1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Rèn học sinh yếu lớp 2

28 5,2K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 215 KB

Nội dung

Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáoviên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh và hạ thấp dần

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

"RÈN HỌC SINH YẾU LỚP 2"

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vấn đề học sinh yếu hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắcphục tình trạng này Để đưa nền giáo dục nước nhà phát triển toàn diện thì người giáoviên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tínhtích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu Vấn đề nêu trên cũng là khó khănvới không ít giáo viên Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựngtrong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp chohọc sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức

Thật vậy, tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục nhưng mỗi họcsinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và

sự quan tâm chăm sóc ở gia đình là khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau,môi trường giáo dục khác nhau mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo thì năng lựchọc tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau Từ đó, dẫnđến có học sinh yếu, kém Vậy chúng ta phải rèn luyện các em học sinh này như thế nào?

Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phụ đạo học sinh yếu không chỉ là tráchnhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy Mặc khác, nếu quan tâm đến việcphụ đạo học sinh yếu thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp, công tác duy trì sĩ sốmới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác phổ cập giáo dục tiểu học ởđịa phương

Với những lí do trên, ngay đầu năm học, từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảngdạy, bản thân luôn chú ý, quan tâm đến việc chỉ đạo, tư vấn các đơn vị trường chú trọnggiúp đỡ học sinh yếu Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy

Trang 3

những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài: “Một số kỹ năng phụ đạo học sinh yếu lớp 2” đểtiếp tục áp dụng vào thực tế học sinh khối 2 trường Tiểu học số 2 Pa Vệ Sử nói riêng vàhọc sinh toàn huyện nói chung.

II PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Qua những năm trực tiếp giảng dạy, bản thân cũng nắm bắt và thấu hiểu được tâm lílứa tuổi học sinh tiểu học Nếu các em được sống trong sự yêu thương, chăm sóc, quantâm của gia đình, thầy cô và có một môi trường học tập tốt thì các em sẽ ham thích, say

mê và nỗ lực trong học tập Điều này có tác động rất lớn đến các em là học sinh yếu, giúpcác em tự tin hơn trong việc học của mình Việc phụ đạo học sinh yếu hay nói khác hơn,

để nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, gia đình mà làcủa toàn xã hội Vì vậy, đây là động lực để những ai đang làm công việc “trồng người”luôn cố gắng tìm ra được những tồn tại và nguyên nhân làm cho chất lượng phụ đạo họcsinh yếu chưa đạt hiệu quả cao Và từ đó sẽ có những biện pháp khắc phục phù hợp

- Nhằm giúp đỡ các em học sinh yếu, kém vươn lên trong học tập; nâng cao chấtlượng dạy, học; hạn chế tối thiểu tỉ lệ học sinh yếu, kém Đồng thời cũng để trang bị chogiáo viên kiến thức sau này áp dụng trong quá trình giảng dạy; hy vọng qua đề tài này sẽ

Trang 4

nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ phía các cấp lãnh đạo cũng như giáo viên trong vàngoài trường.

IV ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Nghiên cứu lí luận

Hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về dạy - học đối tượng học sinh yếu lớp 2

2 Nghiên cứu thực nghiệm

Tìm hiểu thực trạng dạy - học đối tượng học sinh yếu lớp 2; áp dụng một số kỹnăng trong quá trình dạy học và rèn kĩ năng đối với học sinh yếu ở hai môn Toán vàTiếng Việt tạo công cụ vững chắc cho trẻ học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn, dự giờ rút kinh nghiệm và tổ chứccho giáo viên giao lưu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài trường

Trang 5

- Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp về thực hiện đổi mới phươngpháp dạy học, đánh giá đúng chất lượng dạy của giáo viên.

- Đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh

1.Đội ngũ giáo viên:

Cần từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên: trang bị giáo viên những kiến thức vềđổi mới phương pháp dạy học cụ thể qua các chuyên đề, các loại bài học, các hình thức tổchức dạy học Đổi mới sinh hoạt chuyên môn hàng tuần ở từng khối lớp, ở tổ chuyênmôn

2.Cơ sở vật chất:

Trang bị đầy đủ sách khoa, đồ dùng học tập cho cho học sinh, tăng cường sáchhướng dẫn giảng dạy, thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo viên

Trở về với mỗi giáo viên, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang thu hút

và tác động đến từng cá nhân Mỗi tiết dạy để đảm bảo sự thành công, việc đổi mớiphương pháp dạy học ở tiểu học đang được quan tâm hàng đầu Tuy nhiên, cần lựa chọnsao cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh

Với nhu cầu của một xã hội hoá GD đòi hỏi ngành GD phải đổi mớiphương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâusắc, biết tự giác chủ động sáng tạo trong công việc Nhìn lại việchọc của con em ở địa phương, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiềuhạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn

Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên khôngham học Là một người đứng trong ngành nghề dạy học tôi luôn băn khoăn

Trang 6

là làm thế nào để phát huy tính tích cực , chủ động, tự giác của họcsinh trong học tập Đây là một vấn đề nóng bỏng cần phải thực hiệnnhanh và đúng cách để những thế hệ do chúng ta đào tạo là những ngườilàm chủ tương lai, đất nước, biết xây dựng quê hương và đưa trình độ hiểu biết của toàndân đi lên Đặc biệt là giáo dục ở các vùng miền núi.

Qua đổi mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các em học sinh,dân tộc thiểu số mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánh giáviệc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập của các bạnkhác Từ đó các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấuthi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn

II THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

1 Thuận lợi:

Cơ sở vật chất ngày càng được ổn định; các chế độ cho học sinh nghèo theo QĐ

112, chế độ cho học sinh bán trú dân nuôi được đảm bảo kịp thời, đội ngũ cán bộ quản lý

và giáo viên phần đa trẻ khoẻ, nhiệt tình năng nổ, có tâm huyết và trách nhiệm với nhiệm

vụ được phân công

2 Khó khăn:

2 1 Thực tế về địa bàn:

- Trường Tiểu học số 2 Pa Vệ Sử thuộc xã Pa Vệ Sử là một xã dân cư là 100% dântộc La Hủ còn nhiều khó khăn về mặt kinh tế, nên ảnh hưởng lớn đến việc học của họcsinh từ đó gây khó khăn trong việc thực hiện dạy và học của nhà trường

Trang 7

- Phần lớn kinh tế gia đình học sinh còn nhiều khó khăn, tỷ lệ học sinh thuộc hộnghèo toàn xã còn nhiều

2.2 Thực tế về phụ huynh học sinh (PHHS):

- Do tình hình khó khăn như nêu ở trên, nên phụ huynh học sinh phần lớn khôngquan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho nhà trường và thầy cô giáo (cónhiều phụ huynh đã được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm mời nhiều lần đến để traođổi, bàn bạc về việc học tập của con em mình nhưng vẫn không đến) Do đó, hầu hết các

em học sinh của xã thường không có ý thức trong học tập thậm chí các em không hề xembài hay học bài ở nhà Mà như ta đã biết, học sinh học tốt hay không còn phụ thuộc vàobản thân của các em có tự giác trong học tập hay không?, giáo viên có nắm được đặcđiểm tâm sinh lí của học sinh hay không?, trong quá trình giảng dạy giáo viên có đề racác biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí đối tượng họcsinh hay không? Đó là vấn đề mà nhiều giáo viên trong ngành gặp rất nhiều khó khăntrong trong công tác giảng dạy cho đối tượng học sinh này

2.3 Thực tế về học sinh:

- 100% số học sinh là học sinh dân tộc La Hủ, vì vậy các em đến trường, học

tập bằng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thứ 2 Các em học tiếng Việt - một ngôn ngữmới và học bằng công cụ mới So với học sinh dân tộc Kinh, học sinh dân tộc thiểu số sửdụng tiếng Việt- ngôn ngữ học tập một cách khó khăn vì:

- Học sinh học ngôn ngữ thứ hai nói chung bằng tư duy giao tiếp, thông qua việctiếp cận - từ việc hiểu ngôn ngữ có chủ định (qua bài học) đến việc vận dụng nó trongsinh hoạt hằng ngày, do đó học sinh thường không tự tin nên dẫn đến học lực yếu

- Hầu hết việc học bài ở nhà của học sinh hình như không có nếu có thì cũng chỉ học

qua loa cho xong

Trang 8

- Trong một lớp học tỉ lệ học sinh yếu, kém chiếm khá đông, dẫn đến tiến trình họctập chậm rãi.

- Tính tự quản, tự giác của học sinh trong học tập còn rất nhiều hạn chế chưa nhậnthức đúng đắn về động cơ và mục đích học tập, các em còn ham chơi, lười học

 Xuất phát từ tình hình khó khăn thực tế như đã nêu ở trên dẫn đến có nhiều họcsinh yếu, kém trong một lớp học

2.4 Khảo sát chất lượng đầu năm học:

SL % SL % SL % SL % Tiếng Việt44 0 0% 4 9,09% 12 27,2% 28 63,71%

- Lười biếng, chán học

Trang 9

- Hoàn cảnh gia đình khó khăn

- Cha mẹ không quan tâm

- Xa điểm trường, đi lại khó khăn

- Mất cha (mẹ)

- Nhiều nguyên nhân khác…

3.2 phía giáo viên:

Nguyên nhân học sinh học yếu không phải hoàn toàn là ở học sinh mà một phầnảnh hưởng không nhỏ là ở người giáo viên Thầy hay thì mới có trò giỏi Ngày nay, để cóthể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tậpnâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên, ở đây không phải giáo viên nào cótrình độ học vấn cao, tốt nghiệp giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà quan trọng giáo viên phảibiết lựa chọn phương pháp dạy học nào là phù hợp với từng đối tượng học sinh và vớitừng nội dung kiến thức

Qua quá trình công tác bản thân nhận thấy, vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên chưachú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu Chưa tìm tòi nhiềuphương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh Chưa thật sựquan tâm tìm hiểu đến hoàn cảnh gia đình của từng học sinh

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh học yếu mà bản thânnhận thấy trong quá trình làm công tác chuyên môn Qua việc phân tích những nguyênnhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp, kỹ năng để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu.Trong phạm vi của bài viết, tôi chỉ đề cập đến biện pháp giúp đỡ học sinh yếu ở hai môncông cụ: Toán và Tiếng Việt và công tác chủ nhiệm

III CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Trang 10

1 Những biện pháp chung

1.1 Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện:

Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao.Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toànnơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bảnthân mình

Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không đánhmắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáoviên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình

Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực

Ví dụ như giáo viên nên thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà

em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em Hoặc có thể dùng các phiếu

thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “Bông hoa điểm

tốt”, “Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”…

1.2 Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh

Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu đúng với những đặc điểm vốn

có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng củatừng em Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khoẻ kém, khả năng tiếp thubài, lười học, thiếu tự tin, nhút nhát, vốn từ tiếng Việt hạn chế…

Trong thực tế người ta nhận thấy có bao nhiêu cá thể thì sẽ có chừng ấy phong cáchnhận thức Vì vậy hiểu biết về phong cách nhận thức là để hiểu sự đa dạng của các chứcnăng trí tuệ giúp cho việc tổ chức các hoạt động sư phạm thông qua đặc trưng này

Trang 11

Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằmtạo điều kiện cho các em học sinh yếu được củng cố và luyện tập phù hợp Ví dụ khi họcbài: Bảng chia 3 (Toán–lớp 2 ), đối với các em học sinh yếu thì các em chỉ cần nắm mụctiêu thứ nhất: “Học sinh thuộc bảng chia 3 và biết vận dụng bảng chia 3 để tính nhẩmđúng” là đạt yêu cầu rồi.

Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động, dành cho đốitượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các em đượctham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mìnhtrong tập thể Yêu cầu luyện tập của một tiết là 4 bài tập, các em này có thể hoàn thành 1,

2 hoặc 3 bài tuỳ theo khả năng của các em

Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức phụ đạo cho những học sinh yếu khi các biệnpháp giúp đỡ trên lớp chưa mang lại hiệu quả cao Có thể tổ chức phụ đạo từ 1 đến 2 buổitrong một tuần Tuy nhiên, việc tổ chức phụ đạo phải kết hợp với hình thức vui chơi,hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải,nặng nề

1.3 Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thútrong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên Trong mỗi tiết dạy giáo viênnên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quantrọng của môn học trong thực tiễn Từ đây, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìmtòi trong việc chiếm lĩnh tri thức

Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình

và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồngghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm

Trang 12

cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học Đồng thời, giáo viên phối hợp với giađình giáo dục ý thức học tập của học sinh Do Bản thân giáo viên cần phân tích để cácbậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức Nhận được sự quan tâm của gia đình,thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.

1.4 Kèm cặp học sinh yếu:

Ngay từ đầu năm giáo viên phải khảo sát chất lượng để biết số lượng học sinh yếu

là bao nhiêu để có kế hoạch phụ đạo Như lớp 2 điểm trường Thò ma, Seo Thèn B, SínChải A, sau khi thi khảo sát chất lượng đầu năm thì có 100% học sinh yếu và lên kếhoạch phụ đạo cho các em

Lập danh sách học sinh yếu (theo mẫu dưới đây) và chú ý quan tâm đặc biệt đến

những học sinh này trong mỗi tiết dạy như thường xuyên gọi các em đó lên trả lời câuhỏi, khen ngợi các em đó khi các em trả lời đúng,…

DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP 2

STT

Họ và tên

Tiếng Việt Toán

Con ông (bà)

Điểm bản

Đọcyếu

Viếtyếu

Khôngbiếttính

Tínhyếu

Trang 13

2 Những biện pháp để giảm dần số lượng học sinh học yếu môn Toán.

2.1 Với đối tượng loại 1:

Vì kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp ngay được trongmột thời gian ngắn Giáo viên phải đặt quyết tâm trong suốt cả năm học, đặc biệt là học

kì I để giúp nhóm học sinh loại này lấp dần các lỗ hổng kiến thức Đối với những họcsinh này phải có thêm thời gian học dưới sự hướng dẫn lại tỉ mỉ những kiến thức cơ bản,trọng tâm theo một hệ thống riêng và yếu tố dẫn đến thành công là nắm chắc, luyện kĩ.Trong các buổi học trên lớp thường được kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấmbài song song trong tiết luyện tập, thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các em đượcđiểm cao hơn Do đó các học sinh này có nhiều tiến bộ; cụ thể là: thích học toán, hayxung phong lên bảng…

2.2 Với đối tượng loại 2:

Vấn đề cơ bản là giúp các em lấy lại lòng tự tin, phát huy được những tố chất cơ bảnđang tiềm ẩn trong mỗi em trong việc học tập môn Toán Phương pháp trực quan, hệthống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các cách giải khác nhau cùng với các câu hỏi vừasức, các bài toán vui, các bài toán gắn với thực tế chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề

2.3 Với đối tượng loại 3:

Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng, mỗi khi làm bàikiểm tra tại lớp thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại bài làm Cô giáo nhắc nhở

Trang 14

thì xem lại qua loa cho xong chuyện Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáotrước khi đến lớp Tóm lại, đối với diện học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụhuynh nhằm quản lý việc học ở nhà và việc kiểm tra nhắc nhở thường xuyên ở lớp đểtừng bước đưa các em vào nền nếp học tập.

2.4 Với đối tượng loại 4:

Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm Giáo viên bố trí thời gian kèm cặp,lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháp học toán cho các em Luôn khích

lệ động viên để các em không bị mặc cảm, tự ti mà tự tin vào bản thân mình để từ đóvươn lên trong học tập Với các em này, cô giáo phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ Cô làchỗ dựa tinh thần và tình cảm của các em Sự tiến bộ của các em chính là phần thưởng vôgiá đối với người giáo viên chủ nhiệm

Riêng những học sinh phát triển thể chất bình thường nhưng năng lực tư duy yếu thìgiáo viên phải mất rất nhiều thời gian kèm cặp các em mới đạt được mức trung bình

3 Tìm hiểu những hạn chế của học sinh trong bộ môn Tiếng Việt và biện pháp khắc phục:

+ Tập đọc: Dù là học sinh lớp 2, nhưng trong khối còn một số em đọc rất yếu Như

em Phùng Lỳ Phơ, em Lý Go Xá Nguyên nhân đọc yếu ở các em là ngắt nghỉ hơi chưađúng dấu câu, cụm từ, không phân biệt được các dấu câu (em Xá), ví dụ: đọc tiếng

“buông” thành “buôn”, “bão” thành “báo”… chưa đạt được tốc độ đọc của học sinh lớp

2, với những từ có vần khó thì phải đánh vần thật lâu, tùy tiện lượt bớt hoặc thêm từ vàokhi đọc Bên cạnh đó, khả năng đọc trôi chảy, đọc hiểu và cảm thụ một văn bản còn hạnchế

+ Chính tả: Đọc đúng là cơ sở, nền tảng của viết đúng Vì vậy, các em đọc yếu

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w