MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên phải: 1. Trình bày được vai trò của nước đối với cuộc sống của con người 2. Trình bày được sự phân bố tài nguyên nước và đặc điểm các nguồn nước trong thiên nhiên 3. Phân tích việc sử dụng nước tại Việt Nam và những vấn đề về môi trường liên quan đến tài nguyên nước NỘI DUNG 1. Vai trò của nước Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và mọi sinh vật trên Trái đất. Có thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất phụ thuộc vào nước. Một người trung bình mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít nước cho sản xuất nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong nước, 44% trong lượng cơ thể con người. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang năng lượng, chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước vô cùng thiết yếu với cuộc sống. Con người cần nước trước hết là để uống. Nhưng nhu cầu đó chỉ là một phần rất nhỏ. Phần lớn nước là dùng cho sinh hoạt. Bởi vì nước là nhu cầu cốt yếu cho cây cối và động vật, nên một khối lượng nước rất lớn cũng được dùng trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong hầu hết các nước, nước dùng cho thuỷ lợi là nguồn tiêu thụ chủ yếu, tính ra đến khoảng 70% lượng nước tiêu dùng trên toàn thế giới. Những vùng đất có tưới tiêu đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 1950 và ngày nay đang cung cấp một phần ba lương thực cho thế giới. Nước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhiều quy trình sản xuât công nghiệp. Sông ngòi còn là đường giao thông chuyên chở người và hàng hoá. Nhiều vùng còn là nơi du lịch và nghỉ ngơi. Nước là môi trường nuôi dưỡng cá tôm và nhiều loài động vật và thực vật có ích khác mà con người phải dựa vào để sống. Để sử dụng được thuận lợi, người ta tìm cách nạo vét, uốn dòng, be bờ đắp đập sông ngòi và các vùng thuỷ vực khác. Những đập nước lớn được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và để đảm bảo nước tưới ruộng và cung cấp cho sinh hoạt. Những công trình kiến trúc đó đã là niềm tự hào và làm nên danh tiếng của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nước bị nhiễm bẩn là mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người. Nước sẽ là đường truyền cho người nhiều bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan. Nước cũng sẽ đưa các chất độc vào cơ thể nếu như nước bị nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu và các chất độc khác. Nước bẩn dùng để tắm rửa sẽ gây nên các bệnh ngoài da: viêm nhiễm, ghẻ lở, dị ứng 2. Sự phân bố tài nguyên nước Theo tính toán hiện này, lượng nước trên thế giới là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thủy quyển là 97,2%, phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển. Trong tổng lượng nước của Trái đất thì 97% là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm và còn lại là nước sông và hồ. Nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là nước mưa với tổng khối lượng nước mưa trên diện tích Trái đất trung bình là 105000km3năm, trên lục địa và các đảo là 41 000km3năm. Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địa thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km3năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa 324km3năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam còn nhận thêm lưu lượng từ nam Trung Quốc và Lào với số lượng khoảng 550 km3. Do vậy tài nguyên nước mặt có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú. Tuy nhiên do mật độ dân số cao nên bình quân lượng nước phát sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m3người (thế giới 7400m3người, năm) vào loại trung bình thấp trên thế giới. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần.
Môi trường nước MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên phải: 1. Trình bày được vai trò của nước đối với cuộc sống của con người 2. Trình bày được sự phân bố tài nguyên nước và đặc điểm các nguồn nước trong thiên nhiên 3. Phân tích việc sử dụng nước tại Việt Nam và những vấn đề về môi trường liên quan đến tài nguyên nước NỘI DUNG 1. Vai trò của nước Nước là tài nguyên quan trọng nhất của loài người và mọi sinh vật trên Trái đất. Có thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái đất phụ thuộc vào nước. Một người trung bình mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít nước cho sản xuất nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong nước, 44% trong lượng cơ thể con người. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang năng lượng, chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước vô cùng thiết yếu với cuộc sống. Con người cần nước trước hết là để uống. Nhưng nhu cầu đó chỉ là một phần rất nhỏ. Phần lớn nước là dùng cho sinh hoạt. Bởi vì nước là nhu cầu cốt yếu cho cây cối và động vật, nên một khối lượng nước rất lớn cũng được dùng trong trồng trọt và chăn nuôi. Trong hầu hết các nước, nước dùng cho thuỷ lợi là nguồn tiêu thụ chủ yếu, tính ra đến khoảng 70% lượng nước tiêu dùng trên toàn thế giới. Những vùng đất có tưới tiêu đã tăng gần gấp 3 lần từ năm 1950 và ngày nay đang cung cấp một phần ba lương thực cho thế giới. Nước cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong nhiều quy trình sản xuât công nghiệp. Sông ngòi còn là đường giao thông chuyên chở người và hàng hoá. Nhiều vùng còn là nơi du lịch và nghỉ ngơi. Nước là môi trường nuôi dưỡng cá tôm và nhiều loài động vật và thực vật có ích khác mà con người phải dựa vào để sống. Để sử dụng được thuận lợi, người ta tìm cách nạo vét, uốn dòng, be bờ đắp đập sông ngòi và các vùng thuỷ vực khác. Những đập nước lớn được xây dựng để sản xuất thuỷ điện và để đảm bảo nước tưới ruộng và cung cấp cho sinh hoạt. Những công trình kiến trúc đó đã là niềm tự hào và làm nên danh tiếng của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nước bị nhiễm bẩn là mối nguy hiểm lớn cho sức khỏe con người. Nước sẽ là đường truyền cho người nhiều bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn, viêm gan. Nước cũng sẽ đưa các chất độc vào cơ thể nếu như nước bị nhiễm các chất độc như thuốc trừ sâu và các chất độc khác. Nước bẩn dùng để tắm rửa sẽ gây nên các bệnh ngoài da: viêm nhiễm, ghẻ lở, dị ứng 2. Sự phân bố tài nguyên nước Theo tính toán hiện này, lượng nước trên thế giới là 1,39 tỷ km 3 , tập trung trong thủy quyển là 97,2%, phần còn lại chứa trong khí quyển và thạch quyển. Trong tổng lượng nước của Trái đất thì 97% là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm và còn lại là nước sông và hồ. Nước ngọt con người sử dụng thường có nguồn gốc ban đầu là nước mưa với tổng khối lượng nước mưa trên diện tích Trái đất trung bình là 105000km 3 /năm, trên lục địa và các đảo là 41 000km 3 /năm. Tài nguyên nước của Việt Nam nhìn chung khá phong phú. Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, gấp 2,6 lần lượng mưa trung bình của vùng lục địa thế giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km 3 /năm, tạo ra dòng chảy mặt trong vùng nội địa 324km 3 /năm. Ngoài dòng chảy phát sinh trong vùng nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt Nam còn nhận thêm lưu lượng từ nam Trung Quốc và Lào với số lượng khoảng 550 km 3 . Do vậy tài nguyên nước mặt có thể khai thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú. Tuy nhiên do mật độ dân số cao nên bình quân lượng nước phát sinh trong lãnh thổ trên đầu người là 4200m 3 /người (thế giới 7400m3/người, năm) vào loại trung bình thấp trên thế giới. Theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước Quốc tế IWRA thì quốc gia nào dưới 4000m3/người, năm là quốc gia thiếu nước. Như vậy, nước ta là một trong những nước đang và sẽ thiếu nước trong một tương lai rất gần. 3. Các nguồn nước trong thiên nhiên 3.1. Nước mưa Việt Nam có lượng mưa bình khoảng 2000mm/năm. Trong mùa mưa, mưa phân phối khá đều, tuy nhiên tại các vùng lãnh thổ khác nhau, sự phân bố mưa có sự khác biệt. Vùng có lưu lượng mưa cao nhất là nơi có lượng mưa nhất là Bạch Mã 8000mm/năm, Bắc Quang, Bà Nà đạt khoảng 5000mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái, Hoành Sơn, Đèo Cả, Bảo Lộc, Phú quốc (3000 - 4000 mm/năm). Vùng mưa ít nhất là trong khi Cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ 400mm/năm, Ninh Thuận và Bình Thuận (600 - 700 mm/năm). Lượng mưa chủ yếu vào mùa mưa (chiếm tới 85-95% tổng lượng mưa), những tháng mùa đông lượng mưa ít, thường là mưa phùn, không tạo thành dòng chảy. Nước mưa vẫn được coi là nước sạch và tinh khiết. Thật ra, vấn đề "sạch" chỉ là khái niệm tương đối. Các nhà nghiên cứu đã xác định rằng: Khi rơi từ trên độ cao là 1000m xuống phía dưới, 1 giọt nước mưa (có khối lượng 50 mg) đã rửa tới 16,5lít không khí. Vì vậy, nước mưa ở đầu cơn thường có nhiều tạp chất do việc hấp thụ các hoá chất và vi sinh vật sẵn có trong không khí, bởi các nguyên nhân: - Gió cuốn bề mặt nước thiên nhiên, các hạt nước có muối (những vùng biển và gần biển) - Một số sản phẩm của núi lửa bay trong các tầng không khí. - Các tia lửa của sấm sét kết hợp N 2 với O 2 thành NO và NO 2 - Các chất thải công nghiệp có thể bay hơi làm ô nhiễm không khí - Các bụi phóng xạ làm ô nhiễm không khí do các vụ thử hạt nhân, sự cố của các nhà máy điện nguyên tử. Nước mưa còn bị ô nhiễm ở bề mặt của diện tích thu hứng và máng dẫn, ống dẫn, bởi bụi bặm, lá cây mục, phân chim chóc và thú nhỏ các phương tiện dự trữ nước mưa bị bẩn, không có nắp đậy hoặc dưới tác dụng của ánh nắng sẽ sinh rêu trong nước và thành bể, nướcdễ bị ô nhiễm thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau khi loại bỏ nước mưa đầu, nước mưa thu được có chất lượng tốt hơn, nhất là khi mưa lớn, nồng độ các muối hoà tan sẽ giảm dần đi và chất, bởi vì lúc này các thiết bị thu hứng và dẫn nước cũng đã sạch hơn. Tuy nhiên, ở nước mưa, hàm lượng fluor, iốt tương đối thấp so với tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho các nhu cầu sinh hoạt thông thường, vì vậy khi sử dụng cần phải lưu ý kiểm tra và có các biện pháp bổ sung nếu cần. 3.2. Nước mặt: Do có lượng mưa nhiều nên nước mặt ở Việt Nam nói chung rất phong phú. Về mùa mưa, nước thừa thãi cho các yêu cầu khác nhau (sinh hoạt, tưới tiêu, công nghiệp ) Nước mặt là dòng chảy của nước mưa, nước chảy ra từ mạch lộ được tập trung lại tích đọng thành dòng. Theo những số liệu tính toán thống kê về thuỷ văn, một năm có khoảng 400 tỉ tấn nước mưa tạo thành các dòng chảy, trong đó khoảng 60 tỉ tấn được giữ lại, tích đọng ở các ao, đầm vốn có hoặc các đập nước Với mạng lưới sông ngòi dày đặc, lưu lượng dồi dào cả hai mùa, có thể nói nguồn nước mặt ở Việt Nam là nguồn nước chủ lực phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu của nhiều vùng dân cư. Tại nhiều nơi từ sông chính, nước được chia nhánh về từng vùng theo dòng chảy hoặc nhờ những trạm bơm thuỷ lợi lớn, qua các hệ thống nông giang, kênh mương Về cơ bản, nguồn nước mặt là nguồn nước bị ô nhiễm vì trên suốt chiều dài dòng chảy bị nhiễm bẩn bởi lá cây thối mục, đất bờ xói mòn, cây cỏ, xác súc vật, nước thải sinh hoạt, thậm chí cả nước thải công nghiệp xả vào. Về đặc điểm chất lượng chung của nguồn nước mặt, những kết quả phân tích cho thấy: - Độ pH: hầu hết ở nước các sông là trung tính pH = 6,5- 7,5 - Độ mặn: trong các vùng đồng bằng nước ngọt, hàm lượng clorua thấp - Độ cứng: trừ một số suối ở các vùng núi, nước mặt là nguồn nước mềm trong phạm vi quy định của Tiêu chuẩn về chất lượng - Hàm lượng sắt: trong nước mặt hàm lượng sắt thường là rất nhỏ, không đáng kể - Độ đục: tuỳ theo mùa, độ đục có thể thay đổi, song về mùa lũ độ đục thường rất cao và không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh - Vi sinh vật: nước mặt bị nhiễm bẩn nghiêm trọng về vi sinh vật. Ở những sông lớn dòng chảy mạnh, khả năng tự làm sạch lớn, chất lượng nước có khá hơn. ở những sông nhỏ, nông giang, kênh rạch đi vào từng xóm làng, xa sông chính mức độ nhiễm bẩn nặng nề. Chất lượng nước còn bị ảnh hưởng bởi phân bón ruộng, thuốc trừ sâu Đặc biệt ở những hồ đầm, ao tù nước đọng tại các vùng nông thôn thì mứa độ ô nhiễm rất trầm trọng. Nước mặt bị ảnh hưởng thời tiết đáng kể. Mùa mưa mực nước dâng lên cao, mùa khô nước ít lòng sông thu hẹp lại đáng kể, chất lượng nước cũng thay đổi rất lớn giữa hai mùa gây trở ngại cho các công trình xử lý. Nhiều sông ngòi vùng ven biển còn bị ảnh hưởng bởi thuỷ triều, nên hình thành những vùng nước mặn, nước lợ rất khó xác định giới hạn. Từ những đặc tính của sự tạo thành, khiến cho chất lượng của nguồn nước mặt phức tạp. Tuy nhiên tới nay, nó vẫn là nguồn chủ lực, cơ bản để phục vụ cho nhiều vùng dân cư. Phải xử lý chất lượng nước mặt trước khi sử dụng là điều bắt buộc. 3.3. Nước ngầm: Nước ngầm ở Việt Nam khá phong phú về trữ lượng và khá tốt về chất lượng. Đó là nước tồn tại trong các lỗ hổng và khe nứt của đất đá, được tạo thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc thấm xuống từ các dòng khối nước mặt, nước mưa Nước ngầm có thể tồn tại cách mặt đất vài mét, vài chục mét, thậm chí hàng trăm mét. ở nhiều vùng ven núi, bán sơn địa đôi khi nước ngầm có chất lượng khá tốt, ít có trường hợp bị nhiễm bẩn hữu cơ, ở nhiều vùng có thể sử dụng trực tiếp không cần làm sạch. Tuy nhiên, nước ngầm thường có nhiều chất khoáng, nhiều khi chứa các chất khí hoà tan, có nhiều sắt và mangan Hàm lượng sắt cao, dao động từ một vài mg/lít cho tới hàng chục mg/lít. Có nhiều vùng nước ngầm lại bị nhiễm bị nhiễm mặn hoặc có độ cứng cao Mặt khác ở các miền đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ chất lượng của nước dưới đất thay đổi rất phức tạp do sự xen kẽ giữa các tầng chứa nước nhạt và nước mặn. Loại nước ngầm tồn tại trong đất (phạm vi từ 1 đến 15m chiều sâu) thực chất là nước mặt, thường được gọi là nước ngầm "mạch nông". Chất lượng nước mạch nông ở nhiều vùng khá tốt, nhưng nhiều vùng cũng chỉ khá hơn nước mặt một chút vì bị ảnh hưởng trực tiếp của nước mặt bị ô nhiễm và ảnh hưởng của thời tiết, Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều vùng dân cư nông thôn chỉ có loại nguồn nước này để phục vụ cho các nhu cầu đời sống hàng ngày. Nước ngầm (nước dưới đất) nhìn chung là nguồn nước tốt, thuận lợi khi khai thác sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, ăn uống. 4. Sử dụng tài nguyên nước: 4.1. Sử dụng tài nguyên nước mặt: Tài nguyên nước mặt ở Việt nam được sử dụng chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, kể cả chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản (chiếm 90 % lượng nước dùng cho sinh hoạt, còn cho các nhu cầu khác chiếm phần nhỏ. Các công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp rất nhiều, cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 1967 hồ chứa dung tích trên 0.2 triệu m3, hơn 5.000 cống tưới, tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa có tổng công suất bơm 24,8x10 6 m 3 /h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Sản xuất công nghiệp đang phát triển nhanh (mức tăng trung bình là 13,2%/năm), đô thị hóa mở rộng, tỷ lệ tăng dân số còn cao (2%) đòi hỏi nhu cầu nước cho công nghiệp và sinh hoạt tăng lên tương ứng. Cấp nước sinh hoạt cho đô thị hóa đòi hỏi rất lớn. Hiện nay, cả nước có 80 đô thị từ thị xã trở lên và hơn 400 thị trấn, thị tứ, dân số đô thị gần 18 triệu người, chiếm 23,5% dân số cả nước, trong tương lai gần dân số ở các đô thị có thể chiếm tới 30 - 40%. Theo tính toán đến năm 2020, lượng nước dùng sẽ tăng gấp 2,7 lần so với năm 1990 và ước tính vào khoảng cuối thế kỷ 21 lượng nước dùng bằng tổng lượng dòng chảy nội địa (313.10 9 m 3 / năm) chiếm tới 37,5% toàn bộ lượng nước mặt của Việt Nam, tức là vượt quá ngưỡng cho phép. Theo các chuyên gia và theo FAO nếu sử dụng quá 20% tổng lượng dòng chảy thì cần phải quản lý nghiêm ngặt nguồn nước và nghiên cứu kế hoạch hóa tích cực, có thể phải tính tới giới hạn phát triển kinh tế. Như vậy trong tương lai nhu cầu nước dùng của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào lượng nước từ bên ngoài chảy vào. 4.2. Khai thác sử dụng nước ngầm Nước ngầm được khai thác sử dụng cho nhiều mục đích: tưới, chăn nuôi gia súc, cá và cho sinh hoạt. Nước dùng cho công nghiệp và sinh hoạt, lượng nước có thể thống kê được, tăng lên hàng năm rất đáng kể, dự tính nhu cầu của năm 2010 và 2020 so với năm 2000 tăng tương ứng là 45% và 242%. Riêng nước dùng cho sinh hoạt ở đô thị hiện nay hơn 1,8 triệu m 3 /ngày, năm 2010 tăng lên 58% so với năm 2000. Nhu cầu nước sinh hoạt ở nông thôn là rất lớn, dân số ở nông thôn hiện tại khoảng 58 triệu người, trong đó mới có 24 triệu người được cung cấp nước sạch với mức trên dưới 20 lít/ngày/người. Khoảng 20 - 30% lượng nước dùng cho công nghiệp và sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngầm, phần còn lại lấy từ nguồn nước mặt. Các nguồn nước nóng, nước khoáng được khai thác mở rộng. Do nhu cầu về nước lớn và sự cung cấp nước có tổ chức không đáp ứng được, điều này dẫn đến sự khai thác nước ngầm một cách tự phát. Không kể các nhà máy nước (xấp xỉ khoảng 200) cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt ở đô thị, còn có đến 4 triệu giếng khơi các loại ở nông thôn và trên 177500 nguồn cấp nước trên toàn quốc (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu long: 150.000 giếng) nhằm khai thác nước ngầm cung cấp cho sinh hoạt, với công suất gần 2 triệu m 3 / ngày, trong đó hầu hết là giếng khoan. thực ra số giếng khoan được phát triển ở khắp nơi, nhất là đồng bằng sông Cửu Long sử dụng đến 54% trữ lượng nước ngầm, không biết hết được (ở Hà Nội trên 20000 giếng khoan, Hải Phòng 10000 giếng khoan, ở Xuân lộc Đồng Nai trên phạm vi 80 km 2 có tới 180 lỗ khoan, ). Sự khai thác nước ngầm nói trên làm cho nguồn nước ngầm bị suy giảm và bị ô nhiễm với thể hiện: Nước ngầm bị nhiễm mặn lan rộng ở vùng ven biển Nước ngầm bị nhiễm bẩn do ảnh hưởng bởi nước mặt, ở nhiều nơi nhận thấy nước ngầm ô nhiễm chất hữu cơ, hàm lượng BOD 5 của nước ngầm thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (TCCP), hàm lượng COD vượt TCCP (ở Hải Phòng 83% số mẫu phân tích về COD vượt TCCP). Nước ngầm có hiện tượng ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, hàm lượng các hợp chất Nitơ trong nước ngầm của tầng chứa nước Qa tăng lên (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, ) hàm lượng phốt phát (PO 4 3- ) trong nước ngầm tầng Qa có biểu hiện tăng nhẹ trong mùa mưa. Các nguyên tố kim loại nặng cũng đã có mặt trong một số các mẫu nước ngầm được xét nghiệm. Mực nước ngầm ở một số nơi (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ) hạ thấp kéo theo sự lún mặt đất (ở Hà Nội, tại một số nơi hạ thấp khoảng 10 - 20mm, lớn nhất đến 10cm/năm) Các nguồn nước nóng, nước khoáng có khả năng suy giảm đáng kể. 5. Các vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên nước 5.1. Trên quy mô toàn cầu Nước phân bố không đều trên bề mặt Trái đất. Lượng mưa trung bình ở nhiều vùng nhiệt đới có thể đạt tới 5000mm/năm, trong khi đó ở sa mạc chỉ dưới 100mm/năm. Do vậy có nơi thiếu nước, bị hạn hán, bên cạnh đó nhiều vùng thường bị mưa lớn và ngập lụt hàng năm. ở nhiều nước Trung Đông, nước ngọt được sản xuất từ nhiều nhà máy cất nước biển hoặc phải mua từ quốc gia khác, thậm chí phải lấy từ băng Nam cực. Các biến đổi khí hậu hiện nay do con người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước ngọt của Trái đất Việc sử dụng nước của chúng ta đang gây ra một sự khủng hoảng toàn cầu về nước. Trong 3 thế kỷ qua, lượng nước ngầm hút lên đã tăng 35 lần, nhanh hơn tốc độ tăng dân số từ 3 đến 4 lần. Kiểu cách tiêu dùng nước như hiện nay không thể bền vững nếu dân số loài người lên đến 10 tỷ. Nhiều nơi đã phải chịu cảnh thiếu nước trầm trọng nhưng người ta vẫn tiếp tục lãng phí nước. Thực tế để trồng trọt mùa màng chỉ cần dùng chưa đầy 40% số nước đã được cung cấp. Việc quá lạm dụng nước đã gây ra những nguy cơ ngày càng tăng cho môi trường. Việc quản lý kém các hệ thống tưới tiêu đã làm cho nhiều vùng đất đai rộng lớn trước đây rất phì nhiêu nay bị hỏng đi vì úng nước hay nhiễm mặn. Việc sử dụng nguồn nước ngầm quá mức, đặc biệt là ở vùng bán khô hạn và bờ biển, sẽ còn gây tính trạng nhiễm mặn nguồn nước, giảm sút chất lượng của nước và ở một vài vùng thấp, dễ xẩy ra sụt đất nữa. Do nhu cầu về nước và năng lượng tăng lên, người ta đầu tư những món tiền lớn vào việc xây đập ngăn sông. Những lợi ích của những cái đập lớn đó cùng với các công trình xây dựng về thuỷ lợi khác thường không lớn như dự kiến ban đầu, và tác hại của chúng thì chưa lường hết được. Những hậu quả này là: Làm rối loạn dòng sông và ngành đánh cá ven biển; gây xói mòn lạch sông, gây ngập lụt các hệ sinh thái tự nhiên, phải di dân ra khỏi vùng hồ nước, làm lan tràn bệnh dịch do nước, và làm giảm lưu lượng dòng sông vì lượng nước bốc hơi tăng lên từ bể chứa và từ vùng đất được tưới, gây xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu Trên thế giới, nạn ô nhiễm đã làm hư hỏng chất lượng của nước. Tình hình ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các hợp chất độc hại khác đang ngày càng lan rộng, có nơi rất nghiêm trọng. Nước bị axit hóa do chất sulphat và nitrat lắng đọng từ nguồn ô nhiễm không khí đang là một vấn đề lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ và một phần châu Á. Tình trạng quá thừa dinh dưỡng do nước thải và phân bón chảy ra gây “bùng nổ’’ tảo, khử hết oxy trong nước ao hồ, làm tổn hại đến nghề đánh cá, làm giảm tính đa dạng sinh học và làm cho nước bị nhiễm độc không dùng được nữa. Dịch bệnh theo đường nước lan tràn trong điều kiện thiếu nước sạch và phương tiện vệ sinh, là nguyên nhân lớn nhất của tình trạng chết chóc và bệnh tật ở các nước thu nhập thấp. Nước ăn và nước rửa trong những điều kiện đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh như thương hàn, dịch tả, kiết lị. Năng suất và tính đa dạng của của các hệ sinh thái nước ngọt lại còn đe doạ do khai thác rừng, xây đập đào kênh và tát cạn đầm lầy. Nhiều đàn cá lớn cũng bị khai thác đến cạn kiệt. Cách đánh cá công nghiệp đang đe doạ ngành đánh cá thủ công ở các địa phương. Việc cố ý hoặc vô tình đưa các loài cá lạ, các loài động vật lạ vào các hệ sinh thái nước ngọt có thể làm tàn lụi hệ động vật ở địa phương. Vì vậy cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nhập loài ngoại lai và phải kiểm soát nghiêm ngặt. Nhiều giống cây trồng ở nước cũng có thể gây ra những vấn đề môi trường. 5.2. Tại Việt nam Tình trạng thiếu nước về mùa khô và lũ lụt về mùa mưa đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ví dụ việc giảm trữ lượng nước ở các hồ thủy điện lớn (Thác Bà, Trị An, Hòa Bình) hoặc sự xuất hiện lũ quét ở các tỉnh Sơn La, Tuyên Quang, Nghệ An, Yên Bái vào mùa mưa Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nạn chặt phá rừng ngày càng tăng. Tình trạng trên có tác động xấu tới các hoạt động canh tác nông nghiệp sản xuất công nghiệp và đời sống dân cư. Các kết quả tính toán cân bằng nước cho thấy vào năm 2000 và 2010 nhu cầu dùng nước trong mùa khô đều vượt 30% so với tổng lượng nước đến. Riêng vùng nam Trung Bộ có nhu cầu nước vượt 70 - 90% lượng nước đến vào mùa khô. Nếu theo tiêu chuẩn của FAO, lượng nước sử dụng không vượt quá 30% tổng lượng nước đến thì nước ta có nguy cơ thiếu nước về mùa khô. Tình trạng kiệt quệ nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hóa các thấu kính nước ngầm đang xảy ra ở các đô thị lớn và các tỉnh đồng bằng. Nước ngầm trong địa bàn các khu dân cư tập trung đang bị ô nhiễm bởi nước thải và chất thải sinh hoạt không được xử lý và thu gom. Các thấu kính nước ngầm đồng bằng Nam Bộ đang bị mặn hóa do khai thác quá mức. Ô nhiễm nước mặt: sông, hồ, đất ngập nước do các nguồn thải công nghiệp và hóa chất nông nghiệp. Mức độ phú dưỡng các hồ nội địa gia tăng. Một số vùng cửa sông đang bị ô nhiễm dầu, kim loại nặng, thuốc trừ sâu. Để giải quyết các vần đề trên cần có kế hoạch nghiên cứu tổng thể và quy hoạch sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý. Cụ thể là xử lý nước thải, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy nông một cách hợp lý, thay đổi công nghệ sản xuất cần nhiều nước bằng công nghệ sản xuất cần ít nước, tạo ra các hộ trữ nước nhân tạo những vấn đề hết sức cần thiết là giữ gìn nguồn nước và tiết kiệm nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO: . Môi trường nước MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên phải: 1. Trình bày được vai trò của. các nguồn nước trong thiên nhiên 3. Phân tích việc sử dụng nước tại Việt Nam và những vấn đề về môi trường liên quan đến tài nguyên nước NỘI DUNG 1. Vai trò của nước Nước là tài nguyên quan trọng. đường giao thông chuyên chở người và hàng hoá. Nhiều vùng còn là nơi du lịch và nghỉ ngơi. Nước là môi trường nuôi dưỡng cá tôm và nhiều loài động vật và thực vật có ích khác mà con người phải dựa