Một số giải pháp khác (Tuyển dụng, đào tạo, xây dựng chính sách marketing, giáo dục người lao động)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội (Trang 35)

giáo dục người lao động)

Nhà hàng cần hoàn thiện công tác tuyển dụng. Do tính đặc thù của lao động trong bộ phận nhà hàng là phần lớn nhân viên phải tiếp xúc trực tiếp với khách hàng

nên việc tuyển chọn nhân viên biết cách phục vụ, khéo léo trong giao tiếp là vô cùng quan trọng đặc biệt là nhân viên bộ phận bàn, đối với bộ phận bếp nhân viên phải có sự hiểu biết về ẩm thực nhiều vùng miền, quốc gia. Công tác tuyển chọn lao động tại Nhà hàng City View Riverside còn chưa khách quan, phần lớn là ưu tiên con em cán bộ công nhân viên do đó nên khi bố trí vào làm việc nhiều nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc, giao tiếp với khách hàng yếu kém. Vì vậy nhà hàng cần có hình thức tuyển chọn công khai với bảng yêu cầu công việc cụ thể để đảm bảo tính công bằng cho các ứng viên. Khách sạn có thể tìm kiếm nhân sự từ nhiều nguồn cung ứng khác nhau như qua quảng cáo tuyển dụng, qua giới thiệu của nhân viên cũ, tại các văn phòng giới thiệu việc làm, tuyển dụng tại các trường đại học, cao đẳng, các học viện đặc biệt là các lao động có chất lượng cao được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành về dịch vụ. Khi tuyển chọn nhà quản lý phải kiểm tra trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhà quản lý cũng nên chú trọng vào hình thức của nhân viên vì đối với ngành dịch vụ hình thức được coi trọng và là một trong những điều kiện xét tuyển nhân viên đặc biệt nhà hàng cần phải bổ sung thêm bước kiểm tra tay nghề và trình độ tác nghiệp của nhân viên. Thông qua kiểm tra tay nghề hội đồng tuyển dụng có thể đánh giá được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và định hướng nghề nghiệp của từng ứng viên. Ngoài ra hội đồng tuyển dụng có thể đưa ra các tình huống cụ thể để giải quyết tình huống, qua cách xử lý tình huống của từng ứng viên có thể đánh giá được trình độ nghiệp vụ và khả năng xử lý tình huống của ứng viên.

Đào tạo và phát triển nhân sự giúp cho người lao động trong nhà hàng thực hiện công việc tốt hơn tạo tiền đề cho việc nâng cao hơn nữa năng suất và chất lượng lao động qua đó góp phần mục tiêu chung của khách sạn. Trình độ ngoại ngữ của nhân viên nhà hàng chưa được tốt, nhân viên có trình độ đại học cao đẳng chiếm 19,6% số nhân viên có thể nói thành thạo ngoại ngữ còn ít, một số chỉ nghe hiểu được tên món ăn, đồ uống phục vụ cho khách đặt món cho thấy trình độ của nhân viên nhà hàng có trình độ tương đối thấp, việc đào tạo về cả nghiệp vụ lẫn ngoại ngữ cho nhân viên là hết sức cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho nhà hàng. Nhà hàng nên áp dụng các phương pháp đào tạo như kèm cặp, đào tạo luân phiên công việc giữa các bộ phận qua đó có thể thuyên chuyển lao động nhàn rỗi từ bộ phận này sang bộ phận khác trong nội bộ doanh nghiệp vào những dịp đông khách mà không phải tuyển thêm nhân viên. Như vậy sẽ tránh lãng phí nguồn nhân lực, đỡ tốn kém cho nhà hàng mà còn tạo sự linh hoạt trong cơ cấu tổ chức nhà hàng. Ngoài ra phương pháp đào tạo nhân viên bộ phận nhà hàng cũng cần phong phú hơn bằng cách sử dụng các dụng cụ mô phỏng và tình huống thực tế giúp cho người lao động không bị lúng túng trong quá trình tác nghiệp cũng như trong xử lý các thắc mắc, phàn nàn của khách, phát triển khả năng tư duy sáng tạo của nhân viên. Nhà hàng có thể cho nhân viên đến các trung tâm đào tạo

hay cũng có thể đào tạo tại chỗ bằng cách thuê các chuyên gia về giảng dạy tuy nhiên cần phải chú ý đến chi phí xây dựng các mô hình, chi phí thuê chuyên gia giảng dạy. Chú trọng hơn nữa việc đào tạo nhằm nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của nhân viên, nhất là đối với nhân viên bàn cần phải đào tạo thêm ngoại ngữ thứ hai cho nhân viên để phục vụ nhu cầu khách quốc tế. Đối với bộ phận bếp nhà hàng nên cử người đi ra nước ngoài đến những nhà hàng lớn để tiếp xúc với những công nghệ mới, học hỏi các món ăn truyền thống của họ, nhu cầu và sở thích để nâng cao hiểu biết, có thêm kinh nghiệm nâng cao tinh thần, ý thức tự đào tạo của nhân viên để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo cảm giác mới lạ, đặc trưng cho nhà hàng mình, tạo được dấu ấn trong lòng khách hàng.

Nhà hàng cần xây dựng chính sách marketing phù hợp trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu của khách, giá cả tương ứng với mức chất lượng dịch vụ mà khách hàng nhận được. Ngoài ra để thu hút khách hàng đến với nhà hàng thì ban giám đốc phải lập chiến lược quảng bá, quảng cáo các dịch vụ trong nhà hàng, tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá cho các khách hàng, các công ty lữ hành, công ty du lịch để tăng lượng khách đến tiêu dùng dịch vụ của nhà hàng nó tạo ra nguồn doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng đồng thời tạo ra việc làm cho người lao động từ đó hiệu quả sử dụng lao động được nâng cao.

Giáo dục nâng cao nhận thức của người lao động về hiệu quả sử dụng lao động có ảnh hưởng lớn đến uy tín, doanh thu và lợi nhuận của nhà hàng làm cho họ nhận thấy bản thân phải có trách nhiệm với công việc. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề quan trọng và quyết định đến việc nhà hàng có đứng vững trên thị trường hay không. Nhà hàng cần có các biện pháp hợp lý trong các khâu tuyển dụng, bố trí sử dụng và đãi ngộ người lao động, đồng thời phải rèn luyện cho lao động tinh thần làm việc và trách nhiệm với công việc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại nhà hàng City View Riverside (Công ty Cổ phần Dương Hồ), Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w