Nội dung 1. Mở đầu
Ngày nay, TNLĐ đã thành vấn đề bức xúc với nhiều nước trên thế giới vì nó để lại hậu quả nặng nề về tính mạng, sức khỏe và thiệt hại lớn lao về kinh tế.
Trên thế giới hàng năm có khoảng 3,5 triệu người chết vì tai nạn nói chung, trong đó tai nạn giao thông và TNLĐ là chủ yếu. Riêng TNLĐ, cứ mỗi giây có 4 người công nhân bị TNLĐ, 3 phút có một công nhân chết do TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.
Theo Chan Yew Kwong, tại Singapore, có 8,9 vụ TNLĐ trong một triệu giờ lao động (1994). Tại Mông Cổ, trước năm 1990 hàng năm có khoảng 2.100 TNLĐ, nhưng từ năm 1991 trở đi TNLĐ tăng không ngừng, đến 1995 cso 464.000 TNLĐ (J.Bold).
Ở nước ta hàng năm bình quân có 24.000 vụ TNLĐ (khoảng 70 vụ một ngày). Mỗi năm có khoảng 300 người chết do TNLĐ được báo cáo. Riêng năm 1997 có 209 vụ TNLĐ chết người được báo cáo và gây chết 237 người.
Tình hình tai nạn lao động qua các năm
Ghi chú * Số liệu do Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội thống kê báo cáo.
Tình hình TNLĐ theo địa phương năm 2004
Số vụ TNLĐ Số người bị nạn Số vụ TNLĐ chết người Số người chết Đồng Nai 1480 1496 30 30 TP. Hồ Chí Minh 791 816 60 61 Bình Dương 601 601 28 28 Hà Nội 357 379 63 64 Quảng Ninh 246 271 22 27 Đà Nẵng 113 115 12 12 Thanh Hoá 86 91 11 11 Bình Định 63 65 12 12 HảI Dương 53 56 15 15 Quảng Nam 52 59 20 20 Gia Lai 43 44 14 15 Thái Bình 26 29 14 14 Bến Tre 20 20 14 14 Trà Vinh 18 24 12 1
Tuy nhiên, đây chỉ là số thống kê theo báo cáo từ các cơ sở gửi lên, nhưng thực tế còn cao hơn. Để đánh giá một cách chính xác xu hướng tai nạn lao động các năm cần phải tính theo hệ số tần xuất TNLĐ.
Khái niệm tai nạn lao động (Theo thông tư số 14/2005/TTLT/BLĐTBXH - BYT- TLĐLĐVN)
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra do tác động bởi các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian khác theo quy định của Bộ luật Lao động như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc.
TNLĐ là hậu quả tác động bất ngờ của các yếu tố bên ngoài gây nên chấn thương hoặc nhiễm độc cấp tính cho người lao động trong quá trình sản xuất hoặc thực hiện công việc liên quan đến sản xuất.
Định nghĩa trên cho thấy TNLĐ bao gồm cả các trường hợp tai nạn xảy ra trong quá trình sản xuất, những tai nạn liên quan đến sản xuất đều coi là TNLĐ. Như vậy trường hợp tai nạn xảy ra trên đường đến nơi sản xuất và trên đường về đều có thể coi là TNLĐ. Tuy nhiên trong bài này ta chỉ phân tích các trường hợp tai nạn do quá trình lao động sản xuất gây ra mà thôi, nhưng khi tính tỷ lệ TNLĐ vẫn tính đúng theo định nghĩa. Các trường hợp TNLĐ xảy ra do quá trình sản xuất được gọi là chấn thương sản xuất, vậy chấn thương sản xuất là gì?
Chấn thương là sự gãy, vỡ, sự xé rách, sự bào mòn (trầy da), sự dập nát gây ra đau đớn, sự làm mất, làm hỏng tính toàn vẹn của cơ thể.
Cần phân biệt giữa “tai nạn” và “bệnh” trong sản xuất trong một số trường hợp có chung nguyên nhân: Các trường hợp cấp tính có thể được coi là TNLĐ, những trường hợp mạn tình có thể gây bệnh nghề nghiệp.
Phân loại tai nạn lao động:
− Tai nạn lao động chết người: Người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra trong thời gian được quy định tại chi tiết i, điểm 3.1 mục II của Thông tư này.
− Tai nạn lao động nặng: Người bị tai nạn bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Thông tư liên Bộ số 12TT/LB ngày 24/7/1957 của Liên Bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Nội vu – Bộ Y tế - Bộ Tài chính
− Tai nạn lao động nhẹ: Người bị tai nạn không thuộc 2 loại tai nạn lao động nói trên
2. Các yếu tố nguy cơ tai nạn lao động do môi trường lao động 2.1. Tiếng ồn
Ở những nơi có tiếng ồn lớn có khuynh hướng trở nên nguy hiểm vì: Tiếng ồn che lấp các tính hiệu báo động, khó nghe các chỉ dẫn, làm mất tập trung và những liên hệ do công việc, gây ra căng thẳng liên tục, mệt mỏi. Ngoài ra, bản thân tiếng ồn lớn (trên 130dBA) có thể gây tai nạn do ồn (thủng màng nhĩ).
2.2. Nhiệt và vi khí hậu xấu
- Nhiệt độ cao và vi khí hậu xấu có thể gây say nóng, co giật do nhiệt, mệt lả do nhiệt…
- Nhiệt độ cao, cháy có thể gây bỏng do nhiệt ở nhiều mức độ khác nhau. - Các nguy cơ do nhiệt có thể gặp ở: Các lò công nghiệp.
2.3. Bức xạ
Bức xạ có nhiều loại, bao gồm 2 nhóm chính:
- Bức xạ ion hoá: Các tia đồng vị phóng xạ, tia X do các cơ sở sử dụng năng lượng hạt nhân trong y tế, nông nghiệp… có nguy cơ cao gây tai nạn phóng xạ.
- Bức xạ không ion hoá: Bức xạ radio, cao tần, tia cực tím, tia hồng ngoại, laser. Bức xạ có thể gây bệnh mạn tính nghề nghiệp, cũng có thể gây tai nạn lao động do phóng xạ như nhiễm xạ cấp tính, bỏng phóng xạ… gây tử vong tại chỗ.
2.4. Chiếu sáng công nghiệp
Chiếu sáng công nghiệp nếu không đủ cường độ chiếu sáng, hoặc chiếu sáng bất hợp lý (độ tương phản cao, độ chói lớn..) có thể là nguy cơ gây TNLĐ do: Không nhìn rõ màu sắc tín hiệu an toàn, ánh sáng lập loè chói mắt hoặc không đủ sáng gây vấp ngã, va đập do các bộ phận chuyển động của máy.
Cần kiểm tra định kỳ các thiết bị chiếu sáng, thay thế các thiết bị cũ không đủ độ chiếu sáng cần thiết theo tiêu chuẩn chiếu sáng công nghiệp.Tuân thủ các quy định về góc chiếu, cường độ chiếu sáng công nghiệp tránh chói, loá và sấp bóng.
2.5.Máy móc công nghiệp và các thiết bị khác
Máy móc bao gồm các thiết bị dễ gây tai nạn là: - Áp lực cao (nồi hơi).
- Các chi tiết chuyển động (máy ép, tiện dập…). - Di động (xe nâng hàng, cần trục).
- Nhiệt độ (lò công nghiệp).
- Các mối nguy hiểm do điện máy (máy chạy bằng điện). - Máy dùng tia laser.
- Giàn giáo các loại.
- Thang máy, cầu thang tự động, sàn công tác di động.
Các máy móc thiết bị sẽ tăng nguy cơ gây TNLĐ khi chúng bị trục trặc hoặc quá cũ kỹ, giảm độ chính xác.
2.6. Các nguy cơ do dòng điện
Khi tiếp xúc, dòng một chiều có xu thế hất đẩy cơ thể ra khỏi dòng điện, dòng xoay chiều có xu thế hút và giữ chặt cơ thể vào dòng điện. Tai nạn do điện gây ra:
- Sốc điện.
- Gây bỏng và cháy.
- Cảm ứng điện gây nóng chất điện môi (gây bỏng), tử vong thường xảy ra khi có dòng điện lớn hơn 0,05A.
2.7. Nguy cơ do nâng chuyển động bằng tay
Nâng chuyển bằng tay là bất kể hoạt động nào đòi hỏi con người phải dùng lực để nâng, hạ, đẩy, kéo, mang vác, di chuyển, nắm, giữ một sinh vật hay vật thể bất kỳ nào.
Tai nạn chủ yếu là chấn thương vùng lưng, thắt lưng hoặc bị vật nặng đè, kẹp vào chân tay… Để dự phòng TNLĐ, chủ yếu phải duy trì tư thế cân bằng khi lao động, không nâng hạ các vật quá nặng nếu không đủ nhân lực cần thiết, chọn điểm tỳ và chỗ đứng vững chắc khi thao tác với đòn bẩy…
2.8. Nguy cơ trượt, ngã
Muốn phòng trượt ngã, chủ yếu phải lầm công tác chuẩn bị mặt bằng, vệ sinh công nghiệp tốt. Ngoài ra phải tuân thủ các quy định khi dùng các loại thang.
2.9. Nguy cơ do hoá chất
Hoá chất trong công nghiệp có các dạng: Khí, lỏng, rắn, khói, bụi, dạng sợi và hơi. Các hoá chất có thể gây nhiễm độc cấp tính, mạn tính,có thể gây nổ, cháy, gây bỏng hoá chất… Có thể gây tai nạn tức thì. Để đề phòng TNLĐ do hoá chất cần phải tuân thủ các văn bản quy định an toàn hoá chất cho từng loại.
2.10. Các nguy cơ sinh học
Các nguy cơ sinh học bao gồm các tác nhân truyền nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm) và các tác nhân không truyền nhiễm nhưng có thể gây dị ứng (thực vật, bụi thực vật, phấn hoa, lông thú), các động vật dữ tợn có thể cắn đốt…
3. Các nguy cơ do vấn đề tâm lý xã hội trong lao động
Các vấn đề tâm lý xã hội trong lao động
Bao gồm: Sự căng thẳng thần kinh tâm lý (stress), sự phân biệt đối xử, sử dụng rượu, các chất ma tuý, bạo lực và gây lộn. Các nguy cơ xã hội – tâm lý gây TNLĐ qua nhiều cách khác nhau.
Ngoài ra tai nạn có thể xảy ra do bạo lực trong các công việc giao tiếp xã hội như nhân viên bảo vệ, bán hàng, công an… Trong hệ thống hành pháp. Các nghề tiếp xúc với nguy cơ cao là: Trại tù, bệnh viện, bệnh viện thần kinh, các nhà hàng có khách uống rượu… Ở những nơi đó cần có các chính sách giảm nhẹ bạo lực, các chương trình đối phó với sự gây rối, quy trình quản lý sau sự cố các kỹ thuật dàn xếp xung đột…
4. Các nguy cơ do không gian hạn hẹp
Ở nơi làm có không gian hạn hẹp như các thùng chứa, nồi hơi, cống ngầm, hầm lò, đường hầm… Ngoài các vị trí lao động đặc biệt nêu trên, trong sản xuất còn có thể gặp ở phân xưởng có diện tích sản xuất chật hẹp.
Tai nạn do không gian hạn hẹp gồm có: Thiếu dưỡng khí, ô nhiễm (bụi, CO2, CO, SO2…) gây nhiễm độc, shock điện, nguy cơ cháy nổ do hỗn hợp khí. Mỗi trường hợp có biện pháp phòng hộ riêng, tốt nhất là khắc phục tình trạng không gian chất chội, trong trường hợp bất khả kháng thì cần tăng cường các biện pháp phòng hộ cá nhân cụ thể.
5. Các nguy cơ do yếu tố thời gian
5.1. Thời điểm xảy ra tai nạn lao động trong ngày và trong tuần lao động
Trong ngày làm việc, TNLĐ thường xảy ra vào cuối ca lao động (còn tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhọc hoặc căng thẳng công việc).
So sánh các ca lao động thì TNLĐ thường xảy ra nhiều vào ca chiều và ca đêm do các thay đổi nhịp sinh học ngày đêm.
Trong một số trường hợp TNLĐ có thể xảy ra ngay đầu ca lao động. Trong tuần, thường sau ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ tỷ lệ TNLĐ cao hơn, nhất là ở các nước công nghiệp. Trong một năm vào các tháng nóng tỷ lệ TNLĐ cũng tăng hơn.
5.2 Tuổi đời và tuổi nghề
Đa số TNLĐ xảy ra ở tuổi 18 – 25 (chiếm 70%). Tuổi trẻ thường ít kinh nghiệm, nhiệt tình, tự tin nhưng chưa có kỹ năng thành thục.
Về tuổi nghề đa số trường hợp TNLĐ gặp ở công nhân có 1 – 3 năm tuổi nghề do ít kinh nghiệm trong các tình huống phức tạp hoặc bất ngờ.
6. Các nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông 6.1. Nguyên nhân kỹ thuật
6.1.1. Nguyên nhân cơ học
Do các mảnh văng từ máy đang chạy, do con thoi bắn ra khỏi máy lao vào người Có thể do phoi bào, phoi tiện bắn vào mắt, vào tay…
Có thể do các lưỡi dao, lưỡi cưa cắt vào tay dây cu roa quấn lôi vào máy…
6.1.2. Nguyên nhân do thiết kế
Do máy móc thiếu bộ phận che chắn (máy mài, máy cưa, tuốt lúa) hoặc do không thiết kế các lưới chắn, tấm chắn che các vật chuyển động nguy hiểm trong dây chuyền sản xuất.
Khi thiết kế có khi không tính đến khả năng hạn chế của con người nên không có các cần gạt, các công tắc tự động…
6.1.3. Nguyên nhân liên quan đến năng lượng
Năng lượng được dùng nhiều trong công nghiệp như điện, khí gaz, than, dầu rất dễ gây ra cháy nổ làm chấn thường ngay tại chỗ và các nơi gần đó. Ở dưới nước đôi khi có các loại chất nổ tồn lưu trong sắt thép phế thải chiến tranh (đạn, lựu đạn, mìn nhỏ…). Các dạng năng lượng đặc biệt khác như: Điện từ tường, năng lượng nguyên tử… đã nêu ở phần trên.
6.2. Các nguyân nhân do tổ chức lao động
- Thiếu các lớp học tập và huấn luyện về vệ sinh an toàn lao động cho công nhân. Không tổ chức huấn luyện định kỳ, huấn luyện khi thay đổi công nghệ hoặc có sự lưu chuyển công nhân, do đó công nhân thiếu hiểu biết an toàn lao động, không thực hiện đúng quy trình lao động và nội quy về an toàn lao động.
- Thiếu sự kiểm tra về vệ sinh an toàn lao động thường xuyên tại các vị trí lao động. - Cho phép công nhân vào làm việc tại những nơi thiếu an toàn hoặc làm các công việc phạm quy tắc an toàn.
- Thiếu giám sát của lãnh đạo trong quá trình sản xuất.
- Do ý thức về an toàn lao động chưa tốt, coi thường các thủ tục kỹ thuận vệ sinh an toàn lao động.
- Bản thân cán bộ có trách nhiệm cũng vi phạm quy tắc an toàn trong trường hợp làm thay cho công nhân về lý do nào đó.
6.3. Các nguyên nhân chủ quan của người lao động
Các nguyên do chủ quan của người công nhân thường chiếm tỷ lệ cao trong TNLĐ. Theo thống kê của nhiều nước thì nó chiếm khoảng 70 – 80% trường hợp của người lao động. Các nguyên nhân chung nhất được tổng kết là:
- Chưa chuẩn bị tốt quá trình lao động, chưa đủ hoặc không có kỹ năng lao động cần thiết cũng như kiến thưc về vệ sinh an toàn lao động.
- Phẩm chất tâm lý cá thể không thích hợp với yêu cầu của hoạt động lao động, tức là khả năng lao động yếu trong nghề đó.
Thiếu ý thức hoặc do chưa được giáo dục đầy đủ các kiến thức chuyên môn , vệ sinh an toàn lao động.
- Giảm khả năng lao động tạm thời do ốm, do mệt mỏi, do các vấn đề tâm lý… Hoặc do tác động của môi trường lao động xấu (nóng, lạnh, ồn, hoá chất độc, môi trường xã hội lao động xấu…).
7. Các nguyên lý chung dự phòng tai nạn lao động
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới TNLĐ, muốn giảm các yếu tố nguy cơ đó cần có các biện pháp riêng với từng yếu tố (như chống nóng, chống ồn, giảm hơi khí độc tại nơi làm việc…).Dưới đây là một số nguyên lý chung về việc dự phòng đó:
7.1. Với các máy móc và thiết bị công nghiệp
Khi thiết kế chế tạo hoặc nhập khẩu phải chú ý các yêu cầu về an toàn lao động sau:
- Không gây nguy hiểm khi được dùng riêng hay trong một công việc phức hợp với nhiều máy móc khác.
- Bảo vệ và chống lại được các tình huống bất ngờ trong lao động (ngoài những trục trặc kỹ thuật thông thường).
- Không gây ô nhiễm môi trường (không khí, đất và nguồn nước trong khi vận hành thiết bị).
- Không có những khoảng diện tích tiếp xúc quá nóng hoặc quá lạnh.
- Có thiết bị chống gây điện giật (shock điện), tránh tích luỹ điện tích tới mức nguy hiểm ở những vùng tiếp xúc.
- Có biện pháp ngăn ngừa mọi sự tiếp xúc nguy hểm trong lúc làm việc, - Bảo đảm các mức độ cho phép của siêu âm, rung và bức xạ.
- Không tạo ra nhiệt hoặc ẩm ướt quá mức tối đa cho phép.
7.2. Kiểm soát hoạt động máy móc
- Thực hiện mọi quy định về công tác an toàn vệ sinh lao động: An toàn điện, hóa