1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao chất lượng môn ngữ văn bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học

18 2,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 836 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TỪ LIÊMS¸NG KIÕN KINH NGHIÖM Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn bằng phương pháp sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học... Cơ chế hoạt động của bản đồ tư d

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN TỪ LIÊM

S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM

Tên sáng kiến:

Nâng cao chất lượng môn Ngữ văn bằng phương pháp sử dụng

bản đồ tư duy trong dạy học.

Trường THCS Đại Mỗ

GV: Lª ThÞ HuÖ

Năm học: 2011 - 2012

Hà Nội

Trang 2

-A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì:

“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển

Bản đồ tư duy ( BĐTD) là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh

để mở rộng và đào sâu các ý tưởng BĐTD- một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình hoạ giữa sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp với cấu trúc hoạt động và chức năng của

bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

Cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng ( Các nhánh)- BĐTD là công cụ đồ hoạ nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, vì vậy có thể sử dụng BĐTD vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương…

Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới dạy học môn Ngữ Văn luôn được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Nhiều phương pháp, biện pháp mới liên tục được đưa ra dù có khác nhau nhưng đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập Như vậy dạy Văn là dạy cách tư duy, dạy cách đi tìm và tự chiếm lĩnh lấy kiến thức Đó là một định hướng giáo dục quan trọng hiện nay Trên cơ sở tổng kết những vấn đề cơ bản của lý thuyết Bàn

đồ tư duy mà Tony Buzan đã tạo dựng vào dạy môn Ngữ văn

Trang 3

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lí luận

Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công

cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống

2 Cơ sở thực tiễn

Năm học 2011 - 2012 là năm học Bộ giáo dục và đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngữ văn trong các nhà trường phổ thông Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại

nhất được đưa vào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một

phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh Bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học, đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn Vậy thế nào là phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy? Cần sử dụng bản đồ tư duy như thế nào để nâng cao chất lượng trong các giờ học văn? Đó là những vấn đề tôi muốn cùng được chia sẻ với các đồng nghiệp trong sáng kiến kinh nghiệm này

Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng BĐTD một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não

Trang 4

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

BĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả hơn: Việc rèn

luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học Thực tế cho thấy một số học sinh học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, các em thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau Phần lớn

số học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép

để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học sẽ gúp học sinh có được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy

BĐTD - giúp học sinh học tập một cách tích cực Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

Việc HS vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của học sinh, các em được tự do chọn màu sắc ( xanh, đỏ, tím, vàng…), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), các em tự “ sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện

rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng học sinh và BĐTD do các em

tự thiết kế nên các em sẽ yêu quý, trân trọng “ tác phẩm” của mình

BĐTD giúp HS ghi chép rất hiệu quả Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp bố cục để ghi thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả

Trang 5

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh và giáo viên trường THCS Đại Mỗ

IV ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM

Giáo viên dạy môn Ngữ văn trường THCS Đại Mỗ

Học sinh trường THCS Đại Mỗ, giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não

V PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Chương trình Ngữ văn THCS và dựa trên kinh nghiệm giảng dạy cùng trên kết quả đạt được

Từ ngày 20 tháng 11 năm 2011 đến ngày 22 tháng 03 năm 2012

Trang 6

B NỘI DUNG CHÍNH

I NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ THỰC TRẠNG.

1 Thực trạng của việc học văn hiên nay

Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói:"Văn học là nhân học" vậy

mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn Thực trạng này lâu nay đã được báo động Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán học văn của học sinh , cụ thể là:

Học sinh thờ ơ với Văn: Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến

công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học văn ở các trường phổ thông Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển văn Các em còn phải dành thời gian học các môn khác Phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng

ba môn: Toán, Lý, Hóa Điều đáng lo ngại hơn nữa, là có không ít phụ huynh đã chọn hướng cho con thi khối A từ khi học tiểu học Một bậc học mà học sinh còn đang được rèn nói, viết, mới bắt đầu làm quen với những khái niệm về từ ngữ mà đã định hướng khối A thì thật là nguy hại

Khả năng trình bày: Khi HS tạo lập một văn bản giáo viên có thể dễ dàng

nhận ra những lỗi sai cơ bản của học sinh như: dùng từ sai, viết câu sai, viết chính tả sai, bố cục và lời văn hết sức lủng củng, thiếu logic Đặc biệt có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa, lủng củng Đây là một tình trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta

Mục tiêu của bậc học phổ thông là đào tạo con người toàn diện, nhưng thực

tế hiện nay cho thấy, các bộ môn khoa học xã hội thường bị học sinh xem nhẹ,

Trang 7

mặc dù kiến thức của các bộ môn này vô cùng quan trọng cho tất cả mọi người Muốn khôi phục sự quan tâm của xã hội đối với các bộ môn khoa học xã hội, không thể chỉ bằng biện pháp kêu gọi mà chúng ta phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học văn, khơi gợi lại hứng thú học văn của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học văn hiệu quả nhất

2 Nguyên nhân

a Đối với người dạy: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với

công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau :

- Phương pháp giảng dạy chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao

- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh

- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học

b Đối với học sinh:

- Một số học sinh vì lười học, chán học mải chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn

- Địa phương xã Thọ Nghiệp thuộc vùng kinh tế còn khó khăn, hầu hết phụ huynh đều đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm kèm cặp con em mình Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, không có thời gian học

- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học tập

Trang 8

II NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1 Bản chất phương pháp dạy học bằng BĐTD

- BĐTD là kĩ thuật dạy học tổ chức và phát triển tư duy giúp người học chuyển tải thông tin vào bộ não rồi được thông tin ra ngoài bộ não một cách dễ dàng, đồng thời là phương tiện ghi chép sáng tạo và hiệu quả, mở rộng, đào sâu

và kết nối các ý tưởng, bao quát được các ý tưởng trên phạm vi sâu rộng

- Dạy học bằng Bản đồ tư duy - một giải pháp góp phần đổi mới cơ bản giáo dục

a BĐTD tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng:

- Sự hình dung: BĐTD có rất nhiều hình ảnh để bạn hình dung về kiến

thức cần nhớ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của trí nhớ

siêu đẳng Đối với não bộ, BĐTD giống như một bức tranh lớn đầy hình ảnh

màu sắc phong phú hơn là một bài học khô khan, nhàm chán

- Sự liên tưởng, tưởng tượng: BĐTD hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng

một cách rất rõ ràng

- Làm nổi bật sự việc: Thay cho những từ ngữ tẻ nhạt đơn điệu, Sơ BĐTD

cho phép giáo viên và học sinh làm nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng Hơn nữa, việc BĐTD dùng rất nhiều màu sắc khiến giáo viên và học sinh phải vận dụng trí tưởng tượng sáng tạo đầy phong phú của mình Nhưng đây không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc sặc sỡ thông thường, BĐTD giúp tạo ra một bức tranh mang tính lý luận, liên kết chặt chẽ về những gì được học

b BĐTD sử dụng cả hai bán cầu não cùng một lúc:

BĐTD thật sự giúp bạn tận dụng các chức năng của não trái lẫn não phải khi học Đây chính là công cụ học tập vận dụng được sức mạnh của cả bộ não Nếu vận dụng đúng cách, nó sẽ hoàn toàn giải phóng những năng lực tiềm ẩn trong bạn, đưa bạn lên một đẳng cấp mới, đẳng cấp của một tài năng thực thụ hay thậm chí của một thiên tài

2 Vận dụng BĐTD trong quá trình dạy học Ngữ văn

a Giáo viên sử dụng BĐTD để hỗ trợ quá trình dạy học:

Trang 9

- Dùng BĐTD để dạy bài mới: Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến

thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi, gợi ý cho các em để các em tìm ra các tự liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện BĐTD Qua BĐTD đó học sinh sẽ nắm được kiến thức bài học một cáhc dễ dàng

- Ví dụ 1: Với văn bản: Thầy bói xem voi (Môn Ngữ văn lớp 6), sau phần

đọc và tìm hiểu chung, giáo viên có thể vẽ mô hình BĐTD lên bảng BĐTD gồm

5 nhánh chính, ở mỗi nhánh có thể phân thành nhiều nhánh nhỏ tuỳ thuộc vào nội dung bài học

Để có thể hoàn thiện được mô hình BĐTD của bài học, giáo viên sử dụng

hệ thồng câu hỏi định hướng để khai thác kiến thức:

+ Bố cục của văn bản: học sinh sẽ dựa vào văn bản để xác định các ý chính ( Hoàn cảnh các thầy bói xem voi, cách xem voi, các thầy nhận xét về con voi, hậu quả.)

+ Tiếp tục hoàn thành các nhánh của BĐTD bằng hệ thống câu hỏi nhỏ có tính gợi mở (các thầy xem voi trong hoàn cảnh nào, cách xem voi của các thầy

ra sao, )

Sơ đồ minh hoạ

Bản đồ tư duy văn bản: Thầy bói xem voi - Ngữ văn 6

- Ví dụ 2: Khi học bài “ So sánh” ( Môn Ngữ văn lớp 6), đầu giờ giáo viên

cho từ khoá “ So sánh” rồi yêu cầu học sinh vẽ BĐTD bằng cách đặt câu hỏi gợi

ý cho các em để các em có thể vẽ tiếp các nhánh con và bổ sung dần các ý nhỏ

Trang 10

( nhánh con cấp 2, cấp 3…), sau khi các nhóm HS vẽ xong, cho một số em lên trình bày trước lớp để các học sinh khác bổ sung ý Giáo viên kết luận qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh

Sơ đồ minh hoạ

Bản đồ tư duy bài “So sánh” - Ngữ Văn 6

- Dùng BĐTD để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần…: Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để

học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ BĐTD Mỗi bài học được vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng

- Ví dụ 1: Khi dạy phần từ loại tiếng Việt, giáo viên tổ chức cho học sinh

vẽ BĐTD sau mỗi bài học để mỗi em có một tập BĐTD về các từ loại tiếng Việt: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, quan hẹ tự, trợ từ, thán từ… Lên đến lớp 9, trong bài “ Tổng Kết ngữ pháp”, học sinh có thể dễ dàng tổng hợp kiến thức về từ loại tiếng Việt bằng BĐTD dựa vào tập BĐTD đã có Sau khi có một học sinh hoặc một nhóm học sinh vẽ xong BĐTD sẽ cho một học sinh khác, nhóm khác nhận xét, bổ sung … Có thể cho học sinh vẽ thêm các đường, nhánh

Trang 11

khác và ghi thêm các chú thích… rồi thảo luận chung trước lớp để hoàn thiện, nâng cao kĩ năng vẽ BĐTD cho các em

Sơ đồ minh hoạ

Bản đồ tư duy bài “Tổng kết ngữ pháp”- Ngữ văn 9

- Ví dụ 2: BĐTD khi tìm hiểu tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du:

Giáo viên định hướng để học sinh khai thác kiến thức của bài học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở Trên cơ sở đó hình thành và củng cố kiến thức cho HS bằng BĐTD

Hệ thống kiến thức của bài học bao gồm:

* Tác giả bao gồm: Tiểu sử (thân thế, gia đình), cuộc đời, sự nghiệp sáng tác

* Tác phẩm:

+ Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du ở cả hai thành phần chữ (chữ Hán và chữ Nôm)

+ Thời gian và hoàn cảnh sáng tác, nguồn gốc của tác phẩm; đồng thời giáo viên gúp học sinh hiểu được vì sao Truyện Kiều có nguồn gốc từ Trung Quốc mà vẫn được coi là tác phẩm văn học Việt Nam

+ Tóm tắt Truyện Kiều: Bố cục của Truyện Kiều

+ Giá trị của Truyện Kiều: Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

Ngày đăng: 31/03/2015, 15:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán- Tạp chí Giáo dục, kì 2- tháng 9/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng bản đồ tư duy – một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán
2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Sử dụng bản đồ tư duy góp phần TCH HĐ học tập của HS, Tạp chí Khoa học giáo dục, số chuyên đề TBDH năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học giáo dục
4. Stella Cottrell (2003), The study skills handbook (2 nd edition), PalGrave Macmillian Sách, tạp chí
Tiêu đề: The study skills handbook (2"nd" edition)
Tác giả: Stella Cottrell
Năm: 2003
3. Tony Buzan - Bản đồ Tư duy trong công việc – NXB Lao động – Xã hội Khác
5. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) Khác
6. Tài liệu tập huấn chuyên môm do phòng giáo dục đào tạo huyện Từ Liêm tổ chức Khác
7. Tham khảo nhóm Ngữ văn 9 trường THCS Đại Mỗ - Từ Liêm – Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w