Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội

40 406 1
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Trước kia khi kinh tế chưa phát triển, con người chỉ muốn làm sao có được cuộc sống đủ ăn đủ mặc. Còn ngày nay, khi cuộc sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người ngày càng tăng cao. Kinh doanh dịch vụ ăn uống đã ra đời từ rất lâu , nhưng vấn đề về chất lượng dịch vụ vẫn luôn là một vấn đề lớn đối với mỗi một doanh nghiệp. Cùng với sự hoà nhập kinh tế của đất nước thì kinh doanh nhà hàng trở nên khó khăn do sự cạnh tranh giữa các nhà hàng. Sự cạnh tranh này là sự cạnh tranh tự do, mỗi nhà hàng đều có ưu điểm và lợi thế khác nhau nên nếu nhà hàng nào phát huy được ưu thế của mình thì sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được nhiều người biết đến và tiếp tục phát triển. Ngược lại nếu không biết phát huy lợi thế của mình, kinh doanh không mang tính sang tạo thì dần dần sẽ bị đào thải và thay thế bởi những nhà hàng tốt hơn. Những cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do sự phát triển về đời sống xã hội, sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật và cơ bản là do nhu cầu tiêu dùng sử dụng dịch vụ ngày càng cao. Do đó, để tồn tại các nhà hàng luôn luôn phải nâng cao hiệu qủa sử dụng các yếu tố như vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong mọi lĩnh vực, lao động luôn là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, do đặc thù của ngành là phải sử dụng nhiều lao động trực tiếp nên vai trò của lao động càng có vị trí quan trọng. Do lao động đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh nhà hàng, mà việc xác định hiệu quả sử dụng lao động trong quá trình kinh doanh của nhà hàng là vấn đề không chỉ riêng bộ phận phụ trách về lao động, nó còn là sự quan tâm của toàn thể lãnh đạo, nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng nói riêng và kinh doanh trong nền kinh tế nói chung. Việc xác định hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng phải được thực hiện trên sự gắn bó chặt chẽ giữa các bộ phận hành chính và các bộ phận tác nghiệp, việc thực hiện này phải được thực hiện một cách có hệ thống và liên tục. Nhà hàng City View Riverside kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực ăn uống, phục vụ tiệc, hội nghị. Mới được thành lập khoảng 2 năm nhưng Nhà hàng đã đạt được rất nhiều thành công và được nhiều người biết đến. Qua thời gian thực tập tại Nhà hàng căn cứ vào thực tế Nhà hàng và lý luận đã được học, em nhận thấy tình hình cấp thiết hiện nay của Nhà hàng City View Riverside chính là việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng. Vì vậy, em chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội”làm khoá luận tốt nghiệp. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Mục tiêu Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng lao động trong Nhà hàng City View Riverside. - Nhiệm vụ + Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng + Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside để từ đó rút ra ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside + Đề xuất các giải pháp, kiến nghị có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài - Nội dung nghiên cứu đề tài : Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng - Không gian nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu tại Nhà hàng City View Riverside thuộc Công ty Cổ phần Dương Hồ. Đề tài nghiên cứu đội ngũ lao động của Nhà hàng trong nghiệp vụ kinh doanh ăn uống. - Giới hạn sử dụng số liệu và dữ liệu tại Nhà hàng City View Riverside trong vòng 2 năm (2011–2012) và định hướng đề xuất giải pháp cho năm 2013. - Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng lao động trong 2 năm 2011, 2012 và đề xuất giải pháp cho năm sau. 4. Tình hình nghiên cứu đề tài - Tổng hợp các đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside và các Nhà hàng khác: Cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View River Side, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan như sau: - Một số sách nghiên cứu về lao động tại nhà hàng 1. Trinh Xuân Dũng, Tổ chức kinh doanh nhà hàng, NXB Lao động Xã hội, 2003 2. Dương Thị Hồng Luyến (2004), đề tài luận văn tốt nghiệp “Giải pháo nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà khách Tổng liên đoàn lao động Việt Nam”, Đại học Thương Mại. 3. Đặng Phương Thuý (2008), đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp hoàn thiện tuyển dụng nhân lực tại Khách sạn Horison”, Đại học Thương Mại. 2 4. Vũ Thị Phương Thuý (2007), đề tài luận văn tốt nghiệp “ Giải pháp hoàn thiện công tác hoạch đinh và tuyển dụng nhân sự tại Nhà khách La Thành”, Đại học Thương Mại. Các công trình nói trên đã đề cập đến các vấn đề lý luận như các giải pháp mà các đề tài luận văn tốt nghiệp đưa ra cũng đã phù hợp với tình hình lao động tại thời điểm nghiên cứu. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội” không trùng với các công trình nghiên cứu đã công bố và phù hợp với tình hình hiện tại của Nhà hàng City View Riverside. 5. Kết cấu của khoá luận Bên cạnh phần phụ lục, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu gồm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng - Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG 1.1 Khái luận về sử dụng lao động tại nhà hàng 1.1.1. Khái niệm nhà hàng và kinh doanh nhà hàng 1.1.1.1. Nhà hàng Do sự phát triển của nhu cầu ăn uống ngoài gia đình, đồng thời do phân công lao động xã hội nên các nhà hàng ra đời. Cho đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nhà hàng. Theo định nghĩa thông thường, có thể hiểu đơn giản nhà hàng là nơi phục vụ khách hàng các món ăn, đồ uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm thu lợi nhuận. Theo Thông tư liên bộ số 27/LD-TCDL ngày 10/01/1996 của Tổng cục Du lịch và Bộ Thương mại thì: Nhà hàng là nơi kinh doanh các món ăn và đồ uống có mức chất lượng và là cơ sở kinh doanh có mức vốn pháp định theo quy định của từng loại hình doanh nghiệp, Từ đó khái niệm chung nhất về nhà hàng có thể hiểu như sau:Nhà hàng là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống và các dịch vụ bổ sung khác nhằm mục đích sinh lợi. 1.1.1.2. Kinh doanh nhà hàng Kinh doanh nhà hàng là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung khác trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh nhà hàng bao gồm các hoạt động chủ yếu là chế biến, bán và tổ chức tiêu dung tại chỗ các sản phẩm ăn uống. Ngoài ra, một số nhà hàng còn có thể cung ứng dịch vụ bổ sung tại nhà hàng hoặc có thể phục vụ nhu cầu ăn uống lưu động theo yêu cầu của khách hàng. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm và phân loại lao động tại nhà hàng 1.1.2.1. Khái niệm lao động tại nhà hàng Lao động trong nhà hàng là là một bộ phận lao động xã hội cần thiết, được phân công chuyên môn hoá trong công việc, sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ ăn uống cho khách hàng để nhằm đạt được những mục tiêu về doanh thu , lợi nhuận cho nhà hàng. 1.1.2.2. Đặc điểm lao động tại nhà hàng Lao động trong kinh doanh nhà hàng là một bộ phận cấu thành lực lượng lao động xã hội nên có các đặc điểm chung của lao động xã hội, ngoài ra tại nhà hàng lao động này còn có những đặc điểm rất riêng của ngành dịch vụ: - Lao động tại nhà hàng mang tính chất phi sản xuất vật chất. 4 Lao động tại bộ phận nhà hàng tạo ra và phục vụ khách các sản phẩm vô hình, không tồn tại dưới hình thái vật thể do đặc điểm sản phẩm của bộ phận nhà hàng mang tính chất vô hình, không hiện hữu là sản phẩm ăn uống bằng cách tạo ra các món ăn đồ, uống nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Lao động tại bộ phận nhà hàng không chỉ tạo ra các sản phẩm ăn uống mà còn đóng vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ cũng như cảm nhận của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ ăn uống của nhà hàng qua thái độ, trình độ của nhân viên bàn khi phục vụ khách hàng. -Lao động tại nhà hàng có tính chất phức tạp. Trong kinh doanh ăn uống, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, lúc nào cũng có sự có mặt của khách hàng nên lao động tại bộ phận nhà hàng phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau có những đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, sở thích, tâm lý và thị hiếu, chịu môi trường làm việc căng thẳng, phải trực tiếp cung ứng dịch vụ cho khách hàng đòi hỏi lao động phải có kiến thức chuyên môn, xã hội, và kỹ năng giao tiếp khéo léo đối với từng đối tượng khách hàng đến tiêu dùng dịch vụ tại khách sạn. Nhân viên bộ phận nhà hàng có thể tác động đến khách hàng nhưng cũng có thể bị tác động từ khách hàng trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy, lao động tại bộ phận nhà hàng có tính chất phức tạp do môi trường làm việc tạo nên. - Lao động tại nhà hàng có tính đa dạng và chuyên môn hóa cao. Tại nhà hàng có những nhóm lao động đảm nhiệm các công việc cụ thể và mang tính chuyên môn cao, khó có thể thay thế, tuy nhiên các nhóm vẫn có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ví dụ: lao động bàn, bar, bếp. Sự chuyên môn hóa tạo ra sự chuyên nghiệp, thành thục trong công việc của người lao động mang lại năng suất và hiệu quả làm việc cao nhưng lại tạo ra sự cứng nhắc trong việc sử dụng lao động và lao động khó có thể thay thế cho nhau. - Lao động tại nhà hàng khó cơ giới hoá và tự động hoá Do kinh doanh ăn uống mang tính thời vụ nên khi vào chính vụ nhu cầu sử dụng lao động rất cao còn vào trái vụ thì ngược lại phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của nhà hàng, vị trí kinh doanh, thời gian khách đến và đi. Khi nào có khách hàng thì nhân viênmới làm việc, nhà hàng mới cung ứng dịch vụ. Điều này làm cho nhà hàng cần sử dụng nhiều lao động theo mùa, bán thời gian dẫn đến sự khó khăn cho người lao động trong công việc và thu nhập. - Lao động tại nhà hàng có tính sẵn sàng đón tiếp và phục vụ khách. Nhà hàng cứ có khách hàng là nhân viên nhà hàng phải đón tiếp bất kể mọi thời gian làm cho người lao động luôn bị động trong công việc. Nhà hàng cần phải tổ chức lao động một cách hợp lý, bố trí lao động chia ca hay giờ hành chính tùy vào đặc điểm công việc của từng tổ mà bố trí cho phù hợp để luôn có thể phục vụ nhu cầu ăn uống của khách hàng vào những thời điểm thích hợp. - Tỷ trọng lao động nữ cao. 5 Trong kinh doanh nhà hàng tỷ lệ lao động nữ chiếm gần 2/3 là do đặc thù của lao động nữ phù hợp với việc phục vụ khách hàng đặc biệt là lao động bộ phận bàn và bar, đặc điểm công việc của nhà hàng trong nhà hàng đòi hỏi sự khéo léo, nhẫn nại, bền bỉ và có sức chịu đựng. Tiền lương lao động trong ngành kinh doanh ăn uống thấp không hấp dẫn nam giới, ít cơ hội thăng tiến. Lao động chủ yếu là bán thời gian hoặc làm ca nên có thời gian để lo cho các công việc gia đình khác, tính chất công việc phù hợp với nữ giới. Ngoài ra lao động tại nhà hàng còn có một số đặc điểm khác: Lao động tại nhà hàng có cường độ làm việc cao, thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng dịch vụ của khách hàng. Kinh doanh ăn uống sử dụng nhiều lao động sống nên chi phí lao động cao, lao động tham gia nhiều vào quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ. 1.1.2.3. Phân loại lao động tại nhà hàng - Căn cứ vào hoạt động kinh doanh, lao động trong nhà hàng được phân chia thành nhiều bộ phận. + Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh ăn uống + Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ khác - Căn cứ vào mức độ tác động vào quá trình kinh doanh của nhà hàng + Lao động gián tiếp: Gồm những lao động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh như cán bộ quản lý, ban giám đốc, nhân viên hành chính, thống kê, tài vụ, kế hoạch, kế toán. . + Lao động trực tiếp: Gồm những lao động thuộc bộ phận nghiệp vụ trong nhà hàng bao gồm lao động trong các tổ: Tổ lễ tân: bao gồm nhân viên tiếp tân, nhân viên quản lý hành lý Tổ bàn: Nhân viên phục vụ bàn Tổ chế biến: Nhân viên chế biến món ăn, giải khát. Tổ sửa chữa: Nhân viên điện nước Tổ dịch vụ: Nhân viên phục vụ các dịch vụ khác - Căn cứ vào yêu cầu của công tác quản lý lao động trong Nhà hàng + Lao động hợp đồng dài hạn + Lao động thời vụ 1.1.3. Sử dụng lao động tại nhà hàng a) Khái niệm Sử dụng lao động trong nhà hàng là quá trình sắp đặt lao động vào các vị trí, khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của người lao động nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc. b) Mục tiêu sử dụng lao động trong kinh doanh Nhà hàng 6 - Đảm bảo đủ số lượng, chất lượng của lao động, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của nhà hàng. - Đảm bảo đúng người đúng việc. - Đảm bảo tính mềm dẻo, linh hoạt trong sử dụng lao động. c) Nội dung bố trí và sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng - Xác định định mức lao động: là lượng lao động sống hợp lý để tạo ra một đơn vị sản phẩm hay để hoàn thành một nghiệp vụ nào đó đê phục vụ lượng khách hàng trong những điều kiện nhất định. Định mức lào động trong kinh doanh nhà hàng có thể được biểu hiện bởi mức doanh thu, số lượng khách… - Tổ chức lao động và công việc: là sắp xếp đội ngũ lao động sao cho phù hợp với từng loại công việc, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và tạo động lực kích thích người lao động làm việc. Tổ chức lao động và công việc trong kinh doanh nhà hàng bao gồm các nội dung sau: + Phân công lao động: là hình thức giao việc cho cá nhân hay một bộ phận nào đó, tuỳ theo quy mô và loại hình doanh nghiệp mà thực hiện theo từng cá nhân, từng bộ phận. + Xác định quy chế làm việc: là thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý đối với người lao động và các quy định khác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ lao động trong kinh doanh nhà hàng. Xác định quy chế cho người lao động phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm kinh doanh và khả năng làm việc lâu dài của bản thân người lao động. + Tổ chức chỗ làm việc: là phần diện tích và không gian đủ cho một hay một nhóm người lao động làm việc và tuỳ theo tính chất công việc cụ thể mà tổ chức chỗ làm việc phù hợp. 1.1.4. Hiệu quả, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả là một tương quan so sánh kết quả đạt được theo mục tiêu đã xác định với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả của doanh nghiệp bao gồm: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội - Hiệu quả kinh tế: là kết quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó. - Hiệu quả xã hội: là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã hội của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh nghiệp đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thường biểu hiện qua mức độ thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của xã hội, giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện lao động và đảm bảo vệ sinh môi trường. 7 Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như khi đánh giá hiệu quả các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt này một cách đồng bộ. Hiệu quả kinh tế không đơn thuần chỉ là các thành quả kinh tế, vì trong kết quả và chi phí kinh tế có các yếu tố nhằm đạt hiệu quả xã hội. Tương tự hiệu quả xã hội tồn tại phụ thuộc vào kết quả và chi phí nảy sinh trong hoạt động kinh tế. Không thể có hiệu quả kinh tế mà không có hiệu quả xã hội, ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội. 1.2. Hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động trong kinh doanh nhà hàng Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động kinh tế của mọi ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành kinh doanh nhà hàng nói riêng. Nó phản ánh kết quả và trình độ sử dụng lao động của từng đơn vị, qua đó mà thấy được hiệu quả lao động chung của từng ngành và của toàn xã hội. Hiệu quả sử dụng lao động được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng lao động thông qua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí lao động để đạt được kết quả đó. Chỉ tiêu này có thể được mô tả bằng công thức sau: Trong đó: H là hiệu quả sử dụng lao động. - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện ở các chỉ tiêu mức doanh thu, lợi nhuận. - Chi phí lao động biểu hiện ở số lao động bình quân, quỹ tiền lương. Vậy bản chất của việc sử dụng lao động có hiệu quả trong kinh doanh nhà hàng là cùng với một chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợi nhuận tăng doanh thu và đảm bảo được chất lượng phục vụ. Nâng cao hiệu quả lao động trong nghành kinh doanh nhà hàng, không thể phục vụ kém người tiêu dùng không để khách mất nhiều thời gian chờ đợi với ý nghĩa toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong nghành phải đảm bảo tiết kiệm chi phí tiêu dùng phải phù hợp với lợi ích của xã hội, nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp tức là doanh thu phải bù đắp chi phí và doanh nghiệp có lãi. Mâu thuẫn này thể hiện một cách khách quan, đòi hỏi phải có phương hướng giải quyết nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động a) Yêu cầu 8 Việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp là cần thiết, thông qua chỉ tiêu về hiệu quả lao động của doanh nghiệp mình so sánh với kỳ trước, so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành, các doanh nghiệp trong cùng địa bàn, để thấy rõ việc sử dụng lao động của doanh nghiệp mình tốt hơn hay chưa, từ đố phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu trong việc tổ chức, quản lý và sử dụng lao động để đạt dược hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong từng doanh nghiệp không thể nói một cách chung chung mà phải thông qua một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động bình quân, lợi nhuận bình quân trên một nhân viên, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Các chỉ tiêu phải được hình thành trên cơ sở nguyên tắc chung của phạm trù hiệu quả kinh tế. Nó phải phản ánh được tình hình sử dụng lao động sống thông qua quan hệ so sánh về kết quả kinh doanh với chi phí về lao động sống. - Các chỉ tiêu phải cho phép đánh giá một cách chung nhất, toàn diện nhất, bao quát nhất, hiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn. Vì vậy phải có chỉ tiêu tổng hợp trong hệ thống. Mặt khác nhằm đáng giá một cách cụ thể hơn, sâu sắc hơn đòi hỏi trong hệ thống chỉ tiêu phải có các chỉ tiêu bộ phận qua những chỉ tiêu này có thể đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trên từng bộ phận. Từ đó rút ra được những biện pháp đúng đắn để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở toàn doanh nghiệp. - Hệ thống các chỉ tiêu phải có mối quan hệ khăng khít để thông qua hệ thống chỉ tiêu đó, doanh nghiệp có thể rút ra những kết luận đúng đắn về tình hình sử dụng lao động. - Hệ thống các chỉ tiêu này phải thống nhất với nhau để đảm bảo tính chất so sánh được hiệu quả sử dụng lao động giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp trong nghành với nhau. b) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. * Các chỉ tiêu đánh giá chung - Chỉ tiêu đánh giá năng suất lao động: chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân chung và năng suất lao động trực tiếp bình quân W= D R ; W TT = D R TT Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân chung W TT : Năng suất lao động trực tiếp bình quân trong kỳ D: Tổng doanh thu đạt được trong kỳ R: Tổng số lao động bình quân chung 9 R TT : Số lao động trực tiếp bình quân Chỉ tiêu năng suất lao động bình quânchung và năng suất lao động trực tiếp bình quân cho ta thấy, trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) thì trung bình một lao động bình quân và một lao động trực tiếp bình quân tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghệp càng tốt. - Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân một lao động và một lao động trực tiếp bình quân L = L R ; L TT = L R TT Trong đó: L : Mức lợi nhuận bình quân một người lao động L TT : Mức lợi nhuận bình quân một người lao động trực tiếp L: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở nhà hàng, nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Chỉ tiêumức lợi nhuận bình quân một lao động và một lao động trực tiếp bình quân là hai chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương H P = D P ; H P = L P Trong đó: H P là hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương trong kỳ P là tổng quỹ tiền lương trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí lương bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng quỹ tiền lương càng hiệu quả. * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận: Để việc đánh giá hiệu quả sử dụng lao động được cụ thể, sâu sắc cần phải có các chi tiết mang tính đặc thù cho từng bộ phận lao động: Wi = D i R i ; L i = L i R i Trong đó: W i : Năng suất lao động trực tiếp bình quân trong kỳ của bộ phận i R i :Số lao động trực tiếp bình quân tại bộ phận i 10 [...]... MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẠI NHÀ HÀNG CITY VIEW RIVERSIDE (CÔNG TY CỔ PHẦN DƯƠNG HỒ)HÀ NỘI 3.1 Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ) Hà Nội 3.1.1 Dự báo về triển vọng của Nhà hàng City Vỉew Riverside của Công ty Cổ phần Dương Hồ, Hà Nội 3.1.1.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động kinh... hưởng của các nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 2.2.1 Tổng quan tình hình về Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 2.2.1.1 Giới thiệu chung về nhà hàng City View Riverside Nhà hàng City View Riverside mới được thành lập tháng 11/2010, được đặt tại tầng 11, Tòa nhà Hàn Việt Với không gian rộng rãi... hưởng đến hiệu quả lao động 2.3.2 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 2.3.2.1 Hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside - Về năng suất lao động: Qua bảng 2.4 (phụ lục 5), ta thấy doanh thu của nhà hàng City View Riverside năm 2012 so với năm 2011 tăng 31,53% tương ứng 3405 triệu đồng Tổng số lao động tăng... về hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ) Hà Nội 2.4.1 Thành công và nguyên nhân 2.4.1.1 Thành công - Về hiệu quả sử dụng lao động nói chung: Qua bảng 2.4 (phụ lục 5) ta thấy các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động của Nhà hàng City View Riverside qua 2 năm 2012 và 2011 cho thấy tình hình kinh doanh của nhà hàng là tương đối tốt Doanh thu của nhà hàng. .. thành viên trong cùng một tổ đội sẽ có những đánh giá tốt cho nhau 3.1.2 Quan điểm về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội Qua quá trình nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside, em xin đưa ra một số quan điểm nhằm hoàn thiện hơn công tác bố trí và sử dụng lao động: - Nâng cao hiệu quả sử dụng lao. .. đề hiệu quả sử dụng trong bộ phận nhà hàng của khách sạn nói chung và tại Nhà hàng City View Riverside nói riêng - Phương pháp so sánh: để so sánh kết quả hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong 2 năm 2011 và 2012 của Nhà hàng City View Riverside - Phương pháp phân tích: Phân tích các số liệu về cơ cấu lao động, hiệu quả sử dụng lao động tại từng bộ phận trong Nhà hàng City. .. người lao động dựa vào những đóng góp hay thời gian làm việc của họ, vào thời điểm chính vụ hay có tiệc cưới Công ty cũng có thưởng thêm cho người lao động 21 2.3 Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 2.3.1 Tình hình sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside, Công ty Cổ phần Dương Hồ, Hà Nội a Xác định định mức lao động. .. làm việc của nhân viên, giúp người lao động phát huy tối đa năng lực để đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong nhà hàng 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội Để đứng vững và đảm bảo phát triển cạnh tranh Nhà hàng City View Riverside cần phải có những chiến lược cạnh tranh đúng đắn để tạo ra sức mạnh cạnh... Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động phải là mục tiêu lâu dài của nhà hàng bởi nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chính là cách để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận hay vị thế của nhà hàng - Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động phải là nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà hàng để từ đó tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách Chất lượng dịch vụ luôn là yếu tố mà khách hàng đánh... khách hàng, đặt mục tiêu kinh doanh luôn duy trì và phát triển dịch vụ phục vụ khách hàng nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động luôn được nhà hàng chú trọng và đặt lên hàng đầu bởi các nhà quản trị của nhà hàng nhận thấy rằng nhân viên của nhà hàng chính là một yếu tố quyết định việc thu hút cũng như khiến khách hàng quay trở lại và sử dụng các dịch vụ của nhà hàng - Trình độ tổ chức quản lý Nhà hàng . đến hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội. 2.2.1 Tổng quan tình hình về Nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội. 2.2.1.1 nghị nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội 3 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TẠI NHÀ HÀNG 1.1. về hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng - Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng lao động tại Nhà hàng City View Riverside (Công ty cổ phần Dương Hồ), Hà Nội - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan