1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến

41 377 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 543,5 KB

Nội dung

Khoa: Thương Mại Điện Tử "Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến ". SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 1 Khoa: Thương Mại Điện Tử CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu không thể phát triển nếu công ty sở hữu nó không có các chiến lược hợp lý để duy trì và phát triển thương hiệu dựa trên những định hướng phát triển chung của công ty và những biến động của môi trường. Quá trình duy trì và phát triển thương hiệu nhằm nuôi dưỡng và cố định hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng, tạo cơ hội thu hút ngày càng nhiều khách hàng biết đến, chấp nhận, ghi nhớ và có thái độ tích cực đối với thương hiệu của công ty. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài từ lâu đã ý thức được vai trò vô cùng quan trọng của thương hiệu, đã chú trọng đầu tư, quảng bá, phát triển thương hiệu và đã gặt hái được những thành công to lớn thì chỉ vài năm gần đây sau hàng loạt thương hiệu Việt Nam bị xâm phạm trong nước cũng như nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam mới nhận ra được vai trò quan trọng của thương hiệu. Hiện nay, Internet đã trở thành một phương tiện truyền thông phổ biến, số lượng người truy cập ngày càng tăng, nhưng tuy nhiên số lượng khách hàng đến với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử vẫn còn rất hạn chế, có nhiều lý do, trong đó nổi lên hai lý do lớn đó là thói quen mua hàng và niềm tin của khách hàng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử nhằm thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng này là phải tạo dựng một thương hiệu mạnh, uy tín, định vị hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 2 Khoa: Thương Mại Điện Tử Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt là một trong những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử, cung cấp các giải pháp phần mềm ứng dụng, các giải pháp quản trị bằng Công Nghệ Thông Tin trong các hoạt động kinh doanh và sản xuất tiên phong ở Việt Nam. Qua hơn ba năm hoạt động, công ty đã tạo cho mình một thị phần tương đối lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Song, khách hàng biết đến thương hiệu tcv.vn chủ yếu thông qua sự giới thiệu và uy tín của các đối tác, khách hàng của công ty, thông qua các công cụ tìm kiếm… Trong khi đó lại phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn như Anh Minh, FOLIO… doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Do vậy, vấn đề phát triển, quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty sâu trong tâm trí khách hàng là một vấn đề rất quan trọng. Thông qua khảo sát thực tế tại công ty, em nhận thấy được rằng 100% cán bộ công nhân viên trong công ty đều cho rằng phát triển thương hiệu là cần thiết đối với công ty, nhưng hiện tại công ty chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, vấn đề thương hiệu chưa được thật sự chú trọng. Các hoạt động của công ty chủ yếu là qua các điểm tiếp xúc trực tuyến. Từ những vấn đề nêu trên, để tiếp tục tồn tại và phát triển hơn nữa trong môi trường cạnh tranh cao như vậy công ty cần phải nghĩ tới giải pháp phát triển thương hiệu của mình, tạo dựng một thương hiệu mạnh dựa trên nền tảng là qua các điểm tiếp xúc trực tuyến hiện tại. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề Hiện nay, trong khi các đối thủ cạnh tranh đã tiến hành xây dựng, duy trì và phát triển thương hiệu ngày càng chuyên nghiệp thì hoạt động xây dựng, phát triển của công ty CP Tia Chớp Việt mới bước đầu được chú trọng, do đó vẫn còn nhiều tồn tại cần giải quyết và khắc phục. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài "Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến ". SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 3 Khoa: Thương Mại Điện Tử 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là: Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển thương hiệu tcv.vn thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến. Từ mục tiêu trên, các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể là: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển thương hiệu điện tử trong doanh nghiệp, các điểm tiếp xúc trực tuyến nhằm phát triển thương hiệu của công ty. - Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu thông qua điểm tiếp xúc trực tuyến tại công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao TCV. - Đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu tcv.vn thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Do giới hạn về thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu về công ty, nên trong chuyên đề này em chỉ tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu tcv.vn, cho các nhóm sản phẩm có thế mạnh: mạng xã hội doanh nghiệp esn.vn, xây dựng, sản xuất và gia công phần mềm như phần mềm quản lí khách sạn, phần mềm kế toán, xây dựng và duy trì trọn gói website của tổ chức, doanh nghiệp…Nghiên cứu về thực trạng phát triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty từ những ngày đầu thành lập (từ 10/10/2006 đến nay), đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển thương hiệu trong thời gian tới. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng phát triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến tại Công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao TCV. Chương 3: Giải pháp phát triển thương hiệu tcv.vn thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt. SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 4 Khoa: Thương Mại Điện Tử 1.5.2. Một số khái niệm 1.5.2.1. Các cách tiếp cận thương hiệu Quan điểm về thương hiệu Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu. Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc hình vẽ kiểu thiết kế, hoặc tập hợp của các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá hay dịch vụ của một người bán hoặc nhóm người bán với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Quan điểm thứ hai về thương hiệu: “Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp) này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”. Các dấu hiệu có thể là chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hoá. Tựu trung lại, theo quan điểm của em, thương hiệu có thể được tiếp cận theo hướng sau: “Thương hiệu, trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong marketing; là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; là hình tượng về một loại, một nhóm hàng hoá, dịch vụ hoặc về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng”. Đối với một thương hiệu thông thường thì thương hiệu bao gồm các thành tố sau: Tên thương hiệu Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì nó là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 5 Khoa: Thương Mại Điện Tử phẩm, dịch vụ trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên thương hiệu là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng. Một số yêu cầu về việc đặt tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ. Logo (biểu trưng) Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ hoạ của thương hiệu góp phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Cùng với tên gọi, logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty. So với tên thương hiệu, logo trừu tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu không được giải thích thông qua chương trình truyền thông. Các yêu cầu đối với một logo: Có ý nghĩa văn hoá đặc thù, dễ hiểu, phải đảm bảo tính cân đối và hài hoà. Khẩu hiệu (Slogan) Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo một cách nào đó. Các yêu cầu đối với Slogan: Dễ nhớ, thể hiện được những đặc tính và lợi ích chủ yếu của sản phẩm dịch vụ, phải ấn tượng và tạo nên sự khác biệt. Các thành tố khác - Bao bì: Bao bì không chỉ có tác dụng bảo vệ mô tả và giới thiệu sản phẩm mà nó còn chứa đựng rất nhiều nhân tố tác động đến khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Bao bì là yếu tố quan trọng giúp cho người tiêu dùng nhận sản phẩm trong vô số các sản phẩm cùng loại. Đối với thương hiệu truyền thống bao bì là yếu tố quan trọng, nhưng đối với thương hiệu điện tử thì bao bì không phải là một thành tố. SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 6 Khoa: Thương Mại Điện Tử - Nhạc hiệu: Âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra hàng hoá, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của các sản phẩm cùng loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hoá. - Mùi vị: Chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, không đạt hiệu quả cao như hình ảnh nhưng âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy sản phẩm quen dùng, phát huy khả năng nhận biết của khách hàng. Chức năng và vai trò của thương hiệu Chức năng của thương hiệu Nói đến thương hiệu nhiều người lầm tưởng chỉ đơn giản là dấu hiệu để nhận dạng và phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Thực tế thì chức năng của thương hiệu không chỉ có vậy mà còn được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nữa. Có thể liệt kê các chức năng cơ bản của thương hiệu là: - Chức năng nhận biết và phân biệt: Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu. Có thể nói chức năng gốc của thương hiệu là phân biệt và nhận biết. Khả năng nhận biết của thương hiệu là yếu tố quan trọng không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả doanh nghiệp trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp Quay trở lại với thuốc dán, muỗi của Trung Quốc. Có ba loại khác nhau trên thị trường Việt Nam, nhưng cả ba loại này đều có bao bì màu đỏ giống nhau, kiểu chữ viết cũng giống nhau (và phần lớn người Việt Nam đều không thể đọc được). Vì thế, người tiêu dùng Việt Nam bắt buộc phải tìm ra dấu hiệu cụ thể là nhận dạng và phân biệt – đó là hình dạng của đầu vòi phun thuốc (dạng tròn hoặc loe). - Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Nó thể hiện ở chỗ, thông qua những hình ảnh, ngôn ngữ hoặc các dấu hiệu khác cũng như khẩu hiệu của thương hiệu, người tiêu dùng có thể biết được phần nào về giá trị sử dụng của hàng hoá, những công dụng đích thực mà hàng hóa đó mang lại. Chẳng hạn, qua tuyên SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 7 Khoa: Thương Mại Điện Tử truyền, cùng với khẩu hiệu của dầu gội đầu “Clear”, người ta có thể nhận được thông điệp về một loại dầu gội trị gàu; ngược lại, dầu gội “Sunsilk” sẽ đưa đến thông điệp về một loại dầu gội làm mượt tóc… - Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: Thương hiệu còn có chức năng tạo sự cảm nhận. Đó là cảm nhận của người tiêu dùng về sự sang trọng, sự khác biệt, một cảm nhận yên tâm, thoải mái và tin tưởng khi tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó và sự tin tưởng khi lựa chọn tiêu dùng hàng hoá đó. Nói đến Sony, người ta có thể liên tưởng đến chất lượng âm thanh và dịch vụ bảo hành rộng rãi toàn cầu. Bia Tiger tạo cho ta một sự liên tưởng đến bia của thể thao, gắn liền với các môn thể thao mà trực tiếp và chủ yếu nhất là bóng đá. Hầu hết các quảng cáo của Tiger đều gắn liền và có sự hiện diện của bóng đá đã tạo cho người tiêu dùng cảm nhận và liên tưởng đó. Ngược lại, bia Heineken với những tài trợ và chương trình quảng cáo gắn liền với các môn thể thao quý tộc như Golf, quần vợt … đã tạo cho người tiêu dùng một sự cảm nhận và liên tưởng đến loại bia sang trọng, quý tộc. - Chức năng kinh tế: Thương hiệu mang trong nó một giá trị hiện tại và tiềm năng. Giá trị đó được thể hiện rõ nhất khi sang nhượng thương hiệu. Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù giá trị thương hiệu rất khó định đoạt, nhưng nhờ những lợi thế mà thương hiệu nổi tiếng mang lại, hàng hoá sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí giá cao hơn, dễ thâm nhập thị trường hơn. Vai trò của thương hiệu - Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. - Thương hiệu như một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. - Thương hiệu làm phân đoạn thị trường và tạo nên sự khác biệt trong quá trình của sản phẩm. - Thương hiệu mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp. - Thu hút đầu tư. SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 8 Khoa: Thương Mại Điện Tử - Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. 1.5.2.2. Các cách tiếp cận thương hiệu điện tử (E – brand) Quan điểm về E – band - Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử, với đề tài này, em xin được tiếp cận thương hiệu điện tử theo khía cạnh sau: E – brand là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet. - Từ quan điểm trên thì ta thấy: E - brand gắn liền với internet. - E – brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin toàn cầu và các liên kết khác. - E – brand được xem như một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với thương hiệu thông thường. Hoàn toàn không nên tách E – brand với thương hiệu thông thường. Do đặc trưng của thương hiệu điện tử, ngoài những thành tố của một thương hiệu hàng hoá thông thường thì một thương hiệu điện tử còn bao gồm các thành tố sau: Tên miền của E – brand Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một thành tố, nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan trọng. Tên miền của E – brand được chia làm tên riêng và cấp độ tên miền. Trong đó tên riêng có thể là: - Lựa chọn riêng theo từng chủ đề, ví dụ như: ”tuyensinhdaihoc” - Tên giao dịch, viết tắt. - Tên thương hiệu thông thường. Rất nhiều lựa chọn theo cách thức này, phối hợp chặt chẽ giữa thương hiệu trực tuyến và thương hiệu thông thường, ví dụ như: ”thehe8x”, ”thanhmy”,… Cấp độ tên miền cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Thông thường có hai cấp độ thể hiện tên miền. Đó là: SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 9 Khoa: Thương Mại Điện Tử - Chỉ nhóm đối tượng tên miền theo phân loại quốc tế, cấp độ tên miền có dạng: .com; .net; .gov; .org; .edu - Chỉ quốc gia quản lý nhóm đối tượng, cấp độ tên miền có dạng: .vn; .cn; .us; .uk … Đặc điểm của E – brand - E – brand gắn liền với mạng internet. Internet là một môi trường không có giới hạn về không gian và thời gian, do vậy E – brand cũng có đặc điểm này. - E – brand phụ thuộc vào tính duy nhất của tên miền. Tên miền là một thành tố quan trọng của E –brand, do đó tên miền phải có khả năng bao quát thương hiệu. - E – brand hoàn toàn không tách rời với thương hiệu thông thường. - E – brand cũng bị ràng buộc pháp lý về tên miền bởi luật sở hữu trí tuệ, quy định quản lý tên miền. 1.5.2.3. Hệ thống các điểm tiếp xúc trực tuyến Hệ thống các điểm tiếp xúc của một thương hiệu hàng hoá thông thường: Bao bì, tên thương hiệu, logo, khẩu hiệu… Hệ thống những điểm tiếp xúc trực tuyến của một thương hiệu điện tử Hệ thống những điểm tiếp xúc của một thương hiệu điện tử là hệ thống những điểm tiếp xúc của thương hiệu làm cho khách hàng có khả năng biết đến và nhận biết thương hiệu của mình thông qua Internet và các phương tiện truyền thông. - Mạng xã hội doanh nghiệp: mạng xã hội doanh nghiệp Việt Nam http://esn.vn được xây dựng dựa trên nhân hệ thống NYN Portals (cổng thông tin điện tử), đã được ứng dụng cho nhiều hệ thống lớn, tiêu biểu như: chodientu.vn; “Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp theo mô hình SaaS”, ngoài việc đáp ứng được mọi tính năng cơ bản mà một cổng thông tin cần có, ngoài ra còn được phát triển thêm nhiều tính năng mới: giúp cho việc tiếp cận SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 10 [...]... - Phương pháp phỏng vấn: Việc phỏng vấn được tiến hành đối với các nhà quản trị của công ty, các chuyên gia có kiến thức về marketing, các điểm tiếp xúc trực tuyến, thương hiệu Nhằm tìm hiểu nhận thức của công ty đối với vấn đề phát triển thương hiệu, thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty và những hoạt động tác nghiệp trong vấn đề phát triển thương hiệu tại các điểm tiếp xúc trực tuyến 2.1.2... chuyển đi qua đường Internet - Các hình thức trực tuyến khác: phòng chatroom, câu lạc bộ trực tuyến, blog, các trang quảng cáo trực tuyến khác,… SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 12 Khoa: Thương Mại Điện Tử CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TIA CHỚP VIỆT THÔNG QUA CÁC ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN 2.1 Phương pháp hệ... điểm tiếp xúc trực tuyến hiệu quả nhằm phát triển thương hiệu của công ty Như vậy đây là điểm tiếp xúc kém nhất trong hệ thống những điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty Lý do có thể giải thích ở đây là: Với nguồn lực tài chính còn hạn chế, công ty lại chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu nên việc chú trọng phát triển thông qua các trang rao vặt, quảng cáo là chưa có Đây là một hạn chế lớn của. .. các hoạt động tác nghiệp thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến Cơ sở vật chất của công ty là hệ thống máy tính, mạng máy tính, mạng viễn thông 2.3 Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập 2.3.1 Dữ liệu sơ cấp SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 15 Khoa: Thương Mại Điện Tử 2.3.1.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm về tình hình phát triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến của công ty TIA CHỚP VIỆT... nghiên cứu vấn đề Để nắm rõ thực trạng phát triển thương hiệu tại công ty thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến, em sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu đề tài: 2.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp - Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Nội dung của phiếu điều tra tập trung vào vấn đề phát triển thương hiệu tại công ty thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến Số lượng 40 phiếu, 30 phiếu dành... triển của công ty Công ty cổ phần giải pháp công nghệ cao TCV thành lập ngày 10/10/2006, với tiền thân là nhóm Tia Chớp Việt trực thuộc Viện công nghệ thông tin (Nhóm Tia Chớp Việt đã hoạt động 2 năm dưới sự quản lý của Viện CNTT Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Ngay từ khi thành lập, TCV đã định SV: Chu Thị Phương Lớp: K45I2 18 Khoa: Thương Mại Điện Tử hướng phát triển vào lĩnh vực công nghệ thông. .. vậy, công ty cần phải tìm hiểu rõ các chiến lược mà họ đang theo đuổi, các hoạt động mà họ đã và đang thực hiện, nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty - Nhà cung ứng và các đối tác Hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử, xây dựg và thiết kế các phần mềm, các giải pháp ứng dụng các đối tác của công ty là các Công ty, các cơ quan truyền thông đây... hạn chế lớn của công ty CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TCV 3.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, Internet đã trở nên phổ biến đối với người dân Việt Nam Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam gia tăng, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê tính đến cuối... bộ phận chuyên trách về thương hiệu Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên toàn công ty, nhưng công ty cần phải thiết lập một bộ phận quản lí thương hiệu, như vậy công tác xây dựng, phát triển thương hiệu mới được thực hiện một cách tập chung và có tính chuyên môn cao Nhưng dựa vào nguồn lực tài chính hiện nay của công ty, công ty có thể lựa chọn các giải pháp nguồn lực sau: -... công ty đã nhận được sự đồng ý của khách hàng Tuy nhiên nó thiếu thành tố của một thương hiệu điện tử đó là âm thanh chưa có để giúp khách hàng có thể nhận ra được trang web của mình Website được coi là một điểm tiếp xúc trực tuyến hiệu quả giúp phát triển hơn nữa thương hiệu của công ty Online support Chỉ với 12,5% ý kiến của khách hàng và nhân viên trong công ty đánh giá độ quan trọng của điểm tiếp xúc . Khoa: Thương Mại Điện Tử " ;Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến ". SV: Chu Thị. cần giải quyết và khắc phục. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài " ;Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến. hiệu của công ty. - Phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu thông qua điểm tiếp xúc trực tuyến tại công ty CP Giải Pháp Công Nghệ Cao TCV. - Đề xuất một số giải pháp phát triển thương

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w