Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh (Trang 26)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sản phẩm

Đơn vị: %

Nguồn : Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh

Sản phẩm chính của công ty là mặt hàng thiếc thỏi 99,75% Sn (chiếm 67%)- là đơn vị đứng đầu trong Tổng công ty khoáng sản Việt Nam về sản xuất, chế biến, xuất khẩu thiếc… Tiếp theo đó là những sản phẩm như quặng titan(9%), đá trắng(12%), đá Ganit (7%) và những sản phẩm khác(5%).

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2008- 2012

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn : Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh

Qua bảng số liệu ta thấy, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối 2007 đầu năm 2008 và suy thoái kinh tế diễn ra trong những năm tiếp theo nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Kim Loại màu Nghệ Tĩnh từ năm 2008 đến năm 2011 không ngừng tăng lên về cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế tuy nhiên tốc độ tăng qua các năm là khác nhau. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, công ty phải đối mặt với nhiều thách thức,sản lượng tiêu thụ giảm mạnh, cùng với đó là sự tăng lên của nhiều loại chi phí phát sinh, do đó lợi nhuận sau thuế của công ty

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012

Doanh thu 128.984 138.355 140.506 158.187 177.407

Tổng chi phí 125.143 135.024 134.596 151.686 170.315 Lợi nhuận trước thuế 3.841 5.331 5.909 6.501 7.01

Thuế TNND 1.545 1.625 1.654 1.820 1.85

năm 2008 chỉ đạt 1.296 triệu VND. Bước vào năm 2009, bằng những nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên đã giúp công ty phần nào cải thiện được tình hình kinh doanh, mức lợi nhuận sau thuế tăng lên đáng kể, đạt 3.706 triệu VND. Đây là một thành công lớn đối với công ty. Từ năm 2010 đến năm 2011 doanh thu tăng từ 140.506 triệu đồng lên 158.187 triệu đồng tăng 12,58%, năm 2011 đến năm 2012 tăng từ 158.187 triệu đồng lên 177.407 triệu đồng tăng 12,78%. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên theo doanh thu từ 4.255 triệu đồng (năm 2010) lên 4.680 triệu đồng (năm 2011) và 5.106 triệu đồng năm (2012). Tuy nhiên tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế của các năm là không đồng đều. Giai đoạn 2008- 2009 tăng 61,4%, 2009- 2010 tăng 14,8%, 2010- 2011 tăng 10%, 2011- 2012 tăng 9,1%. Qua những số liệu trên cho thấy rằng hoạt động kinh doanh mặt hàng kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc suy thoái kinh tế.

Biểu đồ 2.3. Tổng giá trị tiêu thụ của công ty giai đoạn 2008-2012

Đơn vị: Nghìn USD

Biểu đồ trên cho thấy: xu hướng tăng của tổng giá trị tiêu thụ cũng giống như doanh thu và lợi nhuận của công ty. Năm 2012, tổng giá trị tiêu thụ mặt hàng kim loại màu của công ty đã tăng 41,6% so với năm 2008. Đây là tỷ lệ rất cao cho thấy, trong giai đoạn những năm gần đây hoạt động kinh doanh sản phẩm kim loại màu của công ty khá hiệu quả. Tuy nhiên, tổng giá trị tiêu thụ mặt hàng kim loại màu của công ty qua các năm biến động không đồng đều, trong đó năm 2009 tăng 10%, năm 2010 tăng 1,45% và năm 2012 tăng 12%.

Không chỉ giảm về mặt giá trị, sản lượng kim loại màu của công ty năm 2012 cũng tăng 6,77% so với năm 2011 tương đương với lượng tiêu thụ đạt 35 tấn và 20,7% so với năm 2010 tương đương với lượng tiêu thụ đạt 107 tấn. (Xem hình 2.5).

Biểu đồ 2.4. Sản lượng tiêu thụ kim loại màu của công ty giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tấn

Nguồn : Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh

Về mặt thị trường cung ứng, 4 đối tác chủ yếu chiếm gần 90% tổng giá trị tiêu thụ của công ty năm 2012 hầu hết đều tăng so với năm 2011, tuy nhiên mức tăng của các thị trường là khác nhau, trong đó tăng nhiều nhất là thị trường Nhật Bản đạt 305 tấn, tăng 7,4%; Đức 87 tấn, tăng 16%; Anh 52 tấn, tăng 10,6%; Tuy nhiên thị trường Trung Quốc năm 2012 giảm từ 57 tấn năm 2011 xuống 45 tấn năm 2012, giảm 21%. (Xem hình 2.6).

Biểu đồ 2.5. Sản lượng nhập khẩu từ một số thị trường cung ứng chủ yếu giai đoạn 2011-2012

Đơn vị: Tấn

Nguồn : Công ty cổ phần kim loại màu Nghệ Tĩnh

Qua biểu đồ trên ta thấy thị trường nhập khẩu kim loại màu nhiều nhất là từ thị trường Nhật Bản và Đức, sự tăng lên về sản lượng nhập khẩu từ 2 thị trường lớn này đã làm tăng đáng kể tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.

Không chỉ tăng về mặt sản lượng, tỷ trọng giữa giá trị nhập khẩu từ các thị trường này trong tổng giá trị nhập khẩu của công ty cũng tăng. Để thấy rõ được sự tăng lên này, ta so sánh cơ cấu thị trường cung ứng của công ty trong hai năm 2011 và năm 2012, (Xem hình 2.7 và 2.8).

Biểu đồ 2.6. Cơ cấu thị trường cung ứng của công ty năm 2011

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh kim loại màu của công ty kim loại màu Nghệ Tĩnh (Trang 26)