1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh

45 283 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 727 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với sự phát triển của kinh tế một quốc gia nói chung và quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng đều chịu ảnh hưởng có thể là khách quan hoặc chủ quan của rất nhiều yếu tố. Những tác động đó có thể là những tác động tích cực, thúc đẩy kinh tế và cũng có thể là những tác động tiêu cực. Suy thoái kinh tế tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn này tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến các Công ty cắt giảm sản lượng, đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng, mở rộng sản xuất cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động kinh doanh đình trệ. Kéo theo đó là lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm theo. Nhu cầu về vốn cũng suy giảm làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Nền kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2012 đầy khó khăn, ảm đạm và đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, những thiệt hại mà suy thoái kinh tế thế giới gây ra là không hề nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, kéo theo đó là tình trạng suy thoái diễn ra trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Vào đầu tháng 10/2008. IMF ước tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lên đến 1,4 nghìn tỷ USD và ngay sau đó là việc hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn của thế giới tuyên bố phá sản, hoặc được nhà nước cứu bằng quốc hữu hóa, hay bị mua lại với giá rẻ mạt. Kéo theo đó là tình trạng suy thoái trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên khó có thể tránh khỏi những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Suy thoái kinh tế tác động tới tất cả các mặt: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng, trong đó nổi bật là thị trường và giá cả. Vì vậy hoạt động kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến Việt Nam đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh cũng không phải là một ngoại lệ. Trong quá trình thực tập tại công ty, thông qua việc thu thập nguồn dữ liệu, phân tích những đặc điểm về tình hình hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty và thấy được những khó khăn mà công ty gặp phải trong giai đoạn suy thoái kinh tế là: Nhu cầu về hàng hoá trong và 1 ngoài nước giảm, giá cả mặt hàng bất ổn dẫn đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mạt hàng kim loại màu của công ty cũng giảm sút. Từ những khó khăn trên, vấn đề cấp thiết nhất đặt ra đối với công ty hiện nay là suy thoái kinh tế có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty ? Có những giải pháp nào để khắc phục những ảnh hưởng đó và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong thời gian tới ? Suy thoái kinh tế là vấn đề hiện đang được nhiều người quan tâm nhưng vấn đề được đặt ra đối với công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh là hoàn toàn mới và việc giải quyết nó là hết sức cần thiết. Vì vây, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh” nhằm tìm hiểu, phân tích từ đó đưa ra những giáp phải giải quyết vấn đề. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Vấn đề về suy thoái kinh tế hiện đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong khuôn khổ trường Đại học Thương Mại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, dưới đây là một số công trình nghiên cứu điển hình: 1. “Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội”. – Của sinh viên Trịnh Thị Huyền- Gíao viên Đào Thế Sơn hướng dẫn- Khoa Kinh Tế- Năm 2009. Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứ, phân tích suy thoái kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thiết bị văn phòng trong cả nước nói chung và tác động tới hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Mục đích của luận văn là nghiên cứu những tác động này và qua đó đề xuất một số giải pháp kích cầu đối với mặt hàng thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội. 2. “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông của công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam”. – Của sinh viên Lương Thị Mai Anh- Khoa Thương Mại Quốc Tế- năm 2011. Đề tài khóa luận đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của suy thoái kinh tê tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng đó. 3. “Giải pháp hạn chế sự biến động của giá vật liệu xây dựng đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Thương” Của sinh viên Hà Thị Huệ- Khoa Kinh Tế- năm 2011. 2 Nội dung chính của đề tài khóa luận là đi sâu và phân tích những ảnh hưởng của sự biến động giá vật liệu xây dựng tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Thương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó. 4. “Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt” Của sinh viên Hồ Thị Thơ- Khoa Kinh Tế- Năm 2011. Đề tài khóa luận nghiên cứu những ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn những ảnh hưởng đó. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu vào mục tiêu nghiên cứu, giải quyết được các vấn đề liên quan đến suy thoái kinh tế, những tác động của suy thoái tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp nhằm đối phó với những tác đông tiêu cực của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu trên các mặt hàng như thiết bị văn phòng, vật liệu xây dựng hay thực phẩm,… hay chỉ nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu thép. Ngoài ra, những công trình trên đã hoàn thành khá lâu, cách đây 2 năm thậm chí là 5 năm, trong khi tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động. Vì vậy, đây là đề tài mới và không trùng lặp với những công trình đã nghiên cứu trước đó. Đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh” sẽ đi sâu tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế từ đó đưa ra những giáp phải giải quyết những vấn đề đó. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong tình hình bối cảnh kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng suy thoái và tác động tiêu cực đến hoạt động tới hoạt kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh nói riêng. Từ vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty, cần phải giải quyết một số vấn đề như sau: - Tìm hiểu sự tác động của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến hoạt động nhập kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện nay, kết hợp với những lý 3 luận tiếp thu được trong quá trình học và tìm hiểu thực tế trong thời gian qua, em đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 4. Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu • Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là các cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, những tác động của suy thoái kinh tế đối với nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, những chính sách quản lý của chính phủ trong thời gian gần đây, và những tác động của suy thoái tới hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty kim loại màu Nhgệ Tĩnh. • Các mục tiêu và phạm vi nghiên cứu a, Mục tiêu nghiên cứu Để có thể giải quyết tốt những vấn đề trên, mục tiêu nghiên cứu của đề tài khóa luận được đặt ra là: - Khái quát các vấn đề lý thuyết liên quan tới hoạt động kinh doanh cùng với những lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế, nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh doanh nói chung. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu Nghệ Tĩnh trước và sau suy thoái kinh tế, phân tích và so sánh để thấy được những ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái kinh tế và thúc đẩy hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty trong thời gian tới. b, Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ tình hình thực tiễn của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh, đề tài khóa luận đã phân định nội dung và phạm vi nghiên cứu như sau: • Phạm vi nghiên cứu về không gian: Đề tài khóa luận được đề xuất để nghiên cứu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty tại cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh trên thị trường xuất khẩu đặt biệt là tại thị trường Nhật Bản và các nước Tây Âu. • Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, đây là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của công ty chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Những giải pháp, định hướng kinh doanh cho giai đoạn 2013- 2015. 4 5. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề * Phương pháp thu thập dữ liệu - Nguồn dữ liệu thứ cấp Nguồn dữ liệu thứ cấp là dữ liệu thu thập từ các nguồn trong và ngoài công ty bao gồm các báo cáo và tài liệu của công ty từ các phòng ban cung cấp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ 2008 – 2012, báo cáo chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua các năm. Mục đích thu thập các dữ liệu thứ cấp là phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá thực trạng ảnh hưởng của suy thoái đến hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty. * Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Sau khi đã thu thập được các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, đề tài khóa luận tiến hành phân tích, xử lý các dữ liệu đó bằng các phương pháp: thống kê, phân tích và tổng hợp các kết quả để đưa ra kết luận về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn suy thoái kinh tế. - Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh là doanh thu, lợi nhuận, chi phí, của các năm trước so với năm sau. Trên cơ sở so sánh để đưa ra kết luận những yếu tố nào tăng, giảm hay không đổi qua các năm. Sử dụng phương pháp này để phân tích được ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty qua từng giai đoạn hay từng thời kỳ. Và sử dụng phương pháp này sẽ so sánh, đối chiếu và đánh giá sự tăng giảm doanh thu qua các năm. - Phương pháp phân tích Sau khi tiến hành thu thập số liệu, điều tra phỏng vấn, phỏng vấn trực tiếp, xử lý, phân tích dữ liệu ta phân tích tổng hợp. Đưa ra được các kết luận ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu và từ đó biết được các nguyên nhân và các biện pháp giải quyết nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty. - Phương pháp biểu đồ, bảng biểu Là phương pháp sử dụng các sơ đồ hình vẽ về cung cầu, các đồ thị về giá trị hàng hóa tiêu thụ hay hình vẽ, biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuậnVới 5 mỗi dữ liệu thể hiện trên biểu đồ dựa trên báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm gần đây và một số dữ liệu được lấy từ phòng kinh. Thông qua các biểu đồ, bảng biểu sẽ giúp ta đánh giá mối tương quan giữa các đại lượng tương quan giữa các đại lượng để có thể phân tích dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Trong đề tài này, ngoài lời mở đầu, lời cảm ơn, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 4 nội dung chính sau: Lời mở đầu Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của công ty Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty. Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh. CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm suy thoái kinh tế Suy thoái kinh tế được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau: Theo giáo trinh Kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa: “Suy thoái kinh tế là sự suy giảm lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong vòng hai quý liên tiếp trở lên trong một năm”. Theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) Hoa Kỳ cho rằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như: việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ đình lạm. Sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá kinh tế là gọi sự suy sụp/đổ vỡ kinh tế. Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: 6 - Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hoá lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng cắt giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. - Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm xuống do hoạt động sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị hạn chế, tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. - Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh, do nhu cầu giảm làm cho hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được. Nhu cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. 1.1.2. Khái niệm về hoạt động kinh doanh Theo giáo trình Quản trị doanh nghiệp (2010): “Kinh doanh là một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.” Kinh doanh, hiểu theo nghĩa rộng nhất là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả những tổ chức và hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Kinh doanh là một hệ thống sản xuất hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Theo cách hiểu định nghĩa mang tính hệ thống này, chúng ta có thể thấy mối lên hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác trong xã hội. Mỗi hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến hệ thống xã hội lớn hơn, nện thống kinh doanh liên quan đến hệ thống chính tri, kinh tế, luật pháp. Bản thân kinh doanh có thể được coi như một hện thống tổng thể bao gồm những hệ thống cấp dưới nhỏ hơn là các ngành kinh doanh, mỗi nghành kinh doanh được tạo bởi nhiều công ty có quy mô khác nhau, sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Mỗi công ty lại bao gồm nhiều hệ thống cấp thấp hơn như sản xuất, maketing và tài chính,… Về cơ bản, một hệ thống kinh doanh nhận được các yếu tố nhập lượng từ môi trường, nó chế biến các yếu tố này sau đó sản xuất ra các xuất lượng cho hệ thống xã hội. 1.1.3. Tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực hiện. giữa sản xuất và tiêu dùng nó quyết 7 định bản chất của hoạt động lưu thông và hoạt động thương mại đầu vào, thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới bán hàng xúc tiến bán hàng… cho đến các dịch vụ sau bán hàng. Trong điều kiện kinh tế thị trường hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được hiểu là một quá trình gồm nhiều công việc khác nhau từ việc tìm hiểu nhu cầu, tìm nguồn hàng, chuẩn bị hàng, tổ chức bán hàng,xúc tiến bán hàng… cho đến các phục vụ sau bán hàng như: chuyên chở, lắp đặt, bảo hành…Tóm lại, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm 2 quá trình có liên quan: Một là: Các nghiệp vụ kỹ thuật sản xuất, chuẩn bị, tiếp nhận, phân loại bao gói, lên nhãn mác, xếp hàng vào kho, chuẩn bị đóng bộ, vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Hai là: Các nghiệp vụ kinh tế, tổ chức và kế hoạch hóa tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tổ chức bán hàng, đào tạo bồi dưỡng và quản trị lực lượng bán hàng. 1.2. Một số lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Lý thuyết liên quan đến hoạt động kinh doanh 1.2.1.1. Vai trò của hoạt động kinh doanh Kinh doanh, hiểu theo nghĩa rộng nhất là một thuật ngữ chung để chỉ tất cả những tổ chức và hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng ta có thể nâng cao mức sống của mọi người thông qua các tổ chức giáo dục, các tổ chức xã hội và các tổ chức kinh tế. Các tổ chức kinh doanh khác với các tổ chức khác ở chỗ chúng sản xuất hàng hóa, cung cấp các loại dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận nhằm mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh. Để đạt được mục đích này các doanh nghiệp phải sản xuất ra những loại hàng hóa, dịch vụ mà khác hàng cần, nếu không thõa mãn những mong muốn đó của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phá sản. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo đảm cho hàng hóa được bán với giá phải chăng và có chất lượng thích hợp. Một doanh nghiệp thành công phải luôn phát hiện được những nhu cầu mới của khách hàng và luôn sẵn sàng thỏa mãn cá nhu cầu đó. Khách hàng là thượng đế và có quyền quyết định mua hàng, mua với số lượng bao nhiêu với giá nào. Dưới áp lực của cạnh tranh và sức mua của người tiêu dùng, các nhà sản xuất sẽ cố gắng sử dụng có hiệu quả hơn nguyên liệu, thiết bị và lao động để tạo ra nhiều hàng hóa 8 hơn, chất lượng tốt hơn. Do đó, khi theo đuổi những quyền lợi riêng, tất yếu doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi ích cho xã hội, bởi các doanh nhân sẽ phải thỏa mãn nhu cầu của xã hội khi cố gắng thỏa mãn các ham muốn của họ. Trong lúc theo đuổi lợi nhuận để làm giàu, nhà kinh doanh cũng phải phục vụ người tiêu dùng và phục vụ lợi ích xã hội. Để đạt được mục đích này, các doanh nghiệp phải sản xuất ra những loại hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng cần. Một doanh nghiệp thành công phải luôn phát hiện những nhu cầu mới của người tiêu dùng và luôn sẵn sàng để thỏa mãn những nhu cầu đó. Quan niệm này là nền tảng của nền kinh tế thị trường. 1.2.1.2. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh • Hoạt động kinh doanh nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người Thế giới của chúng ta có hàng triệu người sống trong nhiều quốc gia khác nhau, nói những ngôn ngữ khá nhau và thuộc các chủng tộc khác nhau. Dù vậy, con người có chung một nhu cầu cơ bản, ai cũng cần thức ăn để thỏa mãn khi đói, thức uống để làm hết cơn khát và quần áo để giữ ấm cơ thể. Con người cũng cần có nhà cửa để nghỉ ngơi, thuốc men và những chăm sóc đặc biệt khi ốm đau. Với nhiều lý do khác nhau con người đi từ nơi này đến nơi khác, và khi cách xa họ cần liên lạc với nhau. Trong giờ rảnh rỗi, họ muốn được thư giãn, nghe nhạc, xem tivi hay đi dạo trong công viên. • Giúp con người tìm ra phương thức tồn tại và phát triển trong xã hội Trong đời sống xã hội, có rất nhiều phương pháp để thỏa mãn cac nhu cầu của cong người và mỗi người thường biết cách sử dụng những phương pháp thích hợp để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Một số người dùng gạo là thực phẩm chính để thỏa mãn khi đói, người khác lại dùng lúa mỳ. Những người dân trên đảo biết cách di chuyển bằng thuyền và dân cư miền sa mạc thì biết cưỡi ngựa hoặc lạc đà. Các nhà buôn bán phải biết cách mang những hàng hóa từ nơi dư thùa tới nơi cần chúng. Những cuộc khai quật các di chỉ khảo cổ đã khám phá ra rằng các hoạt động thương mại đã có từ hàng ngàn năm trước đây, tròn các thành phố cổ như Babylon, Ai Cập, Trung Quốc, các thương nhân đã buôn bán len, dạ, đồ gia vị, da sống, lúa gạo và các công cụ thô sơ. Phương thức thay đổi này không thay đổi nhiều trong nhiều thế kỷ. Ở châu Âu, trong suốt thời kỳ phong kiến trung cổ, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã khuyên nông dân không nên tham lam sự giàu có hay lợi ích cá nhân. Các thương nhân không có địa vị gì trong xã hội và chỉ tồn tại được bởi xã hội có cần đến các loại hàng hóa thiết yếu. Thậm chí, trong xã hội phong kiến Trung Quốc, thương gia được xếp vào tầng lớp thấp nhất trong hệ thống thứ bậc xã hội gồm: học giả, nông dân, thợ thủ công và thương gia. Chỉ đến thời đại 9 ngày nay, khi thương mại và công nghiệp đã phát triển, các nhà kinh doanh mới được xã hội thừa nhận và kính trọng. • Sự thay đổi địa vị của kinh doanh Cuộc cách mạng công nghiệp đó đã tạo ta bước ngoặt lịch sử dẫn tới sự cơ giới hóa nền sản xuất. Sự phát minh ra máy móc, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ, cùng quá trình đô thị hóa diễn ra trong thế kỷ XX đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và tạo ra sự cần thiết phải quản trị các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Với sựu ra đời của các phương tiện vận tải hiện đại đường hàng không, đường biển, hoạt động kinh doanh đó vượt ra khái niệm biên giới quốc gia và hình thành các công ty đa quốc gia. Trong thế giới ngày nay, tiền giữ vai trò quan trọng, là phương tiện trao đổi và làm cho hoạt động thương mại giữa các quốc gia thuận tiện hơn, nhất là khi các nhà kinh doanh quốc tế chấp thuận một số đồng tiền chung được sử dụng rộng rãi như đồng đôla Mỹ hay đồng yên Nhật. 1.2.1.3. Các hình thức hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh có phạm vi rất rộng lớn. Về cơ bản nó bao gồm 3 lĩnh vực: sản xuất, phân phối và tiêu thụ. • Sản xuất và các yếu tố sản xuất - Sản xuất: Bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. Nó có thể phần thành sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng cá nguồn tài nguyên sẵn có dưới dạng tự nhiên. Cũng có thể là sản xuất, chế tạo, chế biến cá loại nguyên liệu hay tài nguyên thiên nhiên thành hàng hóa. Hay loại hình dịch vụ như vận tải, bưu chính viễn thông, dịch vụ công cộng,… - Các yếu tố sản xuất: Hệ thống tổ chức kinh doanh cần đến rất nhiều yếu tố nhập lượng khác nhau được gọi là các yếu tố sản xuất, bao gồm nguyên liệu, lao động. tiền vốn, kiến thức, kinh nghiệm của các nhà kinh doanh. • Phân phối sản phẩm Phân phối sản phẩm đề cập tới việc đưa hàng hóa và dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu thụ, bao gồm việc vận động chuyển nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp tới tận dây chuyền sản xuất. Phân phối bao gồm cả việc xếp hàng vào kho, quản lý nguyên liệu, sản phẩm hoàn thành, bao bì, kiểm soát tồn kho và vận chuyển đến những người sử dụng cuối cùng. Một hệ thống phân phối hiệu quả sẽ tối thiểu hóa việc tồn đọng tiền vốn trong nguyên vật liệu tồn kho hay trong sản phẩm hoàn thành. • Tiêu thụ sản phẩm 10 [...]... trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh 2.1.1 Tổng quan về công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh a, Qúa trình hình thành và phát triển của công ty Tên gọi: Công ty Cổ phần Kim loại màu. .. khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty do tác động của suy thoái kinh tế 3.1.1 Quan điểm của công ty về giải quyết những khó khăn trong hoạt động kinh doanh do tác động của suy thoái kinh tế Ngoài các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, mỗi doanh nghiệp cũng phải tự mình tìm ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh đã đưa ra định hướng... cho thấy rằng hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc suy thoái kinh tế Biểu đồ 2.3 Tổng giá trị tiêu thụ của công ty giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: Nghìn USD Nguồn : Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh 27 Biểu đồ trên cho thấy: xu hướng tăng của tổng giá trị tiêu thụ cũng giống như doanh thu và lợi nhuận của công ty Năm 2012,... tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối 2007 đầu năm 2008 và suy thoái kinh tế diễn ra trong những năm tiếp theo nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Kim Loại màu Nghệ Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2011 không ngừng tăng lên về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm là khác nhau Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, công ty phải... học công nghệ vào sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh 32 Phải có cơ chế quản lý, chiến lược kinh doanh cụ thể và sử dụng chi phí hiệu quả Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đối phó với những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh 3.1 Quan điểm giải quyết những khó khăn trong hoạt động. .. hình hoạt động nhập khẩu của công ty Qua những dữ liệu này cho ta thấy hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu cua công ty đã phần nào chịu ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế Công ty cần tích cực hơn nữa đưa ra các giải pháp để không ngừng khắc phục những ảnh hưởng này và nâng cao hiệu quả hoạt động của trong thời gian tới 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh. .. tố vĩ mô với sự ảnh hưởng như đã nói ở trên, hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp được quyết định bởi các nhân tố bên trong doanh nghiệp, đây là các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp a Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức Khi Công ty TNHH 1 thành viên kim loại màu Nghệ Tĩnh chính thức chuyển thành công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh và gia nhập... phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh Tên giao dịch quốc tế: Nghe Tinh Nonferrous Metal Joint Stock Company Tên viết tắt : MENETCO Địa điểm : Thị trấn Quỳ Hợp - huyện Quỳ Hợp - Nghệ An Vốn điều lệ: 38,85tỷ VND Công ty Cổ phần Kim loại màu Nghệ Tĩnh là doanh nghiệp được cổ phần hóa tiền thân là Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh Công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh( Trước đây là xí nghiệp Liên hợp thiếc Nghệ Tĩnh, thành lập... thu hẹp Suy thoái kinh tế có ảnh hưởng rất rộng trong nền kinh tế Không chỉ ảnh hưởng tới một hay hai thành phần kinh tế mà nó có tác động tới mọi thành phần của nền kinh tế Là sản phẩm hàng hóa công nghệ phục sụ cho sản xuất, việc tiêu thụ các sản phẩm như quặng, thiếc, chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nghành khác Do suy thoái kinh tế ảnh hưởng tới nền sản xuất trong nước làm cho các cơ sở, doanh nghiệp... nhiều ảnh hưởng đến hoạt động q uản trịu, kinh doanh của doanh nghiệp Xét toàn cảnh môi trường pháp lý và tình hình thực tế của công ty thì môi trường pháp lý ảnh hưởng ít nhiều tới hoạt động kinh doanh của công ty b Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại . về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của công ty Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh và tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân. thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế đến

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w