Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ươngNghị quyết TW VIII phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học. Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Trang 1SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Phần thứ nhất:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định" Giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển" điều đó được thể hiện trong các Nghị quyết Trung ương
Nghị quyết TW VIII " phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học Bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"
" Đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nề nếp, tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học"
Nghị quyết TW IV " Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học Mục tiêu đào tạo phải hướng vào đào tạo những con người năng động sáng tạo"
Ở nước ta cũng như hầu hết các nước trên Thế giới, vấn đề dạy học và chất lượng dạy học nói chung, dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội
Trong dạy học hiện nay thì “Học phải đi đôi với hành” Để rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo vận dụng tri thức vào thực tiễn cuộc sống Môn Địa lý 7 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lý và các hoạt động của con người ở trên trái đất cũng như các châu lục; góp phần hình thành cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp cho học sinh bước đầu vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời đại mới
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở các lớp
Trang 2SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
trên Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá
trình dạy Địa lý 7 Một trong những kỹ năng quan trọng đó là : “ Kỹ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa” Đây là kỹ năng rất cơ bản, rất cần
thiết khi học Địa lý 7, nó đòi hỏi học sinh phải nắm vững nội dung đã học
Và giúp học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được về đặc điểm chế độ nhiệt, chế độ mưa, sự phân bố của khí hậu và ngược lại cũng có thể lập được biểu
đồ dựa vào số liệu cho sẵn Đây cũng là nội dung được làm nhiều trong các tiết thực hành Vì khi phân tích biểu đồ khí hậu giúp học sinh nắm chắc, ghi nhớ, khắc sâu kiến thức về các kiểu, đới khí hậu đã học
Trên thực tế, học sinh lớp 7 phần lớn đều chưa thạo kỹ năng quan trọng này Thường học sinh lúng túng trong cách đọc biểu đồ, lẫn giữa nhiệt độ và lượng mưa, lẫn cột số liệu Việc rèn cho học sinh cách đọc lượng mưa và nhiệt độ là một trong những trọng tâm về thực hành địa lý 7 nói riêng, và chương trình Địa lí 7 nói chung đây là một kỹ năng quan trọng nhất của việc học tập môn Địa lí Việc rèn kỹ năng bản đồ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng, lâu bền và còn là phương tiện đặc biệt quan trọng để phát triển năng lực tư duy nói chung và tư duy Địa lí nói riêng
Phần thứ hai:
NỘI DUNG 1.Cơ sở khoa học:
Ở nước ta Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng được chú trọng ngay từ khi dựng nước vì như Thân Nhân Trung đã nói “ Hiền tài
là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thế nước lên nguyên khí suy thế nước xuống ”
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việc dạy học nói chung và bồi dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có
Trang 3SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Với mục tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí – Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài
Địa lí là một bộ môn khoa học thực nghiệm có liên quan nhiều đến thực hành thí nghiệm được giảng dạy trong trường THCS cùng với nhiều bộ môn khác Trong đời sống hàng ngày trong lao động sản xuất, chúng ta gặp rất nhiều các sự vật hiện tượng mà kiến thức của môn vật lí, toán học, sinh học không thể giải thích được
Mục đích giúp học sinh có những tri thức khoa học, phát triển năng lực,
tư duy, sáng tạo và định hướng được nghề nghiệp trong tương lai, tự tin bước vào cuộc sống
Là một bộ môn khoa hoc, ngoài việc nắm bắt kiến thức còn rèn luyện cho học sinh đức tính cần cù, cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và chính xác Từ những kiến thức thực tế học sinh áp dụng giải thành thạo các dạng bài tập, giúp học sinh củng cố kiến thức phát triển tư duy sáng tạo
2 Cơ sở thực tiễn:
Ở bậc học phổ thông từ trước tới nay quan niệm vẫn cho rằng bộ môn Địa lí là môn học phụ Một phần do thiếu giáo viên dạy Địa lí nên ở nhiều trường hiện phân công giáo viên dạy bộ môn khoa học xã hội sang dạy môn Địa, nên chất lượng giảng dạy thấp Giáo viên lên lớp chủ yếu đọc cho học sinh chép bài vì vậy hầu hết học sinh đều không thích học và không có hứng thú học, khi học lại chủ yếu là học vẹt để đối phó với giáo viên khi kiểm tra nên chất lượng rất thấp và học sinh thường không năm được nội dung kiến thức và các kỹ năng Địa lý cơ bản cần thiết Kỹ năng bản đồ, biểu đồ đây là một kỹ năng quan trọng nhất của việc học tập môn Địa lí
Năm học 2008- 2009 tôi được phân công giảng dạy môn Địa lí ở trường THCS Hợp Hòa qua kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:
Trang 4SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Điểm
Lớp
Là một giáo viên trẻ được đào tạo chính ban nhận công tác tôi thấy rất băn khoăn trước chất lượng bộ môn Địa lí trong nhà trường và những quan niệm đó tôi thấy mình phải có trách nhiệm thay đổi quan niệm đó và không
có cách gì tốt hơn là chứng minh bằng thực tiễn rằng Địa lí là một môn học chính và học Địa lí có vai trò hết sức to lớn trong đời sống hằng ngày và trong sản xuất Muốn vậy tôi phải xây dựng cho mình một kế hoạch thật cụ thể để trong thời gian ngắn nhất đạt được kết quả cao nhất.Là đưa chất lượng nói chung và chất lượng môn Điạ lí nói riêng đi lên, có học sinh giỏi
bộ môn cấp trường và cấp huyện - cấp tỉnh
B NỘI DUNG
1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (Biểu đồ khí hậu)
Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm Biểu đồ gồm có hai trục tung hai bên và một trục hoành
Một trục tung có các vạch chia đều về
nhiệt độ, tính bằng độ C( oC); một trục tung
có các vạch chia đều về lượng mưa, tính
bằng mm
Trục hoành được chia làm 12 phần bằng
nhau, mỗi phần tương ứng là một tháng và
lần lượt ghi đều từ trái sang phải, từ tháng 1
Trang 5SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
đến tháng 12 bằng số Đường biểu diễn biến thiên nhiệt độ hàng năm được
vẽ bằng đường màu đỏ nối nhiệt độ trung bình các tháng trong năm Sự biến thiên lượng mưa hàng tháng được thể hiện bằng hình cột (màu xanh thể
lượng mưa trung bình các tháng trong năm) ( Biểu đồ nhiệt
độ và lượng mưa của Hà Nội)
2 Cách đọc biểu đồ và lượng mưa
Cần đọc lần lượt đường biểu diễn nhiệt độ và các cột lượng mưa trong năm để biết thông tin về khí hậu nơi đó
* Đọc đường biểu diễn nhiệt độ cần khai thác:
+Những tháng có Nhiệt độ cao nhất ? tháng có Nhiệt độ cao nhất ? (Mùa hè)
+Những tháng có Nhiệt độ thấp nhất ? tháng có Nhiệt độ thấp nhất ? ( Mùa đông)
+ Biên độ nhiệt ( Nhiệt độ cao nhất – Nhiệt độ thấp nhất)?
+ Nhiệt độ trung bình năm?
+ Qua đó biết đặc điểm chế độ nhiệt thuộc kiểu khí hậu nào
Ví dụ 4: Hình7.3: Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội
Nhiệt độ tháng nóng nhất là tháng 7 ( 30oC) lạnh nhất là tháng 1 ( 16oC)
Biên độ nhiệt là: 14oC; nhiệt độ trung bình năm khoảng 24oC
Từ đó rút ra Hà Nội thuộc khí hậu nhiệt đới
* Đọc lượng mưa cần khai thác các thông tin sau:
+ Những tháng có Mưa nhiều? Tháng có lượng mưa lớn nhất? (Mùa mưa)
+ Những tháng có Mưa ít? Hoặc không mưa Tháng có lượng mưa nhỏ nhất? (Mùa khô)
+ Sự phân bố mưa như thế nào? mưa đều quanh năm hay tập trung theo mùa?
+ Tổng lượng mưa cả năm
Các thông tin trên cho biết đặc điểm chế độ mưa của địa phương thuộc kiểu khí hậu nào?
Ví dụ: - Mưa vào thu đông: Khí hậu Địa Trung Hải
- Nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm: Môi trường xích đạo ẩm
Trang 6SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
- Mưa tập trung một mùa, nhiệt độ lớn hơn 22oC, thời kỳ khô hạn dài: Môi trường nhiệt đới
- Mùa đông ấm, hè mát, mưa quanh năm và mưa nhiều vào thu đông: Môi trường ôn đới hải dương
- Mùa đông rét, hè mát, mưa nhiều vào hè: Ôn đới lục địa
- Mưa ít, nhiệt độ cao quanh năm, đông lạnh: Môi trường hoang mạc
* So sánh và phân tích biểu đồ nhiệt độ và biểu đồ lượng mưa để tìm
ra tính chất khí hậu của địa phương
Đây là vấn đề rất quan trọng, vì chỉ khi nào cả hai yếu tố này thể hiện đúng các đặc trưng của một kiểu khí hậu nào đó ta mới biết địa phương đó thuộc kiểu khí hậu nào ( tuy nhiên có thể có chung đặc điểm về chế độ nhiệt
ẩm của khí hậu nhiệt đới nhưng các mùa khác nhau)
Ví dụ 5: Bài tập 4 trang 22 SGK Địa lí 7 - NXBGD
Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của vùng nhiệt đới cho biết thuộc bán cầu nào, tại sao?
Biểu đồ A: Biểu đồ B
Biểu đồ A:
+ Đường biểu diễn nhiệt độ hai lần tăng cao trong năm
+Những Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 5 – tháng 8(mùa hè) +Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 5 (32OC)
+ Những Tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 11 – tháng 3(mùa đông)
Trang 7SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
+Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 5 (21OC)
+ Biên độ nhiệt 10OC
+ Mưa tập trung vào một mùa, mùa mưa ( Từ Tháng 5 – tháng 10) Kết luận: Khí hậu thuộc Bắc bán cầu
Biểu đồ B:
+Những Tháng có nhiệt độ cao nhất từ tháng 10 – tháng 3(mùa hè) +Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 1 (35OC)
+ Những Tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 4 – tháng 9(mùa đông) +Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 5 (18OC)
+ Biên độ nhiệt 23OC
+ Mùa mưa từ tháng 11 – tháng 3 năm sau
+Mùa khô trùng với Mùa Đông
Kết luận: Trái ngược A; Vậy khí hậu thuộc Nam bán cầu
Qua chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng tháng, ta biết được diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào dựa vào chi tiết sau:
+ Từ 10oC đến 20oC là tháng mát ( ấm áp xứ lạnh) + Từ 5oC đến 10oC là tháng lạnh ( mát xứ lạnh) + Từ - 5oC đến 5oC là rét đậm
+ Dưới -5oC là rât lạnh
Về lượng mưa :
+ Trên 100mm là tháng mưa( Trung bình năm từ 1200 – 2500mm) + Từ 50mm – 100mm là tháng khô ( Trung bình năm từ 600 – 1200mm)
+ Từ 25mm – 50mm là tháng hạn ( Trung bình năm từ 300mm – 600mm)
+ Dưới 25 mm là tháng kiệt ( Chỉ có ở hoang mạc và bán hoang mạc – Trung bình năm dưới 300mm)
Ví dụ 1: Bài tập thực hành số 2 trang 40:
Trang 8SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Có ba biểu đồ nhiệt dộ và lượng mưa, chọn biểu đồ phù hợp với ảnh Xavan kèm theo:
Yêu cầu học sinh xem ảnh Xavan ; xác định môi trường của ảnh ( Đây là môi trường nhiệt đới)
+ Nhắc lại đặc điểm của môi trường nhiệt đới: mùa hè Nóng và lượng mưa lớn, chiếm > 80% lượng mưa cả năm Mùa khô nhiệt độ thấp, lượng mưa thấp, có hai lần nhiệt độ lên cao Tương ứng với hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh
+ Đọc biểu đồ:
Trang 9SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Biểu đồ A: Nhiệt độ cao, biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn, mưa đều
quanh năm không phù hợp với ảnh
Biểu đồ B: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt độ lên cao, mưa theo mùa,
mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9, mưa lớn nhất là tháng 8 > 160mm, mùa khô không mưa đó là môi trường nhiệt đới Phù hợp với ảnh
Biểu đồ C: Nóng quanh năm, hai lần nhiệt tăng, mưa theo mùa , mùa
mưa từ tháng 6 đến tháng 9 Tháng mưa lớn nhất là tháng 8: 40mm, mùa khô không mưa đó là môi trường hoang mạc Không phù hợp
Vậy xác định biểu đồ B hay C? Tại sao? Ta thấy biểu đồ B mưa nhiều, thời kì khô hạn ngắn hơn C, lượng mưa nhiều hơn, phù hợp với xavan
có nhiều cây cao hơn là C Do đó biểu đồ B phù hợp với ảnh Xavan trong bài
Ví dụ 2 Ba biểu đồ lượng mưa trang 44 SGK
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa Địa trung hải
Học sinh đọc ba biểu đồ trên và điền số liệu vào bảng sau:
Tháng 1
Tháng 7
Tháng 1
Tháng 7
Trang 10SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Ôn đới hải
dương
( Brét – 48oB)
Mùa Hè mát, mùa đông ấm, biên độ nhiệt nhỏ mưa đều quanh năm, lũ về mùa xuân, hạ
Ôn đới lục địa
(Matxcơva –
56oB)
Mùa Đông rất lạnh,Mùa hè nóng, biên độ nhiệt lớn mưa ít
Địa Trung Hải
( Athen – 41oB)
Mùa Hè nóng, khô Mùa Đông
nhiều ,biên độ nhiệt lớn,
IV/ Hiệu quả của sáng kiến Hướng dẫn học sinh đọc, phân tích biểu
đồ khí hậu trong chương trình Địa lí lớp 7.
Sau khi thực hiện sáng kiến: “ Hướng dẫn học sinh đọc, phân tích biểu đồ khí hậu trong chương trình Địa lí lớp 7 Tôi nhận thấy có rất nhiều em nắm chắc bài hơn, có kỹ năng giải các dạng bài tập Bài làm khoa học sạch sẽ, sáng tạo nhiều em có hứng thú và yêu thích môn học Tạo được nhiều nhân
tố tích cực tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp
Cụ thể
Điểm
Từ năm học 2000 – 2001 đến nay tôi đều có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp
Trang 11SKKN: Rèn kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa cho học sinh lớp 7
Năm học 2008 - 2009 tôi có 02 học sinh đạt giải nhì trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện và đã đạt giải ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh Đội tuyển học sinh giỏi cấp huyện đạt 01 giải nhì, 04 giải ba 05 giải khuyến khích
Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận
Như vậy sách giáo khoa địa lý 7 không chỉ rèn kỹ năng đọc và lập biểu
đồ nhiệt độ và lượng mưa mà còn rèn kỹ năng về bản đồ, sơ đồ, hình ảnh địa
lý, lát cắt, lược đồ, Nhờ vào hệ thống kênh hình, học sinh có thể khai thác thuận lợi những tri thức địa lí dưới sự hướng dẫn và tổ chức của giáo viên
Nó phát huy trí lực của học sinh, nâng cao khả năng quan sát và suy luận, liên hệ chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống
Kĩ năng đọc và lập biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa học sinh đã được làm quen ở lớp 6, tuy nhiên còn ở mức độ rất sơ đẳng, lên các lớp trên, các em tiếp tục được học với mức độ cao hơn nữa Tuy nhiên, với học sinh lớp 7, nó
có vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy địa lý cho các em Với nội dung đã nêu, tôi thường vận dụng vào các tiết dạy có biểu đồ và các tiết thực hành, nhìn chung, học sinh vận dụng nhanh, đạt kết quả tốt, lớp học sôi nổi Tôi nhận thấy trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học nói chung
và môn Địa lí nói riêng, thì việc truyền thụ kiến thức và phương pháp giảng dạy của người thầy đối với học sinh trong một tiết dạy là quan trọng nhất Trong giảng dạy phải làm sao để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh cùng tích cực hoạt động Đa số các em hiểu bài nắm bài ngay tại lớp, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em Muốn đạt được điều đó người thày phải có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề có tâm huyết với