Trong những năm thực hiện chặng đường đổi mới, công tác dạy học ngoại ngữ huyện Bắc Trà My đặc biệt là trường THCS Nguyễn Huệ đã có những bước chuyển biến tích cực, một phần đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo, trong đó là công tác quản lý dạy và học ngoại ngữ.
1. Tên đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ” 2. Đặt vấn đề Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta luôn chăm lo cho công tác giáo dục, đào tạo nhân tài và cũng nhận định rõ điều kiện quyết định để nâng cao chất lượng giáo dục và dạy học là ở giáo viên, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo qua thực tiễn giáo dục Việt Nam. Vị trí đó đặt lên vai ngành giáo dục, giáo viên, nhà quản lý giáo dục một nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng hết sức nặng nề. Quản lý luôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động của con người. Ở đâu có hoạt động chung, ở đó tất yếu cần đến sự quản lý. Các Mác đã nói một cách rất hình tượng rằng: “Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần người chỉ huy”. Quản lý là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển của xã hội nói chung và của một tổ chức nói riêng. Do vậy, cũng như các hoạt động khác, quản lý Giáo dục - Đào tạo là một tất yếu, là điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục đạt đến mục đích đã được hoạch định. Việt Nam trong những năm gần đây trước nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, xu thế biến đổi mạnh của nền kinh tế thị trường, khoa học công nghệ và ngoại ngữ là những điều kiện, phương tiện cần thiết đối với mọi tầng lớp xã hội. Mục tiêu chiến lược của ngoại ngữ gắn chặt với mục tiêu lớn của giáo dục và đào tạo, được xác định trên ba bình diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển đất nước ta. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hội nhập quốc tế đang là xu thế của thời đại và trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hướng ra thế giới, là bạn với các nước trên thế giới, chúng ta đã nhận thấy những bất cập của việc dạy và học ngoại ngữ trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và trước nhu cầu hội nhập, mở rộng giao lưu vượt ra khỏi phạm vi quốc gia của đông đảo nhân dân. Tình trạng lãng phí, kém hiệu quả của việc dạy và học ngoại ngữ đòi hỏi chúng ta phải xem xét một cách nghiêm túc thực trạng dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục trong những năm qua, từ đó nghiên cứu kĩ lưỡng, hoạch định một chiến lược dạy và học ngoại ngữ. Vậy nên theo Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung - ương Đảng, Đảng ta xác định cần tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam 1 tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thủ Tướng chính phủ đã ra Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Trong những năm thực hiện chặng đường đổi mới, công tác dạy học ngoại ngữ huyện Bắc Trà My đặc biệt là trường THCS Nguyễn Huệ đã có những bước chuyển biến tích cực, một phần đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề đó là công tác quản lý giáo dục đào tạo, trong đó là công tác quản lý dạy và học ngoại ngữ. Với cương vị là cán bộ quản lý phụ trách chuyên môn vừa là giáo viên bộ môn tiếng Anh, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục, tạo niềm tin vững chắc cho các bậc phụ huynh đối với nhà trường. Chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở Trường THCS Nguyễn Huệ” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường tạo nên sự chuyển biến về chất lượng chung của toàn ngành giáo dục và đáp ứng những yêu cầu mới của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 3. Cơ sở lý luận Đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu phải đạt được trong quá trình trình dạy học và quản lý dạy học. Trong nhà trường phổ thông đây là công việc chiếm một khoảng thời gian khá lớn và khó khăn nhất của cán bộ quản lý chuyên môn. 3.1. Quản lý quá trình dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên nhằm từng bước hướng về thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học đặt ra. 3.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của hoạt động dạy học gồm các công việc sau: a. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học. b. Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học c. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học d. Tổ chức phong trào thi đua "dạy học, học tốt" e. Sử dụng các biện pháp kinh tế sư phạm và tâm lý xã hội nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 3.3. Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh, dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã được đặt ra. Sơ đồ ho ạt động dạy học như sau: 2 3.4. Người dạy và người học là hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học, trong đó năng lực của người dạy có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy để nâng cao chất lượng quá trình dạy học, nhất thiết phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ giáo viên. Đồng thời phải tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, nhất là các ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học. 3.5 Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý việc dạy môn tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục Tư tưởng chi đạo của Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 là “đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” Tư tưởng chỉ đạo nêu trên, trong phần đổi mới mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục cũng như Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 có nhấn mạnh nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đạo đức, kỹ năng sống, tin học và ngoại ngữ cho học sinh. Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ được bắt buộc ở các cấp học phổ thông (theo án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020"). Với cơ sở trên cho thấy rằng Đảng và Nhà nước ta đã có quan điểm chỉ đạo rõ ràng trong đầu tư cho việc dạy học ngoại ngữ trong đó có tiếng Anh ngay từ cấp Tiểu học. Chính vì vậy mà công tác quản lý dạy và học tiếng Anh trong sự nghiệp giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 lại càng có vai trò hết sức quan trọng. 3.6. Học sinh Trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi ( theo điều lệ trường Trung học). Đây là giai đoạn phát triển tuổi dạy thì với những xúc cảm tinh 3 tế hướng về phía bạn khác giới. Các em cũng có nhu cầu rất lớn để khẳng định mình trong tư duy và hành động mặc dù chưa đủ kinh nghiệm và bản lĩnh. Cho nên các nhà tâm lý học cho đây là lứa tuổi khó dạy nhất, đặc biệt là học sinh lớp 8. Các nhà giáo dục và các bậc phụ huynh cần phải nắm bắt được sự thay đổi tâm sinh lý và những nhu cầu tình cảm của các em để có cách xử sự và giáo dục thích hợp với các em. 4. Cơ sở thực tiễn Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ đóng tại thôn 1 xã Trà Giang, xã thuộc một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My với nhiều thành phần dân tộc khác nhau đa số sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nương rẫy; đời sống nhân dân tuy có phát triển nhưng chưa được đồng bộ, vẫn còn một số bộ phận nhân dân đời sống vẫn còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, trình độ dân trí có sự chênh lệch giữa các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Với cuộc sống khó khăn, thiếu môi trường giao tiếp nên nhu cầu học tập đặc biệt là học bộ môn tiếng Anh của đại đa số học sinh là rất thấp. Vậy nên chất lượng học tập môn tiếng Anh của học sinh tại trường chưa thật sự cao so với các trường lân cận. Bên cạnh đó khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của các em lại rất thấp. Bảng thống kê số liệu học sinh học bộ môn tiếng Anh qua các năm học: Năm học TS học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2010 - 2011 208 5 2.4 21 10.1 62 29.8 73 35.1 47 22.6 2011 - 2012 187 4 2.1 23 12.3 66 35.3 90 48.1 4 2.1 2012 - 2013 176 7 3.9 32 18.2 77 43.7 58 33 2 1.1 Nhìn vào bng s liu thng kê ca ba nm hc gn ây cho thy t l hc sinh yu, kém môn ting Anh tr ng Trung học cơ sở Nguyễn Huệ khá cao. Tuy nhiên những số liệu này cũng chưa phản ánh đầy đủ thực trạng của việc dạy tiếng Anh ở trường. Nếu phân tích rõ bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của học sinh ta sẽ thấy rõ học sinh còn hạn chế nhiều ở kỹ năng nghe và nói. Đây chính là phần tồn tại chung của nhiều trường trên địa bàn huyện chứ không riêng gì trường THCS Nguyễn Huệ. Nhiều năm làm quản lý chuyên môn trường, để tìm nguyên nhân của hạn chế này tôi cho rằng do nhiều yếu tố tạo thành nhưng điều cần quan tâm là do cách dạy và cách ra đề kiểm tra và môi trường giao tiếp. Việc đổi mới phương pháp của một số giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay. Vẫn còn dạy học theo kiểu học sinh học thụ động trong kĩnh hội kiến thức và rèn kĩ năng, nặng nề cách dạy truyền thống không phù hợp với dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy học chưa thật thường xuyên, kĩ năng hướng dẫn của một số giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất của nhà trường vẫn chưa thật đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học. 5. Biện pháp tiến hành 4 Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp sau: - Nghiên cứu nhiều tài liêu liên quan đến đề tài qua các phương tiện thông tin, sách, báo, internet sau đó tổng hợp làm cơ sở lý luận cho đề tài - Thu thập ý kiến đồng nghiệp, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên bộ môn, học sinh. - Nghiên cứu thông kê chất lượng học sinh qua nhiều năm học - Tổng hợp tình hình thực tế giảng dạy của giáo viên qua nhiều năm quản lý chuyên môn. 6. Nội dung nghiên cứu Căn cứ vào cơ sở lí luận, thực tiễn về chất lượng học tiếng Anh của học sinh; căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục 2011 –2020, Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”, tôi nhận thấy mặc dù tiếng Anh là một môn học chính thức, bắt buộc trong các trường PT nhưng việc giảng dạy môn ngoại ngữ chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Đa số học sinh vẫn chưa nghe, nói thành thạo tiếng Anh thậm chí là những câu nói đơn giản. Bên cạnh đó việc phát âm của các em chưa chuẩn dẫn đến các em không thể nghe và hiểu được nội dung giao tiếp với người người bản xứ. Căn cứ vào những cơ sở nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp cùng một số biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế mà tôi đã nghiên cứu. 6.1. Nâng cao nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh. Để có thể nâng cao chất lượng dạy học trước hết phải tạo được trong tập thể sư phạm nhà trường một môi trường đoàn kết với tinh thần hăng hái và ý chí quyết tâm cao . Vậy nên trong các cuộc họp chuyên môn trường và tổ, tôi thường phân tích rõ thực trạng học sinh học tiếng Anh và vai trò quan trọng của bộ môn tiếng Anh đối với học sinh và với sự phát triển của xã hội. 6.2. Tăng cường QL việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn Tôi chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai lần/tháng (theo Điều lệ trường THCS) và phải thực sự đi vào bản chất của hoạt động chuyên môn. Tôi luôn thống nhất nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn để Tổ trưởng làm việc với tổ mình phụ trách như là: 5 6.3. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo viên Bản thân tôi cũng là giáo viên ngoại ngữ nên thông qua các tiết dự giờ, kiểm tra giáo viên, xác định rõ từng mặt còn yếu cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu khắc phục sửa chữa. Tôi phân tích những ưu, khuyết điểm của tiết dạy và tư vấn cho giáo viên, từ đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung cho toàn tổ. Đối với giáo viên mới, năng lực còn hạn chế, tôi yêu cầu Tổ chuyên môn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm hướng dẫn giúp đỡ. Bên cạnh đó tôi giới thiệu những địa chỉ học tiếng Anh hay như yeutienganh.com; FCE exam B2; FCE speaking; FCE test; … . 6.4. Tạo môi trường tiếng Anh cho giáo viên Trong giờ sinh hoạt nhóm chuyên môn, giáo viên thường xuyên trao đổi, giao tiếp bằng tiếng Anh. Thỉnh thoảng tôi tổ chức cho giáo viên thảo luận bằng tiếng Anh qua các chủ điểm trong chương trình sách giáo khoa nhằm giúp giáo viên có cơ hội và môi trường thực hành nói tiếng Anh. 6.5. Chỉ đạo việc tự bồi dưỡng của giáo viên Trước nhu cầu bức thiết về tiếng Anh trong giao tiếp của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, kỹ năng nghe, nói tiếng Anh của giáo viên ngày càng được đòi hỏi cao hơn. Đặc biệt là khả năng ngôn ngữ và việc làm mới kiến thức là không thể thiếu đối với giáo viên ngoại ngữ. Vậy nên giáo viên phải trang bị cho mình một lượng kiến thức cơ bản để đáp ứng nhu cầu học của học sinh. Bởi vì học sinh có tin tưởng thì mới yêu quý thầy cô và thích môn học. 6 Mỗi giáo viên phải thường xuyên dự giờ của đồng nghiệp: 9 tiết/học kỳ, đối với những giáo viên trẻ mới ra trường dự trên số tiết qui định, có nhận xét đánh giá đầy đủ. Phải có kế hoạch, nội dung tự nghiên cứu để nâng cao trình độ của mình để đảm bảo đạt được năng lực ngôn ngữ đáp ứng bậc học THCS. Mỗi giáo viên có sổ tay bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tự học những kiến thức liên quan đến bộ môn mình đang đảm nhiệm. Trong soạn bài giáo viên cần chú ý: tránh rập khuôn sách giáo viên, sách thiết kế có sẵn, soạn đối phó; phải đầu tư cho soạn bài, nghiên cứu tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cho mình, có như vậy thì mới dạy tốt được, phải nắm chắc và chuyên sâu kiến thức phổ thông có liên quan đến bộ môn mình đang giảng dạy. 6.6. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên Việc đổi phương pháp dạy học cho phù hợp với tình hình mới và các đối tượng học sinh, thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh. Vậy nên yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên Tiếng Anh là cần phải nắm chắc đặc trưng bộ môn để áp dụng hiệu quả đối với từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải nắm chắc và phân loại đối tượng học sinh, phải chú ý đối tượng học sinh yếu kém. Giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, chuẩn bài trước khi đến lớp . Xây dựng tốt mối quan hệ thân thiện tích cực trong thầy trò để dạy và học tốt hơn. Dạy theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions or referential questions). Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung quanh môi trường sống để phục vụ bài dạy, từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học. 7 Khi đứng trên bục giảng giáo viên phải nhớ rằng: Trong khi tiến hành giờ giảng ta luôn có 2 phương pháp dạy học thường trực bên ta, đó là dạy học sinh khá giỏi và dạy học sinh yếu kém cùng một lúc. Riêng đối với học sinh yếu kém phải gần gũi, hướng dẫn tỉ mĩ, tận tình. Thường xuyên chú ý đến việc học bài, làm bài đối với các em học trung bình, yếu, kịp thời nhắc nhỡ, động viên cho các em học tốt hơn. Khen thưởng, khuyến khích đúng lúc, đúng chỗ sẽ kích thích các em trong quá trình học tập. Giáo viên luôn đối sử công bằng với các em học sinh. 6.6. Tăng cường quản lí việc đổi mới phương pháp giảng dạy Biện pháp quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn tiếng Anh là yêu cầu cần thiết nhằm cải thiện chất lượng bộ môn hiện nay và được xem là một trong những tiêu chí đánh giá – xếp loại năng lực giáo viên trong quá trình thi đua sẽ thúc đẩy giáo viên không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Muốn nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới, nhưng tiếp cận bằng cách nào để mang lại hiệu quả thì cả cán bộ quản lý và giáo viên vẫn còn tồn tại nhiều cách đánh giá khác nhau. Về phía giáo viên nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy và tổ chức thao giảng, chuyên đề, sinh hoạt, thảo luận nhóm để giáo viên trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau. Động viên giáo viên bộ môn tiếng Anh tiếp xúc với người bản ngữ, nghe tiếng Anh trên VOA special English, VTV4, …, thường xuyên try cập internet để học tiếng Anh trực tuyến để nâng cao khả năng nghe, nói và phát âm của mình. 6.7. Xây dựng và bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh Đối với nhà trường: Tạo sân chơi bổ ích, môi trường tiếng Anh và cũng tạo động cơ và mục đích cho học sinh học tiếng Anh nhà trường tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh, lễ hội tiếng Anh cho toàn trường tham gia. Trong hội thi các hoạt động được thiết kế bằng tiếng Anh với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu; hệ thống câu hỏi được thiết kế từ dễ đến khó để các đối tượng học sinh đều có thể tham gia và có cảm giác hứng thú. Đối với giáo viên: Tạo sự khởi đầu 1 tiết học vui vẻ, nghiêm túc bằng lời chào hỏi, những trò chơi nhỏ bằng tiếng Anh. Mang đến cho học sinh những nụ cười trong những giờ học khô khan. Trò chuyện về lòng trắc ẩn sau những bài giảng trên lớp. Thầy cô trở thành những người bạn của học sinh, để bài giảng kiến thức trở thành niềm vui khám phá bằng cách tổ chức các trò chơi theo chủ điểm bài học, có đồ dùng trực quan sinh động cho từng tiết lên lớp làm cho giờ dạy sinh động gây được nhiều hứng thú cho tiết học. 8 Đưa ra các dạng bài tập khác nhau để các em có cơ hội luyện tập và trao dồi kiến thức đã học, trong đó mỗi giáo viên chọn những câu từ mang tính thực tế, gần gũi với cuộc sống hằng ngày để các em dể hiểu lúc áp dụng cấu trúc câu. Những câu tiếp theo sẽ dài hơn, phức tạp hơn một chút để kích thích các em suy nghĩ. Trong khi tham gia học tập chúng ta nên động viên, khuyến khích các em tham gia phát biểu sôi nổi, và nhất là những em học sinh trung bình, yếu có cố gắng. Điều này giúp các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn. Tạo môi trường ngoại ngữ trong lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và theo nhóm hợp lý và hiệu quả. 6.8. Tăng cường quản lí việc đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá HS Việc quản lý kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh là hết sức cần thiết vì qua đó phản ánh khách quan chất lượng giảng dạy của giáo viên bộ môn. Từ đó, cán bộ quản lý có cơ sở xem xét đánh giá việc giảng dạy của giáo viên để điều chỉnh kế hoạch quản lý của mình. Vì vậy, việc phổ biến đến giáo viên và học sinh các văn bản, quy định về chế độ kiểm tra, cho điểm, xếp loại HS được tôi quán triệt ngay từ đầu năm học nhằm giúp cho giáo viên nắm vững quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc tổ chức theo dõi chấm, trả bài cho học sinh đúng quy chế đòi hỏi cán bộ quản lý phải dành thời gian, công sức để kiểm tra đột xuất, định kì nhằm hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. Việc ngăn chặn và xử lí các trường hợp vi phạm nội quy kiểm tra, thi cử của giáo viên và hoc sinh cũng cần thực hiện nghiêm chỉnh nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong thi cử. Việc làm này giúp cán bộ quản lý khép kín quy trình quản lý kiểm tra, đánh giá học tập bộ môn tiếng Anh của học sinh để có cơ sở tham khảo đánh giá trình độ, năng lực giảng dạy của giáo viên bộ môn. Để việc đánh giá học sinh đảm bảo mục tiêu đào tạo con người mới với các giá trị phẩm chất và năng lực đích thực có thể thích nghi và đáp ứng được các yêu cầu và sự thay đổi của xã hội trong thời kỳ hội nhập, thì giáo viên bộ môn cần: Sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau để đánh giá khả năng giao tiếp của học sinh như tích cực chuẩn bị bài, thường xuyên đóng góp xây dựng bài trên lớp, tham gia các hoạt động theo cặp hoặc nhóm trong giờ học. 9 6.9. Quản lí tốt hoạt động học tập của học sinh 7. Kết quả nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, đổi mới đánh giá với triết lý lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, đòi hỏi người 10 [...]... người quản lý tìm tòi những giải pháp quản lý phù hợp để có thể khơi gợi tiềm năng trong mỗi giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học Qua thời gian thực nghiệm đề tài trong công tác quản lý chuyên môn trường THCS Nguyễn Huệ, xã Trà Giang, huyện Bắc Trà My thì đề tài đã và đang đem lại hiệu quả đáng kể cho việc dạy và học của thầy và trò Cụ thể: Các em học sinh đã có tình cảm với bộ môn, ... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2013 - 2014 I Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường : THCS Nguyễn Huệ 1 Tên đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS Nguyễn Huệ” 2 Họ và tên tác giả: Phan Thị Thùy Trang 3 Chức vụ: Phó Hiệu Trưởng; Tổ: Khoa học xã hội 4 Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: 19 b)... luận Nâng cao chất lượng dạy học ở các bộ môn đặc biệt là môn tiếng Anh là một vấn đề hết sức cần thiết và mang tính cấp bách trong các trường Đối với mỗi trường chắc chắn có nhiều biện pháp quản lý sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của đơn vị mình hoặc đang trăn trở tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề này Bản thân đang duy trì những giải pháp này với đội ngũ giáo viên và trong... mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh nắm bắt tình hình học ở nhà, ở trường để theo dõi nhắc nhở các em sắp xếp thời gian học cho hợp lý, tránh tình trạng ham chơi bỏ học, không chịu làm bài học bài Cùng với giáo viên bộ môn hướng dẫn phương pháp học tập và truy bài trái buổi cho các học sinh yếu hoặc lười học 9.4 Đối với giáo viên và tổ bộ môn - Tạo cho các em có một tình yêu, đam mê với môn tiếng. .. tỏ rằng những giải pháp quản lý này đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc rèn kỹ năng nói cho học sinh 12 Huỳnh Thị Nhật Linh 13 Huỳnh T Nhật Linh (Học sinh tham gia hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp huyện đạt giải khuyến khích) * Kết quả học lực học kỳ I ở bộ môn tiếng Anh, và kết quả khảo sát giữa kỳ II năm học 2013-2014 Năm học Học kỳ I 2013 - 2014 Giữa học kỳ II 2013 - 2014 TS học sinh Trung bình... mê với môn tiếng Anh cũng như nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Anh trong cuộc sống - Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng như khen ngợi, động viên nhắc nhở kịp thời - Không ngừng đầu tư, mở rộng kiến thức và đổi mới phương pháp dạy học - Tiếp tục học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đạt với chuẩn của giáo viên tiếng Anh hiện nay - Các tổ chuyên môn cần thường xuyên... đổi thái độ học tập, luôn muốn diễn đạt suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh, kỹ năng nghe nói của các em cũng tăng lên Trong năm học 2013-2014, trường THCS Nguyễn Huệ có 2 học sinh đạt giải nhì và ba trong hội thi Hùng biện tiếng Anh Cụm và 1 giải khuyến khích hội thi Hùng biện tiếng Anh cấp huyện Bên cạnh đó còn 10 em học sinh tiêu biểu của các khối lớp cũng về dự hội thi nói tiếng Anh cụm và tham gia... tác quản lý của mình và tôi nhận thấy chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Anh đã có những chuyển biến tích cực 9 Đề nghị 9.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo - Tập trung chỉ đạo hoạt động dạy học của các trường trên địa bàn 14 - Tuyển dụng giáo viên cần quan tâm đến vấn đề chất lượng tránh hiện tượng bằng cấp giỏi giả - Có kế hoạch tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các giáo viên ở. .. sở vật chất để phục vụ cho công tác dạy và học 9.2 Đối với chính quyền địa phương - Quan tâm nhiều hơn đến công tác xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nâng cao chất lượng - Vận động nhân dân tham gia tốt vào hoạt động xã hội hóa giáo dục 9.3 Đối với giáo viên chủ nhiệm: Thường xuyên kết hợp với giáo viên bộ môn nhắc nhỡ, uốn nắn những học sinh lười biếng trong học. .. giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học ngoại ngữ để rèn luyện kỹ năng nói và diễn đạt suy nghĩ bằng tiếng Anh - Động viên các em ghé thăm những trang web như yeutienganh.com; tienganh123.com; special English VOA, 15 10 Phần phụ lục 16 11 Tài liệu tham khảo - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng - Một số chuyên đề bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên THCS của BGD & ĐT . khuyến khích) * Kết quả học lực học kỳ I ở bộ môn tiếng Anh, và kết quả khảo sát giữa kỳ II năm học 2013-2014 Năm học TS học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL Học kỳ I 2013. định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 về việc phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”. Trong những năm thực hiện chặng đường đổi mới,. tiếng Anh của các em lại rất thấp. Bảng thống kê số liệu học sinh học bộ môn tiếng Anh qua các năm học: Năm học TS học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2010 - 2011 208