Tình hình mắc bệnh bụi phổi ở Việt Nam:
Tình hình mắc bệnh bụi phổi tại Việt Nam trong giai đoạn 1976-2001 Thời gian BP- Silic BP
Amiăng BP Bông Tổng số BBP TS BNN chung
Mắc GĐ Mắc GĐ Mắc GĐ Mắc GĐ Mắc GĐ 1976-1990 4875 4905 1 0 876 4876 5497 5497 1991-1995 2152 2152 0 9 2161 2161 2553 2553 1996-2000 5106 4914 16 2 193 139 5315 5005 12015 7424 2001 2332 717 49 1 65 25 2446 743 4118 1158 Tổng cộng 14465 12688 65 4 258 173 14798 12835 24183 16632 Theo số liệu của cục y tế dự phòng cho biết: tính đến hết năm 2004 trên toàn quốc đã có 21.069 người đã được giám định bệnh trong đó bệnh bụi phổi-silic là 15.815 người. Bệnh thường gặp ở công nhân xay sát khoáng sản, gạch chịu lửa, đúc cơ khí, luyện kim, sành sứ và khai thác than…
Ở nhà máy Fibro cement vào đầu những năm 1970 đã phát hiện được một số trường hợp bệnh bụi phổi-amiăng, tuy nhiên việc xác định còn chưa chắc chắn. Nguy cơ bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc amiăng là khai thác mỏ và một số nghề sản xuất dùng nguyên liệu amiăng như sản xuất vải, may áo cách nhiệt, lò nung và làm vật liệu cách âm, làm ngói amiăng ximăng, làm má phanh ôtô...
Bệnh bụi phổi-bông xuất hiện ở ngành dệt do công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với các loại bông làm từ sợi bông, lá vỏ cây bông. Những công nhân cán xé bông, đóng kiện, xe sợi và dệt… đều có thể mắc bệnh. Năm 2002 Viện Y Học Lao Động và vệ sinh môi trường đã tiến hành điều tra trên 483 công nhân tiếp xúc với bụi bông tại Công ty dệt 8-3 và Công ty dệt Nam Định đã phát hiện được 167 (34,57%) công nhân có triệu chứng tức ngực, khó thở vào ngày lao động đầu tiên và có thể kéo dài sang ngày kế tiếp, đó là bệnh bụi phổi bông giai đoạn 1.
Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp: Đối tượng được chẩn đoán là viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp khi tiếp xúc với các loại bụi trong môi trường lao động vượt quá giới hạn tối đa cho phép hoặc có một số hơi khi độc như SO2, H2S. Thời gian tiếp xúc thường quá 3 năm và với biểu hiện lâm sàng ho khạc đờm 2 tháng trong năm và liên tục trên 2 năm.
2. Đại cương
Định nghĩa
Bụi là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói,mù, được hình thành vì sự vỡ vụn của vật chất do lực tự nhiên hoặc do quá trình sản xuất gây nên.
Phương thức hình thành bụi
• Do sự vụn nát cơ học của chất rắn
• Do sự thiêu cháy không hoàn toàn hoặc bụi do các vụ nổ
• Do các hơi khí bốc lên trong sấy luyện các chất hơi bốc lên ngưng tụ trong không khí hoặc bị ô xi hóa tạo keo khí dung như: hơi chì, kẽm, bụi nơi hàn điện
Phân loại bụi : Theo nguồn gốc Bụi hữu cơ Bụi vô cơ
2.1 Giải phẫu, sinh lý hô hấp
Đường hô hấp bắt đầu từ mũi và đến tận phế nang: Từ mũi đến thanh quản là đường hô hấp trên; dưới thanh quản là khí phế quản, phế quản ngốc, đường dẫn khí chia nhánh 22 lần rồi đến túi phế nang, niêm mạc phế quản và tiểu phế quản là biểu mô lát trụ có lông chuẩn và tiết nêm dịch. Tiểu phế quản tận niêm mạc được lát bằng một lớp tế bào
không có lông chuyển và không tiết ra chất nhầy. Túi phế nang được phủ bằng biểu mô lát đơn với hai loại phế bào (loại 1, loại 2), trong đó phế bào loại 2 có khả năng đại thực bào đối với dị vật. Vách phế nang có mạng lưới mạch máu và bạch huyết phong phú. Trung tâm hô hấp nằm ở hành não, trong chất xám phía dưới nhân dây 10 và phía trong dây 12. Trung tâm hô hấp hoạt động tự động để duy trì tần số thở trung bình 14-18 lần/1 phút. Sự thay đổi nhịp thở tuỳ giới, tuổi và mức độ chuyển hoá của cơ thể.
2.2 Cơ chế gây bệnh của bụi
Sự giữ bụi ở cơ quan hô hấp: Kích thước hạt bụi là yếu tố chính quyết định sự lưu giữ bụi trên cơ quan hô hấp. Ngoài bụi dạng hạt còn có bụi dạng sợi, loại bụi này phải lưu ý đến hình dáng và tỷ lệ chiều dài trên đường kính và đường kính co cuộn. Hầu hết những hạt bụi có kích thước lơn hơn 10µm và từ 70-80% các hạt bụi trên 5µm bị giữ lại
ở vùng mũi tới các tiểu phế quản. Hạt bụi có kích thước 2−5µm một phần vào trong phế nang và một phần bị giữ ở đoạn trước đó. Hầu như toàn bộ hạt bụi có đường kính từ
m µ 2 1 , 0 − vào tận phế nang.
Hầu hết các hạt nhỏ hơn đều bị lắng do khuếch tán trên thành thực quản. Hạt có kích thước từ 0,4 – 0,5µm bị giữ lại ít nhất, khoảng 80% loại bụi có kích thước này bị thải ra ngoài. Sự lưu giữ các hạt bụi trong các vị trí ở phổi cũng khác nhau, bụi dạng hạt bị giữ nhiều nhất ở phần dưới thuỳ trên, thuỳ giữa và phần trên của thuỳ dưới của phổỉ. Bụi dạng sợi như sợi amiăng và bụi talc, mica bị giữ lại ở thuỳ dưới nhiều hơn. Phương thức đào thải các hạt bụi ở phổi (hiệu quả của việc làm sạch các hạt bụi) là rất lớn.
2.3 Một số ngành nghề có nguy cơ bị bệnh
Những ngành, nghề có nguy cơ mắc bệnh là khi người lao động làm việc trong môi trường có ô nhiễm bụi và tiếp xúc lâu dài. Đó là công nhân mỏ than, mỏ kim loại, những người khai thác đá, đục đẽo đá, những người đào hầm, những công nhân cơ khí luyện kim, những người sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất gạch ngói và các loại vật liệu có chứa amiăng (ngói fibro cement), sản xuất cement, đồ sành sứ, công nhân dệt, kéo sợi,
bật bông, chải bông, chải thảm, xẻ gỗ, chặt mía, đốt lò, thu lượm lông vũ, những người tiếp xúc với bụi cao lanh, bột talc…
3. Tác hại của bụi đối với người lao động
Bệnh bụi phổi theo định nghĩa của ILO năm 1971 là “Bệnh gây nên do sự tích tụ các hạt bụi (một dạng khí dung của các hạt chất rắn, dao động) trong phổi và các phản ứng của nhu mô phổi đối với sự thâm nhập đó”. Bệnh bụi phổi là một bệnh do không khí ở môi trường lao động có bụi gây ra.
Giải phẫu bệnh: Tổn thương giải phẫu của bệnh bụi phổi ở mỗi người có thể khác nhau, bao gồm các tổn thương sau:
- Phản ứng xơ hoá: Bụi khoáng vào nơi nào trong phổi thường kèm theo sự phát triển tổ chức xơ nơi đó.
- Khí thũng quanh ổ: Sự xơ hoá cục bộ ở các ổ bụi thường dẫn đến hậu quả là khí phế thũng phát triển khá mạnh xung quanh các ổ đó.
- Biến đổi động mạch: Các tế bào có bụi đọng ở các lớp vỏ xung quanh động mạch làm rối loạn sự hoạt động bình thường của những “Lớp vỏ di động” đó. Sau một thời gian rối loạn chức năng này phát sinh các tổn thương giải phẫu.
- Biển đổi phế quản nhỏ thứ phát: Nếu các loại rối loạn phế quản xảy ra hoàn toàn vào lúc nhiễm bụi ban đầu thì sẽ có các rối loạn khác muộn hơn, mang tính chất viêm nhiễm kèm theo những tổn thương cơ bản đầu tiên. Những rối loạn đó thường có tính chất nhiễm khuẩn và đặc biệt là tăng các tổn thương khí thũng.
3.1. Tác hại của bụi theo từng cơ quan cơ thể của người lao động
- Tác hại ở đường hô hấp trên: Bụi hữu cơ thường dính ở mũi, phế quan gây sung huyết, bài tiết các chất nhờn và phù thũng. Bụi độc càng hòa tan nhiều thì càng độc. Một số loại bụi hóa học có thể gây viêm loét và thủng vách ngăn mũi như bụi crom, arsen,
ximăng. Bụi vô cơ gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp trên, tác dụng kéo dài làm cho niêm mạc hô hấp dày lên và có thể gây viêm mũi teo
- Tác hại ở phổi: Gây bệnh phổi nhiễm bụi, theo tổ chức ILO định nghĩa “Bệnh phổi nhiễm bụi là sự tích luỹ bụi trong phổi và tổ chức chống lại sự có mặt của chúng”. Đây là bệnh mãn tính do bụi trong môi trường lao động gây nên. Tuỳ theo loại bụi xâm nhập vào cơ thể mà gây các loại bệnh bụi phổi nghề nghiệp khác nhau.
Ví dụ: Bụi silic gây bệnh bụi phổi silic (silicosis), bụi than gây bệnh bụi phổi than (anthracosis), bụi sắt gây bệnh bụi phổi sắt (siderosis), bụi aimăng gây bệnh bụi phổi amiăng (asbestosis), bụi bông gây bệnh bụi phổi bông (byssinosis). Một số loại bụi gây bệnh viêm phế quản nghề nghiệp, hen nghề nghiệp, viêm phổi quá mẫn.
- Tác hại ở các cơ quan khác: Tác hại ở ngoài da gây khô da, gây mụn trứng cá hay viêm da, thường gặp ở công nhân xi măng, sành sứ, thợ may, công nhân đốt lò hơi. Bụi kích ứng da sinh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thuốc trừ sâu, dược phẩm. Bụi nhựa than có tính quang động học trên vùng da hở làm tấy đỏ, xạm da
- Tác hại ở mắt: Có thể gây chấn thương mắt như các phoi sắt bắn vào gây sẹo giác mạc, có thể gây mù lòa; gây viêm lợi răng do bụi đường, bột hoặc gây viêm dạ dày do nuốt phải bụi kim loại.
3.2. Tác hại theo từng loại bụi 3.2.1. Bụi silic
Bụi silic tự do gây bệnh bụi phổi silic (BBP, silicosis) do gây xơ hóa phổi, là bệnh không phục hồi. Người lao động nếu tiếp xúc liên tục sau 5 năm với bụi silic qua đường hô hấp cao hơn tiêu chuẩn cho phép thì có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh có biểu hiện khó thở khi gắng sức, đau tức ngực, ho, khạc đờm, ăn ngủ kém và cơ thể suy nhược. Người bệnh dễ bị nhiễm trực khuẩn lao và các bệnh nhiễm khuẩn khác. Bệnh gây biến chứng giãn phế
nang phổi, suy hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi, tâm phế mạn, tràn khí phế mạc làm nạn nhân tử vong.
Tình hình giám định BBP Silic nghề nghiệp từ 1976 - 2001
Thời gian Tổng số khám TS phát hiện TS giám định Tỷ lệ GĐ/phát hiện
1976-1980 2060 2060 2060 1981-1985 1657 1657 1657 1986-1990 1188 1188 1188 1991-1995 2152 2152 2152 1996-2000 58474 6996 4914 73,4% 2001 9219 2332 717 30,7% Tổng cộng 74750 16085 12688 78,9 (Nguồn: Vụ Y tế dự phòng - Bộ Y tế). 3.2.2. Bụi aminăng
Bụi amiăng gây bệnh bụi phổi amiăng (asbestosis). bệnh thường xuất hiện sau 10 năm tiếp xúc. Các biểu hiện của bệnh bao gồm khó thở, đau ngực, ho khạc đờm, có thể bị viêm phế quản phối hợp với viêm tiểu phế quản, tràn dịch màng phổi, dày màng phổi, xơ phổi, xẹp phổi, có thể biến chứng tâm phế mạn đưa đến tử vong. Bụi amăng có nguy cơ gây ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư thanh quản, đường tiêu hoá.
3.2.3. Bụi xi măng
Thành phần của cement có silic, oxyt sắt, vôi, crom… Do đó tiếp xúc với xi măng có nguy cơ gây bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi sắt… Ximăng ăn mòn da, làm tổn thương da, bệnh chàm da, gây loét giác mạc mắt, viêm niêm mạc họng, viêm thanh quản và viêm niêm mạc mũi.
3.2.4. Bụi than
Trong than có hàm lượng bụi silic, tiếp xúc với than có nguy cơ bị bệnh bụi phổi than-silic. Bệnh bụi phổi than gây rối loạn thông khí phổi, tràn khí màng phổi làm xơ hoá phổi, viêm phế quản mạn tính. Bụi than cóthể gây xạm da nghề nghiệp.
3.2.5. Bụi sắt
Tiếp xúc với bụi sắt có nguy cơ bị bệnh bụi phổi sắt, bệnh thường phối hợp với các bệnh phổi mạn tính khác như bệnh viêm phế quản mạn tính. Người bị bệnh bụi phổi sắt biểu hiện ho khạc đờm màu hồng, bệnh này có biến chứng suy tim.
3.2.6. Bụi bông
Bụi bông, gai, đay ảnh hưởng đến thông khí phổi, bụi gây co thắt phế quản, phù nề niêm mạc đường hô hấp, gây bệnh bụi phổi bông. Bệnh nhân biểu hiện tức ngực, khó thở vào cuối buổi làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ. Bụi bông làm giãn phế quản, phế nang, suy hô hấp mạn tính, suy tim. Bụi bông gây viêm da dị ứng, viêm bờ mi, kích thích hen phế quản.
3.2.7. Sợi khoáng nhân tạo
Sợi khoáng nhân tạo gây xơ hoá phổi, ung thư phế quản, thường bị viêm thanh quản mãn tính. Sợi khoáng làm viêm kết mạc mắt, viêm mũi dị ứng, viêm học. Tiếp xúc với sợi khoáng có thể bị viêm da, mọc các mụn cơm, sừng hoá da, có thể bị viêm quanh móng.
3.2.8. Bụi thuốc lá
Trong thuốc lá có các alcaloid và đặc biệt là nicotin, chất này gây suy nhược thần kinh với biểu hiện đau đầu, kém ăn, kém ngủ, người mệt mỏi, giảm trí nhớ. Tiếp xúc với bụi gây viêm mũi, viêm họng, hen xuyễn ở người nhạy cảm, ho kéo dài, khó thở trong lao động sản xuất. Bụi này còn có nguy cơ gây tăng bệnh tim mạch như tăng nhịp tim, huyết áp cáo dễ bị tai biến mạch máu não. Bụi vào đường tiêu hoá gây đau dạ dày. Bụi vào mắt
làm viêm kết mạc, mắt bị mờ. Bụi còn gây xạm da, chàm hoá, dị ứng ngoài da hoặc có nguy cơ gây ung thư phổi, ung thư vòm họng.
4. Các yếu tố giúp chẩn đoán bệnh bụi phổi nghề nghiệp 4.1. Những kỹ thuật sử dụng chẩn đoán
- Chụp X quang - Đo chức năng hô hấp
- Soi sinh thiết: Đây là phương pháp sử dụng kỹ thuật cao và có ý nghĩa trong chẩn đoán sớm bệnh. Soi phế quản bằng ống soi siêu nhỏ và chụp ảnh màu để xem hình ảnh tổn thương.
- Kỹ thuật rửa phế quản và sinh thiết phế quản.
4.2. Các yếu tố chẩn đoán xác định bệnh bụi phổi nghề nghiệp 4.2.1. Yếu tố tiếp xúc
Trong việc chẩn đoán bệnh bụi phổi nghề nghiệp việc xác định yếu tố tiếp xúc với bụi là bắt buộc phải có và phải được xem xét đầu tiên khi nghĩ tới bệnh bụi phổi nghề nghiệp.
- Tuổi nghề và thời gian tiếp xúc với bụi: Tuổi nghề phản ảnh thời gian phơi nhiễm với bụi trong môi trường lao động (MTLĐ). Tuy nhiên, người công nhân thường có sự thay đổi nghề và thay đổi vị trí sản xuất trong thời gian dài làm việc. Do vậy khi ước tính thời gian phơi nhiễm với bụi đòi hỏi chúng ta phải hỏi tỷ mỉ về quá trình làm việc của họ. - Môi trường lao động: Mỗi cơ sở sản xuất đều có hồ sơ vệ sinh lao động trong đó có lưu trữ kết quả đo môi trường hàng năm. Chúng ta cần xem xét kỹ kết quả đo bụi để đánh giá mức độ ô nhiễm bụi theo thời gian.
- Đặc điểm lao động và vị trí lao động cũng cần được mô tả chi tiết cho từng cá nhân.
4.2.2. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng ít có giá trị trong chẩn đoán xác định vì thường biểu hiện muộn và không đặc hiệu. Các triệu chức cơ năng thường thấy là:
- Khó thở khi gắng sức biểu hiện muộn, sau hình ảnh X quang. - Ho và khạc đờm.
- Đau tức ngực.
Các triệu chứng thực thể thường là biểu hiện của tình trạng bội nhiễm với biểu hiện ran ít, ran ngáy.
4.2.3. Hình ảnh tổn thương trên phim X quang
Tùy theo từng bệnh bụi phổi mà có những hình ảnh tổn thường X quang khác nhau, trong một số bệnh bụi phổi nghề nghiệp thì hình ảnh tổn thương X quang là yếu tố quyết định cho chẩn đoán xác định. Hình ảnh trên phim X quang thường thấy là hình ảnh của các đám xơ hoá, khí phế thũng và dày dính màng phổi.
4.2.4. Chức năng hô hấp
Rối loạn chức năng hô hấp thường có ý nghĩa trong việc xác định mức độ mất khả năng lao động hơn là trong chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên trong bệnh bụi phổi do bụi bông thì chức năng hô hấp có ý nghĩa trong việc xác định mức độ của bệnh. Rối loạn thông khí thường biểu hiện hội chứng tắc nghẽn và hội chứng hạn chế. Mức độ nặng có biểu hiện thông khí hỗn hợp.
4.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh bụi phổi silic (silicosis)
Silicosis là bệnh hay gặp và quan trọng nhất trong các bệnh bụi phổi nghề nghiệp và là bệnh được thế giới rất quan tâm. Bệnh được biết đến từ những năm 370 trước công