1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

“PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH”

27 1,7K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,76 MB
File đính kèm SKKN ngoại ngữ.zip (2 MB)

Nội dung

Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, có nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của học sinh trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho học sinh sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy.

Trang 1

1 Tên đề tài

“PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TIẾNG ANH”

2 Đặt vấn đề

Trong một thời gian dài, thầy cô chúng ta được trang bị phương pháp đểtruyền thụ kiến thức cho học sinh chủ yếu tập trung vào kỹ năng tư duy phântích, có nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theophương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lờiđúng nhất Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tưduy đó là tư duy sáng tạo Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng,phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ

có một Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của họcsinh trong việc tiếp cận tri thức Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho họcsinh sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười

tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy

Chính vì vậy trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước thực hiện đổimới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

XI, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tếquốc tế của đất nước Ngày 06/4/2012, Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn

“Hướng dẫn HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện” để đánh

giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông cónhiều cấp học tại điểm c mục 2 điều 7 chương II theo Thông tư số: 13/2012/TT-

BGDĐT Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9

năm 2008 phê duyệt Đề án “ Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốcdân giai đoạn 2008 – 2020” với mục tiêu chung đổi mới toàn diện việc dạy vàhọc ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằm đến năm 2020 đa sốthanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lựcngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môitrường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnhcủa người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước

Trước nhu cầu đổi mới của xã hội, Bộ GD&ĐT đặt ra yêu cầu phải đào tạođược thế hệ người Việt Nam toàn diện, năng động, sáng tạo trong công việc.Đồng thời có ý thức chủ động, tích cực bày tỏ quan điểm, lập trường trướcnhững vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội, hướng tới chân lí của mọi vấn đề.Trong dạy học, tất cả các bộ môn cần rèn luyện cho học sinh biết tranh luận,phản biện vấn đề, tạo thói quen tốt trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề trongcuộc sống Yêu cầu mang tính cấp thiết ấy cũng góp phần thực hiện mục tiêu kết

Trang 2

hợp dạy “người” với dạy “chữ”, lí thuyết phải gắn với thực hành Khả năng phảnbiện của học sinh trong quá trình học tập sẽ giúp học sinh phát huy được tính chủđộng, sáng tạo trong học tập, rèn luyện được khả năng làm việc độc lập, làm việctheo nhóm.

Tuy nhiên khả năng phản biện vấn đề ở học sinh THCS đặt biệt là học sinhmiền núi chưa được thể hiện rõ, chưa được khai thác Nhiều học sinh muốn phảnbiện, hoặc đã từng phản biện nhưng chưa được giáo viên tạo điều kiện, chưađược các bạn trong lớp hưởng ứng chân thành Có nhiều lí do khác nhau khiếncho khả năng này chưa trở thành thói quen, thành kỹ năng được Việc dạy họcmôn tiếng Anh ở trường THCS vì thế mà cũng trở nên nhàm chán hơn, manghình thức truyền thụ một chiều Học sinh nghe, hiểu và làm theo Không phản

hồi Albert Einstein đã từng nói : “Điều quan trọng là đừng bao giờ ngừng đặt câu hỏi” Khi đặt thật nhiều câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào mà học sinh đang tìm

cách giải quyết thì các em sẽ hiểu nhiều về vấn đề đó bấy nhiêu

Vậy, việc phát huy được khả năng phản biện vấn đề của học sinh, chắc chắnchất lượng dạy và học sẽ được nâng lên một mức đáng kể Phát huy khả năngphản biện của học sinh trong dạy học nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng

là một trong những cách góp phần xây dựng những giờ học mang tính dân chủ

và nền giáo dục dân chủ, tiến bộ, đồng thời cũng góp phần quan trọng vào việcxây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực góp phần phát triển sự nghiệpgiáo dục đáp ứng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất đất nước,hội nhập kinh tế quốc tế

Đây chính là vấn đề tôi muốn chia sẽ và cũng chính vì lẽ đó mà tôi chọn đề

tài “Phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh”.

3 Cơ sở lý luận

3.1 “Phản biện” là dùng lý lẽ và dẫn chứng để lập luận chống lại một ýkiến, quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá, hành động và việc làm nào đó nhằmthuyết phục người nghe nhìn nhận, đánh giá vấn đề theo cách khác có sức thuyếtphục hơn, đúng hơn Phản biện được xây dựng trên tinh thần đối thoại, và do đó,

có tính tích cực và xây dựng Mục tiêu chính của phản biện là thúc đẩy mọingười cân nhắc lựa chọn cái tối ưu Mục tiêu thứ hai của phản biện là buộc đốitượng bị phản biện phải tăng cường sự thuyết phục cho các quan điểm của họ

Họ phải chứng minh là họ đúng hơn Về phương diện chính trị và xã hội, với haimục tiêu ấy (tìm cái tối ưu và thuyết phục), phản biện rõ ràng là một điều cầnthiết không những để tránh những chính sách sai lầm mà còn để thúc đẩy quátrình dân chủ hóa, quá trình hiện đại hóa của đất nước

3.2 Theo định nghĩa của giáo sư Michael Scriven (Đại học ClaremontGraduate, Mỹ): “Tư duy phản biện là khả năng, hành động để thấu hiểu và đánhgiá những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp, truyền thông, và

Trang 3

tranh luận” Có thể hiểu đơn giản rằng, tư duy phản biện bao gồm các kỹ năngtìm kiếm, phân tích thông tin một cách khoa học để có thể đưa ra các phán đoán

và trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn mang tính xây dựng Theo sơ đồ

tư duy phản biện dưới đây

Sơ đồ tư duy phản biện

3.3 Phản biện trong dạy học tiếng Anh là phản biện bằng tiếng Anh diễn

ra trong quá trình dạy học, giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên vàngược lại Phản biện trong dạy học tiếng Anh thể hiện tinh thần chủ động, tíchcực, sáng tạo của người học trong việc sử dụng ngôn ngữ để thuyết phục ngườinghe và tính dân chủ của giờ học Học sinh dùng kỹ năng tư duy phản biện vớinhững kiến thức đang học Có nghĩa là không dừng lại ở việc bị động đọc và họcthuộc kiến thức, học sinh phải chủ động tự đặt ra những câu hỏi xoay quanh và

đi sâu vào chủ đề đó như về nguyên nhân, hệ quả, các mối liên hệ, quan điểm, sosánh, thuận lợi và hạn chế Những phản biện của học sinh có thể đúng, thuyếtphục, có thể sai, không thuyết phục, điều đó không quan trọng Quan trọng làqua phản biện, người học thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo

Trang 4

của mình Khoảng cách thầy - trò được rút ngắn Cấu trúc một phản biện khá gầngũi, bám sát với cấu trúc quá trình dạy học Điều này sẽ giúp cho quá trình dạyhọc đạt được mục tiêu ở mức độ cao nhất Đây là điều mà bất kể người giáo viênchân chính nào cũng muốn và phải hướng tới.

3.4 Lập luận phản biện là quá trình lập luận để đưa ra phản biện Nó là sựphối kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận

… Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và côngtâm Phản biện có sức thuyết phục hay không là nhờ lập luận

3.5 Tại sao cần tư duy phản biện?

Tư duy phản biện rất cần cho xã hội vì nếu không có tư duy phản biện thìkhó giải quyết các vấn đề xảy ra trong xã hội từ đó dẫn đến xã hội trì trệ, kémphát triển Nếu không có tư duy phản biện người ta dễ bị dẫn dụ, bị lợi dụng vàonhững mục đích nào đó, vào chủ ý của một thế lực nào đó hoặc của một conngười nào đó Mỗi con người cần phải có tư duy phản biện trong đời sống, trongnhận thức, trong từng quyết định của mình Nếu có tư duy phản biện sẽ làm xãhội phát triển

Chính vì lẽ đó để cải thiện chất lượng dạy và học tập bộ môn tiếng Anhhiện nay, giáo viên cần tích cực, chủ động trong việc phát huy khả năng phảnbiện cho học sinh

4 Cơ sở thực tiễn

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hội nhập quốc tế đang là xu thế của thờiđại và trong bối cảnh đổi mới, mở cửa hướng ra thế giới, là bạn với các nước trênthế giới, chúng ta đã nhận thấy tiếng Anh là cầu nối quan trọng trên con đườnghội nhập của Việt Nam Nhưng để có được những con người toàn diện, năngđộng, sáng tạo trong công việc thì việc phát huy khả năng phản biện cho họcsinh trong dạy học tiếng Anh lại cần hơn bao giờ hết Tuy nhiên rào cản lớn nhấtcho việc phát huy khả năng phản biện của học sinh trong dạy học nói chung vàdạy học tiếng Anh nói riêng có lẽ là tư duy phản biện ở cả thầy và trò Dườngnhư những quan điểm dạy học truyền thống với những bức tường thành tíchkhổng lồ vẫn chưa sẵn sàng đón tiếp tư duy phản biện Một số giáo viên hiệnnay, khi đứng trên bục giảng đều không muốn học sinh phản biện lại những gìmình nêu ra Với nhiều lí do khác nhau như danh dự, uy tính, hạn chế về chuyênmôn (ở một bộ phận giáo viên) Thậm chí, có người gay gắt hơn thì coi phảnbiện của học sinh là hành vi vô lễ (cãi thầy) Giáo viên không có thói quen nhậnlỗi trước học trò (khi có lỗi) mà chỉ quen “luôn đúng”, duy nhất đúng trướcchúng Vì lẽ đó mà học sinh cũng ít biểu hiện (ít dám) phản biện, chưa kể phảnbiện gay gắt Nói đúng ra thì học sinh Việt Nam đặc biệt là học sinh miền núichưa có thói quen nghi ngờ kiến thức

Trang 5

Trường Trung học cơ sở Nguyễn Huệ đóng tại thôn 1 xã Trà Giang, xãthuộc một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My với nhiềuthành phần dân tộc khác nhau đa số sinh sống bằng nghề nông nghiệp, nươngrẫy; đời sống nhân dân tuy có phát triển nhưng chưa được đồng bộ, vẫn còn một

số bộ phận nhân dân đời sống vẫn còn khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm khá cao,trình độ dân trí có sự chênh lệch giữa các dân tộc, đặc biệt là đồng bào dân tộcthiểu số Với cuộc sống khó khăn, thiếu môi trường giao tiếp, thời gian tiết học,bài học cũng còn nhiều bất cập, chương trình vẫn ôm đồm, nhiều đơn vị kiếnthức không cần thiết nhưng vẫn phải học, gây nhàm chán, kiến thức nặng, quá tảinên nhu cầu học tập đặc biệt là học bộ môn tiếng Anh của đại đa số học sinh làrất thấp Học sinh chỉ lo “tải” cho hết nội dung bài học, còn đâu mà nghĩ để nghingờ hay phản biện gì Vậy nên đa số các tiết học tiếng Anh thường thiếu đinhững câu hỏi chất vấn giáo viên về nội dung bài học cũng như một số chủ đềliên quan đến bài học

Đây chính là phần tồn tại chung của nhiều trường trên địa bàn huyện chứkhông riêng gì trường THCS Nguyễn Huệ Qua nhiều năm làm công tác quản lýchuyên môn trường, để tìm nguyên nhân của hạn chế này tôi cho rằng do nhiềuyếu tố tạo thành nhưng điều cần quan tâm là do cách dạy và cách đánh giá nănglực học sinh và môi trường giao tiếp Việc đổi mới phương pháp của một số giáoviên chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay Vẫn còn dạy học theo kiểu học sinh học thụđộng trong lĩnh hội kiến thức và rèn kĩ năng, nặng nề cách dạy truyền thốngkhông phù hợp với dạy học tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh Để khắcphục những hạn chế trên thì phát huy khả năng phản biện của học sinh là côngviệc chúng ta nên làm

5 Các biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp

5.1 Biện pháp tiến hành

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng cácbiện pháp sau:

- Nghiên cứu tài liệu:

+ Kabilan, K M ‘Creative and Critical Thinking in LanguageClassrooms’ The Internet TESL Journal VI, 2000

+ Dân chủ và giáo dục của nhà xuất bản Tri thức, H 2008.

- Dự giờ đồng nghiệp, phối hợp cùng đồng nghiệp thực nghiệm đề tài,tham khảo ý kiến đồng nghiệp về tính hiệu quả của phương pháp phát huy khảnăng phản biện của học sinh trong dạy học tiếng Anh

5.2 Thời gian tạo ra giải pháp

Trang 6

Tôi thấy tâm đắc với phương pháp dạy học này nên sau tháng 8/2014, tôi

đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của nó trong dạy học tiếng Anh và tôi đã lập

kế hoạch như sau:

- Tháng 8/ 2014: Chọn đề tài và khảo sát học sinh

- Tháng 9/2014: Dự giờ và trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài nhàtrường về việc áp dụng áp dụng phương pháp phát huy tư duy phản biện của họcsinh trong dạy học tiếng Anh, phối hợp với đồng nghiệp trong việc thực nghiệm

đề tài Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài

- Tháng 10/2014: Đăng ký tên đề tài với Phòng giáo dục

- Tháng 11/2014 đến tháng 2/2015: thu thập thông tin và lập dàn ý cho đềtài

- Tháng 3/2015 : Viết và chuẩn bị hoàn tất đề tài

6 Nội dung nghiên cứu

6.1 Tính mới trong việc vận dụng đề tài

Căn cứ vào cơ sở lí luận, thực tiễn về chất lượng học tiếng Anh của họcsinh; căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển giáo dục 2011 –2020, Đề án

“Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 –2020”, tôi nhận thấy mặc dù kỹ năng nói tiếng Anh đã đưa vào chương trình dạyhọc ở bật THCS nhưng việc kỹ năng nói của học sinh đang phát triển theo những

gì có sẵn trong giáo trình thiếu tính tư duy và phản biện Căn cứ vào những cơ sở

nêu trên, tôi đề xuất một số giải pháp cùng một số biện pháp cụ thể nhằm khắc

phục những hạn chế mà tôi đã nghiên cứu

6.2 Một số biện pháp phát triển khả năng phản biện cho học sinh THCS trong dạy học tiếng Anh

6.2.1 Giáo viên thay đổi quan điểm về phía học sinh

Bản thân tôi và một số đồng nghiệp thường xem học sinh như những chiếcbình rỗng và cứ thế nhồi nhét đầy những thông tin vào đấy Thực sự mà nóichúng tôi đã không xem xét đến khả năng và ý kiến của học sinh Thêm vào đấy,chúng tôi chưa thật sự tin tưởng và để học sinh tự diễn đạt ý tưởng của mình.Những lúc như thế học sinh tôi trở nên những người bị động học và chúng tôi chỉ

là người duy nhất nói Quan điểm dạy học mà chỉ mong đợi học sinh làm những

gì mình nói và học sinh không được phép hỏi “tại sao”, “như thế nào” sẽ làm chohọc sinh đánh mất cơ hội học và tư duy phản biện

Vậy nên, giải pháp cho vấn đề này là giáo viên chúng ta nên là những ngườilắng nghe một cách kiên nhẫn những ý kiến và câu hỏi của học sinh Giáo viênphải có cái nhìn thoáng, cởi mở về khả năng của học sinh, coi tư duy phản biện

là tư duy của con người hiện đại, việc phản biện của học sinh là việc bình thường

Trang 7

trong dạy và học; giáo viên không nên tự cho mình luôn đúng; cũng không nênthấy xấu hổ, ngại ngùng khi một học sinh đưa ra cách giải quyết vấn đề thuyếtphục hơn thầy Trong trường hợp này, quan hệ thầy – trò phải thực sự thân thiện,chân lí của vấn đề phải được đặt lên hàng đầu Giáo viên tạo môi trường thuậnlợi cho những phản biện của học sinh, bằng các biện pháp động viên, khích lệlàm cho học sinh thấy tự tin, hào hứng Phản biện của học sinh có thể chưa đạtđến chân lí thì giáo viên cũng nên kết thúc bằng những lời động viên, tránh chỉtrích gây căng thẳng.

6.2.2 Thúc đẩy học sinh suy nghĩ theo lối phản biện

Giáo viên khuyến khích học sinh suy nghĩ độc lập và đặt các loại câu hỏikhác nhau trước một vấn đề đặt ra cần giải quyết Buộc học sinh phải tự đặt câuhỏi trước một vấn đề đặt ra; hướng dẫn học sinh hỏi đúng trọng tâm, biết cáchđặt câu hỏi đúng chỗ, đúng lúc; khêu gợi trong học sinh sự mong muốn tìm hiểu

sự thật; yêu cầu học sinh đưa ra nhận xét cá nhân, xét đoán hoặc đánh giá vấn đềngay tại lớp; yêu cầu học sinh giải thích lý do, lập luận, chứng minh cho quanđiểm của mình; khuyến khích học sinh xem xét cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, mặtphải, mặt trái của một vấn đề; giúp học sinh tìm ví dụ để hỗ trợ cho đánh giá của

họ về một vấn đề; đưa thông tin phản hồi cho học sinh

6.2.3 Làm mẫu tư duy phản biện cho học sinh

Học sinh THCS hiện nay chưa được hình thành như thế nào là tư duy mộtcách phản biện bởi vì chúng không được sinh ra với khả năng tư duy phản biện

và các lớp học ở cấp tiểu học cũng không yêu cầu chúng về tư duy này Do vậygiáo viên muốn bồi dưỡng tư duy phản biện cho học sinh đầu tiên cần phải làmmẫu trong các hoạt động Học sinh phải học cách tư duy một cách phản biệntrước khi chúng có thể áp dụng kỹ năng này vào trong quá trình phản biện Làmmẫu có thể diễn ra trong hoạt động thảo luận bằng cách đặt câu hỏi nhằm giúphọc sinh học và làm quen với quá trình tư duy phản biện Hơn thế nữa hoạt động

tư duy phản biện được dựa trên cấu trúc bao gồm 4 yếu tố: "ill-structuredproblems, criteria for assessing thinking, student assessment of thinking, andimprovement of thinking" "Ill-structured problems” là những câu hỏi, sự nghiêncứu dựa trên đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, chuỗi sự kiện tương lai không cóđáp án đúng hoặc sai Chúng bao gồm những vấn đề đang tranh luận cần đến sự

sự quyết đoán có sự phán quyết mang tính quyết định

Ví dụ: Tiếng Anh 9, Unit 2: Writing

Trong phần Post writing giáo viên yêu cầu học sinh đánh giá việc mặc

đồng phục và việc mặc thường phục đến trường (How do you think about wearing uniform and casual cloths to school?), yêu cầu học sinh nghĩ về ưu điểm và nhược điểm của nó (Think about their benefits and drawbacks) Câu trả

lời đúng hay sai của học sinh không quan trọng miễn sao học sinh có lý do cho

sự chọn lựa của mình một cách logic và thuyết phục

Trang 8

Yếu tố thứ hai: “criteria for assessing thinking” cung cấp cho học sinhsườn về tư duy

Ví dụ: Why do you think casual cloths are easier to wear to school than

uniform? Why do you like casual cloths over the other? What is your opinion based upon?

Việc cung cấp cho học sinh sự tự phản hồi dựa vào câu trả lời của mìnhgiúp học sinh chú tâm vào những tiêu chí đặc biệt ở trên Những tiêu chí này cóthể đánh giá được khả năng tư duy của học sinh

Đây cũng là yếu tố thứ 3 “student assessment of thinking” Nếu giáo viênlàm mẫu tiêu chí đánh giá tư duy và cung cấp mẫu thì học sinh sẽ tự áp dụngnhững kỹ thuật này

Yếu tố cuối cùng là “improvement of thinking” Bằng cách tạo ra văn hóachất vấn cho học sinh trong những nội dung bài học mà học sinh có thể nghĩ vềquá trình tư duy của chúng và luyện tập tư duy một cách logic, chúng sẽ mongmuốn xem xét lại việc tư duy của mình hơn

* Kỹ thuật đặt câu hỏi rất quan trọng trong giải pháp làm mẫu tư duy phản

biện cho học sinh Việc đặt những câu hỏi đúng sẽ khích lệ được kỹ năng và sựluyện tập tư duy phản biện của học sinh

Trang 9

Những câu hỏi này yêu cầu học sinh đánh giá lại độ rõ ràng và chính xác

về tư duy của chúng Học sinh đã xem xét lại tất cả sự chọn lựa chưa? Chúng cóbiết tại sao chúng tư duy theo cách đã chọn?

* Một số câu hỏi giúp làm rõ vấn đề trong phần phụ lục.

6.2.4 Hướng dẫn học sinh tư duy phản biện

Để giúp học sinh có khả năng phản biện thì cần giúp nhận biết được quátrình tư duy phản biện Tư duy phản biện phải có những bước sau :

Trong quá trình vận dụng tư duy phản biện, bất cứ ở tại thời điểm nào,người học cũng phải sẵn sàng động não, suy luận và đánh giá; những hoạt độngnày sẽ tạo thành một phong cách tư duy, luôn luôn sẵn sàng lắng nghe, nhưngtrước khi chấp nhận bất cứ ý kiến nào, người học phải chủ động phân tích vàđánh giá Hoạt động của não bộ theo phong cách này sẽ giúp người học hìnhthành vững vàng tư duy độc lập và tư duy phản biện Với tư duy độc lập và tư

Trang 10

duy phản biện như nền tảng, và với kiến thức tích lũy thành hệ thống, học sinh sẽ

có điều kiện phát triển tư duy sáng tạo của mình

Ta thấy ngay, kết quả của học tập và vận tốc phát triển trí tuệ phụ thuộcmạnh mẽ vào phương pháp học tập của học sinh Học sinh nắm vững phươngpháp tư duy phản biện, thì chất lượng học tập càng cao và trí tuệ càng phát triểnvững chắc

Tư duy phản biện không thể có ngay lập tức mà cần có quá trình Trước hết,công việc này phải làm thường xuyên, liên tục qua tất cả các môn học chứ khôngchỉ có môn tiếng Anh Dần dần mới trở thành thói quen tư duy phản biện

Ví dụ: Tiếng Anh 7, Unit 7: The world of work, A4: Reading

Giáo viên tổ chức lớp theo hoạt động cặp đôi để khuyến khích học sinhtham gia học tích cực và có cơ hội tư duy phản biện Trong phần Post readinggiáo viên tổ chức thảo luận với chủ đề “ Students’ lives” Học sinh hoạt độngtheo cặp thảo luận theo qui trình tư duy phản biện ở trên Gói câu hỏi dự bị nếuhọc sinh gặp khó khăn giáo viên có thể tư vấn cho học sinh như sau:

 Sample questions:

- What do you think about students’lives?

- Why do you think it is difficult/easy?

- What does it mean?

- What explains it? (Give some examples)

- How are you viewing your opinion?

- Should it be thought differently?

Học sinh áp dụng những kiến thức đã đọc trong đoạn văn và kinh nghiệmcủa bản thân để giải quyết vấn đề Cho phép học sinh đủ thời gian để nghiên cứu

mà không có sự trợ giúp nào cả trước khi chỉ dẫn cho họ Giáo viên có thể giúphọc sinh suy nghĩ độc lập bằng cách không phải lúc nào cũng đưa ra ngay câu trảlời Thay vào đó, hãy để người học tự mình nghiên cứu và tìm ra phương án giảiquyết trước khi đưa ra sự trợ giúp Giáo viên có thể làm mẫu các kỹ năng vàcung cấp các tư liệu cần thiết để học sinh luyện tập cách tổ chức vấn đề cũng nhưphác thảo trình tự xử lý các công việc

Sau thời gian hoạt động cặp giáo viên yêu cầu một số cặp lên trình bày quanđiểm của mình, những cặp còn lại lắng nghe và suy nghĩ liệu rằng bạn mình trìnhbày quan điểm có liên quan đến vấn đề đặt ra không và liệu có bổ sung thêmquan điểm cho bạn mình Trong lúc này giáo viên là những người lắng nghe mộtcách kiên nhẫn những ý kiến và câu hỏi của học sinh, khuyến khích học sinh tưduy một cách sáng tạo mà không sợ trả lời sai, chấp nhận tất cả quan điểm củahọc sinh miễn sao các em có thể dùng lập luận để minh chứng cho nhận định củamình

Trang 11

Quan trọng hơn cả là kỹ năng lập luận Bởi vì, học sinh muốn đạt đến tínhtối ưu của vấn đề buộc phải thuyết phục được người khác Một phản biện có sứcthuyết phục đến đâu là phụ thuộc vào độ sắc của những lí lẽ, độ mạnh mẽ hùnghồn của lập luận, độ chắc chắn, đáng tin cậy của minh chứng mà người phảnbiện đưa ra Giáo viên hãy khuyến khích học sinh sử dụng các kỹ năng lập luận.Học sinh sẽ học cách nghiên cứu bằng cách đưa ra các lý giải hợp lý cho câu trảlời Có nhiều cách luyện tập kỹ năng này như: những bài tập trình bày một vấnđề; đánh giá và giải thích đánh giá của mình về một vấn đề; tổ chức hệ thốngluận điểm theo các trình tự logic khác nhau; tìm kiếm minh chứng cho luậnđiểm Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và côngtâm.

Ngoài ra, học sinh cũng cần rèn luyện khả năng mở rộng vấn đề Không chỉ

bó hẹp trong nguồn tài liệu mà giáo viên cung cấp, học sinh cần học cách tự tìmnhững tư liệu mới để phục vụ cho chủ đề Từ đó, phát huy khả năng tự phân tích

và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi chủ đề được đặt ra

Như vậy, có thể nói lập luận phản biện có vai trò quyết định trong phảnbiện của học sinh Và kỹ năng này không phải ngày một ngày hai mà có được màphải luyện tập trong một thời gian dài, đòi hỏi sự cố gắng và nỗ lực rất cao củagiáo viên Nếu có phương pháp hợp lý, tôi tin rằng học sinh sẽ tiến bộ nhanhchóng và sử dụng phản biện một cách sắc bén và hiệu quả

6.2.5 Tạo môi trường cho học sinh phát triển khả năng phản biện

và đư ra lời khuyên hơn là chỉ trích và đánh giá

Học sinh không những được hỗ trợ mà còn được thách thức để tư duy mộtcách độc lập trong phản biện Giáo viên chú ý đến việc học sinh tư duy như thếnào Giáo viên động viên học sinh thảo luận và giao tiếp

Sắp xếp không gian lớp học thuận lợi cho học sinh làm việc cùng với nhautheo hình vòng móng ngựa hoặc theo nhóm

Sự động viên, khuyến khích của giáo viên rất quan trọng để giúp nhữnghọc sinh nhút nhát, không giám hay e ngại phản biện Tùy theo tình huống giáoviên có thể đưa ra những lời động viên khác nhau

Ví dụ:

 Động viên học sinh phản biện: “What can you add?” or “What is youropinion?”

Trang 12

 Đưa ra lời nhận xét: “Interesting.” or “I hadn’t thought of that.”

 Yêu cầu tóm tắt “Who can make the point in different words?”

 Phỏng vấn bạn mình: “Who agrees with ? Who disagrees? Why?”

Giáo viên linh hoạt xuất - ẩn Biện pháp này đề cập đến vai trò của ngườigiáo viên trong giờ học Có lúc đứng ra làm chủ giờ dạy, có lúc phải “lui vào hậutrường” nhường chỗ cho chủ thể chính hoạt động, lúc này người giáo viên giữvai trò là người dẫn chương trình cho tiết học Khi học sinh còn lúng túng, chưađịnh hình thì cần vai trò dẫn dắt của thầy Khi các em vào cuộc đối thoại, tranhluận, phản biện thì giáo viên cần ẩn mình để tính chủ động, sáng tạo của các emđược phát huy tối đa Việc xuất - ẩn linh hoạt, nhịp nhàng như vậy sẽ tạo nhữngkhoảng trống, cơ hội cho học sinh tranh luận, phản biện Biện pháp này vận dụngvới nhiều đối tượng học sinh khác nhau trong tình huống tiết học có tranh luận,phản biện giữa học sinh với học sinh

6.2.5.2 Hoạt động ngoại khóa:

Tổ chức hội thi hùng biện tiếng Anh, câu lạc bộ tiếng Anh, trong đó nộidung được khai thác từ các chủ điểm của chương trình sách giáo khoa THCS từ

dễ đến khó Học sinh sẽ có cơ hội vận dụng và phát triển khả năng phản biện.Cách làm hiệu quả nhất hiện nay theo tôi là tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh giànhcho học sinh Nhiều thì 1 lần/ tháng; ít thì 2 lần trên /học kì Với giải pháp nàytrường tôi đã áp dụng được trên hai năm học và đã được sự đánh giá cao từ phíahọc sinh và phụ huynh

Tổ chức chuyên đề ngoại khóa như hội thi “Hùng biện tiếng Anh”, “Lễ hộitiếng Anh” sẽ giúp học sinh mở rộng, nâng cao kiến thức theo kiểu “chơi màhọc”, rất thoải mái Học sinh sẽ cập nhật kiến thức ngay cả trong quá trình chuẩn

bị cho chuyên đề, trao đổi giữa bạn bè các nhóm với nhau Học tập trong lúcdiễn ra chuyên đề: học sinh được nghe, trao đổi, đối thoại về những đơn vị kiếnthức trong chuyên đề Học sinh sẽ hứng thú hơn, phát huy hết thế mạnh củamình Ngoài bồi dưỡng kiến thức, các chuyên đề ngoại khóa còn rèn luyện chohọc sinh kĩ năng trình bày, lập luận một vấn đề theo quan điểm của riêng mình.Đây cũng là cơ hội để giáo viên đánh giá khả năng phản biện của học sinh

và chất lượng học tập của bộ môn

6.2.5.3 Các tiết học chủ đề tự chọn:

Đây là cơ hội để giáo viên bồi dưỡng khả năng phản biện và kiến thứcchuyên sâu cần cho tất cả các đối tượng học sinh theo mức độ Làm sao cho hiệuquả mà không gây áp lực, căng thẳng cho học sinh

Độ sâu của kiến thức sẽ là thước đo khả năng phản biện của học sinh Cónhiều cách bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu cho học sinh như: hướng dẫn trựctiếp qua các chủ đề tự chọn (1 tiết/ tuần); các buổi bồi dưỡng, ôn luyện; làm các

dự án dạy học dưới dạng các bài tập nghiên cứu Biện pháp này có vẻ rất khó vận

Trang 13

dụng bởi đa số học sinh không tha thiết với môn tiếng Anh đặt biệt là học sinhmiền núi Nhưng không thể thấy khó mà bỏ Chúng ta sẽ linh hoạt với từng đốitượng Bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu là cách nâng cao dần chất lượng bộ môncho học sinh.

6.2.6 Kết hợp những hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học khác như: đối thoại; dự án; tổ chức trò chơi; sơ đồ tư duy, kỹ thuật bể

cá …

Việc phối kết hợp giữa các hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạyhọc khác nhau trong một giờ dạy là cần thiết Điều đó mang lại sự cộng hưởngtác dụng trong dạy học, nhất là khi chúng ta phát huy được thế mạnh, ưu điểmcủa từng hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạy học

Sự phối hợp này không phải kiểu hỗn độn như chè thập cẩm mà phải căn cứvào hoàn cảnh cụ thể của tiết học như: nội dung chủ đề, mục tiêu, đối tượng họcsinh, thời gian cho phép, các phương tiện hỗ trợ … Căn cứ vào đó, người giáoviên phải xác định được sử dụng hình thức, phương pháp, biện pháp, kĩ thuật dạyhọc nào, phối hợp như thế nào thì đạt hiệu quả cao nhất

Hình thức đối thoại sẽ tạo không khí thân thiện, dân chủ trong giờ học cóphản biện Hình thức dự án sẽ giúp học sinh mở rộng kiến thức, chủ động chuẩn

bị chu đáo cho những phản biện khi học tập Phương pháp tổ chức trò chơi tạokhông khí vui vẻ, nhẹ nhàng, giảm áp lực học tập hay nói cách khác: học thôngqua trò chơi Khi học sinh đã có kiến thức, có sự chuẩn bị chu đáo lại ở trongmôi trường học tập thân thiện (đối thoại + dự án trong phản biện), chắc chắn các

em sẽ mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình khi cần thiết Khi một ý kiếnphản biện mà được thầy, cô và các bạn trong lớp rất chú ý lắng nghe (kỹ thuật bể

cá trong phản biện) thì các em sẽ thấy được ý nghĩa, giá trị của ý kiến của mình.Các em sẽ càng phải cố gắng trình bày cho thuyết phục Sơ đồ tư duy với phảnbiện sẽ giúp các em có tư duy logic trong lúc phản biện

6.2.7 Phép thử

Phép thử là cách giáo viên tạo tình huống học tập cho học sinh trong quátrình dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học,qua đó đạt mục tiêu giáo dục Để vận dụng được biện pháp này đòi hỏi giáo viênphải thật sự chủ động trong quá trình dạy học Biện pháp này chỉ nên vận dụngđối với những đối tượng học sinh khá, giỏi và có tinh thần học tập nghiên cứu.Nếu không sẽ thất bại, thành ra “gậy ông đập lưng ông”!

Cách làm cụ thể như sau : trong quá trình hướng dẫn học sinh học tập, lĩnhhội tri thức của bài học, ở một trường hợp nào đó, giáo viên khéo léo, tinh tế cố ýnói sai vấn đề, hoặc dẫn một ý kiến nào đó chưa thỏa đáng, rồi hỏi “các em thấythế nào?” Nếu học sinh chưa định hình được, giáo viên có thể nhắc lại vài lần,

cố ý nhấn mạnh chỗ đã hiểu sai, nói sai để học sinh có phản ứng Khi học sinh cóphản biện đúng vấn đề, có sức thuyết phục thì GV công nhận, bổ sung vào bàihọc coi đó như là công (sự phát hiện, sáng tạo) của học sinh phản biện Trường

Ngày đăng: 03/10/2015, 19:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w