theo hướng sau: Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cở sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hóa. 1.1.1.2 Các thành tố của thương hiệu Tên thương hiệu : Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì nó là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Một số quy tắc để xây dựng tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Logo : Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ họa của thương hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Cùng với SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 5 Khoa thương mại điện tử tên gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty. So với tên thương hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu không được giải thích thông qua chương trình tiếp thị hỗ trợ. Các yêu cầu đối với một logo: có ý nghĩa văn hóa đặc thù, dễ hiểu, phải đảm bảo tính cân đối và hài hòa. Khẩu hiệu (Slogan) : Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó. Các yêu cầu đối với Slogan: dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi ích chủ yếu của sản phẩm dịch vụ, phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt. Các thành tố khác: - Bao bì: bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao bì là yếu tố quan trọng giúp cho người tiêu dùng nhận sản phẩm trong vô số các sản phẩm cùng loại. Đối với thương hiệu truyền thống bao bì là yếu tố quan trọng, nhưng đối với thương hiệu điện tử thì bao bì lại không phải là một thành tố. - Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một thành tố, nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan trọng. - Âm thanh: âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra hàng hóa, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của các sản phẩm cùng loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hóa. - Mùi vị: chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như nhãn hiệu âm thanh, không đạt hiệu quả cao như hình ảnh hay âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy sản phẩm quen dùng. - Các yếu tố vô hình: phần hồn của thương hiệu. Các yếu tố vô hình của thương hiệu là sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình đó SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 6 Khoa thương mại điện tử thông qua các tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và gắn bó với người tiêu dùng, như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, văn hóa kinh doanh. 1.1.2. Lý luận chung về thương hiệu điện tử (E-brand) 1.1.2.1 Khái niệm thương hiệu điện tử Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử, trong khuôn khổ đề tài này, tôi xin được tiếp cận thương hiệu điện tử theo khía cạnh sau: E-brand là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet. Theo quan điểm trên thì: E-brand gắn liền với internet. E-brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. E-brand được xem như là một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường. Hoàn toàn không nên tách rời E-brand với thương hiệu thông thường. 1.1.2.2 Đặc điểm của E-brand E-brand luôn gắn liền với mạng Internet. Internet là một môi trường không có giới hạn về không gian và thời gian, chính vì vậy mà E-brand cũng có đặc điểm này. Nhưng đối tượng tiếp nhận thông điệp lại hẹp và không phải mọi loại sản phẩm nào đều thích hợp để phát triển thương hiệu điện tử. E-brand phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên miền là một thành tố quan trọng của E-brand, do đó tên miền phải có khả năng bao quát của thương hiệu. Vấn đề pháp lý về tên miền cũng là một trong những yếu tố giúp chống xâm phạm thương hiệu. E-brand hoàn toàn không tách rời với thương hiệu thông thường. E-brand là hình thái thể hiện đặc thù của thương hiệu, như một môi trường thể hiện thương SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 7 Khoa thương mại điện tử hiệu và trong chiến lược lược thương hiệu của bất kỳ một công ty nào thì E-brand và thương hiệu thông thường luôn luôn được kết hợp hài hòa, phối hợp chặt chẽ bổ sung cho nhau. Cũng tương tự như thương hiệu truyền thống, E-brand cũng bị ràng buộc pháp lý về tên miền bởi luật sở hữu trí tuệ, quy định quản lý tên miền. 1.1.2.3 Vai trò của E-Brand Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường nói chung và thị trường trực tuyến nói riêng thì người ta ngày càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu Đầu tiên phải kể đến vai trò gia tăng đối thoại thương hiệu doanh nghiệp. Qua thời gian, bằng kinh nghiệm sử dụng hàng hóa, cũng như các thông điệp mà thương hiệu truyền tải đến người tiêu dùng, vị trí của hàng hóa định vị dần dần trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu giúp người tiêu dùng phân biệt nhanh chóng hàng hóa cần mua trong muôn vàn các hàng hóa cùng loại khác, góp phần xác định nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Không chỉ là điểm tiếp xúc, nhận biết thương hiệu mà còn tăng khả năng đối thoại thương hiệu. Thương hiệu góp phần tạo ra một giá trị cá nhân cho người tiêu dùng, một cảm giác sang trọng và được tôn vinh. Thương hiệu nổi tiếng sẽ mang đến cho khách hàng một giá trị cá nhân nào đó trong cộng đồng, nó làm cho người tiêu dùng cảm giác được sang trọng hơn và được tôn vinh khi tiêu dùng hàng hóa đó. Thương hiệu tạo một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng. Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu là họ đã gửi gắm niềm tin vào thương hiệu đó. Họ hoàn toàn yên tâm về chất lượng hàng hóa, những dịch vụ đi kèm và thái độ ứng xử của nhà cung cấp với các sự cố xảy ra đối với hàng hóa, dịch vụ. Thương hiệu giúp thiết lập kênh riêng phát triển doanh nghiệp. Một trong những chức năng quan trọng của thương hiệu là chức năng thông tin và chỉ dẫn, do đó có thể nói rằng thương hiệu là kênh quảng bá, truyền thông quan trọng của doanh nghiệp, giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt trong môi trường điện tử cạnh tranh khốc liệt và phải luôn đặt uy tín nên hàng SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 8 Khoa thương mại điện tử đầu, thì kênh quảng bá này càng có ý nghĩa hơn. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận, nên đồng thời với quảng bá, truyền thông luôn luôn phải kết hợp với xúc tiến bán. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng để làm sao thu hút tối đa lượng khách hàng đến với mình bằng cách xúc tiến bán nhằm gia tăng doanh số. Thương hiệu còn là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng. Các thông điệp mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, logo, khẩu hiệu… luôn tạo ra một sự kích thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng những nội dung như một sự ngầm định nào đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử dụng hàng hóa. Thương hiệu là tài sản có giá của doanh nghiệp. Thương hiệu nổi tiếng không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng, và cung cấp dịch vụ mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ bạn hàng, cũng như chuyển nhượng thương hiệu. Thực tế đã chứng minh, giá trị của thương hiệu khi chuyển nhượng đã cao hơn rất nhiều so với tổng tài sản doanh nghiệp sở hữu. 1.2. Nội dung chủ yếu trong việc phát triển thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến. 1.2.1. Quan điểm về phát triển thương hiệu. Phát triển thương hiệu được hiểu là tổng hợp các hoạt động nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc tăng cường các hoạt động truyền thông và mở rộng thương hiệu doanh nghiệp. Như vậy nói đến phát triển thương hiệu bao gồm hai vấn đề lớn đó là: gia tăng hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới khách hàng và mở rộng thương hiệu của doanh nghiệp. 1.2.2. Nội dung phát triển thương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến 1.2.2.1. Mục tiêu chiến lược SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 9 Khoa thương mại điện tử Chiến lược thương hiệu là đối sách mà một tổ chức lựa chọn để cạnh tranh với các đối thủ khác dựa trên những lợi thế cạnh tranh bền vững nhằm đạt được mục tiêu thương hiệu. Chiến lược sẽ xác định hướng đi của một doanh nghiệp. Mục tiêu của chiến lược lược phát triển thương hiệu đó là: tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín. 1.2.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu Kế hoạch nguồn nhân lực:. Tùy theo từng công đoạn trong phát triển thương hiệu mà huy động nguồn nhân lực cho hợp lý và hiệu quả. Bố trí hợp lý các chức danh và phạm vi hoạt động của các chức danh. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn huy động nguồn nhân lực nội bộ hoặc thuê nguồn lực bên ngoài. Kế hoạch về thời gian: Kế hoạch dài hạn hay ngắn hạn được lập ra trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng và tập sản phẩm của doanh nghiệp, định hướng chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu. Cần phân bổ thời gian hợp lý và chi tiết cho từng công đoạn phát triển thương hiệu. Xây dựng kế hoạch thời gian cũng cần tính đến các mốc thời gian liên quan đến các sự kiện diễn ra trong tương lai nhằm tận dụng mọi cơ hội để thương hiệu được giới thiệu quảng bá và thâm nhập thị trường. Kế hoạch về chi phí: Kế hoạch tài chính cần đi trước một bước bởi mọi hoạt động cần phải có kinh phí. Căn cứ vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mà phân bổ cho hợp lý, cần được tính toán xác lập hết sức tỉ mỉ, cẩn thận và đúng nguyên tắc tài chính, kế toán. 1.2.2.3. Các công cụ phát triển thương hiệu Các công cụ truyền thông online : Có nhiều công cụ doanh nghiệp có thể dùng để phát triển thương hiệu của mình. Một cách tổng quát chúng ta có thể chia thành các nhóm lớn như sau: Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo mang lại hiệu quả rất to lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương hiệu đến được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và giá trị của thương hiệu trong tiêu dùng sản phẩm. SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu Khóa luận tốt nghiệp 10 Khoa thương mại điện tử Quảng cáo là hoạt động truyền thông thông tin phi cá nhân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) hoặc về quan điểm và là hoạt động phải trả tiền. Quảng cáo qua Internet cũng tương tự như quảng cáo qua các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống khác. Đó là các công ty tạo ra các khoảng không quảng cáo và sau đó bán lại các khoảng không gian này cho những nhà quảng cáo ở bên ngoài. Tất cả khoảng không được thuê trên trang web hay là trong các thư điện tử đều được xem là quảng cáo. Mục tiêu của quảng cáo: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự hiểu biết về thương hiệu, thuyết phục quyết định mua và mục tiêu hành động để duy trì lòng trung thành. Thông điệp quảng cáo: Thông điệp của một chương trình quảng cáo phải mang đầy đủ ý nghĩa của một chương trình quảng cáo muốn chuyển tải. Lựa chọn phương tiện quảng cáo: Khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, nhà quản trị thương hiệu cần tính đến các yếu tố định tính là định hượng của phương tiện quảng cáo. Các yếu tố định tính được thể hiện thông qua phạm vi như tính phù hợp của thị trường mục tiêu với phương tiện được chọn lựa, sự phù hợp giữa chiến lược thông điệp và phương tiện, hiệu quả của tần số tích lũy và cuối cùng là cơ hội tiếp nhận quảng cáo của khách hàng. Các yếu tố định lượng bao gồm tần suất quảng cáo, phạm vi quảng cáo và cường độ tác động. Tần suất quảng cáo là số lần quảng cáo trên một phương tiện trong một khoảng thời gian xác định. Dựa vào các phương tiện quảng cáo mà lựa chọn tần suất cho phù hợp. Phạm vi quảng cáo: số khách hàng được tiếp xúc với mục quảng cáo cụ thể trên phương tiện truyền thông ít nhất một lần trong khoảng thời gian xác định. Cường độ tác động: giá trị ảnh hưởng của một lần tiếp xúc với quảng cáo trên một phương tiện nhất định. Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến: Các banner, nút bấm, pop-up…; Email - Thư điện tử; quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm: quảng cáo Keyword, quảng cáo Adword - đó là việc sử dụng các từ khóa, SVTH : Hoàng Văn Sơn GVHD : Đào Thị Dịu [...]... 20 Khoa thương mại 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương hiệu của công ty CP Thành An 2.2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển thương hiệu của công ty CP Thành An 2.2.1.1 Tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công ty CP Thành An Giới thiệu về công ty : Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH AN Tên tiếng anh : THANH AN JOINT STOCK COMPANY Ngày thành lập... thương hiệu của công ty CP Thành An 2.2.3.1 Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực về phát triển thương hiệu đang là vấn đề khá nóng tại các doanh nghiệp hiện nay Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Công ty CP Thành An nói riêng đã nhận thức được vai trò của thương hiệu nhưng chưa thực sự thấy được hết ý nghĩa, mức độ quan trọng của thương hiệu và sự cần thiết của các hoạt động phát triển quảng bá thương hiệu điện... 80% các thành viên tham gia phỏng vấn đồng ý là doanh nghiệp đã có quan tâm đến thương hiệu điện tử và có 10% cho rằng công ty chưa biết để quan tâm đến thương hiệu điện tử của mình Chỉ có 10% là cho rằng công ty không quan tâm đến thương hiệu điện tử Điều này cho thấy doanh nghiệp đã khá quan tâm đến vấn đề thương hiệu đặc biệt là thương hiệu điện tử Bảng 2.2 : Sự cần thiết phát triển thương hiệu. .. số với sự giúp đỡ của chuyên gia từ “Nghệ thuật xây dựng thương hiệu kỹ thuật số” SVTH : Hoàng Văn Sơn Dịu GVHD : Đào Thị Khóa luận tốt nghiệp điện tử 18 Khoa thương mại CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CP THÀNH AN THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN 2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề 2.1.1 Phương pháp thu thập... thúc đẩy việc phát triển thương hiệu điện tử Hiện nay trên thị trường Việt Nam , công ty cổ phần Thành An đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh có thương hiệu và nguồn lực tài chính mạnh, SVTH : Hoàng Văn Sơn Dịu GVHD : Đào Thị Khóa luận tốt nghiệp điện tử 28 Khoa thương mại các đối thủ lớn của doanh nghiệp như công ty CADISAN, công ty cổ phần cơ khí Thăng Long do vậy mà doanh nghiệp cần... động của cuộc khủng hoảng nói trên Song với sự nỗ lực hết mình của toàn công ty hiện nay công ty đã có chỗ đứng trên thị trường và thương hiệu công ty cổ phần Thành An được nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng trên cả nước biết đến 2.2.1.2 Tổng quan về thương hiệu công ty cổ phần Thành An Website : http://www.tacom.vn Khi truy cập vào tên miền tacom.vn người dùng sẽ thấy xuất hiện giao diện trang web... động truyền thông trực tiếp qua Internet được thực hiện ít Biều đồ 2.9: Mức độ hiệu quả của các phương tiện truyền thông thương hiệu tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp SVTH : Hoàng Văn Sơn Dịu GVHD : Đào Thị Khóa luận tốt nghiệp điện tử 34 Khoa thương mại (Nguồn : từ phiếu điều tra ) Với cách đánh giá cho điểm để đánh giá về hiệu quả của các phương tiện truyền thông, trong đó 1 là mức hiệu quả... bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, nên chủ yếu là đề cập đến việc phát triển và quảng bá thương hiệu doanh doanh nghiệp bằng phương thức truyền thống còn phần phát triển quảng bá thương hiệu điện tử ít được đề cập tới - Luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp xúc tiến thương mại nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm Kem Bốn Mùa của cửa hàng Hapro Bốn Mùa Lý Thái Tổ - Tổng công ty thương mại Hà Nội” của bạn Nguyễn... Content - Nội dung thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu và có ý nghĩa đối với người nhận; Clarity - Thông điệp phải rõ ràng; Channels - Lựa chọn kênh quảng bá nào; Capability - Khả năng tiếp nhận và hiểu thông điệp cuả người nhận Các công cụ của PR trực tuyến: website của doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, sự kiện trực tuyến Website của doanh nghiệp: được coi là công cụ của quan hệ công chúng điện... quả cao nhất và mức hiệu quả giảm dần đến 8.Từ biểu đồ trên ta thấy Tivi và PR là các phương tiện truyền thông có hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp, các phương tiện mang lại hiệu quả ít nhất là internet và pano, áp phích Biều đồ 2.10: Mức độ ứng dụng các phương tiện truyền thông trên Internet Từ biểu đồ trên ta thấy doanh nghiệp sử dụng công cụ truyền thông trên Internet với các công cụ tìm kiếm là . thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển thương hiệu của công ty cổ phần Thành An thông qua các phương tiện. tới phát triển thương hiệu của công ty CP Thành An 2.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát triển thương hiệu của công ty CP Thành An 2.2.1.1 Tình hình tổ chức và hoạt động kinh doanh của công. ty CP Thành An Giới thiệu về công ty : Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN THÀNH AN Tên tiếng anh : THANH AN JOINT STOCK COMPANY Ngày thành lập : Ngày 4 tháng 3 năm 2002 Loại hình công ty : Công ty