Các sản phẩm thay thế.

Một phần của tài liệu tiểu luận KFC – thương hiệu thành công khắp thế giới (Trang 34 - 42)

Việt Nam là một nước nông nghiệp, lại có văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng vì thế nguy cơ từ nhóm sản phẩm có khả năng thay thế này không phải là nhỏ đối với các hãng thức ăn nhanh. Có thể kể đến nhiều loại sản phẩm như : cơm, các loại bánh làm từ bột gạo … và đặc biệt phải kể đến phở và bún – những món ăn không những được người Việt Nam mà cả thể giới biết đến sau khi Phở 24 thực hiện hình thức Franchise - một hình thức mà ngay cả KFC cũng đang áp dụng .

Con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền ẩm thực Việt Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt.Trong khi người Miền Bắc rất ưa thích các món ăn như phở, bánh cuốn nóng, bánh cốm hay bánh phu thê thì người Miền Trung lại thích những món cay và đặm đà như bánh bèo – Huế, mỳ quảng– Quảng Nam, nem – Thanh Hóa, Cháo lươn – Nghệ An …. Người Miền Nam lại ưa thích hương vị ngọt với các món ăn truyền thống như canh chua, lẩu mắm, cá kho tộ … Bên cạnh đó còn có rất nhiều món ăn xuất hiện ở cả 3 miền và có sự đặc trưng riêng ở từng miền như bún, bánh xèo, lẩu … tất cả dã tạo nên một nền ẩm thực đầy màu sắc.

Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối với sản phẩm thức ăn nhanh là thực sự rõ ràng và cũng không hề nhỏ. Để làm giảm áp lực từ nhóm này các hãng thức ăn nhanh nên biết cách phát huy điểm mạnh của mình đồng thời liên kết với nhau nếu cần để tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam.

Phở 24

Năm 2003, Lý Quý Trung mở cửa hàng Phở 24 đầu tiên tại số 5 Nguyễn Thiệp – đối diện khách sạn Sereton, TP.HCM, tạo ra một xu hướng mới trong văn hóa ẩm thực Việt Nam: Phở phải đượcc ăn ở nơi sang trọng và là biểu tượng của đẳng cấp. Đây quả là sự đột phá, vì ý tưởng kinh doanh chuỗi nhà hàng này bị cho là quá táo bạo.Năm 2004, Phở 24 đặt chân vào “thánh địa” của phở là Hà Nội. Sau đó lan nhanh ra các thành phố lớn như: Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu…

Wrap and Roll, chuỗi nhà hàng kinh doanh các món cuốn truyền thống Việt Nam, ra

đời cách đây 5 năm. Đến năm 2011, Wrap and Roll, với 9 nhà hàng tự mở, bắt đầu thực hiện nhượng quyền. Xuất thân từ miền Bắc, chủ doanh nghiệp hiểu rằng, người Bắc dù dễ chấp nhận sự phục vụ thiếu chuyên nghiệp hơn từ các nhà hàng (bởi văn hóa hàng quán lề đường còn rõ nét) nhưng vẫn là những người tiêu dùng kỹ tính và khắt khe với chất lượng món ăn và cả dịch vụ. Họ cũng có thói quen sử dụng một thương hiệu lâu dài khi đã thấy chất lượng ổn định. Hiện nay, hệ thống Wrap and Roll tại TP.HCM đã có 5 nhà hàng và 4 quầy thức ăn tại các khu ẩm thực thuộc những trung tâm thương mại lớn. Thế mạnh của nhà hàng là các món cuốn của Việt Nam rất dinh dưỡng và đa dạng nên có thể dễ được mở rộng và làm mới.

Nhãn hiệu kem lớn nhất thế giới Baskin-Robbins đánh dấu sự gia nhập thị trường Việt Nam với ba cửa hàng đầu tiên khai trương tại TP.HCM, thông qua đối tác độc quyền là Blue Star Food.

Và còn rất nhiều những sản phẩm với những tên tuổi khác mà với dung lượng của bài viết chúng ta không thể liệt kê ra ở đây. Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và những đối thủ tiềm năng mà KFC phải cẩn trọng. Nhưng với lợi thế là một hãng truyền thống thức ăn nhanh từ lâu đời, đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xâm nhập thị trường, đồng thời với khả năng thích ứng nhanh nhạy, tìm hiểu khá kỹ càng nhu cầu của thị trường, KFC đã dành được vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm thức ăn nhanh tại Việt Nam tuy nhiên KFC cũng cần phải cẩn trọng bởi các đối thủ đều đang thực hiện chiến lược tái xâm nhập và mở rộng nhằm giành lại miếng bánh của mình. Thị trường thức ăn nhanh vẫn sẽ sôi động trong năm nay và những năm tiếp theo. Vậy với kinh nghiệm và sự nổi tiếng của mình liệu KFC có thể kiêu hãnh, tự tin tiếp bước trên con đường bành trướng của mình mà không nhất thiết phải để mắt đến những thương hiệu khác không?

6. Giải pháp.

Vì đã đạt được những thành công nhất định trong việc định vị thương hiệu tại Việt Nam nói riêng và trên khắp thế giới nói chung, cùng với kinh nghiệm là một trong những

thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên đi vào Việt Nam, đã tạo phần nào lợi thế cạnh tranh rất tốt cho KFC. Tuy nhiên, vẫn còn có rất nhiều những khó khăn trước mắt dành cho thương hiệu gà rán này, đó là việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh, các đối thủ này không chỉ mang tầm “nội địa” mà thực sự là những “ông trùm thế giới” (điển hình là việc McDonald’s đã có kế hoạch bước vào thị trường Việt Nam).

KFC cần tiếp tục khẳng định thương hiệu của mình, mang hình ảnh “ông già đeo tạp dề đỏ” đến nhiều hơn với khách hàng. Để làm được điều đó, KFC có thể thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiếp tục các chương trình khuyến mãi định kì đang thực hiện (điển hình là chương trình “KFC - Thứ ba đặc biệt” - giảm giá 30% khi mua các loại gà rán KFC) để tiếp tục thu hút khách hàng.

- Mở rộng mạng lưới các cửa hàng KFC tại các quốc gia khác, các thành phố và tỉnh thành tại các địa phương đó. Con số cửa hàng thứ 100 tại Việt Nam có lẽ là đáng tự hào đối với KFC nhưng nghĩ lại thì thị trường tỉnh vốn còn rất nhiều khoảng trống, và thiết nghĩ với tiềm lực của KFC thì việc đi đầu đến các thị trường này là cần thiết, vì hiện hiện tại mức sống của người dân đang ngày càng được cải thiện, cũng như khoảng cách giữa tỉnh, thị xã và thành phố cũng được rút ngắn, người dân ở những nơi này cũng có những nhu cầu cao hơn về thụ hưởng. Hướng đến những nước đang phát triển, mở rộng thị trường ở đó, tuy sẽ tốn nhiều công sức và chi phí hơn nhưng về lâu dài, KFC cũng sẽ thành công vang dội như đã từng đến và thành công tại Việt Nam.

- Sử dụng công nghệ, kỹ thuật, truyền thông để quảng bá thương hiệu: Có lẽ chúng ta ai cũng có thể nhìn thấy được sự phát triển ngày càng vượt bậc của khoa học công nghệ, và chúng cũng được dự đoán sẽ tạo nên những cuộc cách mạng mới trong kinh doanh, KFC không nên nằm ngoài sự phát triển đó. Thiết nghĩ, ngoài việc tăng chi phí cho việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng (như truyền hình, phát thanh…), thì KFC cũng nên chú ý đến các phương thức quảng bá thông qua công nghệ điện tử, như: quảng cáo qua email, qua mobile, qua các mạng xã hội như Facebook, Twitter…

- Một phần nữa, khi đến với thức ăn ngon, thực khách thường chú ý đến chất lượng sản phẩm. và khi chất lượng đã chiếm lĩnh được niềm tin của khách hàng thì chất lượng dịch vụ

và thái độ phục vụ của nhân viên sẽ là một yếu tố quan trọng nữa để thu hút mọi người đến với thương hiệu mình. Hiện tại, vì quy mô quá rộng lớn cho nên việc kiểm soát thị trường cón rất khó khăn với một thương hiệu có tiềm lực tài chính như thế, KFC cần thành lập những ban kiểm sát, thanh tra chất lượng các cửa hàng nhượng quyền để đảm bảo đúng tiêu chuẩn và chất lượng cho mỗi cửa hàng. Điều đó tuy hơi tốn kém nhưng rất có lợi cho KFC, hạn chế đến mức tối đa những con sâu làm rầu nồi canh không đáng có như những vụ bê bối rất “vô duyên” mà danh tiếng KFC bị mất đi thiện cảm trong lòng một vài khách hàng.

Kết luận.

Hiện nay, chưa đến 10% dân số Việt Nam có thói quen sử dụng thức ăn nhanh (fastfood)- một con số còn khá khiêm tốn nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng gia tăng trong cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh đất khá màu mỡ, nhiều tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Có thể nhận thấy các cửa hàng thức ăn nhanh thường tọa lạc ở khu trung tâm thành phố, siêu thị, trung tâm thương mại lớn ở thành phố Hồ Chí Minh như Diamond Plaza, Parkson; Thương xá Tax; ZenPlaza, hệ thống siêu thị của Sài Gòn Coopmart; Maximart (ở Hà Nội cũng tương tự)…. Một suất ăn đơn giản, gọn nhẹ, có giá trung bình không chỉ phù hợp với những khách hàng cần tranh thủ thời gian mà còn là nơi tụ tập của cả gia đình vào mỗi dịp cuối tuần. Bên cạnh sự tiện lợi về tiết kiệm thời gian, đủ năng lượng, nó còn trở thành sự lựa chọn trong thực đơn ẩm thực vì một lý do khá hiển nhiên: Thức ăn nhanh hạn chế được tối đa hiểm họa ngộ độc thực phẩm. Chính vì thế các cửa hàng thức phát triển liên tục với các thương hiệu như Lotteria, KFC… và có nhiều dự đoán về sự hiện diện tiếp theo của đại thương hiệu như McDonald’s. Hình ảnh của Việt Nam cũng gần giống như khung cảnh mà KFC nhượng quyền tại những quốc gia gia. Điều này tất nhiên sẽ làm cho thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết và cũng buộc KFC phải có những chính sách xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả để giữ vững vị thế thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam.Và như thực tế cho thấy, KFC thực sựđã làm được điều đó.Tất cả những việc làm tạo dấu ấn thương hiệu của KFC đã lưu lại trong lòng của khách hàng. Một khi chất lượng tốt, ngon miệng mà giá cũng phù hợp túi tiền lại là nhãn hiệu nổi tiếng dễ nhận diện trên thị trường thì ai cũng sẽ quan tâm đến, đặc biệt là khi KFC có cả phong cách phục vụ và những hoạt đông nổi bật tạo dấu ấn cho riêng mình.

Thực tế này cũng giống như lời ca trong bài hát bất hủ Casablanca:

“Hãy ghi nhớ điều này

Nụ hôn chỉ là nụ hôn.Tiếng thở dài chỉ là tiếng thở dài. Những giá trị cốt lõi sẽ không bao giờ thay đổi

Dù thời gian có trôi đi.”

Thế còn thương hiệu của bạn?Khi nói về nó, bạn có biết khách hàng thương mô tả nó bằng từ ngữ nào không?Nếu đó là một cụm từ tích cực, bạn phải tận dụng nó và đừng bao giờ đánh mất tài sản vô giá này. Chúng ta hãy cùng chờ xem, rồi một ngày KFC sẽ lớn mạnh hơn nữa như thế nào…

Một phần của tài liệu tiểu luận KFC – thương hiệu thành công khắp thế giới (Trang 34 - 42)