Mở rộng thêm các điểm tiếp xúc khác

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến (Trang 33 - 41)

+ Quan hệ báo đài, truyền hình: Doanh nghiệp nên thiết lập mối quan hệ với truyền hình, vì truyền hình Việt Nam được coi là công cụ truyền tin đắc lực nhất và mức độ bao phủ lớn nhất.

+ Tăng cường các hoạt động offline, doanh nghiệp nên xúc tiến thêm các hoạt động như: phát tờ rơi, cataloge, xuất bản các vật phẩm như: bút, túi xách… thể hiện hình ảnh của công ty.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CP GIẢI PHÁP ĐIỂM TIẾP XÚC TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ CAO TCV

3.1 Các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, Internet đã trở nên phổ biến đối với người dân Việt Nam. Số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam gia tăng, theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê tính đến cuối năm 2009 có …triệu người trong tổng số … triệu người truy cập Internet, tăng cao so với năm 2008. Số lượng người sử dụng Internet gia tăng là điều kiện thúc đẩy sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến.

Theo số liệu điều tra thống kê: năm 2008 có tới 99% số doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng chiếm 98%. Nền kinh tế nước ta đang trong đà phát triển, tiến tới là một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sự gia nhập WTO đã tạo điều kiện phát triển kinh tế cho nước ta, với nển kinh tế mở đã có rất nhiều doanh nghiệp ra đời, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

99% doanh nghiệp đã kết nối Internet. Như vậy, các doanh nghiệp đã hiểu được vai trò quan trọng khi có một website riêng, đây là cơ hội để doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình. Với nguồn lực tài chính còn hạn chế, vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thận trọng trong việc tìm kiếm nhà cung cấp các sản phẩm công nghệ thông tin nhằm đạt được kết quả tối ưu nhất với chi phí đã bỏ ra. Như vậy ngoài cạnh tranh về giá cả, thì doanh nghiệp cần phải tạo dựng thương hiệu cho mình một thương hiệu mạnh thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

3.1.2 Những kết quả đạt được

- Tháng 11 năm 2006, TCV vinh dự được nhận giải thưởng “Triển Vọng” trong cuộc thi Nhân tài đất Việt 2006 cho sản phẩm “Hệ thống quản trị tổng thể doanh nghiệp theo mô hình SaaS”.

- Tháng 2 năm 2007, TCV vinh dự được chương trình ”Cuộc sống số” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam mời về làm phóng sự về giải pháp ”Hệ thống phần mềm quản lý cho thuê qua mạng Internet”. Đây là giải pháp được sự ủng hộ tích cực từ phía đối tác là Công ty điện toán và truyền số liệu VDC thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT trong việc triển khai hệ thống này trên toàn quốc.

- Tháng 11 năm 2007, TCV.,JSC Vinh dự và tự hào được đứng lên mục vinh quang để nhận giải nhất của cuộc thi Nhân tài đất Việt 2007 trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân trao tặng.

- Tháng 10/2008 công ty trở thành công ty độc quyền phân phối sản phẩm đồ dùng khách sạn của Tập đoàn LIANG MiAN ZHEN - một tập đoàn lớn nhất của Trung Quốc về lĩnh vực đồ dùng khách sạn.

- Hoạt động kinh doanh của công ty ngày một phát triển, tốc độ tăng trưởng của công ty hàng năm 120%- 180%, sản phẩm dịch vụ của công ty ngày một mở rộng và càng được nâng cao.

- Hầu hết cán bộ, nhân viên trong công ty đã nhận thức được thương hiệu và tầm quan trọng của thương hiệu trong phát triển hình ảnh doanh nghiệp. - Doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tcv.vn. Việc thiết kế banner và logo của doanh nghiệp luôn được sự quan tâm sát sao của ban giám đốc và phòng kĩ thuật nên các banner được thiết kế rất chuyên nghiệp.

- Ngân sách đầu tư cho các hoạt động quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp tăng đều trong các năm, điều này hứa hẹn những hoạt động nhằm phát triển thương hiệu của doanh nghiêp sẽ được tổ chức thường xuyên hơn nữa.

- Thông tin trên website được cập nhật thường xuyên theo biến động của thị trường.

- Mạng xã hội doanh nghiệp esn.vn đáp ứng mọi tính năng cơ bản mà một cổng thông tin cần có, ngoài ra còn được phát triển thêm nhiều tính năng mới:

giúp cho người quản trị kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các thành viên, thực hiện nhanh chóng các tác vụ như: backup cơ sở dữ liệu…

- Công ty đã biết chú trọng đầu tư vốn cho xây dựng và phát triển thương hiệu

- Có mục hỗ trợ khách hàng online support nhằm tiếp nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng online hoặc thông qua trả lời điện thoại trực tiếp.

3.1.2 Những tồn tại

- Hiện nay, công ty chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý thương hiệu. Công tác xây dựng và phát triển thương hiệu không được thực hiện thường xuyên, không được tập trung và chuyên môn hoá. Do vậy mà chất lượng của công tác quản trị thương hiệu không được thực sự đạt hiệu quả cao.

- Công ty định hướng trở thành một công ty tin cậy cung cấp giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin hàng đầu ở Việt Nam, mang đến tầm cỡ quốc tế, nhưng chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Hiện tại đây không phải là một vấn đề tồn tại mà công ty cần quan tâm. Nhưng trong thời gian tới, khi qui mô lớn thì đây là một rào cản lớn.

- Các sự kiện trực tuyến ít tham gia.

- Công ty chỉ có một trụ sở công ty, chưa có chi nhánh tại các tỉnh, thành của nước ta. Do vậy công tác quảng bá, phát triển thương hiệu tcv.vn chưa được phát huy.

- Các hoạt động quảng bá chưa được đầu tư và sử dụng tối đa, chủ yếu thông qua email, trang rao vặt, diễn đàn còn kém hiệu quả.

- Trang web của công ty hiện tại chưa có nhạc hiệu, nên hạn chế khả năng nhận biết của khách hàng.

- Nguồn vốn và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

- Một số điểm tiếp xúc trực tuyến còn nhiều yếu kém, như mục hỗ trợ khách hàng đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

3.1.3 Những nguyên nhân

Qua quá trình thực tp tại công ty, em nhận thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được thì công ty còn tồn tại nhiều vấn đề, nguyên nhân là:

- Quy mô kinh doanh của công ty còn khá nhỏ bé, nguồn nhân lực còn hạn chế, thời gian hoạt động còn thấp (4 năm), và thị phần mà công ty phục vụ chính là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Vì vậy mà công ty chưa có điều kiện mở rộng quy mô phòng ban của mình.

- Ban giám đốc phải đảm nhiệm nhiều công việc, quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, vì thế không thể tập trung cho một vấn đề cụ thể, vấn đề thương hiệu cũng vậy.

- Đầu tư cho phát triển thương hiệu còn thấp.

- Do công ty chưa có dự định mở rộng thị trường ra nước ngoài. Do vậy công ty chưa đăng ký bảo hộ ở nước ngoài.

- Do nguồn vốn còn hạn chế, do vậy đầu tư nhân lực cho bộ phận phát triển thương hiệu chưa có, chưa đầu tư được nhiều cho cơ sở hạ tầng và chưa mở được thêm chi nhánh.

- Điều kiện tài chính và thời gian là hai vấn đề gây trở ngại cho công ty trong việc tham gia các sự kiện trực tuýen.

- Quy mô thị trường là nhỏ, nếu xây dựng thêm chi nhánh thì sẽ phát sinh nhiều chi phí, không đủ bù đắp lợi nhuận.

3.3 Đề xuất biện pháp phát triển thương hiệu thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến trực tuyến

3.2.1 Bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao nhận thức hơn nữa cho cán bộ công nhân viên trong công ty. nhân viên trong công ty.

Nhân viên được xem như là khách hàng nội bộ, và sự hài lòng, ủng hộ của họ đối với thương hiệu là tiền đề cho sự ủng hộ của thị trường bên ngoài. Nhân viên là đại sứ thương hiệu của doanh nghiệp, và khách hàng là người trực tiếp nhận giá trị văn hoá của doanh nghiệp.

triển của thương hiệu thì môi trường văn hoá của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào ban lãnh đạo công ty, có các biện pháp khen thưởng khích lệ, sắp xếp bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của nhân viên, làm cho mỗi cán bộ, nhân viên đều hăng hái làm việc, cống hiến sức lực cho công ty. Họ cảm thấy tự hào khi thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến.

Trước hết công ty phải thực hiện các chương trình tuyên truyền để nhân viên của công ty hiểu thế nào là thương hiệu, vai trò của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty cũng như đời sống và quyền lợi của mỗi nhân viên, để xây dựng được thương hiệu riêng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng và cố gắng của toàn bộ các nhân viên trong công ty.

Khi đã ý thức đầy đủ được xây dựng thương hiệu có vai trò và lợi ích như thế nào, mọi người đều chủ động và cố gắng làm việc. Kết hợp với sự năng động và nhạy bén của phòng kinh doanh, cùng với những ý tưởng sáng tạo của phòng kĩ thuật, công ty sẽ tìm được ra những giải pháp phát triển thương hiệu sao cho phù hợp với công ty. Mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

3.2.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng

Đây là một trong những biện pháp tốt nhất làm tăng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Cơ sở của thương hiệu là chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Do vậy doanh nghiệp nên chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để đạt đươc hiệu quả tốt nhất.

Đầu tư các trang thiết bị hiện đại thay thế các trang thiết bị cũ

Thay thế một số máy tính đã cũ, tốc độ xử lý chậm, làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc.

Xây dựng thêm các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố

Hiện tại công ty mới chỉ tập chung vào thị trường là Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Nguyên nhân là do nguồn tài chính còn hạn chế, thời gian hoạt động chưa dài.

Trước mắt, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thu được quá nhỏ bé, hoặc có thể không bù đắp được chi phí, nhưng về lâu dài lại có tác dụng rất lớn. Làm gia tăng sự nhận biết của người dân về thương hiệu tcv.vn, về công ty TIA CHỚP VIỆT, tạo dựng đươc niềm tin trong tâm trí khách hàng, doanh nghiệp có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng thị trường rộng lớn hơn.

3.2.3 Thiết lập bộ phận chuyên trách về thương hiệu

Việc phát triển thương hiệu là nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên toàn công ty, nhưng công ty cần phải thiết lập một bộ phận quản lí thương hiệu, như vậy công tác xây dựng, phát triển thương hiệu mới được thực hiện một cách tập chung và có tính chuyên môn cao.

Nhưng dựa vào nguồn lực tài chính hiện nay của công ty, công ty có thể lựa chọn các giải pháp nguồn lực sau:

- Tuyển dụng thêm nhân viên mới để xây dựng bộ phận chuyên trách về thương hiệu (3 nhân viên có kinh nghiệm làm việc về chuyên môn, năng động và luôn có những ý tưởng sáng tạo mới)

- Bố trí lại nguồn nhân lực ở các phòng ban.

3.2.4 Hoàn thiện các điểm tiếp xúc trực tuyến hiện tại

- Website: Xây dựng một nhạc hiệu riêng cho website của mình để làm gia

tăng khả năng biết đến và khả năng nhận biết của khách hàng. Xây dựng và thiết kế sao cho website có khả năng tương tác cao hơn, thường xuyên đưa ra các phương án làm mới hình ảnh nhận diện thương hiệu trên website. Xây dựng nội dung website đa dạng và phong phú hơn, ví dụ như xây dựng thêm trang thư giãn, hay cẩm nang website và internet, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật lên trang web,…Như vậy sẽ giúp giải đáp cho khách hàng những câu hỏi giống nhau của nhiều người mà không nhất thiết phải gọi cho nhân viên tư vấn hỗ trợ khách hàng, giảm thiểu chi phí và hỗ trợ và chăm sóc khách hàng… Sử dụng phần mềm tiện ích Weblink cho phép đặt liên kết đến các website khác theo

các tiêu chí khác nhau: Lĩnh vực hoạt động… Mục đích trao đổi, tạo nhiều liên kết từ website đến các website khác và ngược lại….

- Online support: Cần xây dựng một bộ phận riêng chăm sóc khách hàng

để đảm bảo phục vụ khách hàng 24/7, đáp ứng và giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách kịp thời, lắng nghe và tiếp thu những phản hồi và ý kiến của khách hàng, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, tạo dựng lòng tin cho khách hàng.

- Email: Nên thường xuyên gửi email cho khách hàng để nhắc nhở khách

hàng và cập nhật cho khách hàng kịp thời những sản phẩm dịch vụ mới của công ty. Sử dụng phần mềm Webmail có thể check và gửi mail trực tiếp trên trang Website cho khách hàng. Đây là công cụ tiện ích và đặc biệt phù hợp với các Doanh nhân thường xuyên phải đi công tác xa.

- Trang rao vặt, quảng cáo: Cần đầu tư thêm chi phí để giới thiệu và

quảng bá thương hiệu của mình trên các trang rao vặt, quảng cáo..Trong đó cần chú trọng tới các trang quảng cáo, rao vặt chuyên về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Ví dụ như: www.ytuongso.vn; www.nhanhtay.vn; www.muare.vn...

5. Phát triển thương hiệu thông qua mở rộng hơn nữa hệ thống các điểm tiếp xúc trực tuyến tiếp xúc trực tuyến

- Mở rộng thêm các điểm tiếp xúc trực tuyến

+ Blog là một trang cá nhân của giới trẻ, những nhân viên văn phòng, nhà kinh doanh… Với mô hình là siêu thị trực tuyến, hướng đến đối tượng khách hàng là những người biết về Internet thì quảng cáo qua blog đang được nhiều công ty về thương mại điện tử và truyền thông ứng dụng. Công ty cần biết nắm bắt ưu điểm này để giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của công ty và tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng qua phần bình luận, đóng góp ý kiến của người đọc về sản phẩm, dịch vụ của công ty.

+ Xây dựng thêm chức năng tìm kiếm: Chức năng này giúp khách hàng tìm kiếm và xem các kết quả liên quan (tin tức, khách hàng, tài liệu, sản

phẩm…) nhanh, giảm thiểu thời gian truy cập và sẽ trở nên hữu hiệu khi số lượng nội dung trên website ngày càng tăng.

+ Tham gia nhiều hơn vào các chương trình, sự kiện trực tuyến trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử để quảng bá và giới thiệu về thương hiệu công ty mình.

+ Banner quảng cáo tương tác: Công ty nên thuê không gian đặt các banner quảng cáo trên các website khác, tiến hành các hoạt động link exchange, thực hiện các hợp đồng trao đổi banner, blog với các website khác. + Xây dựng cộng đồng điện tử: Công ty nên xây dựng cho mình một forum. Forum là nơi chia sẻ ý kiến của các thành viên về công ty, là trang web trả lời những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đây là một điểm tiếp xúc trực tuyến khá tốt để doanh nghiệp tạo ấn tượng về mình với khách hàng…

- Mở rộng thêm các điểm tiếp xúc khác

Một phần của tài liệu Phát triển thương hiệu của Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Cao Tia Chớp Việt thông qua các điểm tiếp xúc trực tuyến (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w