1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà trên thị trường Hà Nội

40 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 320,5 KB

Nội dung

Khoa Quản trị doanh nghiệp “ Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà trên thị trường Hà Nội” Nguyễn Thị Phương – K42A3 1 Khoa Quản trị doanh nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Nguyễn Thị Phương – K42A3 2 Khoa Quản trị doanh nghiệp Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội. 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Trong nền kinh tế thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng , là khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất và cũng là khâu đầu tiên của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp . Ta thấy rằng không có tiêu dùng thì không có sản xuất . Qúa trình sản xuất trong nền kinh tế thị trường thì phải căn cứ vào việc có tiêu thụ được sản phẩm hay không . Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang tiền nhằm thực hiện việc đánh giá giá trị của hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu hàng đầu hiện nay mà các doanh nghiệp theo đuổi là lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thành công làm ăn có lãi trong điều kiện cạnh tranh gay gắt , tài nguyên khan hiếm như hiện nay . Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp . Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm mới thu hồi được vốn , thu được lợi nhuận . Vốn và lợi nhuận lại được đưa vào quá trình tái sản xuất kinh doanh , chi trả lương và các chi phí khác nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách liên tục và ổn định . Ngược lại , nếu không tiêu thụ được thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ bị ứ đọng , doanh nghiệp không thu hồi được vốn kinh doanh không có lãi dẫn đến thua lỗ và phá sản. Hiện nay , các doanh nghiệp đã chú trọng rất nhiều vào công tác tiêu thụ sản phẩm không ít doanh nghiệp đã thành công trong những giải pháp đưa ra để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp mình . Bên cạnh đó có những doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm . Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà cũng là một trong số đó . Ngành Dược Việt Nam cũng như ở nhiều nước khác đang đứng trước những áp lực mạnh mẽ của nạn thuốc nhập lậu , thuốc giả kém chất lượng trôi nổi trên thị trường . Ngày càng có nhiều Công ty , xí nghiệp nước ngoài liên doanh và đăng ký kinh doanh Dược tại Việt Nam dẫn đến môi trường cạnh tranh trên thị trường thuốc đang diễn ra rất gay gắt . Trước tình hình đó đòi hỏi chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Nguyễn Thị Phương – K42A3 3 Khoa Quản trị doanh nghiệp Nam Hà tại Hà Nội phải có những chính sách , biện pháp phù hợp và hiệu quả để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm , khẳng định vị thế của mình trên thị trường . 1.2Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trên cơ sở lý luận và xuất phát từ thực tế thu thập được trong quá trình thực tập tại chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà tại Hà Nội về những vấn đề tồn tại cấp bách cần giải quyết , nhận thấy công ty đang cần đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm , em đã chon đề tài : “ Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà trên thị trường Hà Nội” . 1.3Các mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp . - Khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ mặt hàng dược phẩm và kết quả thực hiện hoạt động tiêu thụ mặt hàng này tại chi nhánh công ty trên thị trường Hà Nội . - Trên cơ sở phân tích thực trạng đó rút ra những tồn tại và nguyên nhân , đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty trên thị trường Hà Nội. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian : Địa bàn Hà Nội - Về thời gian : Nghiên cứu sử dụng những dữ liệu liên quan tới tình hình tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty trong vòng 3 năm trở lại đây . Cụ thể năm 2007 ,2008 , 2009 . - Về nội dung: Đề tài xoay quan vấn đề tiêu thụ tại công ty, cụ thể nghiên cứu về nhu cầu khách hàng, các chính sách để đẩy mạnh tiêu thụ như chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiên. Đồng thời nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại công ty. 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại. 1.5.1 Khái niệm và vai trò của tiêu thụ hàng hóa * Khái niệm về tiêu thụ hàng hóa Trong doanh nghiệp các hoạt động kinh doanh , mua bán nối tiếp nhau với nhiều công đoạn . Trước kia nền kinh tế còn đang bao cấp , hoạt động của doanh Nguyễn Thị Phương – K42A3 4 Khoa Quản trị doanh nghiệp nghiệp chủ yếu là hoạt động sản xuất , hoạt động mua bán chỉ mang tính chất hình thức . Còn trong nền kinh tế thị trường mỗi một doanh nghiệp là một chủ thể độc lập cho nên hoạt động của doanh nghiệp phải gắn liền ba khâu : Mua – sản xuất – tiêu thụ . Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa được ví như cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa trong nền kinh tế thị trường không được sản xuất và bán ra theo một kế hoạch , một giá cả ổn định như trước mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến khách hàng đến tiêu thụ hàng hóa . Lúc này nhà sản xuất kinh doanh cần quan tâm tới ba vấn đề cơ bản : Bán cái gì ? bán cho ai ? bán như thế nào ? vậy tiêu thụ hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau : - Theo nghĩa rộng : Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu , có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như nghiên cứu thị trường , xác định nhu cầu khách hàng , đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ , xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất . -Theo nghĩa hẹp : Tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa , lao vụ , dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền bán hàng hoặc được quyền thu tiền . * Vai trò của tiêu thụ hàng hóa Đối với doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục . Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí , có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng . Tiêu thụ hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận . Bởi khi hàng hóa tiêu thụ tăng thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường . Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ , Nguyễn Thị Phương – K42A3 5 Khoa Quản trị doanh nghiệp tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó .Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra , sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao. Thông qua tiêu thụ hàng hóa các doanh nghiệp sẽ xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp , đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới. Đối với xã hội Về phương diện xã hội thì tiêu thụ hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu , vì nền kihn tế là một thể thống nhất với những cân bằng , những tương quan tỷ lệ nhất định . Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sự mất cân đối giữ được bình ổn trong xã hội . 1.5.2 Nội dung của tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp 1.5.2.1 Nghiên cứu thị trường Để thành công trên thương trường đòi hỏi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện công tác thăm dò và xâm nhập thị trường , nhằm xác định nhu cầu mà doanh nghiệp cần thỏa mãn cũng như khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường , đây là công việc hết sức cần thiết khi sản xuất kinh doanh một mặt hàng nào đó . Nghiên cứu thị trường là việc xác định nhu cầu thị trường , xác định những sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp cần sản xuất kinh doanh để mang lại hiệu quả cao nhất . Nghiên cứu thị trường là bước khởi đầu quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào , nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp . Việc nghiên cứu thị trường tạo điều kiện cho các sản phẩm của doanh nghiệp xâm nhập và thích ứng với thị trường , làm tăng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó. Nội dung của nghiên cứu thị trường bao gồm: -Nghiên cứu các nhân tố môi trường để phân tích được các ràng buộc ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp cũng như những thời cơ có thể phát sinh. Nguyễn Thị Phương – K42A3 6 Khoa Quản trị doanh nghiệp - Thu thập thông tin khái quát về quy mô thị trường chủ yếu qua các tài liệu thống kê về tiêu thụ và bán hàng giữa các không gian thị trường . - Nghiên cứu tổng quan kết cấu địa lý , mặt hàng , phân bố dân cư và sức mua , vị trí và sức hút , cơ cấu thị trường người bán hiện hữu của thị trường. - Nghiên cứu động thái và xu thế vận động của thị trường ngành , nhóm hàng , lĩnh vực kinh doanh . Từ những kết phân tích các nội dung trên , doanh nghiệp có được những đánh giá tiềm năng thị trường tổng thể đo lường thị phần và tập khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp . 1.5.2.2 Nghiên cứu người tiêu dùng Người tiêu dùng là người mua sắm những hàng hóa để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân . Nghiên cứu người tiêu dùng sẽ làm rõ hơn những nhân tố ảnh hưởng tới việc mua hàng và quá trình quyết định mua của người tiêu dùng .Qua đó doanh nghiệp biết thêm về khách hàng của mình để có những ứng xử phù hợp , phục vụ họ tốt hơn nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp . Đối với người tiêu dùng việc mua sắm luôn diễn ra hàng ngày và để quyết định mua gì , mua như thế nào , mua ở đâu thường phải trải qua một tiến trình bao gồm năm giai đoạn và thể hiện qua sơ đồ sau : Nhận biết nhu cầu  Tìm kiếm thông tin  Đánh giá các phương án  Quyết định mua  Đánh giá sau mua . Qúa trình này có thể diễn ra rất nhanh khi hành vi tiêu dùng mang tính lặp lại hay đối với các sản phẩm quá quen thuộc và ngược lại rất dài khi người tiêu dùng tiếp cận với những hàng hóa mới giá trị thường lớn và chịu sự tác động từ phía mọi người xung quanh. Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về người tiêu dùng , những nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua của họ sẽ rất cần thiết khi doanh nghiệp muốn tiêu thụ hàng hóa . Người tiêu dùng là người sử dụng các sản phẩm và sẽ trả tiền cho các sản phẩm đó . Do vậy phản ứng của họ mua hàng hay từ chối mua sẽ ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp . Vì vậy doanh nghiệp phải có chiến lược kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của mình đồng thời sử dụng các biện pháp công cụ trong tiêu thụ nhằm đẩy nhanh quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng . Nguyễn Thị Phương – K42A3 7 Khoa Quản trị doanh nghiệp 1.5.2.3 Xác lập và lựa chọn kênh phân phối Trong nền kinh tế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau theo đó sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng . Việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thông qua hai hình thức là tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp . Hai hình thức này hình thức nên các kênh tiêu thụ sản phẩm . Trong mỗi kênh đều có những ưu và nhược điểm riêng do vậy việc lựa chon kênh tiêu thụ nào cho phù hợp là phụ thuộc vào quy mô , uy tín , mặt hàng …. Của doanh nghiệp . Có bốn loại kênh phân phối cơ bản sau : + Kênh 1 : Nhà sản xuất Người tiêu dùng Trong kênh này người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm hàng hóa trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mà không qua bất kỳ một khâu trung gian nào . Kênh này khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp song lại mang ý nghĩa rất quan trọng . Bởi vì doanh nghiệp đối thoại trực tiếp với người tiêu dùng , thông tin nhận được là hoàn toàn chính xác , doanh nghiệp có điều kiện và cơ hội để quảng cáo giới thiệu sản phẩm và giải đáp thắc mắc của người tiêu dùng về sản phẩm của mình góp phần củng cố uy tín của doanh nghiệp. + Kênh 2 : Nhà sản xuất  Người bán lẻ  Người tiêu dùng. Qúa trình tiêu thụ được qua một khâu trung gian là người bán lẻ . Trung gian này sẽ tiếp tục đưa sản phẩm hàng hóa tới tay người tiêu dùng. + Kênh 3 : Nhà sản xuất  Người bán buôn  Người bán lẻ  Người tiêu dùng. Kênh này có hai khâu trung gian là người bán buôn và người bán lẻ . Do doanh nghiệp giao dịch trực tiếp với người bán buôn nên khối lượng tiêu thụ lớn . Doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp như : giảm giá ,chiết khấu ,khuyến mãi đối với người bán buôn để thu hút và khuyến khích họ. + Kênh 4 : Nhà sản xuất Đại lý Người bán buôn  Người bán lẻ Người tiêu dùng Đây là kênh tiêu thụ mà doanh nghiệp khó quản lý và theo dõi nhất. Do tính chính xác của những thông tin phản hồi mà doanh nghiệp nhận được bị hạn chế , do đó mà doanh nghiệp không thích ứng kịp với sự thay đổi của thị trường. Để đạt hiệu quả Nguyễn Thị Phương – K42A3 8 Khoa Quản trị doanh nghiệp cao khi sử dụng kênh này doanh nghiệp cần có những biện pháp phù hợp để theo dõi thu thập thông tin thường xuyên về các đại lý do mình cung ứng. 1.5.2.4 Chính sách giá cả Việc định ra chính sách giá bán linh hoạt , phù hợp với cung cầu trên thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh của mình . Chính sách giá của doanh nghiệp phù hợp với xu thế thị trường sẽ có tác dụng tốt đến sự phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai . Chính sách giá hướng chủ yếu vào các vấn đề sau : Chính sách định giá theo tị trường : Đây là cách định giá khá phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay . Tức là định giá bán sản phẩm xung quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó . Ở đây do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp cần tăng cường công tác tiếp thị . Áp dụng chính sách giá bán này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kihn doanh. Chính sách định giá thấp : Chính sách giá thấp hơn mức giá thị trường có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau tùy theo tình hình sản phẩm và thị trường . Do vậy , định giá thấp có thể đưa ra các cách khác nhau. - Thứ nhất : Định giá bán thấp hơn mức giá thống trị trên thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm .Nó được ứng dụng trong trường hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường , cần bán hàng nhanh với khối lượng lớn hoặc dùng giá để chiếm lĩnh thị trường . - Thứ hai : Định giá thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá tại sản phẩm ( chấp nhận lỗ) . Cách định giá này áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương cửa hàng hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn . Chính sách định giá cao :Tức là định giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Cách định giá này có thể đưa ra : -Thứ nhất : Với những sản phẩm mới tung ra thị trường , người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó , chưa có cơ hội để so sánh về giá , áp dụng mức giá bán cao sau đó giảm dần . -Thứ hai: Với những doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền áp dụng giá cao (giá độc quyền ) để thu lợi nhuận . Nguyễn Thị Phương – K42A3 9 Khoa Quản trị doanh nghiệp -Thứ ba : Với những mặt hàng cao cấp hoặc tuy không thuộc loại cao cấp nhưng có chất lượng đặc biệt tốt tâm lý người tiêu dùng thích phô trương giàu sang . Do vậy , áp dụng mức giá bán cao sẽ tốt hơn mức giá bán thấp . -Thứ tư : Trong một số trường hợp đặc biệt định mức giá bán cao ( giá cắt cổ ) để hạn chế người mua , để tìm nhu cầu dịch vụ sản phẩm hoặc tìm nhu cầu thay thế. Chính sách ổn định giá : Tức là không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu ở từng thời kỳ hoặc dù bán sản phẩm đó ở nơi nào trong phạm vi toàn quốc . Cách định ổn định giúp doanh nghiệp thâm nhập , giữ vững và mở rộng thị trường . Chính sách bán phá giá : Mục tiêu của bán phá giá là để tối thiểu hóa rủi ro hay thua lỗ . Bán phá giá chỉ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều và bị cạnh tranh gay gắt , sản phẩm đã bị lạc hậu với nhu cầu của thị trường , sản phẩm mang tính thời vụ khó bảo quản ,dễ hư hỏng càng để lâu càng lỗ lớn . 1.5.2.5 Các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin cho các phần tử trung gian hoặc cho khách hàng cuối cùng trong khoảng không gian và thời gian nhất định . Thực chất của quảng cáo là thông tin đến công chúng , người tiêu dùng về sản phẩm và doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó . Mục tiêu của quảng cáo là đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ,lôi kéo ngày càng nhiều khách hàng về phía doanh nghiệp , tạo lập uy tín cho doanh nghiệp . Quảng cáo nhằm giới thiệu những sản phẩm mới hoặc những sản phẩm được cải tiến cho khách hàng , làm cho khách hàng biết được những điểm khác biệt tốt hơn của doanh nghiệp , góp phần tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ . Phương tiện quảng cáo rất đa dạng và phong phú bao gồm phương tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu thụ và phương tiện quảng cáo trong mạng lưới tiêu thụ. + Phương tiện quảng cáo ngoài mạng lưới tiêu thụ bao gồm : -Báo chí : Là phương tiện quảng cáo nhằm vào đối tượng trên phạm vi rộng , nội dung quảng cáo báo chí thường gồm ba bộ phận hợp thành : chữ , trang vẽ quảng cáo , tên và địa chỉ cơ sở sản xuất kinh doanh. Nguyễn Thị Phương – K42A3 10 [...]... những phơng án chi n lợc tối u nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh Công ty 3.3 Hình thành các phơng án chi n lợc nhằm đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dợc phẩm trên thị trờng Hà Nội 3.3.1 Phơng án 1: Chi n lợc phát triển thị trờng: tìm kiếm các thị trờng mới, củng cố thị trờng tại Hà Nội để tiêu thụ sản phẩm * Cơ sở của phơng án Nguyn Th Phng K42A3 35 Khoa Qun tr doanh nghip - Sự tăng mạnh của cầu... số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dợc phẩm tại chi nhánh Công ty cổ phần Nam Hà trên thị trờng Hà Nội 3.1 Cỏc kt lun v mnh tiờu th mt hng dc phm ti chi nhỏnh cụng ty CP Nam H 3.1.1 Kt lun chớnh v tiờu th mt hng dc phm ti chi nhanh cụng ty c phn Nam H - V chớnh sỏch sn phm ca cụng ty: cụng ty ỏp dng chớnh sỏch khỏc bit húa sn phm, Cụng ty khụng ngng ci tin mu mó, bao bỡ sn phm, Cụng ty ó y mnh hn... chi nhánh công ty cổ phần dợc Nam Hà giai đoạn 2005- 2009) Từ bảng trên ta thấy doanh số tiêu thụ của chi nhánh công ty trên thị trờng Hà Nội tăng đều ở tất cả các năm Điều này cho thấy đối với khu vực thị trờng Hà Nội chi nhánh công ty hoạt động khá ổn định và phát triển Doanh số tiêu thụ năm 2005 là 17.268 triệu đồng Nhng doanh số tiêu thụ năm 2006 là 23.804 triệu đồng, nh vậy năm 2006 doanh số tiêu. .. nhánh công ty đã có những bớc phát triển mạnh mẽ và ổn định với 76 mặt hàng do công ty mẹ tự sản xuất và gần 600 mặt hàng thuốc nhập khẩu Chi nhánh công ty không ngừng khẳng định vị thế của mình trên thị trờng Hà Nội, các tỉnh thành trong nớc và quốc tế Bảng 1: Tình hình doanh số tiêu thụ sản phẩm chi nhánh công ty tại thị trờng Hà Nội Ch Nm Nm Nm tiờu 2005 2006 2007 DT 17.268 Nm 2008 Nm SS SS 2008/2007... thỡ cụng ty ỏp dng chớnh sỏch giỏ ny 4 V chớnh sỏch xỳc tin cụng ty Cỏc chớnh sỏch xỳc tin ca cụng ty nh : Qung cỏo trờn bỏo chớ, truyn hỡnh, Web, Bao bỡ nhón hiu Chi phớ cho qun cỏo chim 0,5% chi phớ bỏn hng 2.4 Kt qu x lý d liu th cp 2.4.1 Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng dợc phẩm chi nhánh công ty trên thị trờng Hà Nội 2.4.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tại thị trờng Hà Nội giai... nhánh Công ty thực sự trở thành một trong những Công ty lớn trong thị trờng Dợc Việt Nam với trang thiết bị hiện đại, có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trong nớc và trên thế giới Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh, da dạng hóa thị trờng, tìm ra các nguồn hàng chủ lực Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lợng hàng tiêu thụ, tăng doanh thu, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty Nguyn... Thuốc Nam, thuốc bắc, tinh dầu Từ bảng biểu ta thấy, doanh số tiêu thụ của nhóm hàng này tăng lên hàng năm Nếu năm 2005 doanh số tiêu thụ là 5.720 triệu đồng chi m 33,12% trong tổng doánh số tiêu thụ của công ty thì tới năm 2009 doanh số tiêu thụ đã là 17.150 triệu đồng và lúc này tỷ trọng là 26,22% Điều này chứng tỏ rằng tại thị trờng Hà Nội nhóm hàng thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu sản lợng tiêu thụ. .. 359,2 418,5 462,4 480 490 Hà Nội 4.116 776,8 3.609 5.510 7.000 (Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh công ty từ 2005 2009) Từ bảng trên ta thấy doanh số tiêu thụ thị trờng các tỉnh chi m quá nửa tổng doanh số tiêu thụ của chi nhánh công ty Xuất khẩu cũng giữ vị trí quan trọng trong các năm qua Bên cạnh đó trên thị trờng Hà Nội thì doanh số tiêu thụ cũng tăng khá mạnh qua các năm gần đây... hình tiêu thụ theo nhóm hàng của chi nhánh công ty Với 76 mặt hàng do công ty mẹ tự sản xuất và gần 100 hàng nhập khẩu các loại Sản phẩm của công ty dợc đợc chia làm 3 loại chính là: Nguyn Th Phng K42A3 21 Khoa Qun tr doanh nghip 1 Thuốc nam, thuốc bắc, tinh dầu 2 Cao đơn, tân dợc 3 Vật t hoá chất Bắt đầu từ năm 2001 công ty có thêm hoạt động mua và bán uỷ thác Ta có bảng biểu diễn doanh số tiêu thụ. .. Th Phng K42A3 26 Khoa Qun tr doanh nghip cho công tác tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trờng tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty trong những năm vừa qua 2.4.2.2 Tình hình tài chính của chi nhánh công ty Vốn chi m vị trí quann trọng bởi nếu không có vốn thì mọi hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp khách chi nhánh công ty cổ phần dợc phẩm Nam Hà luôn đề cao vai trò trách nhiệm trong việc bảo toàn và . hởng đến thực trạng tiêu thụ mặt hàng dợc phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà tại Hà Nội. 2.2.1 Tổng quan về chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Thuốc. đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp . - Khảo sát thực trạng công tác tiêu thụ mặt hàng dược phẩm và kết quả thực hiện hoạt động tiêu thụ mặt hàng này tại chi nhánh công ty trên thị trường. mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm , em đã chon đề tài : “ Đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng dược phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần Nam Hà trên thị trường Hà Nội . 1.3Các mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w