Rèn kỹ năng đọc : Đọc thành tiếng to, rõ ràng , mạch lạc , phát âm đúng , ngắt nghỉ hơi hợp lý , cường độ đọc vừa phải khoảng 50 tiếng phút . Biết đọc thầm bằng mắt để nắm được nội dung của câu, đoạn của bài đọc . Biết nghe và nắm được cách đọc đúng, hiểu câu hỏi của thầy cô . Biết trao đổi với bạn trong nhóm học tập về bài học .
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Độc lập -Tự do - hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: RÈN KỸ NĂNG ĐỌC QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU LỚ 3 Họ và tên : Hoàng Thị Sáo Sinh ngày Ngày 27 thàng 12 năm 1964 Quê quán :Xã xuân giang – Quang Bình – Hà Giang Trình độ chuyên môn :Đại học – Tiểu học Đơn vị công tác :Trường Tiểu học Nguyễn Trãi – Thị trấn Việt Quang – huyện Bắc Quang – Hà Giang CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI RÈN KỸ NĂNG ĐỌC QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU- LỚP 3 I . MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn tiếng việt lớp 3 ở bậc tiểu học.Giúp giáo viên áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy bộ môn tiếng việt ,giữ đúng vai trò là người thiết kế , chỉ đạo các hoạt động học tập của học sinh , hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đạt được mục tiêu của mỗi bài học đề ra . - Giúp học sinh phát huy tính tích cực ,tự giác ,chủ động tìm tòi , khám phá nội dung bài học ; học sinh hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tiếng việt với chính bản thân , với đời sống của gia đình , với sự phát triển của xã hội và đất nước . - Gíup học sinh có kỹ năng đọc diễn cảm , vận dụng thực hành nội dung kiến thức môn tiếng việt vào thực tế cuộc sống của bản thân và gia đình , biết thực hiện nếp sống có văn hoá , phát âm đúng trong khi đọc bài . 1. Rèn kỹ năng đọc : - Đọc thành tiếng to, rõ ràng , mạch lạc , phát âm đúng , ngắt nghỉ hơi hợp lý , cường độ đọc vừa phải khoảng 50 tiếng/ phút . - Biết đọc thầm bằng mắt để nắm được nội dung của câu, đoạn của bài đọc . - Biết nghe và nắm được cách đọc đúng, hiểu câu hỏi của thầy cô . - Biết trao đổi với bạn trong nhóm học tập về bài học . 2. Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu . - Làm giàu vốn từ , vốn diễn đạt cho học sinh, bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống , hình thành một kỹ năng phục cho đời sống và học tập của các em . - Bồi dưỡng, cho học sinh đọc yếu về tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng, tình yêu cái đẹp , cái thiện và cách ứng xử trong cuộc sống . II. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 1. Về lý luận:-Trong tình hình thực tế hiện nay,trẻ em ngay từ ngày đầu tiên đi học đã được các thầy cô dạy cho kỹ năng : nói - đọc - viết Điều đó giúp các em bước đầu có kỹ năng giao tiếp tốt hơn với mọi người. - Kỹ năng nói- đọc- viết, giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3. - Hơn nữa trong quá trình học ở tất cả các môn các em cần phải đọc nhiều, nhưng đọc cần phải hiểu rõ nội dung các văn bản trong chương trình. Như vậy các em cần phải có kỹ năng đọc rành mạch, rõ ràng (tức là kỹ năng hiểu ) nội dung bài đọc . - Để làm nền tảng cho việc học tập các môn học ở những lớp học trên các em cần phải có kiến thức. Do đó nhiệm vụ dạy các em đọc yếu ở lớp 3 là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên tiểu học bởi vì: “Không có thầy dạy tốt thì không thể có trò học tốt được” 2. Về thực tiễn: Qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy học sinh miền núi nói chung, ở huyện Bắc Quang nói riêng có nhiều học sinh là dân tộc thiểu số , các em còn học yếu môn tiếng việt. Trong đó nổi cộm nhất là phân môn Tập Đọc . Đa số các em là con em các dân tộc thiểu số. Nên trong quá trình tập đọc các em còn phát âm sai rất nhiều về dấu. Ví dụ : Dấu ngã đọc thành ngá Các em phát âm sai do chịu ảnh hưởng về vùng miền. Ví dụ: l đọc thành n , tr đọc thành ch Đặc biệt hơn các em còn đọc ê , a ngắc ngứ , có em đọc nhanh liến thoắng, có em lại đọc lí nhí và không biết đọc ngăt nghỉ hơi đúng sau dấu câu . Chính vì kỹ năng đọc của các em còn yếu, dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Qua khảo sát chất lượng đầu năm của lớp tôi với phân môn tập đọc là: Tổng số học sinh 29 em trong đó : + Biết đọc to , rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng chiếm:25 % + Đọc sai ê, a ngắc ngứ phát âm chưa chuẩn chiếm : 20 % + Chỉ có 35% đọc ở mức trung bình . + 20 % chưa nắm được nội dung bài . - Dựa vào thực tế của lớp mình tôi nhận thấy các em còn học rất yếu về môn tập đọc , kéo theo các môn học khác các em cũng không thể học tốt được. Chính vì lẽ đó ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu kỹ chương trình mục tiêu cần đạt được đối với môn học để có hướng và biện pháp phù hợp trong giảng dạy phân môn tập đọc nhằm nâng cao hiệu quả nhất . Đó chính là lý do để tôi chọn đề tài này III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI, PHẠM VI ĐỀ TÀI, THỜI GIAN THỰC HIỆN : *.Nội dung đề tài: Với việc nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh yếu qua phân môn tập đọc , để việc rèn luyện đạt kết quả cao tôi đã đi sâu vào nghiên cứu nội đung cần thực hiện cụ thể là: Rèn kỹ năng đọc: Hướng dẫn các em phát âm đúng , rõ ràng , rành mạch . Rèn cách phát âm cho học sinh dân tộc , học sinh hay phát âm sai , do ảnh hưởng của vùng miền . Rèn đọc từng câu , từng đoạn và cả bài . Rèn cho các em đọc theo vai , biết đóng kịch , luyện đọc trong nhóm bổ xung cho nhau . Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu : Dựa vào câu hỏi sau mỗi bài học trong sách giáo khoa và các câu hỏi gợi mở của giáo viên giúp các em hiểu bài dễ hơn. Qua việc học sinh tự tìm hiểu ở nhà trước. Qua việc hướng dẫn học sinh yếu tự giải nghĩa từ , tự tìm ra được những hình ảnh miêu tả , so sánh trong bài , tìm ra được nội dung, ý nghĩa của câu văn , đoạn văn hay cả bài . 1.Phạm vi đề tài: Thực hiện trong phân môn tập đọc lớp 3 . 2.Thời gian thực hiện : Trong ba năm ( 2009 – 2010 ; 2010- 2011; 2011- 2012 ) IV, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Ngay từ đầu năm học khi được giao công tác chủ nhiệm , tôi đã tìm hiểu tình hình của lớp, nắm được chất lượng học tập của học sinh, thông qua những tiết học đầu năm.Từ đó đề ra biện pháp dạy- học phù hợp. Trước mỗi tiết dạy tập đọc tôi đều nghiên cứu nội dung bài. Về kiến thức các em cần nắm được những gì? về kỹ năng các em cần làm gì? để soạn giảng cho phù hợp . Khi soạn giáo án tôi căn cứ vào mục tiêu và nội dung tích hợp đã đề ra của bài học , để soạn bài chi tiết , cụ thể, trình bày rõ ràng từng bước lên lớp, soạn giáo án theo 3 cột như đã quy định. Chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy thật chu đáo như : tranh ảnh minh hoạ cho bài tập đọc, bảng phụ viết sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc . Trên lớp tôi tiến hành đầy đủ các bước lên lớp như đã quy định. Song đặc biệt chú ý đến cách rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh yếu . Bước 1: Rèn kỹ năng đọc . Giáo viên đọc mẫu gây cảm xúc tạo hứng thú và tâm thế cho học sinh . Rèn cho các em có kỹ năng phát âm đúng các tiếng khó trong bài , những tiếng hay viết sai lỗi chính tả như : dấu sắc/ ngã , âm l/ n ; ch / tr ;s /x ;gi / d /r .Bằng cách viết sẵn vào bảng phụ yêu cầu các em phát âm nhiều lần . Đối với những em phát âm sai khó sửa chữa giáo viên đọc mẫu, nêu cách đọc rồi yêu cầu các em đó đọc lại . Thực hiện như thế nhiều lần các em sẽ có kỹ năng phát âm tốt hơn. Rèn đọc ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu cũng được chuẩn bị sẵn vào bảng phụ để hướng dẫn học sinh đọc . Trong quá trình rèn đọc cho học sinh gồm nhiều hình thức đọc như : đọc cá nhân , đọc theo nhóm,đọc đồng thanh, đọc theo vai. Trong khi học sinh đọc giáo viên và học sinh đều phải chú ý theo dõi để nhận xét , nhận xét chỗ chưa được của học sinh nhằm giúp các em rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn . Ngoài việc hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng , có kỹ năng đọc to , rõ ràng ,lưu loát. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn các em có kỹ năng đọc thầm . Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng việc đọc – hiểu ( đọc câu ,đoạn hay khổ thơ nào ? . Đọc để biết , hiểu nhớ điều gì ? ) Đối với những bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng giáo viên cho học sinh luyện đọc kỹ hơn để ghi nhớ . sau đó xoá dần hết “Từ điểm tựa ” để học sinh nhớ và thuộc được cả bài . có thể tổ chức thi đọc thuộc lòng để gây hứng thú cho học sinh. 2: Rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu : Bước này được tiến hành trong khi tìm hiểu bài của tiết học tập đọc . Dựa vào câu hỏi trong sách giáo khoa , từ đó phát triển thêm các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt học sinh hiểu bài :Có những trường hợp kiến thức khó hiểu , giáo viên sử dụng tranh ảnh minh hoạ, vận dụng thực tế cuộc sống để dẫn dắt các em hiểu vấn đề và nắm bài sâu sắc hơn . Đọc bài được tốt hơn .) IV.BIỆN PHÁP. - Để phân môn tập đọc đạt kết quả cao tôi đã đề ra một số biện pháp để áp dụng vào dạy học ở lớp tôi. -Vào tuần đầu tiên của năm học,cho các em học tập đọc bình thường như quy định. sau đó yêu cầu các em có thêm một quyển vở để tập tìm hiểu bài học(chuẩn bị bài mới). yêu cầu tất cả các em đều phải có sách giáo khoa để học. Giáo viên dành một số thời gian nhất định để hướng dẫn thêm cho học sinh cách ghi vở và bài đọc ở nhà. Hướng dẫn học sinh ở nhà cụ thể là :Yêu cầu đọc trước bài từ 4-5 lần, chú ý đọc đúng,ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.Tập đọc thay đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.sau đó cần đọc phần chú giải cuối bài để nắm được nghĩa của một số từ ngữ . Đọc câu hỏi cuối bài để trả lời và ghi vào vở tìm hiểu bài đọc, từ cách hướng dẫn này giúp các em có ý thức và kỹ năng chuẩn bị bài , hiểu sâu vào nội dung bài mới. Tuy nhiên cũng không bắt buộc các em phải trả lời đúng hết câu hỏi trong sách giáo khoa vì như thế hơi quá sức với các em.nhưng có như vậy thì tiết học sẽ sôi nổi, các em sẽ hăng hái phát biểu và đọc bài rất tốt, tiếp thu bài nhanh hơn, chủ động hơn. Kiểm tra thường xuyên việc học tập bài cũ và sự chuẩn bị bài mới của học sinh 15 phút truy bài đầu giờ do nhóm trưởng và cán sự lớp thực hiện rồi báo cáo lại cho giáo viên vào đầu tiết tập đọc. Trong mỗi bài soạn của giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu, chuẩn bị chu đáo về tranh ảnh, bảng phụ ghi sẵn nội dung hướng dẫn luyện đọc và nắm chắc nội dung bài.Vận dụng linh hoạt các phương pháp học nhằm phát huy tính tích cực ở học sinh. Tổ chức nhiều hình thức học tập hướng dẫn các em có ý thức rèn đọc không chỉ ở tiết tập đọc mà ở mọi lúc,mọi nơi(ở lớp, ở nhà, ở thư viện hay trong tiết kể truyện)đọc nhiều trong sách tập đọc có trong chưong trình, cần đọc thêm sách, báo, truyện thiếu nhi.việc làm đó giúp các em đọc lưu loát hơn và các em tự trao đổi thêm vốn kiến thức cho bản thân. Hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài phải lô gíc chặt chẽ dễ hiểu câu hỏi gợi ý học sinh tham gia trả lời được. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi nhỏ trong mỗi tiết như :thi đọc, thi đọc thuộc lòng,thi đọc theo vai, thi đọc cá nhân,nhóm, cả lớp để tạo cho không khí lớp học thêm sôi nổi, sinh động. Có sự đánh giá, nhận xét, kết quả học tập của học sinh động viên khuyến khích các em kịp thời để các em tự tin hơn vào khả năng của mình. V. KẾT QỦA Kết quả sau một năm học trong quá trình áp dụng đề tài. 1.Năm học 2010-2011 môn Tiếng việt Tổng số: 23 em Giỏi: 15 em Khá: 7 em Trung bình: 1 em Trong đó số các em đọc yếu đã biết đọc to, rõ ràng. 2. Năm học 2011 - 2012 môn tiếng việt đạt: Tổng số: 29 em. Giỏi: 13 em Khá: 16 em Trung bình: Trong đó 100% các em biết đọc đúng, đọc to, rõ ràng, nhất là các em đọc yếu đã có tiến bộ rõ rệt. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua 2 năm áp dụng đề tài rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh yếu qua phân môn tập đọc của học sinh lớp 3 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Khi dạy kỹ năng luyện đọc cho học sinh yêú không nên dập khuôn máy móc mà cần sáng tạo cho phù hợp với tình hình nhận thức của học sinh lớp mình. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy và học tích cực vào mỗi tiết học, gây không khí học tập thoải mái, vui vẻ cho các em học sinh Sự chuẩn bị bài chu đáo của giáo viên và học sinh góp phần lớn vào sự thành công của tiết dạy. Hình thức tổ chức dạy học hợp lý, chặt chẽ và kết hợp với sự kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ giúp học sinh học tập có kết quả cao hơn. VIII.KẾT LUẬN: Xuất phát từ tâm hồn “ Yêu nghề, mến trẻ” và mong ước có một tương lai tươi đẹp, là một giáo viên tôi đã không ngừng học hỏi, nâng cao chất lượng giảng dạy. Để thành công tôi chủ yếu dựa vào phương pháp sư phạm đã học, vốn kiến thức của mình, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, kết hợp cải tiến một số kỹ năng nhỏ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. Bên cạnh đội ngũ giáo viên có kiến thức nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao. Chúng ta còn phải dựa vào đặc điểm tâm sinh lý, đối tượng học sinh. Cải tiến phương pháp để phát huy khả năng tư duy, sáng tạo và năng cao chất lượng học tập và luyện đọc cho các em đọc yếu . Rèn cho các em có khả năng và ý thức tự chủ, ham học hỏi. Có như vậy các em mới trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi về rèn kỹ năng đọc cho học sinh yếu qua phân môn tập đọc đối với học sinh lớp 3. Tôi thấy áp dụng theo đề tài này ở lớp tôi rất có hiệu quả. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, để đề tài của tôi thực hiện có hiệu quả cao hơn. Bắc Quang, ngày 10 tháng 5 năm 2012 NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN Hoàng Thị Sáo . nhất là các em đọc yếu đã có tiến bộ rõ rệt. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua 2 năm áp dụng đề tài rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh yếu qua phân môn tập đọc của học sinh lớp 3 tôi đã rút ra. dẫn học sinh đọc . Trong quá trình rèn đọc cho học sinh gồm nhiều hình thức đọc như : đọc cá nhân , đọc theo nhóm ,đọc đồng thanh, đọc theo vai. Trong khi học sinh đọc giáo viên và học sinh. NGHIỆM ĐỀ TÀI RÈN KỸ NĂNG ĐỌC QUA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC ĐỐI VỚI HỌC SINH YẾU- LỚP 3 I . MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI - Nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn tiếng việt lớp 3 ở bậc tiểu học. Giúp giáo