1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH 6 BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN”

29 5,3K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 21,04 MB

Nội dung

Như chúng ta đã thấy, học sinhkhông có cơ hội thực hành tiếng Anh, thiết bị dạy học lại thiếu thốn, đa số họcsinh chưa biết cách hệ thống kiến thức đã học nên việc ghi nhớ kiến thức củ

Trang 1

1 Tên đề tài

“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TIẾNG ANH 6 BẰNG PHƯƠNG

PHÁP SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC

CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN”

2 Đặt vấn đề

Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp đểtruyền thụ tri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếpnhận Với phương pháp giảng dạy này, các em học sinh như một cái kho và thầy

cô chúng ta đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của khoa học để chất đầy cái khođó Kết quả là học sinh học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập sáng tạotrong quá trình học tập Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhànước ta rất coi trọng và tăng cường công tác đổi mới phương pháp dạy học, thayđổi sách giáo khoa và đi sâu vào công tác giáo dục toàn dân, coi trọng công tác

xã hội hoá giáo dục Đối với chúng ta, là người trực tiếp giảng dạy ngoài việcthực hiện đầy đủ chương trình, nội dung sách giáo khoa, đặt biệt cần chú trọngđến việc đổi mới phương pháp giảng dạy đưa phương pháp dạy học tích cực vàotrong giảng dạy Thông qua quá trình dạy học, giáo viên thức tỉnh trong tâm hồncác em học sinh tính ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ và hành động tíchcực Tôi thiết nghĩ chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phụcnhững biểu hiện trì trệ nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mớiPPDH chúng ta mới góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo và chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tếtrong việc nâng cao chất lượng giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mớitheo quan điểm giáo dục hiện đại

Đối với bộ môn tiếng Anh, việc học, hiểu và sử dụng ngôn ngữ này đã khó

mà lại càng khó hơn đối với học sinh miền núi Như chúng ta đã thấy, học sinhkhông có cơ hội thực hành tiếng Anh, thiết bị dạy học lại thiếu thốn, đa số họcsinh chưa biết cách hệ thống kiến thức đã học nên việc ghi nhớ kiến thức của các

em không được bền, hơn nữa những bài kiểm tra học kỳ thì nặng về kiến thứcngữ pháp Vì lẽ đó đa số học sinh trở nên thờ ơ, thụ động và không đam mê với

bộ môn tiếng Anh

Bản thân là Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Huệ, nhiệm vụ giảngdạy được phân công giáo viên tiếng Anh các lớp chủ đề tự chọn đã nhiều năm.Trong những năm qua tôi đã dùng các phương pháp của bộ môn nhưng chủ yếu

là diễn giải rồi liệt kê các công thức nhằm giúp học sinh ứng dụng vào làm bàitập, rồi sau đó yêu cầu học sinh học thuộc lòng Học sinh học các tiết chủ đề tựchọn cũng không mấy hứng thú, chất lượng học tập không cãi thiện là bao Tôiluôn trăn trở làm thế nào để học sinh yêu tiếng Anh, phương pháp dạy học nàogiúp học sinh ghi nhớ lâu, làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn, làm thế

Trang 2

nào để học sinh trình bày suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh 1 cách tự nhiên màkhông phải là học vẹt.

Những câu hỏi đó cứ hiện lên trong tôi sau mỗi tiết dạy Và có thể nói nhưnhà thơ Tố Hữu “ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ; Mặt trời chân lý chói qua tim”khi tôi được tham gia lớp tập huấn về phương pháp dạy học Emind map ( Sơ đồ

tư duy ) vào tháng 11 năm học 2011-2012 Tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng

sơ đồ tư duy vào dạy học chủ đề tự chọn tiếng Anh 6 năm học 2011-2012,

2012-2013 và tôi thấy hiệu quả học tập của các em nâng lên đáng kể Đây chính là vấn

đề tôi muốn chia sẽ và cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh 6 bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học chủ đề tự chọn”.

3 Cơ sở lý luận

Như chúng ta biết, não chúng ta chia thành hai phần: bán cầu trái và báncầu phải Bán cầu trái được dùng để xử lý các tính toán logic, trong khi bán cầuphải lại là nơi ghi nhớ các hình ảnh Trong khi đó Emind map là kỹ thuật xử lýmột công việc nào đó bằng cách kích 2 bán cầu cùng hoạt động

Phương pháp dạy học tích cực sử dụng “sơ đồ tư duy” là phương phápmới có tác dụng tối ưu trong việc thu hút đối tượng học sinh vào bài học, kíchthích khả năng tư duy, sáng tạo, sự tự tin của học sinh, giúp học sinh dễ nắm bắtcũng như khắc sâu được lượng kiến thức đã học, giúp học sinh tiết kiệm thờigian học tập, ghi nhớ tốt hơn và giúp học sinh nhìn thấy bức tranh tổng thể Hơnthế nữa sơ đồ tư duy có thể áp dụng hiệu quả ở bất kỳ giai đoạn nào trong mộtbài học hay ở bất kỳ dạng bài tập nào Vì lẽ đó để cải thiện chất lượng học tập bộmôn tiếng Anh của học sinh hiện nay người dạy cần tích cực, chủ động trongviệc sử dụng phương pháp dạy học này

em quên hết cả bài đó

Trang 3

Trước thực trạng đó, tôi đã chuyển sang sử dụng phương pháp ghi nhớtheo tư duy logic, phương pháp dạy học hiệu quả, phương pháp này gần giốngnhư cách học thuộc lòng nhưng giúp học sinh khắc sâu vấn đề đồng thời giúpvận dụng trong giao tiếp Phương pháp này giúp học sinh tôi ghi nhớ được chủđiểm chính, các chủ điểm kiến thức liên quan rồi từ đó suy ra những vấn đề nhỏhơn và rồi các em suy ra mình đang học cái gì Cách ghi nhớ này giúp học sinhlưu lại những thông tin cần thiết trong bộ não một cách hệ thống và sử dụng hiệuquả trong mọi ngữ cảnh Phương pháp ghi nhớ mà tôi đề cập là phương pháp ghinhớ bằng sơ đồ tư duy Phương pháp này đã giúp tôi lôi cuốn mọi đối tượng họcsinh tham gia, làm cho các em mất dần cảm giác sợ cũng như chán nản với mônhọc đặc biệt còn kích thích sự tư duy, tìm tòi, tính tò mò, khả năng tìm tòi mởrộng kiến thức Từ thực tế trên, tôi rút ra được những giải pháp nâng cao chấtlượng môn tiếng Anh 6 bằng sơ đồ tư duy trong dạy học chủ đề tự chọn

5 Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp

5.1 Biện pháp tiến hành

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng cácbiện pháp sau:

- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng “Cán bộ quản lý và giáo viên THCS” của

Bộ giáo dục và đào tạo

- Dự giờ đồng nghiệp, tham khảo ý kiến đồng nghiệp về tính hiệu quả của

sơ đồ tư duy

- Nghiên cứu nhiều tài liệu liên quan đến việc sử dụng sơ đồ tư duy trongdạy học qua các bài viết trên mạng

- Chọn một số chủ đề giảng dạy theo chủ điểm của sách giáo khoa mà tôicho là cần thiết cho học sinh lớp 6

- Qua gần hai năm áp dụng vào dạy Chủ đề tự chọn Anh 6

- Điều tra, phân tích tổng hợp tình hình học tập của học sinh

* Kết quả khảo sát:

Lớp Thích học

tiếng Anh

Nắm ngữ liệu đã học

Hệ thống kiến thức đã học

Kỹ năng giải bài tập

Kỹ năng nói tiếng Anh SL

Trang 4

Tôi thấy tâm đắc với phương pháp dạy học này nên sau tháng 11/2012, tôi

đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của nó trong dạy học tiếng Anh và tôi đã lập

kế hoạch như sau:

- Tháng 8/ 2012: Chọn đề tài và khảo sát học sinh

Lập kế hoạch cho các chủ đề tự chọn

- Tháng 9/2012: Dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhàtrường về việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Nghiên cứu tài liệu liên quanđến đề tài

- Tháng 10/2012: Đăng ký tên đề tài với Phòng giáo dục

- Tháng 11/2012 đến tháng 2/2013 : thu thập thông tin và lập dàn ý cho đềtài

- Tháng 3/2013 : Viết và chuẩn bị hoàn tất đề tài

6 Nội dung nghiên cứu

6.1 Bản chất phương pháp day học bằng sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là kỹ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp ngườihọc chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách

dễ dàng, đông thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đàosâu và kết nối ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng

6.1.1 Cách vẽ sơ đồ tư duy

- Viết chủ đề trung tâm hoặc dùng hình ảnh minh hoạ cho chủ đề trungtâm

- Từ chủ đề trung tâm, tạo ra nhánh chính gồm nhiều nhánh phụ có nộidung liên quan Trên mỗi nhánh chính viết khái niệm phản ánh nội dung lớn của

đề tài

- Tiếp tục phân nhánh với các nội dung liên quan được kết nối với nhau.Các liên kết này tạo ra một nội dung tổng thể mô tả chủ đề lớn một cách rõ ràng

6.2 Mục tiêu của dạy học chủ đề tự chọn

Ngoài việc đáp ứng mục tiêu chung của giáo dục trung học, dạy học tựchọn nhằm thực hiện phân hóa dạy học dạy học theo hướng cá nhân hướng tớivới mục tiêu củng cố, bổ sung và khai thác sâu chương trình các môn học củacấp học; rèn luyện tính tích cực, tự giác và khả năng tự học của học sinh

6.3 Vận dụng Sơ đồ tư duy trong quá trình dạy chủ đề tự chọn tiếng Anh 6

Với thực trạng và kết quả học sinh sau khảo sát chất lượng bộ môn, nên tôiquyết định chọn chủ đề bám sát cho mọi đối tượng học sinh khối 6 Tôi đã ápdụng sơ đồ tư duy vào quá trình giảng dạy như sau:

a Dùng bản đồ tư duy để dạy ngữ liệu mới:

Sau phần dạy từ vựng, giáo viên cho học sinh một từ khoá hoặc một bướctranh về nội dung kiến thức của bài học, dùng tranh hoặc câu hỏi gợi ý về nộidung các nhánh chính Với đối tượng học lớp 6 giáo viên có thể cho học sinhnhững nhánh chính hướng dẫn các em tìm ngữ liệu ( ngữ liệu này các em đã

Trang 5

được học trong giờ học chính khóa) nhằm giúp các em dần làm quen với phươngpháp học này Từ đó các em tìm ra các nhánh nhỏ liên quan đến nhánh chính vàhoàn thiện sơ đồ tư duy Qua sơ đồ tư duy đó giáo viên có thể để giới thiệu ngữliệu bài học, làm cho học sinh xuyên suốt, khắc sâu được vấn đề cho từng chủ đề

tự chọn và có thể trình bày lại nội dung ngữ liệu mới bằng ngôn ngữ tiếng Anhtheo suy nghĩ của mình

Nhánh cấp 4: Her neighbor hood

Tổ chức lớp: Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm Thời gian thực hiện

sơ đồ là 4 phút Sau 4 phút các nhóm lên bảng trưng bày sản phẩm và chia sẽSĐTD về chủ đề của mình cùng các nhóm bạn Giáo viên và các nhóm nhận xét,giáo viên kịp thời khen ngợi những nhóm làm việc hiệu quả, có huy động tất cảcác đối tượng trong nhóm tham gia

Mô tả hoàn chỉnh:

Ví dụ 2: Theme 5: Weather and Sports

Nội dung chính: The seasons, weather and your activities ( Unit 12 )

Nhánh cấp 1: Seasons

Nhánh cấp 1.1: Weather

Trang 6

Nhánh cấp 1.1.1: Your activities

Tổ chức lớp: Giáo viên cho nội dung chính và câu hỏi hỗ trợ Học sinhhoạt động nhóm 6 thảo luận và vẽ sơ đồ với nội dung chính và câu hỏi đã chotrong thời gian 5 phút

* Câu hỏi hỗ trợ: 1 How many seasons are there in a year?

2 What’s the weather like in the ( seasons)?

3 What do often you do in the ( seasons)?

Sau 5 phút hoạt động, học sinh trưng bày sản phẩm và thuyết minh sơ đồcủa mình Giáo viên giúp học sinh kịp thời phát hiện lỗi và hướng dẫn các nhómsửa sau phần thuyết minh Đối với những nhóm có nhiều học sinh yếu giáo viêncó thể thuyết minh mẫu 1 mùa cho hoc sinh làm theo Đội nào làm tốt, thuyếtminh hay giáo viên sẽ cộng điểm cho đội đó

Mô tả hoàn chỉnh:

b Dùng sơ đồ tư duy trong phần khởi động tiết học

Phần khởi động cho tiết học luôn là phần quan trọng của bài học đối vớigiờ học chủ đề tự chọn Phần này giúp học sinh có tâm thế đi vào bài một cáchnhẹ nhàng, phấn khởi và có tình cảm với bộ môn

Trang 7

Ví dụ 1: Theme 4: The body and heath

Nội dung chính: Food and drinks (Unit: 10)

Nhánh cấp 1: like ( I like … )

Nhánh cấp 2: dislike ( I don’t like …… )

Tổ chức lớp: Giáo viên cho nội dung chính và chuẩn bị một số bước tranh

về thức ăn và thức uống Học sinh hoạt động cặp, thảo luận và vẽ sơ đồ với nộidung chính và hoàn thành trong thời gian 3 phút Giáo viên giao cho những họcsinh yếu, kém thực nhánh cấp 1 Trong quá trình học sinh thảo luận, giáo viênquan sát và giúp đỡ những học sinh yếu, kém Sau thời gian thảo luận, giáo viêncho một số cặp báo cáo trước lớp, khuyến khích những em học sinh yếu, kémhoặc rụt rè nói nhánh 1, kịp thời động viên và ghi điểm cộng và tuyên dươngtrước lớp

Mô tả hoàn chỉnh:

Ví dụ 2: Theme 2: School activities

Nội dung chính: Things I do (Unit 5)

Nhánh cấp 1: after school

Nhánh cấp 1.1: time

Trang 8

Nhánh cấp 2: at school

Nhánh cấp 2.1: time

 Câu hỏi hỗ trợ: What do you usually do after school/ at school?

Tổ chức lớp: Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong 4 phút với

nội dung chính là: Things I do after school/ at school và gọi học sinh khá hoặc

giỏi trình bày ý tưởng của mình Sau đó giáo viên có thể gọi những em học sinhtrung bình hoặc yếu làm nhánh cấp 1 Giáo viên khen ngợi và khuyến khích họcsinh

Mô tả hoàn chỉnh:

c Dùng sơ đồ tư duy trong phần củng cố bài học

Phần củng cố là phần giáo viên giúp học sinh hệ thống khắc sâu lại những

gì đã học trong chủ đề Nếu giáo viên làm không tốt phần này học sinh sẽ khôngnhớ hết những gì vừa học xong Để thu lại hiệu quả cho phần này đòi hỏi nộidung phải ngắn gọn, dễ nhớ, trọng tâm Vậy nên sơ đồ tư duy sẽ giúp giáo viêngiải quyết tốt phần này Hơn nữa học sinh có thể thông qua bài học nói được suynghĩ của mình trên sơ đồ tư duy và học sinh sẽ dễ ghi nhớ và nhìn vào đó để họcthuộc bài ở nhà một cách khoa học thay vì phải học lòng theo kiểu học vẹt

Theme 5: Weather and Sports

Nội dung chính: Adverbs of frequence (Unit:12)

Nhánh cấp 1: kinds of Adverbs of frequence

Nhánh cấp 2: position

Nhánh cấp 3: example

Trang 9

Tổ chức lớp: Giáo viên đặt câu hỏi, gọi học sinh lên bảng hoàn tất sơ đồ.Giáo viên nhận xét, học sinh ghi vào vở.

Trang 10

Tổ chức lớp: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, yêu cầu học sinh hoạt độngnhóm 6 để thảo luận nội dung này Học sinh trình bày ý của nhóm mình sau 5phút thảo luận Giáo viên nhận xét và khen những nhóm làm tốt Giáo viên giớithiệu một sơ đồ hoàn chỉnh để học sinh tham khảo và chép vào vở.

Mô tả hoàn chỉnh:

d Dùng để hệ thống kiến thức

Nắm bắt được yêu cầu chính của dạy học chủ đề tự chọn là hệ thống và

bổ sung kiến thức cho học sinh Hơn nữa học sinh chưa biết cách hệ thống và sosánh đơn vị kiến thức đã học để áp dụng vào giải bài tập Vậy nên để đơn giản,học sinh dễ hiểu và dễ nhớ tôi áp sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức

Việc hệ thống kiến thức trong những chương đầu, tôi thường gợi mở chohọc sinh, học sinh trả lời và tôi vẽ sơ đồ mẫu cho các em ghi vào vở nhưng vàocác chương sau tôi yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị trước nội dung kiến thức đểkhi tôi cho nội dung chính, các em sẽ tự vẽ sơ đồ theo ý mình Đối với những emhọc sinh yếu, kém tôi chỉ giao những nhiệm vụ đơn giản, kịp thời khen ngợi vàghi điểm sau khi các em hoàn thành nhiệm vụ

Ví dụ 1: Theme 1: Houses and families

Trang 11

Nội dung chính: Tobe with Pronouns

“am”, “is”, “are” đi với chủ ngữ nào? Khi các em trả lời được những câu hỏinày và được các bạn đánh giá là đúng sau đó được giáo viên dùng chúng để hoàntất các nhánh, các em cảm thấy rất hào hứng, phấn khởi Sau đó giáo viên yêucầu học sinh lên cho ví dụ với 3 thể của động từ “Tobe”

Mô tả hoàn chỉnh:

Trang 12

Ví dụ 2: Theme 3: Places

Nội dung chính: Present tenses

Nhánh chính 1: Simple present tense

Trang 13

Tổ chức lớp: Giáo viên chuẩn bị bảng phụ, sơ đồ tư duy với nội dungchính, các nhánh chính 1, 2 và các tiêu đề của nhánh cấp 1,2,3,4 Giáo viên chohọc sinh hoạt động theo nhóm 6 trong thời gian 10 phút Giáo viên hướng dẫncho các em tham khảo các bài học số 3, 4, 5, 12, 13 trong sách giáo khoa và nộidung các bài học về 2 thì mà giáo viên đã dạy trong các tiết học trước Giáo viênquan sát và giúp đỡ những nhóm có nhiều học sinh yếu Học sinh trình bày sảnphẩm, các nhóm và giáo viên nhận xét Giáo viên giới thiệu sơ đồ hoàn chỉnhcủa mình để học sinh đối chiếu Trong phần này tôi thường sử dụng máy chiếu

và trình chiếu sơ đồ theo dạng Power point

Dựa vào sơ đồ này học sinh có cái nhìn tổng quát về các thì ở hiện tại, nógiúp các em có thể so sánh được 2 thì với nhau và học sinh có thể nhận ra sựphối kết hợp giữa động từ TOBE và động từ thường, thêm hậu tố là “ ING” sẽtạo nên 1 thì mới là thì “hiện tại tiếp diễn”

Mô tả hoàn chỉnh:

Ngày đăng: 26/03/2014, 00:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w