LỜI NÓI ĐẦU Sức khỏe nghề nghiệp là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều kiện lao động nghề nghiệp của người lao động nhằm: Dự phòng các tai hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Duy trì, nâng cao sức khỏe cho người lao động. Sách giới thiệu các nội dung cơ bản trong lĩnh vực súc khỏe nghề nghiệp với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp sinh viên có tài liệu để phục vụ học tập, đặc biệt là đối với sinh viên Y tế Công Cộng. Được sự giúp đỡ của Dự án Nâng cao năng lực các khoa y tế Công Cộng do AP tài trợ, chúng tôi đã cố gắng biên soạn, tập hợp các kiến thức cơ bản có liên quan đến Sức khỏe nghề nghiệp sát với chương trình khung của Bộ Y tế dành cho hệ đại học tại Đại Học Y Dược TP.HCM. Trong quá trình biên soạn, có thể còn thiếu sót. Chúng tôi chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc. Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp. BSCKI. PHAN HỒNG MINH MỤC LỤC Đại cương sức khỏe nghề nghiệp 6 Các yếu tố tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng chống 14 Ô nhiễm môi trường lao động do các yếu tố vật lý 22 Nhiễm độc hóa chất trong sản xuất 37 Bệnh bụi phổi nghề nghiệp 48 Nhiễm độc chì 63 Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật 75 Nhiễm độc một số yếu tố sinh học 85 Ergonomics 89 Tai nạn lao động 95 Công tác an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp phòng ngừa 106 Quản lí về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp 121 Giám sát môi trường lao động và tình trạng sức khỏe công nhân 143 Bài 1 SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP Mục tiêu Trình bày được: Định nghĩa, mục tiêu môn học Sức khỏe nghề nghiệp Các nguyên tắc trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động Các mục tiêu cần đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động Các bước lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động Từ khóa: Các khái niệm tổng quát, Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp, Các yếu tố của SKNN, Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp, Nội dung của SKNN, Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động, Những nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe người lao động, Quản lí sức khỏe và bệnh nghề nghiệp, Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao động, Các yêu cầu khi lập kế hoạch, Các bước lập kế hoạch. Nội dung 1. Các khái niệm tổng quát 1.1. Định nghĩa Sức khỏe nghề nghiệp hay y học lao động là một bộ môn khoa học của y học chuyên nghiên cứu về mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều kiện lao động nghề nghiệp của họ nhằm: Dự phòng các tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động Duy trì, nâng cao sức khỏe cho người lao động 1.2. Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã xác định mục tiêu của SKNN là: Tăng cường và duy trì ở mức độ tốt nhất sự thoải mái về thể chất, tâm lí, xã hội của người lao động trong mọi nghề nghiệp của họ. Dự phòng mọi tổn hại về sức khỏe do điều kiện lao động xấu gây ra cho người lao động. Đảm bảo cho mọi người lao động được làm những ngành nghề thích hợp với khả năng tâm sinh lí của họ. Đảm bảo các dịch vụ y tế lao động đến với mọi công dân trên thế giới bất kì tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, dạng làm công, quy mô hoặc vị trí làm việc (Bắc Kinh 101994). 1.3. Các yếu tố của SKNN SKNN bao gồm những thành phần sau: Người lao động: có sự biến động lớn giữa các cá thể về măt di truyền nòi giống, thể trạng và tính nhạy cảm bệnh tật. Công cụ sản xuất. Môi trường lao động. . Môi trường vật lí: nhiệt độ, độ ẩm, trường điện từ, áp lực, rung, bụi. . Môi trường hóa học: chất hóa học ở dạng bụi, khói, hơi, lỏng. . Môi trường sinh học: vi sinh, ký sinh trùng, côn trùng. 1.4. Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp Nghiên cứu một cách hệ thống: . Ảnh hưởng của từng yếu tố tác hại trong quá trình lao động. . Hoàn cảnh, điều kiện môi trường lao động đối với sức khỏe. . Sự đáp ứng thích nghi của cơ thể. Tìm ra các biện pháp, giải pháp về: . Kỹ thuật công nghệ. . Vệ sinh học. . Ergonomi cải thiện điều kiện làm việc. . Đề phòng phát sinh tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN). . Hợp lí hóa sản xuất, tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc, tăng năng suất lao động. Nghiên cứu soạn thảo, cụ thể hóa văn bản dưới luật về : . Điều lệ. . Tiêu chuẩn vệ sinh lao động. . Khám tuyển, khám định kì, giám định BNN cho mọi người lao động. . Các quy trình thanh tra VSLĐ. . Khám chữa bệnh, phòng bệnh tại các cơ sở sản xuất, công lâm trường, xí nghiệp. 1.5. Nội dung của SKNN Vệ sinh lao động (Occupational Hygiene): vai trò của các nhà vệ sinh là nhận biết, đánh giá, kiểm soát các yếu tố stress của môi trường lao động có ảnh hưởng tới sự thoải mái, tiện nghi và sức khỏe người lao động. An toàn lao động (Occupational Safety): vai trò của các kĩ sư là tìm ra các yếu tố nguy cơ gây ra chấn thương, đề xuất các giải pháp về an toàn lao động, phòng chống TNLĐ. Độc chất học công nghiệp (Toxicology Industrial): Nghiên cứu mối liên quan giữa cơ thể và chất độc, xác định giới hạn nồng độ tiếp xúc tối đa cho phéo và dự phòng các nhiễm độc nghề nghiệp. Tâm lí lao động (Occupational Psychology): Nghiên cứu đặc điểm yếu tố tâm lí trong quá trình lao động, phòng chống căng thẳng, tăng cường khả năng lao động, sức khỏe cho công nhân. Ergonomics: khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương pháp sản xuất, môi trường lao động và sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lí, tâm lí của con người giúp người lao động tăng năng suất, an toàn, thoải mái. Bệnh nghề nghiệp (Occupational Diseases): Nghiên cứu nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khỏe,xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, giám định BNN.
Trang 1ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 3CHỦ BIÊN:
BS.CKI PHAN HỒNG MINH
THƯ KÝ BIÊN SOẠN:
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Sức khỏe nghề nghiệp là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về
mối quan hệ giữa sức khỏe người lao động với môi trường và điều kiện lao
động nghề nghiệp của người lao động nhằm: Dự phòng các tai hại nghề
nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động Duy trì, nâng cao sức khỏe cho
Trong quá trình biên soạn, có thể còn thiếu sót Chúng tôi chân thành cảm
ơn ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc
Phó Chủ nhiệm Bộ môn Sức khỏe nghề nghiệp
BSCKI PHAN HỒNG MINH
Trang 5MỤC LỤC
Đại cương sức khỏe nghề nghiệp 6
Các yếu tố tác hại nghề nghiệp và biện pháp phòng chống 14
Ô nhiễm môi trường lao động do các yếu tố vật lý 22
Nhiễm độc hóa chất trong sản xuất 37
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp 48
Nhiễm độc chì 63
Nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật 75
Nhiễm độc một số yếu tố sinh học 85
Ergonomics 89
Tai nạn lao động 95
Công tác an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp phòng ngừa 106
Quản lí về Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp 121
Giám sát môi trường lao động và tình trạng sức khỏe công nhân 143
Trang 6Bài 1
SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Mục tiêu
Trình bày được:
- Định nghĩa, mục tiêu môn học Sức khỏe nghề nghiệp
- Các nguyên tắc trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
- Các mục tiêu cần đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
- Các bước lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe người lao động
Từ khóa: Các khái niệm tổng quát, Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp, Các yếu tố của
SKNN, Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp, Nội dung của SKNN, Công tác chăm sócsức khỏe người lao động, Những nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe người lao động,Quản lí sức khỏe và bệnh nghề nghiệp, Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người laođộng, Các yêu cầu khi lập kế hoạch, Các bước lập kế hoạch
- Dự phòng các tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
- Duy trì, nâng cao sức khỏe cho người lao động
1.2 Mục tiêu sức khỏe nghề nghiệp
Tổ chức lao động quốc tế và Tổ chức y tế thế giới đã xác định mục tiêu của SKNNlà:
- Tăng cường và duy trì ở mức độ tốt nhất sự thoải mái về thể chất, tâm lí, xã hội củangười lao động trong mọi nghề nghiệp của họ
Trang 7- Dự phòng mọi tổn hại về sức khỏe do điều kiện lao động xấu gây ra cho người laođộng.
- Đảm bảo cho mọi người lao động được làm những ngành nghề thích hợp với khảnăng tâm sinh lí của họ
- Đảm bảo các dịch vụ y tế lao động đến với mọi công dân trên thế giới bất kì tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, dạng làm công, quy mô hoặc vị trí làm việc (Bắc Kinh
- Môi trường lao động
Môi trường vật lí: nhiệt độ, độ ẩm, trường điện từ, áp lực, rung, bụi
Môi trường hóa học: chất hóa học ở dạng bụi, khói, hơi, lỏng
Môi trường sinh học: vi sinh, ký sinh trùng, côn trùng
1.4 Đối tượng của sức khỏe nghề nghiệp
- Nghiên cứu một cách hệ thống:
Ảnh hưởng của từng yếu tố tác hại trong quá trình lao động
Hoàn cảnh, điều kiện môi trường lao động đối với sức khỏe
Sự đáp ứng thích nghi của cơ thể
- Tìm ra các biện pháp, giải pháp về:
Kỹ thuật công nghệ
Vệ sinh học
Ergonomi cải thiện điều kiện làm việc
Đề phòng phát sinh tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN)
Trang 8Hợp lí hóa sản xuất, tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng làm việc, tăng năng suất lao động.
- Nghiên cứu soạn thảo, cụ thể hóa văn bản dưới luật về : Điều lệ
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
Khám tuyển, khám định kì, giám định BNN cho mọi người lao động
Các quy trình thanh tra VSLĐ
Khám chữa bệnh, phòng bệnh tại các cơ sở sản xuất, công lâm trường, xí nghiệp
1.5 Nội dung của SKNN
- Vệ sinh lao động (Occupational Hygiene): vai trò của các nhà vệ sinh là nhận biết,đánh giá, kiểm soát các yếu tố stress của môi trường lao động có ảnh hưởng tới sự thoảimái, tiện nghi và sức khỏe người lao động
- An toàn lao động (Occupational Safety): vai trò của các kĩ sư là tìm ra các yếu tốnguy cơ gây ra chấn thương, đề xuất các giải pháp về an toàn lao động, phòng chốngTNLĐ
- Độc chất học công nghiệp (Toxicology Industrial): Nghiên cứu mối liên quan giữa
cơ thể và chất độc, xác định giới hạn nồng độ tiếp xúc tối đa cho phéo và dự phòng cácnhiễm độc nghề nghiệp
- Tâm lí lao động (Occupational Psychology): Nghiên cứu đặc điểm yếu tố tâm lítrong quá trình lao động, phòng chống căng thẳng, tăng cường khả năng lao động, sứckhỏe cho công nhân
- Ergonomics: khoa học liên ngành nghiên cứu về các phương tiện, phương phápsản xuất, môi trường lao động và sinh hoạt phù hợp với các đặc điểm hình thái, sinh lí,tâm lí của con người giúp người lao động tăng năng suất, an toàn, thoải mái
- Bệnh nghề nghiệp (Occupational Diseases): Nghiên cứu nhằm phát hiện sớmnhững trường hợp rối loạn sức khỏe,xây dựng tiêu chuẩn chẩn đoán, điều trị, giám địnhBNN
Trang 92 Công tác chăm sóc sức khỏe người lao động
2.1 Những nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe người lao động
Tất cả người lao động ở bất kì cơ sở sản xuất, thành phần kinh tế đều được hưởngCSSK, được đền bù thỏa đáng khi bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp
CSSK người lao động được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc:
- Công bằng: Mọi người lao động đều được chăm sóc đáp ứng vơi nhu cầu của họ.Chi phí do người sử dụng lao động đóng góp và chịu trách nhiệm về mặt sức khỏe
- Cộng đồng tham gia:
Cộng đồng tham gia theo quan điểm xã hội hóa sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sứckhỏe nhân dân Thông qua các hoạt động giáo dục sức khỏe và an toàn vệ sinh lao độnggiúp mọi người lao động biết, tự giác chăm lo sức khỏe, tự nguyên nâng cao sức khỏebằng các biện pháp dự phòng tăng cường tập luyện Đồng thời người lao động chủ độngkhám sức khỏe định kì đầy đủ để phát hiện những rối loạn bệnh sớm, cùng đồng nghiệptìm ra các giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe
- Phối hợp liên ngành:
Đảm bảo mọi hoạt động CSSK người lao động được quan tâm và thực hiền thườngxuyên cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa ban giám đốc, cán bộ y tế, cán bộ vệsinh an toàn lao động, cán bộ kỹ thuật, công đoàn, … Trong việc đề xuất và thực hiệncác giải pháp nhằm giảm mức tối đa tác hại của điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏengười lao động
- Kỹ thuật thích hợp, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong giám sát quản
lí ô nhiễm môi trường, sức khỏe bệnh tật của người lao động
- Tăng cường sức khỏe và đẩy mạnh phòng bệnh: Tổ chức, quản lí tốt sức khỏengười lao động từ khám tuyển, khám định kì, phát hiện và điều trị bệnh đồng thời hướngdẫn cho người bệnh biết cách dự phòng , tập luyện tăng cường sức khỏe
2.2 Mục tiêu cần đạt trong chăm sóc sức khỏe người lao động:
- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường lao động và gánh nặng thần kinh, tâm lýtrong các cơ sở sản xuất
- Giảm tỉ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp Quản lí và kiểm soát các yếu tố nguy cơ,không để xảy ra các vụ nhiễm độc nghề nghiệp hay tai nạn lao động cho công nhân
Trang 10- Tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất tư nhân, cá thể và tập thể cầnđược kiểm soát bởi hệ thống y tế lao động các tỉnh, địa phương.
- Đảm bảo mọi người lao động khi ốm đau, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp phải đượcđiều trị bằng mọi hình thức, quyền lợi của họ phải thực hiện theo đúng pháp lệnh Bảo hộLao động (BHLĐ) và luật Lao động.Tiến hành khám sức khỏe định kì đều đặn hàng năm
- Củng cố hệ thống y tế lao động ở các tỉnh, quận huyện, các trung tâm y tế ngành,các cơ sở về cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhiên liệu và bổ sung đội ngũ cán bộ y tế
- Đảm bảo các hoạt động giáo dục y thức vệ sinh – an toàn lao động cho công nhân
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh các văn bản phát quy về y tế lao động
- Xây dựng, bổ sung các bệnh nghề nghiệp mới
2.3 Quản lí sức khỏe và bệnh nghề nghiệp:
- Lập hồ sơ sức khỏe: cần chú trọng các nội dung cơ bản:
Tình hình chung
Điều tra VSLĐ của xí nghiệp
Phần vệ sinh chung của xí nghiệp
- Khám tuyển:
Khám sức khỏe khi tuyển dụng là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp Hiệntại đã có tiêu chuẩn khám tuyển cho các ngành nghề nói chung và một số ngành nghề đăcbiệt
- Khám sức khỏe định kì: nhằm phát hiện sớm những trường hợp rối loạn sức khỏe
và sàng lọc sức khỏe người lao động, phát hiện bệnh nghề nghiệp
Những người lao động có sức khỏe loại IV, V, có bệnh mạn tính được theo dõi,điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, được sắp xếp công việc phù hợp Trường hợpnghi mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được giám định, xác định và hưởng chế độ đền bù theoquy định của nhà nước
3 Lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Hằng năm các doanh nghiệp phải xay dựng bản kế hoạch hoạt động về công tác
an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khỏe cho người laođộng
Trang 113.1 Các yêu cầu khi lập kế hoạch
- Đáp ứng yêu cầu CSSK người lao động
- Các giải pháp phải được người lao động chấp nhận và sử dụng ở mức cao nhất
- Hài hòa giữa các lĩnh vực VSLĐ, cải thiện điều kien vệ sinh lao động, khám pháthiện và điều trị bệnh
- Có nội dung phát triển
- Dựa trên quy định hành chính và quy chế chuyên môn
- Chú ý tới nhóm người lao động, phân xưởng có nguy cơ cao
- Chú trọng tới hiệu quả khi sử dụng nguồn lực y tế
- Đảm bảo tính khả thi và bền vững
3.2 Các bước lập kế hoạch
- Câu hỏi đặt ra cho người lập kế hoạch
Tình hình công tác an toàn vệ sinh lao động, y tế hiện nay ra sao? Có những vấn đề
gì tồn tại ?
Trong số những vấn đề tồn tại, những vấn đề nào là vấn đề ưu tiên cần giải quyết ? Khi giải quyết cần đặt ra những mục tiêu gì ?
Sẽ chọn những giải pháp nào ?
Khi thực hiện những giải pháp đó phải có những hoạt động gì
Thời gian hoạt động bao lâu? Thời gian bắt đầu và kết thúc? Cần có nguồn lực baonhiêu và ở đâu ?
- Các bước lập kế hoạch: Gồm 5 bước :
Bước 1: Phân tính đánh giá tình hình
Các chỉ số hành chánh cơ bản: tên doanh nghiệp, bộ phận sản xuất kinh doanh, tìnhhình nhân lực, sản xuất, đặc điểm công nghệ
Các chỉ số về VSATLĐ: ô nhiễm môi trường (kết quả cụ thể), nguy cơ tai nạn laođộng, cháy nổ, …
Trang 12Các chỉ số về tình hình sức khỏe, bệnh tật chung, bệnh nghề nghiệp của người laođộng.
Các chỉ số về tổ chức và hoạt động của y tế cơ sở
Bước 2: Xác định vấn đề tồn tại và xác định ưu tiên:
- Liệt kê các vấn đề tồn tại:
Môi trường lao động
Ảnh hưởng đến nhiều người
Không tốn kém về tiền của, vật tư
Mọi người đều quan tâm, sẵn sàng tham gia giải quyết
Bước 3: Xây dựng các mục tiêu :
Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng, có khả năng thực thi
Bước 4: Xác định các giải pháp thực hiện và nhu cầu nguồn lực
- Tùy điều kiện thực tế của từng cơ sở, giải pháp mang tính kinh tế, khả thi Bên cạnhgiải pháp chính có vai trò then chốt về mặt kĩ thuật cần có những giải pháp hỗ trợ Ngoài
ra giải pháp phải phù hợp với luật lệ, chính sách, nhận được sự đồng tình và tham gia củacộng đồng
- Xác định nguồn lực có thể huy động, dự kiến thuận lợi và trở ngại
- Tính toán nguồn lực càng chi tiết càng tốt, cần có khoản ngân sách dự phòng, dựtrữ quỹ thời gian cần thiết
Trang 13Các biện pháp can thiệp trong kế hoạch bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe baogồm:
Các biện pháp về kỹ thuật an toàn thiết bị
Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động
Trang bị bảo hộ lao động
CSSK người lao động, phòng chống BNN và TNLĐ
Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện ATVSLĐ, bảo vệ sức khỏe
Bước 5: Lập bảng kế hoạch CSSK người lao động:
- Tên bản kế hoạch
- Tên công việc/hoạt động
- Dự kiến thời gian thực hiện
- Phân công trách nhiệm: người thực hiện, người giám sát
- Dự toán kinh phí: chi phí phân công, chi phí vật tự, chi phí quản lý
- Kết quả phải đạt được
- Phê duyệt bản kế hoạch
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
1 Trình bày các yếu tố sức khỏe nghề nghiệp
2 Mô tả các nguyên tắc trong công tác CSSK người lao động
3 Nêu các chỉ tiêu cần đạt được trong CSSK người lao động
4 Lập kế hoạch CSSK người lao động
Trang 14Bài 2
TÁC HẠI NGHỀ NGHIỆP – BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Mục tiêu học tập
1 Trình bày được:
- Các khái niệm: yếu tố nghề nghiệp, tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp
- Các yếu tố tác hại nghề nghiệp
- Biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp
2 Liệt kê danh sách các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam
Từ khóa: Yếu tố nghề nghiệp, yếu tố tác hại nghề nghiệp, vật lý, hóa học, sinh học, tác
hại nghề nghiệp liên quan tới tổ chức lao động, điều kiện vệ sinh nơi làm việc, tâm sinh
Yếu tố tác hại nghề nghiệp: THNN
Khi yếu tố nghề nghiệp có tác hại xấu đối với sức khỏe, khả năng làm việc củangười lao động được gọi là yếu tố tác hại nghề nghiệp
Các tác hại nghề nghiệp không được phát hiện để loại trừ hoặc khống chế mà cứthường xuyên liên tục hàng ngày ảnh hưởng sức khỏe người lao động và có thể gây bệnhcho cơ thể được gọi là bệnh nghề nghiệp (BNN)
Vậy “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghềnghiệp tác động đối với người lao động”
Tùy theo điều kiện lao động đặc thù của từng nghề mà gây nên các bệnh nghềnghiệp khác nhau như: bệnh bụi phổi silic do tiếp xúc với bụi silic, bệnh bụi phổi -bông
do tiếp xúc với bụi bông, …
Có thể phòng tránh được BNN bằng cách thủ tiêu hoặc khống chế THNN
Trang 152 Phân loại các yếu tố tác hại nghề nghiệp:
2.1 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất
2.1.1 Yếu tố vật lí:
Điều kiện khí tượng nơi sản xuất bất lợi cho sức khỏe: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độgió, bức xạ nhiệt vượt quá giới hạn cho phép, lao động ngoài trời trong điều kiện nóng vàtrực tiếp với tia nắng mặt trời…
Bức xạ điện từ: sóng vô tuyến điện (điện từ trường cao tầng, ra đa, vô tuyến, viễnthông, TV, lò viba, …)
Bức xạ ion hóa: tia X, tia bức xạ khác, …
Các bức xạ không ion hóa: ánh sáng thường, tia laser, tia hồng ngoại, tia tử ngoại
Tiếng ồn (dB), tần số (Hz) cùng thời gian tiếp xúc/ngày, liên tục
Rung chuyển: cục bộ, toàn thân
Áp suất không khí bất thường: cao, thấp, thay đổi bất thường
2.1.2 Yếu tố hóa học và hóa lý:
Các hóa chất sử dụng trong sản xuất
Bụi trong sản xuất: bụi khoáng, bụi hữu cơ, bụi vô cơ
2.1.3 Yếu tố sinh học:
Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật, virus, ký sinh trùng
Sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh, bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt
2.2 Tác hại nghề nghiệp liên quan tới Tổ chức lao động:
Thời gian làm việc quá lâu, tăng ca, làm thêm giờ
Cường độ lao động cao, nghỉ ngơi không hợp lí
Sự bất hợp lí trong việc sắp xếp sức lao động
Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu
Sự căng thẳng quá mức của 1 cơ quan hoặc 1 hệ thống cơ quan
2.3 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến điều kiện vệ sinh nơi làm việc
Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá gần nhau
Thiếu thiết bị thông gió thoáng khí hoặc có nhưng không hoàn hảo, hiệu lực kém
Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độchoặc có nhưng không hoàn hảo
Chiếu sáng không đủ, không hợp lí
Thực hiện các quy tắc vệ sinh Công nghiệp và an toàn lao động chưa triệt để
Thiếu thiết bị bảo hộ lao động
2.4 Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tâm sinh lí học:
Do không thích nghi với công việc và môi trường lao động
Dễ cảm thụ với các yếu tố môi trường, dễ nhiễm bệnh…
Trang 16 Do quá tải về thần kinh tâm lí: tính đơn điệu của công việc, căng thẳng thầnkinh và các giác quan khi làm việc hay điều khiển thiết bị phức tạp hoặc nhiều công việctrong cùng một lúc, nhịp điệu làm việc cao (số động tác/phút).
3 Bệnh nghề nghiệp:
3.1 Định nghĩa:
Định nghĩa 1: Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc
hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động gây nên bệnh(Theo Thông tư liên Bộ của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Tổng liênđoàn lao động Việt Nam số 08-TTLB ngày 19-07-1976)
Những trường hợp cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơilàm việc được coi như tai nạn lao động
Theo định nghĩa trên, bệnh nghề nghiệp được đề cập là những bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểm hoặc những bệnh nghề nghiệp cần được nghiên cứu bổ sung vào danhmục bệnh nghề nghiệp cần được bảo hiểm Bệnh nghề nghiệp phải là bệnh mạn tính diễnbiến trong thời gian dài và có tiếp xúc với yếu tố tác hại nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp
và sự tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp không phải là cấp tính Những trường hợp nhiễmđộc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hóa chất độc gây nên tại nơi làm việc được coi làtai nạn lao động Các bệnh nghề nghiệp thường nặng và gây tổn thương làm giảm khảnăng lao động Một số bệnh cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu Vì vậy, việcphát hiện và chẩn đoán bệnh nghề nghiệp là rất quan trọng
Để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cần phải dựa vào một số tiêu chuẩn của cácbiến đổi về sức khỏe thông qua các chỉ số biến đổi sinh hóa, hình thái và chức năng trướckhi triệu chứng bệnh xuất hiện
Trên thế giới, bệnh nghề nghiệp có thể là bệnh mạn tính hoặc cấp tính, áp dụngcho loại bệnh được bảo hiểm hoặc không Nhiều bệnh nghề nghiệp còn khó phân biệtđược giữa cấp tính và mạn tính về diễn biến bệnh như: (bệnh nhiễm độc chì, bệnh nhiễmđộc hóa chất trừ sâu lân hữu cơ) Chính vì thế, tại điều 106 chương 9 trong Bộ luật Laođộng của nước Việt Nam đã có sự sửa đổi định nghĩa như sau:
Định nghĩa 2: Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại
của nghề nghiệp, tác động đối với người lao động
Quy định cũng nêu rõ: người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo,khám sức khỏe định kì, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt
Trang 173.2 Các nhóm bệnh nghề nghiệp:
3.2.1 Bệnh nghề nghiệp đặc hiệu và bệnh nghề nghiệp không đặc hiệu:
- Những bệnh nghề nghiệp đặc hiệu là bệnh chỉ gặp ở một số nghề nghiệp nhất địnhhoàn toàn do tác hại đặc trưng của nghề nghiệp gây ra
VD: Bệnh phóng xạ ở những người làm việc tiếp xúc với bức xạ ion hóa, nhiễmđộc nghề nghiệp ở người có tiếp xúc chất độc trong lao động , bệnh bụi phổi ở người laođộng có tiếp xúc với bụi sản xuất, bệnh đục nhân mắt nghề nghiệp ở thợ thổi thủy tinh,
- Bệnh nghề nghiệp không đặc hiệu (bệnh có nguyên nhân do nghề nghiệp): cácbệnh người bình thường có thể mắc, nhưng người lao động có tiếp xúc với tại hại nghềnghiệp thì bệnh đó dễ mắc hơn, tỉ lệ mắc bệnh trong họ cao hon rõ rệt so với nhóm ngườibình thường
VD: bệnh viêm mũi họng ở công nhân tiếp xúc với bụi, bệnh đau lưng ở côngnhân bốc vác và thợ lâm nghiệp, bệnh thiếu máu do giun móc ở thợ mỏ và người làmvườn
Để xác định bệnh này có phải là bệnh nghề nghiệp hay không cần phải quan sát,phân tích kĩ điều kiện tiếp xúc với tác hại nghề nghiệp trong lao động và cần phải sosánh, đối chiếu với tỉ lệ mắc bệnh này ở những nhóm người khác không phải tiếp xúc vớiyếu tố tác hại nghề nghiệp đó
3.2.2 Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
Do các yếu tố tác hại nghề nghiệp rất nhiều nên cũng có nhiều loại bệnh nghềnghiệp khác nhau Tuy nhiên số lượng các bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảohiểm xã hội lại do nhà nước ấn định, tùy thuộc vào khả năng trợ cấp và điều kiện cụ thểcủa từng nước
Năm 1925, Tổ chức lao động quốc tế đưa ra danh mục bệnh nghề nghiệp đượcbảo hiểm chỉ gồm 3 bệnh, năm 1934 tăng lên 10 bệnh, năm 1964 có 15 bệnh và gần đâynhất năm 2005, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm gồm 29 bệnh
Tại Việt Nam, xu hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển Mỗingành nghề lao động có đặc thù riêng, có những yếu tố tác hại nghề nghiệp riêng Đảng
và nhà nước có chính sách quan tâm chăm sóc sức khỏe người lao động vì vậy số lượngbệnh nghề nghiệp được bảo hiểm cũng ngày một nhiều hơn Tuy nhiên, cho đến nay ởViệt Nam mới có 25 BNN được nằm trong danh sách được hưởng bảo hiểm xã hội Cụthể:
Theo thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 19-05-1976 quy định có 8 bệnh nghềnghiệp được bảo hiểm là:
1.Bụi phổi silic (silicosis)
2.Bụi phổi asbest (asbestosis)
3.Nhiễm độc chì (Pb)
4.Nhiễm độc thủy ngân (Hg)
5.Nhiễm độc benzen (C6H6)
6.Nhiễm độc Mangan (Mn)
Trang 187.Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
8.Bệnh phóng xạ
Theo thông tư liên bộ của Bộ Y tế, Bộ lao động Thương binh Xã hội và Tổng liênđoàn lao động Việt Nam, ngày 25/12/1991 bổ sung thêm 8 bệnh nghề nghiệp được bảohiểm:
1.Loét da, loét vách ngăn mũi, chàm do tiếp xúc nghề nghiệp
2.Xạm da nghề nghiệp
3.Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
4.Bệnh bụi phổi bông (Byssinosis)
1.Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất của asen nghề nghiệp
2.Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
3.Bệnh nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp
4.Bệnh giảm áp nghề nghiệp
5.Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp
Quyết định số 27/2006/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 21/9/2006 bổ sung 04 bệnhnghề nghiệp vào Danh mục các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm:
1.Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
2.Bệnh nhiễm độc carbon monoxide nghề nghiệp
3.Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
4.Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp
Chẩn đoán xác định một bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm phải theo những tiêuchuẩn do Bộ Y tế quy định và phải qua một hội đồng giám định y khóa về bệnh nghềnghiệp cấp tỉnh, thành phố hoặc trung ương
4 Các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp:
THNN phải được dự phòng và đề xuất sớm ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựngCông nghiệp Tất cả những vấn đề liên quan đến kế hoạch xây dựng nhà máy đều phảiđược tôn trọng: địa điểm, chu vi bảo vệ, hướng gió chủ đạo, trang thiết bị công nghệ dâychuyền sản xuất luôn ở trạng thái tốt bằng cách có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kì vàthay thế khi cần thiết
Trang 19 Nhà máy phải được đánh giá tác động môi trường một cách khách quan theo luậtđịnh (luật bảo vệ môi trường), …
Tránh tình trạng bổ sung, chắp vá khi cơ sở đã sản xuất, thường rất tốn kém,không hiệu quả, không giải quyết triệt để các yếu tố THNN
Các biện pháp phòng chống THNN có thể được phân chia như sau:
4.1 Đối với nguồn phát sinh ra các tác hại nghề nghiệp:
Để thực hiện 2 nguyên tắc trên, có thể áp dụng các biện pháp sau:
Thay thế nguyên, nhiên liệu, qui trình sản xuất, trang thiết bị có ảnh hưởng khôngtốt tới người lao động bằng các điều kiện thích hợp hơn, ít độc hơn
Bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị và dây chuyền sản xuất thường xuyên
Phương pháp làm ướt trong quá trình thao tác với bụi, nếu có thể
Cơ giới hóa, tự động hóa quy trình sản xuất
4.2 Can thiệp vào sự lan truyền tác hại nghề nghiệp từ nguồn tới người lao động
Cách ly: tạo ra một “rào chắn” giữa nguồn THNN và người lao động
Ví dụ:
Bao che nguồn độc hại không để tỏa ra không khí nơi lam việc
Trường hợp nguồn độc hại tách biệt ra khỏi dây chuyền thì có thể chuyển ra khỏinhà xưởng
Có thể cách ly công nhân bằng cách tạo ra một khoảng không gian riêng, côngnhân làm việc trong đó (Cabin)
Thông thoáng gió: là hình thức làm giảm nồng độ, ảnh hưởng của các THNNtrong môi trường Có thể:
Hút cục bộ: không khí xung quanh nguồn độc được hút và đưa ra ngoài môitrường sản xuất nhờ hệ thống quạt hút
Thông thoáng toàn thể: thường dùng quạt hút hoặc thổi gió với mục đích làmgiảm, pha loãng nồng độ của hơi, bụi độc
4.3 Các biện pháp khác liên quan đến môi trường sản xuất và bảo vệ người lao động
Tổ chức và bố trí sản xuất hợp lí:
Cách ly các dây chuyền sản xuất phát sinh yếu tố độc hại để hạn chế tiếp xúc
Các thiết bị máy móc phải được chế tạo hoặc thay đổi cho phù hợp với kích thướcngười Việt Nam
Hạn chế các công việc đơn điệu, tổ chức thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý
Trang 20 Tổ chức chiếu sáng hợp lí, bố trí ánh sáng đủ tại vị trí sản xuất Tận dụng nguồn chiếu sáng tự nhiên và tạo màu sắc môi trường xung quanh để tăng độ tươngphản.
Vệ sinh phân xưởng, máy móc
Bố trí hệ thống biển báo và vùng giới hạn: cần thiết để phân biệt vùng có THNN
và vùng an toàn
4.4 Các biện pháp phòng hộ cá nhân:
Tùy theo loại THNN, trang bị các trang thiết bị phòng hộ cá nhân thích hợp nhưkính bảo vệ mắt, mặt nạ, khẩu trang cho đường hô hấp; quần áo, ủng, găng tay cho da;nút tai để giảm ồn; mũ nón bảo vệ đầu
Ví dụ:
Ưu tiên một trong các trường hợp cần bào vệ là đường hô hấp
Sử dụng mặt nạ trong các trường hợp bụi, khói độc hoặc nồng độ cao
Không dùng khẩu trang để chống bụi độc và nguy hiểm vì không hiệu quả
Với hơi khí độc, phải dùng các loại mặt nạ thích hợp tùy theo nồng độ, độc tính,bản chất vật lí của chúng đối với mặt nạ: trường hợp không khí thiếu Oxy và các khí gâyngạt đơn thuần như CO2 , CH4 phải dùng mặt nạ cách ly
Thực hiện thường xuyên giám sát môi trường lao động
Khám định kì thường xuyên cho công nhân Cần thiết làm các xét nghiệm cận lâmsàng để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, can thiệp kịp thời
Theo dõi và quản lý bệnh nhân mắc bệnh nghề nghiệp
4.6 Nâng cao sức khỏe nơi làm việc:
Khái niệm nâng cao sức khỏe đã có từ những thập niên 70, 80 ở các nước Vàothập niên 90, chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc trở nên toàn diện hơn, rộnglớn hơn, nó đã đề cập tới các yếu tố nguy cơ của mỗi cá thể và các vấn đề môi trườngrộng hơn, nó trở thành một phần lồng ghép của công tác cải thiện nơi làm việc, hỗ trợ,tăng cường sức khỏe
Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc là một chương trình bao gồm nhiềuhoạt động lồng ghép, có sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và người lao động
để thực hiện cải thiện điều kiện lao động, phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp,phòng chống BNN và tai nạn lao động, khuyến khích lối sống lành mạnh, … để bảo vệ
Trang 21sức khỏe cho người lao động WHO đã định nghĩa nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc là
“quá trình cho phép con người kiểm soát và cải thiện sức khỏe của mình” Phạm vi của
nó bao gồm ngăn ngừa các nguy cơ, phòng bệnh và chăm sóc điều trị bệnh nhằm đạtđược sức khỏe tối ưu Vì vậy công tác nâng cao sức khỏe không chỉ thuộc phạm vi tráchnhiệm của lĩnh vực y tế mà còn cần sự phối hợp của các ban ngành khác
Chương trình nâng cao sức khỏe nơi làm việc cần tôn trọng năm nguyên tắc:
Cải thiện môi trường làm việc trở nên an toàn và lành mạnh hơn cho người lao động
Trong các chính sách, trong quản lí sản xuất và kinh doanh đều có lồng ghép nâng cao sức khỏe người lao động
Đảm bảo được sự tham gia của mọi người trong doanh nghiệp về việc đề xuất
và thực hiện các giải pháp
Khuyến khích lối sống, tác phong làm việc lành mạnh
Tăng cường các hoạt động đem lại ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và môi trường xung quanh khuôn viên doanh nghiệp
CÂU HỔI LƯỢNG GIÁ:
1 Trình bày khái niệm các yếu tố nghề nghiệp, tác hại nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp
2 Nêu các yếu tố tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất và tổ chức laođộng
3 Nêu các yếu tố tác hại nghề nghiệp lien quan đến điều kiện vệ sinh nơi sản xuất và tâmsinh lý người lao động
4 Trình bày các bước tiến hành để khống chế các yếu tố tác hại nghề nghiệp
5 Trình bày, phân tích được các biện pháp phòng chống tác hại nghề nghiệp
6 Các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam
Bài 3
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG DO CÁC YẾU TỐ VẬT LÍ
Trang 22Mục tiêu học tập
Trình bày được:
- Định nghĩa vi khí hậu, khái niệm stress nhiệt
- Các biến đổi bệnh lí, biện pháp phòng chống trong lao động ở điều kiện vi khí hậunóng
- Định nghĩa, các đặc tính của âm thanh, phân loại tiếng ồn, tác hại của tiếng ồn, biệnpháp phòng chống
- Cách phân loại rung chuyển, tác hại rung chuyển, biện pháp dự phòng
Từ khóa : Vi khí hậu, stress nhiệt, biện pháp phòng chống ảnh hưởng vi khí hậu nóng,
Những biến đổi sinh lí, bệnh lí trong điều kiện lao động nóng, Tác hại của tiếng ồn, Phânloại tiếng ồn, yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn,Tác hại của tiếng ồn, Rungchuyển,Phân loại rung chuyển, Tác hại của rung chuyển, Biện pháp dự phòng
độ, tốc độ vận chuyển của không khí, bức xạ nhiệt
1.2 Các yếu tố vi khí hậu trong lao động
Tiêu chuẩn nhiệt độ tối đa cho phép tại nơi làm việc:
Không vượt quá 32oC
37oC ở nơi sản xuất nóng
1.2.2 Độ ẩm không khí: Đơn vị tính là %
Độ ẩm là lượng hơi nước có trong không khí nơi làm việc, đóng vai trò quantrọng trong việc tạo ra stress nhiệt với cơ thể:
Trang 23- Khi độ ẩm không khí cao kết hợp với nhiệt độ môi trường cao sẽ gây cả giác khóchịu và có thể gây ra say nóng trong lao động.
- Khi độ ẩm cao, nhiệt độ không khí thấp gây ra lạnh buốt, cảm lạnh
Ẩm độ không khí bao gồm các đại lượng:
+ Độ ẩm tuyệt đối (Hm): là độ ẩm được tính bằng số gam hơi nước có trong 1m3không khí (g/m3) ở một thời điểm và nhiệt độ nhất định
Độ ẩm tuyệt đối phụ thuộc vào nhiệt độ không khí
+ Độ ẩm tối đa (Hm): là độ ẩm được tính bằng lượng hơi nước đã bão hòa tối đa ởmột nhiệt độ nhất định
+ Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tối đa
Độ ẩm tương đối giúp đánh giá khả năng bốc hơi của mồ hôi Nếu độ ẩm tươngđối thấp, mồ hôi dễ bốc hơi, ngược lại độ ẩm tương đối cao làm mồ hôi khó bốc hơi gâyảnh hưởng tâm sinh lí cơ thể
Tiêu chuẩn cho phép độ ẩm tương đối nơi lao động là 75 – 85%
1.2.3 Chuyển động không khí (Air movement)
Là sự thay đổi vị trí của luồng không khí từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suấtthấp tạo thành gió Gió có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể và môitrường xung quanh:
Gió nóng làm tăng nhiệt độ bề mặt của cơ thể
Gió lạnh làm giảm nhiệt độ bề mặt của cơ thể
Trong công nghiệp ngoài gió tự nhiên thường sử dụng gió nhân tạo từ các quạtgió công nghiệp để đưa không khí vào nơi làm việc
Vận tốc gió được tính bằng m/s Tiêu chuẩn vận tốc gió nơi làm việc không quá2m/s
Tiêu chuẩn thông gió công nghiệp:
30m3/giờ đối với lao động nhẹ
40m3/giờ lao động trung bình
Trang 241.2.5 Nhiệt độ hiệu lực ET (Effective temperature)
Là chỉ số phối hợp xác định tác động của nhiệt độ, độ ẩm không khí và chuyểnđộng của không khí Nhiệt độ hiệu lực được tính theo công thức của Webb
ET dùng để đánh giá tiện nghi nhiệt
Trong đó: tk: nhiệt độ không khí
tư:nhiệt độ ướt
v: vận tốc không khí
1.2.6 Nhiệt độ hiệu lực tương đương: CET (Corrected Effective Temperature)
CET là nhiệt độ của môi trường làm việc gây ra cảm giác nhiệt tương đương vớimột nhiệt độ trong điều kiện môi trường có độ ẩm tương đối là 100% và vận tốc gió bằng0
Tính nhiệt độ hiệu lực tương đương dựa trên toán đồ vẽ nhiệt độ ướt, nhiệt độ khô
và tốc độ gió để tính
Ví dụ: Ở 22,7oC và 26,7oC có thể có cảm giác nhiệt giống nhau nếu điều kiện độ
ẩm và tốc độ gió khác nhau
1.2.7 Nhiệt độ tam cầu: WBGT (Wet.Bulb Globe Temperature)
- WBGT còn được gọi là nhiệt độ Yaglow, hay chỉ số Yaglow Là chỉ số đo lường
sự kết hợp các yếu tố nhiệt độ khô, nhiệt độ ướt và nhiệt độ cầu (kết quả đọc được qua
ẩm kế,nhiệt kế cầu, nhiệt kế khô)
Chỉ số trên được Yaglow tìm ra để xác định giới hạn nghỉ tập cho quân đội Hoa
Kỳ trong điều kiện nắng nóng để tránh say nắng (1957) WBGT được tính như sau: Trong nhà:
WBGT = 0,7tWB + 0,3 to
GT Ngoài trời:
WBGT = 0,7 tWB + 0,2to
GT + 0,1to
DB Trong đó
tWB : nhiệt độ ướt tự nhiên (Natural wet.bulb temperature)
to
DB: nhiệt độ khô (Dry bulb temperature)
to
GT: Nhiệt độ cầu (Globe temperature)
- Giới hạn nghỉ của lính Mỹ mà Yaglow đề nghị là 88oF tương đương 31,11oC
- WBGT có thể áp dụng rộng rãi vì đơn giản và đánh giá được cả 4 yếu tố khí hậu,
nó được dùng trong công nghiệp như một chỉ số vệ sinh quan trọng Tổ chức lao độngQuốc tế (ILO: Internation Labour Organization) đưa ra bảng đánh giá giới hạn tiếp xúctối đa cho phép với nhiệt độ cao:
Bảng giới hạn tiếp xúc tối đa cho phép với nhiệt độ cao
Trang 25Nhẹ Trung bình Nặng Lao động liên tục
75% lao động 25% nghỉ
50% lao động 50% nghỉ
25% lao động 75% nghĩ
30,0 30,6 31,4 32,2
26,7 28,0 29,4 31,1
25,0 25,9 27,9 30,0
1.2.8 Stress nhiệt (Heat stress)
Là nhiệt lượng cần thải trừ để duy trì cơ thể ở trạng thái cân bằng nhiệt Đối với
cơ thể người đó là lượng nhiệt tổng hợp từ hai nguồn: nhiệt nội sinh do chuyển hóa vànhiệt ngoại sinh từ bên ngoài cơ thể tác động đến cơ thể
Dưới ảnh hưởng của stress nhiệt cơ thể sẽ có các biến đổi sinh lý và bệnh lý nhấtđịnh tùy thuộc vào mức tác động của chúng và các yếu tố khác bên trong, bên ngoài cơthể
1.3 Những biến đổi sinh lí, bệnh lí trong điều kiện lao động nóng
1.3.1 Những biến đổi sinh lí
a Biến đổi nhiệt độ cơ thể:
Nhiệt độ da bình thường từ 32 – 330C Khi lao động trong môi trường nóng cócường độ bức xạ lớn, nhiệt độ da tăng 35 – 360C Khi tuyến mồ hôi hoạt động mạnh,nhiệt độ da giảm xuống chút ít
Nhiệt độ thân: bình thường là 370 C Khi lao động trong môi trường nóng giới hạn
tố đa cho phép là 380C (Nga, Mỹ) ; nếu trên 38,50C có nguy cơ say nóng
b Bài tiết mồ hôi:
Tăng bài tiết mồ hôi và lượng mồ hôi nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩmtại môi trường lao động và cường độ lao động
Bảo quản trong môi trường lao động nóng mồ hôi mất từ 0,5 – 1,1lit/giờ và có thểsút cân từ 0,5 – 3kg/ca lao động
Lượng muối mất kèm theo với mồ hôi từ 15 – 20g/8 giờ lao động, Ion Chlorgiảm
Ngoài ra còn mất các vitamin tan trong nước như Vit B, C Bình thường cơ thểthải:
1,5 lít nước/24 giờ theo đường nước tiểu
0,2 lít/24 giờ qua đường tiêu hóa
Chỉ một lượng nhỏ theo mồ hôi và hô hấp
- Tính lượng mồ hôi mất đi trong lao động:
Lượng mồ hôi = (CN trước LĐ + Nước vào qua ăn uống) – (CN sau LĐ + các chấtthải bỏ)
c Hệ tuần hoàn:
- Mạch tăng
Trang 26- HA tối đa tăng, HA tối thiểu giảm
- Số lượng hồng cầu tăng, độ quánh máu tăng, tỷ lệ hồng cầu trên huyết tương tăng
Độ toan dịch vị dạ dày giảm, dịch vị bị loãng do uống nhiều nước để bù trừ lượng
mồ hôi mất đi, dẫn đến tiêu hóa thức ăn kém, ăn không ngon, chán ăn, sút cân, khả năngdiệt khuẩn giảm, dễ bị viêm đường tiêu hóa
g Thần kinh trung ương:
Nhiệt độ cao làm rối loạn chức năng tế bào vỏ não, gây ảnh hưởng:
- Độ tập trung chú ý giảm
- Trí nhớ giảm
- Khả năng tư duy logic giảm
- Tăng thời gian dẫn truyền phản xạ
Rối loạn hô hấp, tím tái, nhịp thở nhanh nông (50 – 60 lần/phút), mạch nhanh yếu(trên 100 lần/phút), thân nhiệt tăng cao (41oC), co giật, mê sảng, trụy tim mạch, tử vong
- XN: Áp lực thẩm thấu máu tăng
Protid máu tăng (>80g/l)
Natri máu tăng (>150mEg/l)
Thể nặng:
Trang 27Hạ nhiệt độ cơ thể: để bệnh nhân vào chỗ mát, đấp khăn ướt, chườm nước lạnh lênngười, trán, gáy.
Nếu người bệnh hôn mê, co giật thì phải tiêm valium truyền dung dịch glucose 5%
tế bào vùng vỏ não, đặc biệt là tế bào vùng trung khu hô hấp tuần hoàn ở hành não
Có thể tụ máu dưới màng cứng và trong nếu các tổn thương thần kinh hay xảy ra
ở người có xơ vữa động mạch
Xét nghiệm: hồng cầu tăng, Hemtocrit tăng, NaCl giảm
1.4 Các biện pháp phòng chống ảnh hưởng vi khí hậu nóng
1.4.1 Biện pháp phòng chống nóng khi lao động ngoài trời
- Tổ chức lao động hợp lí, tránh làm việc vào giờ nắng cao điểm (11 đến 15 giờ).Những ngày quá nắng có thể làm việc vào buổi sáng sớm và buổi tối
- Đội mũ, nón, làm trại che nắng, quần áo bảo hộ lao động bằng vải bông, mayrộng, màu sáng
- Nghỉ giải lao sau 1 giờ làm việc trong bóng râm mát
1.4.2 Phòng chống khi lao động trong nhà máy
a Biện pháp kĩ thuật công nghệ
- Cơ giới hóa, tự động hóa, tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bức xạ: là biện pháp
cơ bản nhất, có hiệu quả cao nhưng tốn kém và một trình độ nhất định
- Giảm bớt nhiệt độ của bề mặt nóng bằng sử dụng các vật liệu cách nhiệt bao bọcxung quanh nguồn phát nhiệt
b Biện pháp kĩ thuật vệ sinh
Chắn nguồn nóng bức xạ bằng vật liệu cách nhiệt hoặc dùng màn nước
Tổ chức thông gió cục bộ để loại bỏ nhiệt thừa
Có phòng nghỉ mát để chở hoặc nghỉ ngơi cho công nhân
c.Trang thiết bị phòng hộ cá nhân
Trang 28 Trang bị quần áo bảo hộ chóng nóng dệt bằng sợi amiang tráng bằng nhôm hoặcsợi phản xạ.
Trang bị đầy đủ mũ, kính chắn bức xạ nhiệt, che mặt, che mắt, găng tay, giày cao
Thực hiện tốt chế độ lao động và nghỉ ngơi
2 Tác hại của tiếng ồn
2.1 Một số khái niệm chung
2.1.1 Định nghĩa
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau được sắp xếpmột cách ngẫu nhiên, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở đến sự làm việc chomọi người
2.1.2 Các đặc điểm của âm thanh
a Tần số
Tần số là số lần dao động đầy đủ của âm thanh trong một giây Đơn vị đo tần số làHertz (Hz)
Bình thường thính giác của con người cảm thụ được âm thanh có tần số từ 16 –
20000 Hz Trong vệ sinh lao động, người ta đo âm thanh ở 8 dải Octave: 63, 125, 250,
500, 1000, 2000, 4000, 8000 Hz; trong đó âm thanh có tần số <300 Hz được gọi là âmthanh hạ tần, từ 300 – 1000 Hz được gọi là âm thanh trung tần, > 1000Hz là cao tần, âmthanh < 16 Hz (hạ âm), và trên 20000 Hz (siêu âm) tai người không nghe thấy được
b Năng lượng và cường độ âm thanh
Mỗi âm thanh đều có một năng lượng âm nhất định, năng lượng này phụ thuộc vào biên
độ dao động của sóng trên đường truyền âm Đơn vị đo năng lượng âm được tính bằngerg/cm2/ giây, khi năng lượng âm tăng trên 104 erg/cm2/giây có cảm giác đau tai.Cảm giác về độ ồn của 2 tai chậm hơn mức tăng của năng lượng âm nhiều lần Khi cường
độ âm tăng gấp 1 lần thì năng lượng âm đã tăng gấp 10 lần, cường độ âm thanh tăng 2 lầnthì năng lượng âm tăng gấp 100 lần và cường độ âm tăng 3 lần thì năng lượng âm tănggấp 1000 lần
Đơn vị đo cường độ âm : decibel (dB)
1dB = 1/10 bel
Trang 292.2 Phân loại tiếng ồn
2.2.1 Phân loại theo tính chất vật lý
a Tiếng ồn ổn định
Cường độ tiếng ồn thay đổi không quá 5dB trong suốt thời gian lao động
b Tiếng ồn không ổn định
Cường độ tiếng thay đổi trên 5dB trong suốt thời gian lao động, có 3 loại tiếng ồn:
- Tiếng ồn giao động: mức âm thanh thay đổi không ngừng theo thời gian lao động
- Tiếng ồn ngắt quãng: âm thanh không liên tục, có những lúc ngắt quãng, cường độ
âm thanh giảm xuống, có lúc tăng lên
- Tiếng ồn xung: cường độ tiếng ồn tăng lên đột ngột trong thời gia dưới 1 giây
2.2.2 Phân loại theo năng lượng âm thanh
a Tiếng ồn giải rộng
Là tiếng ồn có năng lượng âm thanh phân bố đều ở tất cả giải tần số
b Tiếng ồn giải hẹp
Là tiếng ồn có năng lượng phân bố không đều ở các giải tần số
2.3 Các yếu tố quyết định tác hại của tiếng ồn
2.3.1 Bản chất vật lí của tiếng ồn
Tác hại của tiếng ồn tăng lên khi tiếng ồn có tần số cao, biên độ lớn và không ổnđịnh, tiếng ồn xung
2.3.2 Tác dụng phối hợp của tiếng ồn với các yếu tố khác:
Tác hại của tiếng ồn tăng khi trong môi trường lao động có tác động của nhiệt độcao, độ ẩm lớn, có hơi khí độc
2.3.3 Thời gian tiếp xúc:
Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn càng kéo dài càng có hại, nhất là khi tiếp xúc vớitiếng ồn ngắt quãng và tiếng ồn xung Thời gian tối thiểu để tiếng ồn > 90dB gây ra bệnhnghề nghiệp phải là 3 tháng, nếu dưới 3 tháng được coi là tai nạn lao động do tiếng ồn
2.3.4 Tính cảm thụ cá nhân:
Người già dễ bị điếc hơn so với người trẻ
Trẻ em và phụ nữ dễ nhạy cảm với tiếng ồn hơn nam giới
Người bị bệnh về cơ quan thính giác dễ bị điếc nghề nghiệp hơn so với nhữngngười bình thường
2.4 Tác hại của tiếng ồn
2.4.1 Tiêu chuẩn về tiếng ồn
- Nơi làm việc ≤ 85 dBA trong 8 giờ
- Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm ½, mức âm cho phép tăng thêm 5dB
Trang 3090 dBA trong 4 giờ 95 dbA trong 2 giờ
Mức cực đại không quá 115 dBA
Thời gian lao động còn lại trong một ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng
ồn < 80 dBA
Mức áp âm cho phép đối với tiếng ồn xung thấp hơn 5dB so vói các giá trị trên
(Nguồn: Bộ Y Tế 10/10/2002)
2.4.2 Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư: (dbA)
TT Khu vực Từ 6 – 18h Từ 18 – 22hThời gian Từ 22 – 6h1
Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh:
Bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, chùa chiềng,
2 Khu dân cư, khách sạn, nhà
3 Khu dân cư xen kẽ trong khu
(Nguồn: TCVN 5949: 1998)
2.4.3 Tác hại toàn thân
Biểu hiện đầu tiên tác hại của tiếng ồn thường về thần kinh và tim mạch
Các dấu hiệu đầu tiên: ù tai, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, độ tập trung giảm, trínhớ giảm,ngủ không ngon giấc, rối loạn tiền đình
Tiếp theo có những biểu hiện về tim mạch: đau vùng trước tim, đánh trống ngực,huyết áp thối thiểu giảm, tần số mạch giảm
Ức chế dịch tiêu hóa, ăn mất ngon, sụt cân, gầy yếu
Dễ cáu gắt, bực bội, khó chịu, ngủ hay giật mình, sợ hãi
Xét nghiệm: có sự biến đổi men amylase ở nước tiểu và máu
2.4.4 Tác hại của tiếng ồn lên cơ quan thính giác
Tác hại của tiếng ồn lên cơ quan thính giác được chia làm ba giai đoạn:
Trang 31a.Giai đoạn thích nghi
Sau một thời gian tiếp xúc, cơ thể có hiện tượng thích nghi, ngưỡng nghe thườngtăng lên từ 10 – 15 dB khi tiếp xúc tiếng ồn và trở lại bình thường ngay khi những tiếpxúc (khoảng 2 – 3 phút)
Sơ đồ cấu tạo của tai
b Giai đoạn mệt mỏi thính giác
Đây là gia đoạn thích ứng, xảy từ vài tuần đến vài tháng sau khi tiếp xúc với tiếng
ồn Ở giai đoạn này khi tiếp xúc với tiếng ồn, ngưỡng nghe tăng lên, thường tăng từ 15 –
30 dB, thời gian hồi phục kéo dài, thường từ 15 – 30 phút
Gây cảm giác ù tai,cảm giác tức ở tai như bị nút tai, nghe kém vào cuối hay saugiờ lao động Toàn thân suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ
Đo thính lực sau ngày làm việc: giảm nhất là các âm thanh ở tần số 4000 Hz hồiphục chậm nhất
Trang 32 Mức gây hại của tiếng ồn là mức có thể gây điếc nghề nghiệp Theo tổ chức Tiêuchuẩn Quốc tế ISO (International Standard Organization - 1967), mức gây hại là 90 ±2,5dB Dựa vào đó, các nước xây dựng tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép với tiếng ồn,giới hạn ở một số nước như Việt Nam, Đức, Hoa Kỳ là 90dBA; Anh, Nga là 85dBA
Trang 33 Điếc nghề nghiệp diễn biến rất chậm, thường là hàng chục năm và được chia ra 3giai đoạn:
1 Mức nhẹ (giai đoạn mệt mỏi thính lực)
Chỉ giảm sức nghe với các âm có tần số cao, nhất là ở 4000 Hz Nếu do thính lực
âm, khuyết chữ V lồi: chưa rõ thương tổn, khả năng nghe bình thường, nghe được tiếngnói thì thầm, nghe được tiếng tíc tắc của đồng hồ Giai đoạn này có thể kéo dài đến 5 – 7năm
Biểu hiện: ù tai, mệt mỏi, có thể hồi phục nếu ngừng tiếp xúc
2 Mức trung bình (Giai đoạn tiềm tàng)
- Giảm sức nghe cả ở tần số cao 4000Hz và tần số trung bình 500 – 1000Hz Đothính lực âm thể hiện rõ điếc tiếp âm thể đáy: chữ V thính lực lõm xuống 10 – 5 dB ở dảitần số 3000 – 5000 Hz, đỉnh là tần số 4000 Hz
Người bệnh khó chịu khi nghe, không nghe được tiếng nói thầm Giai đoạn nàykéo dài 10 – 15 năm
3 Mức điếc nặng (Giai đoạn điếc nghề nghiệp rõ rệt)
Điếc tiếp âm trên toàn thể loa đạo, ngưỡng nghe tăng cao ở tần số cao, tần sốtrung bình và ngay cả tần số thấp Đo thính lực, khuyết chữ V lan rộng tới cả tần số 1000,
500 và 250 Hz; thính trường bị thu hẹp
Người bệnh không nghe được ngay cả tiếng nói to, ù tai thường xuyên, nóichuyện khó khăn
Điếc nghề nghiệp là điếc đối xứng 2 bên
Đặc điểm của điếc nghề nghiệp:
Đường biểu diễn thính lực có khuyết chữ V ở tần số 4000 Hz
Điếc do tổn thương ốc tai (điếc tiếp âm)
Tổn thương sẽ ngừng tiến triển khi ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, nhưng không thểphục hồi được
2.5 Biện pháp dự phòng
2.5.1 Biện pháp kỹ thuậ:
Giảm tiếng ồn từ nguồn phát sinh
Giảm tiếng ồn bằng cách cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn hoặc bọc kín nguồngây ồn
Giảm tiếng ồn bằng hấp thu bề mặt và phản xạ tại chỗ
Bố trí máy móc, sắp xếp dụng cụ hợp lý
2.5.2 Biện pháp phòng hộ cá nhân:
Nút tai: nút tai có thể bằng sáp, bằng bông, cao su xốp, chất dẻo, kim loại
Chụp tai: tai chụp hay mũ chụp
Bố trí nghỉ ngơi xen kẽ lao động: 1 giờ lao động nghỉ 15’
Tại nơi lao động bố trí các phòng nghỉ ngơi yên tĩnh cho công nhân
Trang 34Bình thường: tăng ngưỡng nghe < 5dB
Nghi ngờ: tăng ngưỡng nghe trong khoảng 5 – 10dB
Không bình thường: tăng nghe > 10dB
Đo thính lực sơ bộ: do ở tần số 1000Hz và 4000Hz theo dẫn truyền đường khí, âmnền không quá 45dB, phát hiện những người giảm thính lực từ 50 – 60dB ở tần số4000Hz, cần đo thính lực âm hoàn chỉnh để phát hiện điếc nghề nghiệp
Đo thính lực âm hoàn chỉnh: tiến hành ngay phòng cách âm, có âm nền < 35dB.Đối tượng phải ngừng tiếp xúc với tiếng ồn > 6 giờ hoặc đo trước khi lao động Đo ở cáctần số 1000, 2000, 4000 Hz và 250, 500 Hz; đo cả ở đường khí và đường xương
3 Rung chuyển
3.1 Phân loại rung chuyển
3.1.1 Phân loại theo tính chất tiếp xúc với rung chuyển
Rung cục bộ: là rung chuyển vào cơ thể qua tay hoặc qua các bộ phận của cơ thể;thường gặp máy khoan, búa máy, cưa máy cầm tay…
Rung chuyển toàn thân: là các loại rung chuyển từ ghế, sàn rung vào cơ thể,thường gặp trong máy bay, tàu thủy, xe lửa, cưỡi ngựa
3.1.2 Phân loại theo tần số rung chuyển
Thường do rung xóc xe cộ ảnh hưởng đến toàn cơ thể Rung chuyển này gặp ở xe
cộ, loại xe tải chở hàng, máy kéo nông nghiệp, máy bay trực thăng, máy công trường,máy ủi đất
Biểu hiện: đau quanh vùng cột sống do tư thế lao động bắt buộc phối hợp với tácđộng đặc hiệu của rung chuyển Ngoài ra còn gặp hội chứng thắt lưng – hông, rối loạntiêu hóa, tiết niệu, đau vùng tim, vùng gan, rối loạn thần kinh, mất phản xạ đầu gối, mấtthăng bằng, thị lực giảm
Trang 35c Rung chuyển tần số cao: 20 – 1000Hz
Là loại rung chuyển cục bộ, các rung chuyển có tần số cao truyền vào qua tay vàgây bệnh rung chuyển nghề nghiệp:
Rung chuyển có tần số <40Hz, biên độ lớn hàng cm, gây tổn thương xương, khớp Rung chuyển có tần số 40 – 300Hz, biên độ hàng mm, gây rối loạn vận mạch, đặcbiệt ở bàn tay, gây hội chứng Raynaud
Rung chuyển có tần số > 300Hz, biên độ khoảng 0,01mm, gây tổn thương gân, cơ,thần kinh, gặp ở bàn tay, cẳng tay, cánh tay và vai
3.2 Tác hại của rung chuyển: Bệnh rung chuyển nghề nghiệp – Các biểu hiện bệnh lý
Lồi xương, gai xương, và dị vật trong khớp
Sự biến đổi về hình dáng và cấu trúc: hay gặp ở khuỷu tay, đầu dưới xương cánhtay, bờ xương gồ ghề, cấu trúc biến đổi, thưa xương, mất chất vôi, …
3.2.2 Tổn thương gân cơ, thần kinh
Teo cơ ở mô cái, bàn tay, mô út, các cơ liên cốt, cơ cẳng tay, cơ nhị đầu, mất phảnxạ
Cảm giác bỏng rát, tê cóng và dị cảm, da đỏ hoặc tím, sưng phồng
3.2.3 Bệnh Raynaud nghề nghiệp (Rối loạn vận mạch)
Thường gặp ở những người thao tác dụng cụ rung cầm tay có tần số cao khoảng
Nhiệt độ da nơi tổn thương thấp hơn da lành
Đặc điểm của bệnh rung chuyển nghề nghiệp: không bao giờ bị hoại thư, tổnthương chỉ khu trú ở ngón tay và thường 1 bên
Trang 363.3 Biện pháp dự phòng
3.3.1 Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Giảm rung ở nguồn rung, các máy hơi nén cần quy định trọng lượng và gây táchại ít nhất, áp suất không được vượt quá 3 atm, nơi thoát hơi nén không nên để ở bêncạnh, tránh thổi vào bàn tay
3.3.4 Biện pháp vệ sinh lao động
Trong môi trường lao động ngoài yếu tố rung còn một số yếu tố khác cần đềphòng, xác định cường độ hay nồng độ như tiếng ồn cao gây điếc nghề nghiệp, bụi chứasilic tự do cao gây bệnh bụi phổi
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ :
1 Mô tả các yếu tố vi khí hậu trong lao động
2 Trình bày những biến đổi sinh lí, bệnh lí trong lao động nóng
3 Nêu các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của vi khí hậu nóng
4 Tác hại của tiếng ồn và biện pháp dự phòng
5 Tác hại của rung chuyển và biện pháp dự phòng
Bài 4
NHIỄM ĐỘC HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT
Trang 37Mục tiêu học tập
Trình bày được:
1 Cách phân loại các chất độc hóa học
2 Các nguyên nhân gây nhiễm độc trong sản xuất
3 Các đường xâm nhập, chuyển hóa, đào thải của chất độc
4 Các chỉ số đánh giá ảnh hưởng của chất độc lên sức khỏe
5 Nguyên tắc xử trí nhiễm độc hóa chất
6 Các biện pháp phòng chống nhiễm độc trong sản xuất
TỪ KHÓA: Đại cương, Phân loại các chất độc hóa học, Nguồn gốc và nguyên nhân gây
nhiễm độc nghề nghiệp, Đường xâm nhập, chuyển hóa và đào thải của chất độc, Sựchuyển hóa các chất độc trong cơ thể, Sự đào thải chất độc, Hình ảnh lâm sàng của nhiễmđộc nghề nghiệp, Nhiễm độc cấp tính, Nhiễm độc mạn tính, Các chỉ số đánh giá ảnhhưởng của chất độc hóa học lên sức khỏe, Chỉ số giám sát môi trường lao động, Chỉ sốgiám sát sinh học, Nguyên tắc xử trí trường hợp nhiễm độc cấp tính, Các biện phápphòng chống nhiễm độc hóa chất trong sản xuất
Nội dung
1 Đại cương
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, sinh học,
…,các chất hóa học được sử dụng rất rộng rãi trong các ngành sản xuất công nghiệp,nông nghiệp và trong đời sống sinh hoạt của con người Theo WHO hiện nay trong số rấtnhiều loại hóa chất đang sử dụng có trên 100.000 loại hóa chất có thể gây nhiễm độc nhưcác kim loại nặng, dung môi hữu cơ, hóa chất bảo vệ thực vật, có khoảng 200 – 300 loạihóa chất gây biến đổi gen, gây ung thư và ảnh hưởng đến quá trình sinh sản, hơn 3000loại hóa chất gây dị ứng Việc sử dụng rộng rãi các loại hóa chất sẽ kéo theo sự phát sinh
và làm tăng các yếu tố hóa học ảnh hưởng lên sức khỏe người lao động, môi trường laođộng, cộng đồng xã hội và môi trường sinh thái
1.1 Định nghĩa
Các hóa chất trong môi trường lao động (MTLĐ) đều là các chất độc Chất độc lànhững chất khi xâm nhập vào cơ thể dù với một lượng nhỏ cũng gây biến đổi sinh lí, sinh
Trang 38hóa, phá vỡ thế cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường dẫn tới trạngthái bệnh lý của các cơ quan, hệ thống và toàn bộ cơ thể
1.2 Phân loại các chất độc hóa học
Phân loại theo trạng thái vật lí: chất độc có thể ở dạng hơi, khí, rắn và lỏng
Phân loại theo cấu trúc hóa học: chất vô cơ, chất hữu cơ (mạch thẳng, mạch vòng,các dẫn xuất …)
Phân loại theo tính chất tác dụng độc đối với cơ thể:
+ Chất có tác dụng chung, gồm các nhóm chất sau:
Chất kích thính: Aldehyd, bụi kiềm, ammoniac,Sulfure, Brom, Chlore,
Cyanua fosgen Chất gây ngạt:
Gây ngạt đơn thuần: CO2, CH4, N2 Gây ngạt hóa học: CO, anilin Chất gây mê và gây tê: etylen,etyl – ete, ceton
Chất gây dị ứng: Cyanat
Chất gây ung thư: amin
Chất gây đột biến gen: chất phóng xạ
Sự phân chia trên chưa hoàn toàn thỏa mãn vì tác dụng của nhiều chất dưới dạngkhí và hơi phụ thược vào nồng độ của chúng trong không khí hoặc một chất hóa học cóthể có hai hoặc nhiều tác dụng khác nhau trên cơ thể, vì vậy OMS, ILO (1969) đã phânloại:
Loại C: có tiếp xúc với chất độc, có thể gây bệnh nhưng hồi phục được
Loại D: có tiếp xúc với chất độc, gây bệnh và không hồi phục được hoặc
chết
Phân loại trên phù hợp với người lao động 8 giờ/ngày/5 ngày 1 tuần
Trong giám định vệ sinh thường sử dụng phân loại theo nhóm các chất và theo độnguy hiểm của chúng (bảng phân loại 4 lớp, hoặc bảng phân loại 6 lớp) Số la mã đượcdùng làm kí hiệu biểu hiện các mức độ như sau:
I Vô cùng nguy hiểm
II Mức nguy hiểm cao
Trang 39III Mức nguy hiểm trung bình
IV Ít nguy hiểm
Bảng phân loại mức độ nguy hiểm của các hợp chất hóa học công nghiệp
Chỉ số đo độc chất học Tiêu chuẩn cho các mức độ nguy hiểm
- Nồng độ giới hạn cho phép của chất độc
trong không khí nơi làm việc (mg/m 3 )
- Liều gây chết 50% khi gây độc theo đường
Hoặc có thể phân thành hai hệ thống các hóa chất độc hại như sau:
Các loại hóa chất được kiểm soát phân theo hệ thống ở
Canada định nghĩa trong hướng dẫn củaCác loại hóa chất nguy hại theo
Hội đồng Cộng đồng Châu Âu
Trang 40A Khí nén Các chất dễ nổ
D Vật liệu độc hại hoặc gây lây nhiễm Chất rất dễ cháy
1.3 Nguồn gốc và nguyên nhân gây nhiễm độc nghề nghiệp
1.3.1 Nguồn gốc:
Nhiễm độc có thể có nguồn gốc phát sinh từ nguyên vật liệu, từ bán thành phẩm,
từ thành phẩm phụ, thành phẩm chính và chúng nằm ở tất cả các khâu trong dây chuyềnsản xuất, nơi đóng gói, trong quá trình vận chuyển, tại nơi cất giữ, kho tàng, …
Vi phạm các nguyên tắc, tiêu chuẩn kĩ thuật vệ sinh khi vận hành, sửa chữa, điện
áp thay đổi, mất điện gây ra sự cố xì hở
Thiếu thiết bị thông gió, hút hơi khí độc tại chỗ hoặc có nhưng hoạt động khônghiệu quả
Không cấp phát đầy đủ dụng cụ phòng hộ cá nhân hoặc có nhưng không sử dụng
Tổ chức phối hợp hoạt động của màng lưới an toàn vệ sinh lao động, kỹ thuật antoàn, y tế, công đoàn và các phòng ban chăm lo công ác vệ sinh an toàn chưa chặt chẽ vàkém hiệu quả trong việc lập kế hoạch bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe, giám sát sinh