1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của nhật bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố hồ chí minh

66 570 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế. Là một thành phố trẻ, năng động cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay do quy mô dân số ngày càng tăng nhanh, mật độ dân số ngày càng cao đã gây sức ép lớn cho hệ thống giao thông vận tải của thành phố, đặc biệt là giao thông đường bộ. Bởi vậy việc mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ hiện đại là tất yếu để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nơi đây. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vốn ODA đặc biệt là ODA của Nhât Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều vướng mắc gây trở ngại cho việc thu hút và sử dụng nguồn vốn này. Do đó cần phải nâng cao hiệu quả các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1 8

TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 8

1.1 Tổng quan về ODA 8

1.1.1 Khái niệm về ODA 8

1.1.2 Đặc điểm của ODA 9

1.1.3 Phân loại ODA 11

1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến ODA 13

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA 14

1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn ODA 14

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA 15

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA 17

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía nhà tài trợ 17

1.2.3.2 Các nhân tố từ phía nhận tài trợ 18

1.3 Tác động của ODA và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với nước tiếp nhận 20

1.3.1.Tác động của ODA 20

1.3.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với nước tiếp nhận 22

CHƯƠNG 2 24

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN CHO LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24

2.1 Giới thiệu về nhà tài trợ Nhật Bản và ODA Nhật Bản cho Việt Nam 24

2.1.1 Nhà tài trợ Nhật Bản và mối quan hệ với Việt Nam 24

2.1.2 ODA của Nhật Bản cho Việt Nam 25

2.1.2.1.Tổng mức cam kết và giải ngân ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1998 – 2009 25

2.1.2.2.Cơ cấu viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam 27

2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm khi nhận ODA của Nhật Bản 28

2.2 Thực trạng sử dụng ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh 30

2.2.1 Tình hình thu hút ODA Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua 30

Trang 2

2.2.1.1.Thực trạng giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh 30

2.2.1.2.Thực trạng thu hút ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh 32

2.2.2.Tình hình sử dụng ODA của Nhật Bản qua một số dự án giao thông đường bộ trọng điểm tại thành phố Hồ Chí Minh 36

2.2.2.1 Dự án đại lộ Đông – Tây 36

2.2.2.2 Dự án đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây 41

2.3 Đánh giá quá trình sử dụng nguồn vốn ODA của Nhât Bản trong phát triển giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh 46

2.3.1.Những thành tựu đạt được 46

2.3.2.Những hạn chế tồn tại 48

2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế 49

2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan 49

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 50

CHƯƠNG 3 53

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN CHO LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 53

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 53

3.1 Định hướng phát triển giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 53

3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh 55

3.2.1 Giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác đấu thầu xây dựng 55

3.2.2 Giải quyết vấn đề về vốn đối ứng 57

3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư 58

3.2.4 Nâng cao tính chủ động, trách nhiệm và tăng cường năng lực của Ban quản lý dự án 59

3.2.5 Kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý và sử dụng ODA Nhật Bản 61

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

1 Bảng 2.1: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ

phát triển của Nhật Bản trong giai đoạn 1998 – 2009

19

2 Hình 2.1: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ

phát triển của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn

1992 – 2008

19

3 Hình 2.2: Cơ cấu vốn ODA được Nhật Bản cung cấp

cho Việt Nam từ 1993 – 2008

8 Bảng 2.6: Tóm tắt tình hình giải ngân qua các năm

của dự án Đại lộ Đông - Tây

33

10 Bảng 2.8: Kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn vay 36

11 Bảng 2.9: Tóm tắt tình hình giải ngân dự án đường

cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây tính đến

hết quý I/2011

37

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng phát triển Châu Á

DAC Uỷ ban phối hợp tài trợ phát triển

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPMB Giải phóng mặt bằng

GTVT Giao thông vận tải

IMF Qũy tiền tệ quốc tế

IBRD Ngân hàng tái thiết và phát triển

JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

KFW Ngân hàng tái thiết Đức

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những mục tiêu quan trọng mà các quốc gia đang phát triểntrong đó có Việt Nam đang theo đuổi là tăng trưởng kinh tế nhanh và bềnvững, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội như : Xóa đói giảm nghèo, tạocông ăn việc làm, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng trong đó có giaothông Nhưng có thể thấy khó khăn lớn nhất mà Việt Nam nói riêng và cácquốc gia đang phát triển nói chung gặp phải là thiếu vốn Bởi vậy cần cónhững nguồn vốn từ bên ngoài bù đắp phần nào sự thiếu hụt đó nhằm đáp ứngyêu cầu phát triển của một quốc gia Một trong những nguồn vốn quan trọng

và đã phát huy hiệu quả là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ).Đây là nguồn vốn có nhiều ưu điểm so với những nguồn vốn khác như : thờigian vay vốn và thời gian ân hạn dài, lãi suất thấp

Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nước, các tổ chứcquốc tế như UN, WB, IMF, ADB, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển Trong

đó Nhật Bản là đối tác đặc biệt quan trọng – là nhà tài trợ ODA song phươnglớn nhất cho Việt Nam Nguồn vốn ODA mà Nhật Bản cung cấp nhằm mụcđích giúp Việt Nam tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đấtnước Trong đó giao thông vận tải là lĩnh vực được Nhật Bản chú trọng vàquan tâm nhiều nhất, chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu ODA phần theo lĩnhvực ma Việt Nam nhận được từ Nhật Bản

Thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nướccũng như bạn bè quốc tế Là một thành phố trẻ, năng động cùng với sự pháttriển vượt bậc về kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi thu hút các nhàđầu tư nước ngoài Tuy nhiên hiện nay do quy mô dân số ngày càng tăngnhanh, mật độ dân số ngày càng cao đã gây sức ép lớn cho hệ thống giao

Trang 6

thông vận tải của thành phố, đặc biệt là giao thông đường bộ Bởi vậy việc

mở rộng và nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ hiện đại là tất yếu để đápứng nhu cầu đi lại của người dân nơi đây Tuy nhiên trong quá trình sử dụngvốn ODA đặc biệt là ODA của Nhât Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộtại thành phố Hồ Chí Minh còn gặp nhiều vướng mắc gây trở ngại cho việcthu hút và sử dụng nguồn vốn này Do đó cần phải nâng cao hiệu quả các dự

án sử dụng ODA của Nhật Bản

Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả sử dựng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh ”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : Là vấn đề sử dụng ODA của Nhật Bản, tậptrung phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản trong lĩnhvực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh

- Phạm vi nghiên cứu : Chuyên đề tập trung nghiên cứu hoạt động sửdụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực giao thông đường bộ tại thànhphố Hồ Chí Minh từ năm 1992 tới nay

Trang 7

4 Bố cục chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt thìchuyên đề gồm có 3 chương :

- Chương 1: Tổng quan về ODA và hiệu quả sử dụng vốn ODA

- Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản cho lĩnh vựcgiao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh

- Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA của NhậtBản cho lĩnh vực giao thông đường bộ tại thành phố Hồ Chí Minh

Sau đây là nội dung chi tiết các chương :

Trang 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ODA VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ODA 1.1 Tổng quan về ODA

1.1.1 Khái niệm về ODA

Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước Châu Âu, Châu Á,các nước thắngtrận cũng như các nước bại trận đều đứng trước cảnh đổ nát, hoang tàn, chỉ cóChâu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng là không sứt mẻ gì, mà ngược lạinhờ vào chiến tranh đã phất lên nhanh chóng Trước tình hình đó để cứu vớtcác đồng minh Tây Âu, đồng thời nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô vàcác nước Xã Hội Chủ Nghĩa ( XHCN ) mới hình thành, Mỹ đã triển khai “ Kếhoạch Marshall”, thông qua ngân hàng thế giới ( WB ), mà chủ yếu là Ngânhàng tái thiết và phát triển ( IBRD ) thực hiện viện trợ ồ ạt cho Tây Âu với têngọi là khoản “ Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA ( Official DevelopmentAssistance ) ’’ được ví là “ trận mưa dollar ” khổng lồ cho Châu Âu Để tiếpnhận viện trợ của kế hoạch Marshall, các nước Châu Âu đã đưa ra mộtchương trình phục hồi kinh tế có sự phối hợp và thành lập Tổ chức hợp tác vàphát triển kinh tế - OECD Trong khuôn khổ hợp tác và phát triển các nướcOECD đã lập ra nhiều ủy ban chuyên môn, trong đó có ủy ban phối hợp tàitrợ phát triển ( DAC ) nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển nâng cao hiệuquả kinh tế của họ

Trong ODA gồm có hai phần : Phần viện trợ không hoàn lại và phần vay

ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp

Từ năm 1960 trở đi, ODA được coi là khoản tài trợ quốc tế ưu đãi cho cácnước chậm và đang phát triển.Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau vềODA vì vậy có nhiều khái niệm khác nhau về ODA, cụ thể :

Trang 9

Theo ủy ban viện trợ phát triển, ODA là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chínhthức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với điều kiện ưu đãicủa các Chính phủ, các Tổ chức phi Chính phủ dành cho các nước đang vàkém phát triển.

Theo chương trình phát triển Liên hợp quốc ( UNDP ) ODA bao gồm cáckhoản cho không và các khoản cho vay Đó là các nguồn vốn do các bộ phậnchính thức cam kết ( nhà tài trợ chính thức ), nhằm mục đích cơ bản là pháttriển kinh tế và phúc lợi xã hội, và được cung cấp bằng điều khoản tài chính

ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất bằng 25%

Theo ngân hàng thế giới thì “ Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức là một bộphận của tài chính phát triển chính thức, trong đó các khoản vay cần đạt ítnhất 25% yếu tố cho không ”

Đứng dưới góc độ nước tiếp nhận ODA, ở Việt Nam theo Nghị định

131/2006/NĐ – CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ thì “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ ”.

1.1.2 Đặc điểm của ODA

ODA thực chất cũng là một khoản vay nhưng nó không hoàn toàn giốngvới các khoản vay khác bởi một số đặc điểm riêng biệt sau :

 ODA mang tính ưu đãi :

Đây là một đặc trưng quan trọng để phân biệt ODA với các khoản vaykhác Tính chất ưu đãi thể hiện ở chỗ :

- Ưu đãi về thời gian cho vay: ODA có thời gian cho vay dài, thời gian ânhạn lâu Thường thì thời gian cho vay của ODA từ 30 – 40 năm và thời gian

ân hạn từ 5 – 10 năm Điều này làm giảm áp lực trả nợ của khoản viện trợ

Trang 10

- Ưu đãi về nguồn vốn: ODA là khoản vay kết hợp giữa một phần cho vay

ưu đãi và một phần cho không Trong đó yếu tố cho không là phần mà nướcnhận tài trợ không có nghĩa vụ phải trả nợ Đây là một ưu đãi đặc biệt hỗ trợrất nhiều đối với các nước nhận viện trợ

- Ưu đãi về lãi suất vay: So với các khoản tín dụng thương mại khác thìODA có mức lãi suất thấp hơn nhiều, thường là 0 – 3% /năm

 ODA mang tính ràng buộc :

Ràng buộc có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp, bởi có thể khẳng định rằngkhông có sự cho không hoàn toàn, cho bao giờ cũng đi kèm với nhận Đối vớicác nước tài trợ, ODA được sử dụng như một công cụ gây sức ép chính trị,kinh tế hay vì mục tiêu khác Điều đó dẫn tới ODA có tính chất ràng buộc.Các nước viện trợ khi cung cấp ODA thường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụcủa mình vào nước tiếp nhận viện trợ Nước nhận viện trợ còn phải đáp ứngcác yêu cầu của bên cấp viện trợ như việc thay đổi chính sách đối ngoại,chính sách kinh tế, thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với mục đíchcủa bên tài trợ

Với đặc điểm này của ODA, khi nhận viện trợ các nước tiếp nhận cần cânnhắc kỹ lưỡng những điều kiện của nhà tài trợ, không vì giải quyết những lợiích trước mắt mà đánh mất quyền lợi lâu dài Đồng thời các nước viện trợ cầntôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nước tiếp nhậnnhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng đôi bên cùng có lợi

 ODA có khả năng gây nợ :

Hầu hết các khoản vay nói chung đều đi kèm với lãi suất, kể cả vay ưu đãi.Tuy ODA có mức ưu đãi nhưng vẫn có khả năng gây nợ, tuy mức nợ nầngiảm xuống song thời gian trả nợ dài dẫn tới có thể gây gánh nặng nợ trongtương lai Do nguồn vốn ODA được sử dụng trong lĩnh vực phi sản xuất vật

Trang 11

chất như phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển y tế, văn hóa, giáo dụcnên hiệu quả mà nó mang lại là gián tiếp, có tính chất hỗ trợ các ngành sảnxuất trong nước Trong khi đó nợ ODA tiếp tục dồn lại càng ngày càng làmtăng gánh nặng nợ của nước tiếp nhận viện trợ Do đó cần quản lý tốt khoảnvay này kết hợp với các nguồn vốn khác để tăng khả năng trả nợ.

1.1.3 Phân loại ODA

Có nhiều cách phân loại nguồn vốn ODA khác nhau căn cứ vào các tiêuthức khác nhau, cụ thể :

 Căn cứ vào tính chất tài trợ ODA gồm có:

- Viện trợ không hoàn lại : Nước tiếp nhận không có nghĩa vụ phải hoàntrả Loại ODA này chủ yếu dành cho các nước chậm và đang phát triển vớimục đích ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực không

có khả năng thanh toán vốn như : phục vụ xã hội, nghiên cứu chính sách

- Viện trợ có hoàn lại : Là các khoản vay ưu đãi Thường người ta phảitính được mức độ không hoàn lại (hoặc thành tố ưu đãi ) lớn hơn 25% vốnvay mới được coi là ODA ưu đãi

- Viện trợ hỗn hợp : Là khoản viện trợ gồm một phần cho không và mộtphần cho vay (có thể có ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố

ưu đãi phải trên 25%

 Căn cứ vào mục đích sử dụng ODA gồm có :

- ODA hỗ trợ cơ bản : Là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm

vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh

tế xã hội và bảo vệ môi trường Thường là các khoản vay ưu đãi

- ODA hỗ trợ kỹ thuật : Là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức,chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, xây dựng thể chế, nghiên cứu tiền

Trang 12

đầu tư các chương trình, dự án Thường là các khoản viện trợ không hoànlại.

 Căn cứ vào điều kiện để được nhận tài trợ :

- ODA không ràng buộc : Người nhận không phải chịu bất cứ ràng buộc nào

- ODA có ràng buộc : Người nhận phải chấp nhận một số điều kiện từ phíanhà tài trợ

+ Ràng buộc nguồn sử dụng : Chỉ mua sắm hàng hóa, thuê chuyêngia, thuê thầu theo chỉ định

+ Ràng buộc mục đích sử dụng : Chỉ được sử dụng cho một số mụcđích nhất định nào đó qua chương trình, dự án

- ODA hỗn hợp : Là khoản tài trợ mà một phần có ràng buộc, một phầnkhông chịu ràng buộc nào cả

 Căn cứ vào hình thức thực hiện các khoản đầu tư :

- ODA hỗ trợ dự án : Là hình thức chủ yếu của ODA nghĩa là ODA sẽđược xác định cho các dự án cụ thể Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật,viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi

- ODA hỗ trợ phi dự án : Không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như :Hỗtrợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ

- ODA hỗ trợ chương trình : Là khoản ODA dành cho một mục đích tổngquát nào đó trong một khoảng thời gian xác định

 Căn cứ vào người cung cấp tài trợ :

- ODA song phương : Là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho mộtChính phủ khác

Trang 13

- ODA đa phương : Là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợcho một Chính phủ Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phươngkhu vực.

- ODA của các tổ chức phi Chính phủ ( NGO ) như : Hội chữ thập đỏ quốc

tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, tổ chức Hòa bình xanh

1.1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến ODA

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ODA nhưng có các nhân tố chính sauđây:

Thứ nhất, Chính trị là một nhân tố có tác động mạnh mẽ tới ODA Nguồn

vốn ODA chịu ảnh hưởng bởi các quan hệ sẵn có của bên cấp viện trợ chonước nhận viện trợ bởi sự tương hợp về thể chế chính trị, bởi quan hệ địa dưgần gũi Bên cấp viện trợ và các nguồn vốn chính thức khác thường cấp việntrợ cho những người bạn về chính trị và đồng minh quân sự mà không cấpviện trợ cho những đối tượng mà họ cho là kẻ thù Đó chính là tính chất địa lý– chính trị được thể hiện rất rõ trong viện trợ

Thứ hai, Lợi ích kinh tế mà nước viện trợ nhận được từ nước tiếp nhận

ODA cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới ODA Các nước viện trợ nói chungđều muốn đạt được những ảnh hưởng về chính trị, đem lại lợi nhuận cho hànghóa và dịch vụ tư vấn trong nước Họ gắn quỹ viện trợ với việc mua hàng hóa

và dịch vụ của nước họ như là một biện pháp nhằm tăng cường khả năng làmchủ thị trường xuất khẩu và giảm bớt tác động của viện trợ đối với cán cânthanh toán Mặt khác nước nhận viện trợ còn phải chịu rủi ro của đồng tiềnviện trợ Nếu đồng tiền viện trợ tăng giá so với đồng tiền của các nước nhậnđược do xuất khẩu thì nước tiếp nhận sẽ phải trả thêm một khoản nợ bổ sung

do chênh lệch tỷ giá tại thời điểm vay và thời điểm trả nợ Theo tính toán củacác chuyên gia thì cho dù không đi kèm theo điều kiện ràng buộc nào thì việntrợ vẫn đem lại lợi ích thương mại cho quốc gia viện trợ

Trang 14

Thứ ba, ODA còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố xã hội ODA là một

phần GNP của quốc gia viện trợ nên rất nhạy cảm với các dư luận xã hội ởcác nước tài trợ Nhân dân các nước cấp viện trợ coi trọng tầm quan trọng của

cả số lượng và chất lượng của viện trợ, họ sẵn sàng ủng hộ việc viện trợ nếuviện trợ được sử dụng tốt Ví dụ tình hình Việt Nam sử dụng vốn ODA củaNhật Bản không hiệu quả ( tiêu cực PMU18) dẫn đến Nhật Bản đã quyết địnhdừng cung cấp ODA cho Việt Nam năm 2008 Ngược lại các nước nhận việntrợ có nguy cơ phụ thuộc viện trợ nước ngoài, gánh nặng nợ nần là một thực

tế khó tránh khỏi Do vậy, các nước nhận viện trợ cần thận trọng khi sử dụngODA

1.2 Hiệu quả sử dụng vốn ODA

1.2.1.Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn ODA

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA là những kết quả đạt được theo những mục tiêu, kế hoạch, chương trình đã vạch sẵn, trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA Chính vì vậy, khi sử dụng nguồn vốn ODA thường đi kèm với các

điều kiện ràng buộc nhất định như: Sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượngcủa dự án, các chỉ tiêu bằng nguồn vốn ODA phải được thực hiện cho cáchạng mục hợp lệ, thực hiên mua sắm theo quy chế mua sắm và đấu thầu củanhà tài trợ và các quy định của Chính phủ Việt Nam.Hiệu quả sử dụng nguồnvốn ODA thường được thể hiện thông qua quá trình thực hiện và những kếtquả đạt được ở các chương trình, dự án ODA

Một dự án ODA được coi là có hiệu quả nếu dự án hoàn thành mang lại lợiích cao với các chi phí bỏ ra thấp nhất mà nó vẫn đảm bảo được đầy đủ cáctiêu chuẩn về chất lượng Mục đích của việc đánh giá hiệu quả là nhằm xácđịnh tính phù hợp, việc hoàn thành các mục tiêu, hiệu quả phát triển, tác động

và tính bền vững của dự án Việc đánh giá nhằm cung cấp những thông tincần thiết và đáng tin cậy cho nước tiếp nhận ODA và nhà tài trợ nắm được để

Trang 15

từ đó có các quyết sách kịp thời và đưa ra các quyết định chính xác đối với dự

án đang thực hiện

1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA

Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA các nhà quản lý cũng như các cơquan liên quan cần nắm vững những tác nhân có thể ảnh hưởng đến hiệu quả

sử dụng vốn, từ đó kịp thời có những biện pháp để quản lý và sử dụng vốnODA một cách có hiệu quả nhất

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các dự án ODA thì cần thiết phải xâydựng các chỉ tiêu Các chỉ tiêu là thước đo đánh giá đầu vào, tiến trình thựchiện, đầu ra và tác động của dự án Khi được cung cấp đầy đủ các thông tin,các chỉ tiêu sẽ trở thành định hướng hữu ích hướng mọi hoạt động của dự ánđến các mục tiêu đặt ra Có thể nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn ODA thôngqua hai nhóm chỉ tiêu cơ bản: Nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu địnhlượng

Trang 16

thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn thì việc bố trí vốn đốiứng kịp thời cũng rất quan trọng.

- Tiến độ thực hiện dự án nhanh hay chậm: Một dự án ODA không thể coi

là có hiệu quả nếu dự án thi công chậm trễ làm kéo dài thời gian thực hiện dự

án Bởi lẽ nếu dự án kéo dài thì sẽ phát sinh thêm hàng loạt các chi phí khácnhư: chi phí QLDA, chi phí vật tư, chi phí nhân công tăng cao Do đónhiều dự án thi công chậm trễ thường xin bổ sung vốn gây tốn kém tiền của

- Tính phù hợp: Là mức độ phù hợp của việc đầu tư bằng nguồn vốn ODA đối

với những ưu tiên và chính sách của nhóm mục tiêu, bên tiếp nhận tài trợ và nhà tàitrợ

Việc đánh giá tính phù hợp sẽ cho thấy chương trình, dự án có phù hợp khi đượctriển khai tại khu vực, vùng đó hay không, có đáp ứng được nhu cầu của các cơquan thụ hưởng hay không, có đúng mục tiêu đặt ra hay không, từ đó có những điềuchỉnh cần thiết để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu ban đầu vàđáp ứng được nhu cầu đề ra

- Tính hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của một

chương trình, dự án

Đánh giá tính hiệu quả của dự án nhằm xem xét việc dự án có đạt được mục tiêunhư trong thiết kế, văn kiện ban đầu của dự án không? Việc đánh giá này được thựchiện trên cơ sở so sánh kết quả theo thiết kế, văn kiện với kết quả đạt được trên thực

tế Từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và những đề xuất tiếp theo (nếu có)

Trang 17

- Tính hiệu suất: Đánh giá tính hiệu suất sẽ cho thấy dự án thực hiện đạt được

kết quả như mục tiêu đề ra trên cơ sở tiết kiệm được nguồn lực đầu vào như thếnào? Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm và những sự lựa chọn thay thếcần thiết khi thực hiện những dự án tiếp theo trên cơ sở sử dụng và kết hợp các yếu

tố đầu vào hợp lý nhất

- Tính bền vững: Xem xét tính bền vững của dự án chính là xem xét những

hoạt động, hiệu quả, tác động của dự án có tiếp tục được duy trì khi dự án khôngcòn tồn tại hay không? Các bên tham gia dự án, chính phủ hay các tổ chức khác cótiếp tục duy trì các hoạt động của dự án một cách độc lập hay không?

1.2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA

Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA thànhhai nhóm nhân tố chính như sau:

1.2.3.1 Các nhân tố từ phía nhà tài trợ

 Mục tiêu chiến lược cung cấp ODA của nhà tài trợ: Trong từngthời kỳ, căn cứ vào mục tiêu chiến lược mà nhà tài trợ xác định tập trung vàokhu vực nào, quốc gia nào, theo phương thức nào Nếu mục tiêu chiến lượccung cấp ODA của nước tài trợ thay đổi thì nó sẽ ảnh hưởng đến quốc gia tiếpnhận về cả cơ cấu nguồn vốn ODA và cơ chế chính sách quản lý

 Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tài trợ: Các yếu tố như tăngtrưởng kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp hoặc nhữngthay đổi chính trị tại quốc gia tài trợ đều có tác động đến hoạt động hỗ trợphát triển chính thức cho các quốc gia khác Chẳng hạn, khi nền kinh tế củaquốc gia tài trợ gặp khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tăng thì có thểlàm cho mức cam kết ODA hàng năm của quốc gia này giảm

 Các chính sách, quy chế của nhà tài trợ: Mỗi nhà tài trợ đều cónhững chính sách và thủ tục riêng về xây dựng báo cáo nghiên cứu tiền khả

Trang 18

thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, thủ tục đấu thầu, mua sắm, giải ngân, cácđịnh mức, thủ tục rút vốn và chế độ báo cáo đòi hỏi các quốc gia tiếp nhậntài trợ phải tuân thủ khi thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODAcủa họ Nhìn chung, các thủ tục này thường không giống với các thủ tục quyđịnh tại quốc gia nhận tài trợ, vì vậy khiến các quốc gia tiếp nhận tài trợ gặpnhiều lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện, dẫn đến làm chậm tiến độthực hiện, giảm hiệu quả đầu tư.

 Bầu không khí quốc tế và sự phát triển các mối quan hệ kinh tế,chính trị giữa hai phía tài trợ và nhận tài trợ: Nếu bầu không khí và mối quan

hệ này mang tính tích cực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giữ vững và

mở rộng quy mô nguồn vốn ODA cũng như việc hài hoà thủ tục giữa hai bên

và ngược lại

 Công tác theo dõi, giám sát và đánh giá của nhà tài trợ: Việcthường xuyên tiến hành theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiệnchương trình, dự án của nhà tài trợ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn,vướng mắc sẽ tạo điều kiện cho đơn vị nhận tài trợ đẩy nhanh tiến độ thực thi,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

1.2.3.2 Các nhân tố từ phía nhận tài trợ

 Tình hình kinh tế, chính trị ở quốc gia tiếp nhận tài trợ: Thông thường,các nhà tài trợ ưu tiên cấp vốn cho các nước có tình hình kinh tế, chính trị tốt

và sử dụng vốn ODA có hiệu quả Thể chế chính trị ổn định và mức ổn địnhkinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, đặc biệt là các chínhsách tài khoá, mức độ mở cửa của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến quátrình thu hút và sử dụng vốn ODA

 Quy trình và thủ tục của quốc gia tiếp nhận tài trợ: Đây là nhân tố quantrọng nhất tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn ODA Đối với những

Trang 19

quốc gia có quy trình và thủ tục thông thoáng, thuận lợi thì các chương trình,

dự án ODA được triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi, đạt hiệu quảcao, nhờ đó sẽ làm tăng khả năng thu hút thêm nguồn vốn ODA trong tươnglai

 Năng lực tài chính của quốc gia tiếp nhận tài trợ: Đối với các chươngtrình, dự án ODA, để tiếp nhận được vốn ODA thì các nước tiếp nhận phải cótối thiểu 15% vốn đảm bảo trong nước làm vốn đối ứng Bên cạnh đó, nướctiếp nhận cũng phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư từ ngân sách cho công tácchuẩn bị

 Năng lực và đạo đức của cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA: Đâycũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn ODA.Các cán bộ quản lý và sử dụng vốn ODA phải có năng lực về đàm phán, kýkết dự án, triển khai thực hiện quản lý vốn, đồng thời phải có kiến thức vềpháp luật, kinh tế, kỹ thuật, ngoại ngữ vì trên thực tế, các chương trình, dự

án ODA vừa phải tuân thủ các quy định, luật pháp của nước tiếp nhận, vừaphải tuân thủ các quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ Bên cạnh đó, các cán

bộ này phải có phẩm chất đạo đức tốt Trên thực tế, hiện nay có nhiều cán bộvẫn còn chịu ảnh hưởng của tâm lý bao cấp, coi ODA là khoản tiền cho không

vì Chính phủ là người đứng ra vay nên Chính phủ sẽ là người trả nợ, vì vậythiếu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn này

 Sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành và sự thamgia rộng rãi của các bên liên quan và đối tượng hưởng lợi: Chỉ với sự cam kết

và chỉ đạo mạnh mẽ của chính quyền địa phương nơi thực hiện các chươngtrình, dự án ODA, cộng với sự tham gia rộng rãi của các cấp, các ngành vàcác đối tác liên quan thì các chương trình, dự án mới đi đúng hướng, đạt đượcmục tiêu đề ra và đảm bảo tính bền vững sau khi kết thúc

Trang 20

 Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát thực hiện của các cơ quan quản lý:Nhân tố này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành côngcủa chương trình, dự án ODA Việc theo dõi, kiểm tra và giám sát của các cơquan quản lý sẽ giúp kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc cũng nhưnhững tồn tại, hạn chế cần khắc phục để có những điều chỉnh cần thiết nhằmđảm bảo chương trình, dự án được thực hiện theo đúng mục tiêu, đúng tiến

độ, đảm bảo chất lượng và trong khuôn khổ các nguồn lực đã phân bổ Ngoài

ra, việc theo dõi, kiểm tra và giám sát còn giúp các cấp quản lý rút ra nhữngbài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụngcho các chương trình, dự án khác

1.3 Tác động của ODA và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với nước tiếp nhận

1.3.1.Tác động của ODA

Đối với các nước đang phát triển, khoản viện trợ ODA là nguồn tài chínhquan trọng, tuy vậy ODA mang lại cả những tác động tích cực và tác độngtiêu cực đối với nước tiếp nhận

Nhờ vào nguồn vốn ODA các nước tiếp nhận viện trợ được cung cấp một lượng vốn to lớn để phát triển đất nước Nhiều công trình hạ tầng như sân

bay, bến cảng, đường cao tốc, trường học, bệnh viện, trung tâm nghiên cứukhoa học mang tầm cỡ quốc gia được xây dựng bằng nguồn vốn ODA Thôngqua việc đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế pháttriển, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường đầu tư thuận lợi thu hútcác nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài Các nước tiếpnhận viện trợ nhờ vào nguồn vốn ODA còn có thể thực hiện được các mụctiêu kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo,…

Các nước tiếp nhận ODA có thể tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực thông qua nguồn vốn ODA Phát

Trang 21

triển nguồn nhân lực luôn được nhà tài trợ quan tâm để tiếp thu công nghệ, kĩxảo chuyên môn và trình độ quản lý tiên tiến từ các nước viện trợ Thông quachương trình hợp tác kĩ thuật các nước nhận viện trợ có thể được cung cấp tàiliệu, thiết bị, huấn luyện đào tạo,…Ngoài ra trong chương trình hợp tác, nướcviện trợ có thể cử đoàn khảo sát cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận việntrợ thông tin cần thiết từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp.

Nhờ vào nguồn vốn ODA các nước tiếp nhận viện trợ có thể điều chỉnh cơ cấu kinh tế Đối với các nước đang phát triển dân số tăng nhanh, cung cách

quản lý kém hiệu quả nên khó khăn về kinh tế là điều khó có thể tránh khỏi

Để giải quyết vấn đề này các quốc gia đang cố hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằngcách phối hợp với ngân hàng thế giới, các tổ chức quốc tế khác,…để tiến hànhchính sách điều chỉnh cơ cấu Chính sách mới sẽ khuyến khích nền kinh tếphát triển theo định hướng phát triển khu vực kinh tế tư nhân Nhưng để thựchiện chính sách này cần có một lượng vốn lớn mà các nước đang phát triểnkhông thể tự có bằng nguồn vốn trong nước Do vậy nguồn vốn ODA sẽ cóvai trò đắc lực trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế của các nước tiếp nhậnviện trợ

Bên cạnh những tác động tích cực, ODA cũng có không ít những hạn chế.

Hạn chế rõ nhất của ODA là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn nàyphải đáp ứng yêu cầu của bên cấp viện trợ Mức độ đáp ứng càng cao thì việntrợ tăng lên càng nhiều Tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọngđiểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc giatiếp nhận, làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn càng

rõ rệt Ngoài ra ODA còn kéo theo gánh nặng trả nợ bởi trong cơ cấu ODAphần viện trợ không hoàn lại chiếm một tỷ lệ không lớn Nó sẽ trở thành gánhnặng trả nợ đối với các quốc gia có hiệu quả sử dụng không cao

Trang 22

1.3.2.Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA đối với nước tiếp nhận

ODA là nguồn vốn quốc tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển củacác quốc gia đang phát triển ODA không phải là “quà” cho không vì vậynguồn vốn ODA nhất thiết phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả

Bất kể nhà viện trợ nào khi đầu tư vào một lĩnh vực, dự án đều mongmuốn tiền vốn của mình được sử dụng hiệu quả Vì vậy việc sử dụng nguồnvốn hiệu quả và quản lý tốt nguồn vốn của nước tiếp nhận viện trợ tác độngrất lớn tới quyết định viện trợ hay không viện trợ của các nước ODA cũng làphần vốn được trích ra từ một phần thuế của người dân nước viện trợ để trợgiúp các nước chậm phát triển Do đó người dân nước viện trợ luôn quan tâmxem Chính phủ sẽ sử dụng những đồng tiền thuế của họ ra sao Bởi vậy sửdụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả sẽ tạo lòng tin đối với nhà tài trợ,góp phần tăng cường thu hút ODA và FDI

Mục đích của việc vay vốn ODA là để phát triển đất nước về kinh tế, cơ sở

hạ tầng, chăm lo đời sống nhân dân,… Vì vậy một đồng vốn bỏ ra làm thếnào có thể thu được nhiều lợi ích nhất cho xã hội Sử dụng vốn ODA hiệu quảchính là việc phát huy tối đa mục đích sử dụng ODA Đó là cơ sở thúc đẩykinh tế phát triển, tạo nguồn thu lớn và ổn định cho Ngân sách Nhà nước.Điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng trả nợ của nước tiếp nhận vốnODA tránh các khoản nợ nần trong tương lai

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA còn giúp nước tiếp nhận tạo ranhững công trình, sản phẩm có chất lượng phục vụ nhu cầu phát triển của đấtnước trong dài hạn Những công trình đầu tư cơ sở hạ tầng thường có vốn đầu

tư lớn mà NSNN thì có hạn do đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ tạo lòngtin của nhà tài trợ đối với khả năng hấp thụ vốn của nước tiếp nhận Từ đógóp phần tăng cường thu hút ODA cho quốc gia

Trang 23

Nội dung chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về ODA và hiệuquả sử dụng vốn ODA Tiếp theo em xin trình bày sâu hơn về vốn ODA củaNhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh ởchương 2.

Trang 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA NHẬT BẢN CHO LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu về nhà tài trợ Nhật Bản và ODA Nhật Bản cho Việt Nam 2.1.1 Nhà tài trợ Nhật Bản và mối quan hệ với Việt Nam

Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiếnlớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường Năm 1995,ViệtNam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC,cuối năm

2006 Việt Nam gia nhập WTO Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy

và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.Việt Nam và Nhật Bản là hai nước đều nằm trong vùng “ khí hậu gió mùa”

có lịch sử phát triển hàng nghìn năm và cùng thuộc trong vùng nông nghiệptrồng lúa nước của châu Á, có nhiều điểm tương đồng về phong tục, tập quán,tín ngưỡng Kể từ khi Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới (1986) đến nay,quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trên tất

cả mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế và văn hoá

Về hợp tác phát triển thương mại, Nhật Bản luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam Các hoạt động xuất nhập khẩu đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam.Trong quan hệ song phương hai nước đã dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc về thuế năm 1999

Về hợp tác đầu tư ( FDI ), Nhật Bản là nước đứng thứ 3 có dự án đầu tư vào Việt Nam với khoảng 900 dự án được cấp phép đăng ký đạt 7.6 tỷ USD Tuy Nhật Bản đứng thứ 3 về vốn đăng ký tại Việt Nam nhưng lại là nước đứng đầu về vốn thực hiện Vì vậy đầu tư của Nhật Bản có nhiều đóng góp

Trang 25

trực tiếp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA ) , Nhật Bản chính thức tuyên bố nốilại ODA cho Việt Nam ngày 6/11/1992 Tổng vốn ODA mà Nhật Bản cam kết cho Việt Nam giai đoạn 1992 – 2010 đã lên tới 1.732 tỷ Yên Nhờ nguồn vốn ODA của Nhật Bản mà nhiều dự án của Việt Nam đã được triển khai và mang lại nhiều lợi ích cả về kinh tế và xã hội

Về hợp tác giao lưu văn hóa, hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt độnggiao lưu, trao đổi văn hóa giữa hai nước Việt – Nhật như các cuộc triển lãm được tổ chức tại Việt Nam và Nhật Bản để giới thiệu về đất nước con người, các sản phẩm truyền thống của mỗi nước

Thông qua hoạt động hợp tác của Việt Nam – Nhật Bản trên các phương diện làm cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên gắn bó khăng khít Từ đó thúc đẩy kinh tế giữa hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ

2.1.2 ODA của Nhật Bản cho Việt Nam

2.1.2.1.Tổng mức cam kết và giải ngân ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam giai đoạn 1998 – 2009

Kể từ khi nối lại viện trợ với Việt Nam vào năm 1992, Nhật Bản đã tíchcực hỗ trợ phát triển tài chính để góp phần khai thông mối quan hệ của ViệtNam với các tổ chức quốc tế Từ đó đến nay, mặc dù kinh tế Nhật Bản cònđang gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODAlớn nhất cho Việt Nam, chiếm 40% tổng nguồn ODA của các nước và các tổchức quốc tế cung cấp cho Việt Nam Tính đến nay, tổng số ODA của NhậtBản dành cho Việt Nam đã vượt qua con số 16 tỷ USD, trong đó trên 10% làviện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoản tín dụng ưu đãi với lãi suấtthấp và thời gian tài trợ dài Tại hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG)những năm vừa qua, Nhật Bản đều tiếp tục khẳng định vị trí vẫn là nhà tài trợđứng đầu ở Việt Nam

Trang 26

Nguồn vốn viện trợ phát triển của Nhật Bản cam kết và giải ngân cho ViệtNam giai đoạn 1998 – 2009 thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.1 : Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản

trong giai đoạn 1998 – 2009

( Nguồn : Cơ sở dữ liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư )

Hình 2.1: Tình hình cam kết và giải ngân viện trợ phát triển của Nhật Bản

dành cho Việt Nam giai đoạn 1992 – 2008 (Tỷ Yên)

( Nguồn : Cơ sở dữ liệu bộ Kế hoạch – Đầu tư )

Trang 27

2.1.2.2.Cơ cấu viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam

Theo số liệu từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tổng vốn ODA màNhật cung cấp cho Việt Nam từ năm 1993 - 2008 là 1.435,7 tỷ Yên (khoảng15,5 tỷ USD), trong đó vốn cho vay ưu đãi là 1.267,8 tỷ Yên, chiếm 89% tổngvốn ODA; viện trợ không hoàn lại là 90,9 tỷ Yên (6%); hợp tác kỹ thuật là76,1 tỷ Yên (5%)

Hình2.2: Cơ cấu vốn ODA được Nhật Bản

cung cấp cho Việt Nam từ 1993-2008

( Nguồn : Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam )

 Hỗ trợ kỹ thuật : Một số loại dự án hỗ trợ kỹ thuậttập trung vào chuyển giao công nghệ thông qua việc cử chuyên gia Nhật Bảncùng với việc cung cấp trang thiết bị thiết yếu; cử người Việt Nam sang đàotạo tại Nhật Bản

 Viện trợ không hoàn lại: Từ khi nối lại viện trợ pháttriển năm 1992 đến nay, Chính phủ Nhật Bản thực hiện nhiều loại hình viện

Trang 28

trợ không hoàn lại khác nhau cho Việt Nam như : Viện trợ không hoàn lạichung, hợp tác kỹ thuật dạng dự án, nghiên cứu phát triển, cử chuyên gia,viện trợ phi dự án với tổng trị giá hơn 1,2 tỷ USD.

 Tín dụng ưu đãi : Nhiều dự án sử dụng vốn vay ưu đãi của Nhật Bản

đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triểnkinh tế xã hội của đất nước

2.1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm khi nhận ODA của Nhật Bản

* Ưu điểm

- Chính sách cung cấp ODA của Nhật Bản phù hợp với những ưu tiên củaViệt Nam trong việc tập trung nguồn lực này cho các dự án thuộc cơ sở hạtầng xã hội Hiện nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam chất lượng còn đang kém

và thiếu vốn đầu tư, để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước thì tất yếuphải nâng cấp và xây mới các dự án cơ sở hạ tầng Nhưng thực tế cho thấynguồn vốn từ NSNN còn hạn hẹp do đó thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài, trong

đó có ODA từ Nhật Bản là chủ trương của Chính phủ

- Thông qua ODA Nhật Bản, Việt Nam có thể tiếp thu công nghệ, kỹ năng,quản lý hiện đại, kinh nghiệm nghiên cứu và xây dựng chính sách kinh tế, đàotạo nguồn nhân lực Nhật Bản thường cung cấp các công nghệ hiện đại củamình cho các dự án ODA mà Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam bởi thế các dự

án đó sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho đất nước Không những vậy, NhậtBản luôn quan tâm giúp đỡ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực bằng cách cửchuyên gia sang Việt Nam hoặc nhận đào tạo nhân lực Việt Nam tại NhậtBản

- ODA Nhật Bản cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, góp phần tạo ra môi trườngđầu tư thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Nhật Bản Nhờ sựgiúp đỡ của ODA Nhật Bản mà nhiều dự án trọng điểm đã đi vào sử dụng Kết

Trang 29

cấu hạ tầng phát triển sẽ giúp đầu tư thuận lợi, khả năng sinh lời của đồng vốn caohơn mà các nhà đầu tư luôn tìm kiếm những nơi mang lại lợi nhuận cao vì vậyODA Nhật Bản đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế ở Việt Nam.

* Nhược điểm

- Cơ cấu ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chưa cân xứng giữaphần viện trợ không hoàn lại và phần cho vay, có phần nặng về cho vay Việntrợ không hoàn lại của Nhật Bản dành cho Việt Nam chỉ dưới 10% do đó nếukhông có kế hoạch quản lý và sử dụng hiệu quả để tạo nguồn trả nợ thì sẽ làmgia tăng gánh nặng nợ nần quốc gia

- Quy định của Nhật Bản là cho vay bằng đồng Yên đối với tất cả cácnước Vay bằng đồng Yên là rất khó dự báo tỷ giá giữa đồng Yên và đô la Mỹtrong thời gian dài làm cho số tiền vay thực tế so với USD có thể giảm xuống

do vậy cần phải tính toán thật kỹ lưỡng

- Các hiệp định vay ODA Nhật Bản chỉ kí kết cho từng giai đoạn của côngtrình, điều kiện cho vay như lãi suất lại thay đổi Đây là một khó khăn choViệt Nam trong việc xác định chủ trương và tính toán hiệu quả đầu tư chotoàn bộ công trình

- Chính phủ Nhật Bản thường đưa ra các điều kiện ràng buộc đối với ViệtNam Ví dụ như năm 1999 Chính phủ Nhật Bản cùng WB, IMF đòi kiểm toán

100 doanh nghiệp Nhà nước của Việt Nam

- Giá cả thiết bị, vật tư, dịch vụ tư vấn và chuyên gia thường là của NhậtBản mà nhiều khi không phù hợp hoặc quá cao so với chi phí thực tế trên thịtrường lao động thế giới Chẳng hạn, dự án Đường sắt cao tốc Bắc - Nam màViệt Nam đang có chủ trương đầu tư (từ vốn ODA của Nhật Bản, WB và

Trang 30

gấp đôi đường sắt cao tốc Bắc Kinh - Thượng Hải chỉ có 17 triệu USD/km).Điều này hạn chế việc tiếp nhận viện trợ của phía Việt Nam, đặc biệt các dự

án ODA không hoàn lại (đấu thầu hạn chế giữa các công ty Nhật Bản )

2.2 Thực trạng sử dụng ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1 Tình hình thu hút ODA Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường

bộ Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua

2.2.1.1.Thực trạng giao thông đường bộ của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng làtrung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam TPHCM ngàynay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01 km² TPHCM hiện

có 3.400 con đường với tổng diện tích mặt đường khoảng 25 triệu m2 và tổngchiều dài khoảng 3670 km, trong đó 2/3 (16 triệu m2) là để cho việc dừng đỗ

xe máy và ô tô, 9 triệu m2 còn lại là dành cho gần 5 triệu xe cơ giới lưuthông, chưa kể 2 triệu xe đạp, xe 3 - 4 bánh tự chế Diện tích bến - bãi đỗ xechiếm khoảng 0.1% diện tích nội đô, chưa đạt 10% so với yêu cầu Theo sốliệu thống kê gần đây nhất, mật độ diện tích đường giao thông so với tổngdiện tích của TPHCM chỉ mới đạt 2.01%, mật độ diện tích đường trên đầungười là 1,48m2/người Trong khi đó theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến, đểđáp ứng nhu cầu giao thông thông suốt mật độ diện tích đường so với diệntích chung phải đạt từ 10-20%, chỉ số mật độ diện tích đường trên đầu ngườiphải đạt từ 6-10 m2/người Với số liệu trên cho thấy quỹ đất dành cho giaothông quá thấp Giao thông tĩnh không tăng trong khi phương tiện giao thông

cơ giới đường bộ tăng nhanh đột biến

Đường bộ ở trung tâm thành phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng mặtđường chưa cao Thành phố lại còn quá nhiều tuyến đường chật hẹp, bị chia

Trang 31

cắt thành nhiều cụm, đã góp phần vào thực trạng kẹt xe triền miên Mặtđường cho giao thông hằng năm chỉ thêm 1-2% nhưng lượng xe tăng 10-12%nên phát triển thành phố đang dần trở nên không cân đối

Hiện nay đường bộ gần như là phương thức duy nhất để giải quyết nhu cầugiao thông đô thị Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới85,6% vận tải hành khách Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân sốnhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ khiến thành phố luôn phảiđối mặt với vấn đề ùn tắc Tại các huyện ngoại thành, hệ thống đường vẫnphần nhiều là đường đất đá Trong khi đó, hệ thống đường trải nhựa còn lạicũng trở nên quá tải, cần sửa chữa Trung bình mỗi năm TP HCM cần khoảng

1 tỷ USD để thực hiện đúng theo quy hoạch về giao thông Hiện nay thànhphố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhucầu đi lại Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp

Giao thông đang là một trong những thách thức lớn nhất đối với TPHCM,thành phố cần phải nhanh chóng cải thiện tình trạng tắc đường triền miên vàtăng cường hạ tầng giao thông Hơn thế, cơ sở hạ tầng cho giao thông là "chìakhóa" chính cho TP HCM phát triển bền vững nên phải tập trung hút vốn đầu

tư Ách tắc giao thông đang kiềm hãm tốc độ phát triển kinh tế của thành phố,nhưng hiện ngân sách không thể nào đáp ứng nổi cho các dự án hạ tầng cơ sởnên việc kêu gọi đầu tư là một sự cấp bách Thời gian qua mặc dù đã nhậnđược nhiều sự quan tâm đầu tư của Chính phủ cũng như của các nhà tài trợnhưng mạng lưới giao thông đường bộ của TPHCM vẫn tồn tại nhiều hạn chế.Hiện tại có nhiều con đường vừa hoàn thành đưa vào sử dụng trong thời gianngắn đã xuống cấp và hư hỏng, tình trạng ùn tắc cục bộ vẫn thường xuyên xảy

ra ở những tuyến đường nội đô, tai nạn giao thông đang có xu hướng ngàycàng tăng Điều này tạo nên hình ảnh chưa đẹp về TPHCM trong mắt các

Trang 32

cầu đi lại của người dân thì Chính phủ và Uỷ ban nhân dân TPHCM cần cónhững biện pháp cụ thể, tích cực hơn nữa để thu hút nguồn vốn ODA từ cácnhà tài trợ, đặc biệt là ODA của Nhật Bản và sử dụng có hiệu quả nguồn vốnnày.

2.2.1.2.Thực trạng thu hút ODA của Nhật Bản cho lĩnh vực giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu về thuhút FDI lẫn vốn ODA của Nhật Bản Tính đến tháng 8 năm 2010, trên địa bànthành phố có gần 400 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,015 tỷ USD, riêngtrong tám tháng đầu năm 2010 có 20 dự án với tổng vốn hơn 80 triệu USD

TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước ta vì vậy hệ thống giao thôngđường bộ phát triển là yếu tố quan trọng đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và đápứng nhu cầu đi lại của người dân Nhưng hiện nay mạng lưới đường bộ vẫnchưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nênChính phủ và các nhà tài trợ ưu tiên ODA để phát triển giao thông đường bộ.Trong đó Nhật Bản luôn là nhà tài trợ lớn nhất

Bảng 2.2: Cơ cấu ODA Nhật Bản phân theo lĩnh vực cho TPHCM ( 1993 - nay)

Trang 33

Thời gian qua TPHCM sử dụng ODA Nhật Bản chủ yếu cho lĩnh vực giao thông vận tải (GTVT ) Lĩnh vực GTVT thu hút được nhiều ODA nhất với 2876,52 triệu USD, trong đó giao thông đường bộ chiếm xấp xỉ 40% (tương đương 1150 triệu USD) Đứng thứ hai là lĩnh vực cấp thoát nước với 1739,88 triệu USD, tiếp theo là lĩnh vực y tế - văn hóa – giáo dục với 927,09 triệu USD; với 463,55 triệu USD lĩnh vực môi trường đứng thứ tư, còn lại là lĩnh vực khác với 342,89 triệu USD.

Hình 2.3 Cơ cấu ODA Nhật Bản phân theo lĩnh vực cho TPHCM ( 1993 -

Cấp thoát nước, 27.4 %

Khác, 5.4 %

Giao thông vận tải Cấp thoát nước Y tế - Văn hóa – Giáo dục Môi trường Khác

( Nguồn : Vụ kinh tế - sở Kế hoạch Đầu tư – TPHCM )

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w