Sách giáo khoa Ngữ văn 7 có dành một tiết để hướng dẫn cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học, song còn chung chung, chưa định hướng rõ ràng những nội dung cần có trong bài vi
Trang 1PHẦN I : MỞ ĐẦU
**********
I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở bất kì nước nào, những đổi mới của bậc giáo dục phổ thông mang tính cải cách đều bắt đầu từ việc xem xét, điều chỉnh mục tiêu giấo dục với những kì vọng mới về mẫu người học sinh có được sau quá trình giáo dục Tiếp sau mục tiêu giáo dục là việc xem xét để xác định những đổi thay cần thiết như nội dung chương trình giáo dục, phương pháp và cách thức giáo dục
Ở nước ta, bắt đầu từ năm học 2002 - 2003, cả nước đồng loạt triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới Bên cạnh những đổi mới khá triệt để về nội dụng giáo dục, những nỗ lực tích cực về đổi mới quá trình giáo dục đã được thúc đẩy, đặc biệt là những đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường
Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn trong trường THCS nói riêng không ngoài mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Cái khó của người dạy Ngữ văn hiện nay là phải đối mặt với những đơn vị kiến thức mới được đưa vào chương trình, thậm chí có những yêu cầu về mặt kĩ năng còn quá mới mẻ, nhất là phân môn Tập làm văn, trong đó có kiểu bài Biểu cảm
Biểu cảm là một kiểu văn bản hoàn toàn mới, lần đầu tiên được đưa vào chương trình THCS, vì thế ít nhiều không tránh khỏi bỡ ngỡ với cả người dạy lẫn người học Đặc biệt là dạng bài biểu cảm về một tác phẩm văn học( thơ hoặc văn xuôi ), đối tượng tưởng như rất gần gũi với học sinh, nhưng lại chưa có tiết dạy hướng dẫn kĩ năng làm bài một cách cụ thể, rõ ràng Đây thực sự là một thách thức, đòi hỏi người dạy phải sáng tạo trong quá trình dạy cách làm bài, đặc biệt là khâu xác định kiến thức, xây dựng bố cục cho bài viết
Thực tế cho thấy muốn làm một bài văn biểu cảm nói chung và bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học nói riêng, học sinh cần phải có phương pháp làm bài Sách giáo khoa Ngữ văn 7 có dành một tiết để hướng dẫn cách làm bài văn biểu cảm
về một tác phẩm văn học, song còn chung chung, chưa định hướng rõ ràng những nội dung cần có trong bài viết Vả lại, tác phẩm văn học lại là một đối tượng đặc biệt Đó
Trang 2là những công trình nghệ thuật ngôn từ phản ánh hiện thực cuộc sống qua lăngkính chủ quan của người nghệ sĩ Chính vì thế, việc lựa chọn kiến thức để đưa vào bài viết
và việc tổ chức sắp xếp các đơn vị kiến thức ấy cho một bài viết hoàn chỉnh là một việc làm rất khó với học sinh Càng khó hơn nữa bởi loại văn bản này tuy có sử dụng một số kĩ năng phân tích tác phẩm văn học nhưng không phải là văn bản phân tích, vì người viết còn phải nói được cảm xúc của mình mà tác phẩm tác động vào, miêu tả lại điều mình hình dung do tác phẩm gợi lên hoặc phân tích một chi tiết nào mà mình thích Tất cả đều nhằm làm rõ cảm nghĩ của mình
Hiểu được những vướng mắc của đồng nghiệp và cả những khó khăn của học sinh, lại là người đang trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 7, tôi thấy cần thiết phải tìm
ra được cách xác định và sắp xếp kiến thức cho bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn
học Vì vậy, trong năm học 2008 - 2009, tôi đã mạnh dạn chọn và áp dụng đề tài: Rèn
kĩ năng xác định kiến thức và xây dựng bố cục cho bài văn" Biểu cảm về một tác phẩm văn học" và đã thu được những kết quả nhất định.
Việc đưa ra kinh nghiệm này không ngoài mục đích giúp các em học sinh lớp 7
có một kĩ năng cần thiết khi làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học Đồng thời cũng có thể phần nào được tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp có chung những băn khoăn về vấn đề này
II - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1 Đối tượng: Học sinh đại trà khối 7- Trường THCS Nguyễn Bỉnh
Khiêm
2 Thời gian nghiên cứu: Tuần 14, 15 - Năm học 2008 2009
3 Giới hạn kiến thức: Kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học.
4 Tài liệu sử dụng và tham khảo:
a SGK + SGV Ngữ văn 7 - tập I/ NXB Giáo dục 2003
b Tạp chí "Văn học tuổi trẻ"
c Bồi dưỡng năng khiếu Ngữ văn 7
d Tuyển chọn những bài văn hay THCS
e 150 bài văn hay Ngữ văn 7
Trang 3g Dàn bài tập làm văn lớp 7 - NXB Giáo dục 1995
PHẦN II: NỘI DUNG
*******
I
CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Biểu cảm là loại văn bản theo chương trình mới hiện hành, trước đây là kiểu bài "phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ở lớp 6 và phát biểu cảm nghĩ
về nhân vật văn học ở lớp 7" Chương trình đổi mới hiện hành đã đặt lại vấn đề, phạm vi biểu cảm được mở rộng hơn cảm nghĩ, nó gắn liền với toàn bộ đời sống, tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người
Văn biểu cảm là một phạm trù rộng, bao gồm biểu cảm về sự vật, con người, tác phẩm văn học Mục đích của biểu cảm là người viết bày tỏ tình cảm, cảm xúc về đối tượng nhằm khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc, sao cho người đọc cảm nhận được tình cảm, cảm xúc của mình Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm cao đẹp, giàu giá trị nhân văn, nó làm phong phú tâm hồn con người, dẫn dắt con người tới giá trị Chân - Thiện - Mĩ Vì vậy văn biểu cảm có tác dụng quan trọng trong việc bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao đẹp trong sáng cho học sinh
Mục đích của việc dạy kiểu bài biểu cảm cho học sinh THCS không chỉ là cung cấp cho các em những tri thức về kiểu văn bản biểu cảm mà cốt yếu là trang
bị cho các em các tri thức về cách tạo lập kiểu văn bản này Một trong những kĩ năng không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong quá trình tạo lập văn bản biểu cảm là khâu tìm ý và xây dựng bố cục Đặc biệt, với bài biểu cảm về một tác phẩm văn học chưa có tiết hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, càng đòi hỏi người dạy phải coi trọng và chủ động sáng tạo trong quá trình rèn luyện kỹ năng làm kiểu bài này cho học sinh
II - CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Trong chương trình Ngữ văn 7, với mỗi đối tượng biểu cảm khác nhau( con người, sự vật ) lại có những tiết rèn luyện kĩ năng cụ thể tương ứng Vì thế sau những tiết rèn luyện kĩ năng này, với những đối tương như cây cối, đồ vật, loài
Trang 4vật hoặc con người học sinh làm bài biểu cảm đạt kết quả khá tốt Còn với kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học thì quả là khó Vẫn biết đối tượng biểu cảm là một tác phẩm văn học là gần gũi với học sinh, nhưng khó là ở chỗ chưa có một bài hướng dẫn cụ thể, chi tiết, dễ hiểu theo định hướng chung của Bộ Các bài viết tham khảo còn nặng về phân tích mà yếu tố biểu cảm còn mờ nhạt
Thực tế giảng dạy cho thấy, nhiều thầy cô dạy Ngữ văn 7 thường ra dạng bài tập yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (câu thơ, đoạn thơ hoặc đoạn văn ) ngay sau khi kết thúc tiết Đọc - hiểu văn bản để hướng dẫn học sinh tự ôn ở nhà Thêm vào đó, phần Tự luận của các đề thi trong các kì khảo sát, các kì thi chọn học sinh giỏi, ngay cả các đề thi tuyển sinh và khối THPT , kì thi tuyển sinh vào Đại học cũng đặt ra yêu cầu đi từ hệ quả của kiểu bài biểu cảm về một tác phẩm văn học Trong khi đó, học sinh chưa được trang bị kĩ năng cụ thể của kiểu bài này nên rất lúng túng khi làm bài
Với đối tượng biểu cảm là một tác phẩm văn học, phần lớn các em học sinh mới chỉ biết sao chép lại theo trí nhớ của mình những gì đã được học về tác phẩm qua thầy cô, sách giáo khoa, sách tham khảo mà chưa có ý thức tìm tòi, tích lũy kiến thức, kĩ năng, chưa có cách trình bày khoa học, chủ động, có cảm xúc chân thành Hầu hết các em sa vào kể lể (nếu là truyện ) hoặc phân tích ( nếu là thơ) Vì thế chất lượng bài làm của các em rất thấp
III - NỘI DỤNG KINH NGHIỆM:
Kiểu bài biểu cảm đã khó, dạng bài biểu cảm về một tác phẩm văn học còn khó hơn Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học thể hiện khá rõ năng lực cảm thụ, tư duy văn học của học sinh Bởi biểu cảm về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó Vì vậy, muốn trình bày được cảm nghĩ về một tác phẩm văn học nào đó, trước hết người viết phải thực sự thẩm thấu những nội dung
tư tưởng, tình cảm được gửi gắm trong tác phẩm và những giá trị đặc sắc về mặt nghệ thuật của nó Không chỉ vậy, hiểu thôi chưa đủ mà bản thân người viết còn phải có cảm xúc và phải biết bộc lộ cảm xúc của mình về tác phẩm đó Cảm xúc
Trang 5càng chân thành thì bài văn càng thành công Song không phải tất cả những hiểu biết về tác phẩm đều cần bộc lộ cảm xúc, không phải tất cả cảm xúc đều có thể tùy tiện đưa vào bài viết Do đó, việc xác định kiến thức và xây dựng bố cục cũng đòi hỏi có sự lựa chọn linh hoạt
A- VỚI BÀI BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ:
a Xác định kiến thức:
Thơ là tiếng nói của tình cảm Thế giới trong thơ là thế giới tình cảm của con người Muốn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm thơ thì người viết phải đồng điệu với những tâm tư, tình cảm của thi nhân; biết nói lên cảm xúc của mình Về cơ bản, bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học đòi hỏi cần có một đơn vị kiến thức cơ bản không thể thiếu Tôi xin nêu ra một số đơn vị kiến thức cơ bản " không thể thiếu" ấy cùng hệ thống câu hỏi gợi ý tương ứng với mỗi đơn vị kiến thức được nêu ra
1 Biểu cảm về nội dung, tư tưởng của bài thơ:
1.1 Cảm xúc khái quát về nội dung bài thơ:
- Nội dung chính của bài thơ là gì?
- Ấn tượng khái quát về nội dung bao trùm của bài thơ như thế nào?
1.2 Cảm xúc cụ thể về nội dung bài thơ:
Thường khi phân tích, tìm hiểu một tác phẩm thơ, người ta có thể " bổ dọc
" hoặc " bổ ngang " tùy theo kết cấu nội dung của từng bài Vì vậy, khi bộc lộ cảm xúc cị thể về nội dung bài thơ cũng có thể lựa chọn một trong hai cách sau:
+ Cách 1( " Bổ dọc " bài thơ):
- Biểu cảm về cảnh trong thơ: Bài thơ tái hiện cảnh nào? Tính chất của
cảnh? Cảnh ấy gợi cho ta cảm xúc hay liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm gì?
- Biểu cảm về người trong thơ: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Xuất
hiện trong hoàn cảnh nào? Có suy nghĩ, tình cảm như thế nào? Cảm xúc của mình
về nhân vật ấy ra sao? Nhân vật đó gợi cho ta suy ngẫm gì?
+ Cách 2: (" Bổ ngang" bài thơ):
- Bài thơ có mấy câu thơ( khổ thơ, đoạn thơ)?
Trang 6- Mỗi câu thơ( khổ thơ, đoạn thơ) có đặc sắc gì về cảnh, về người? Cảnh và người ấy gợi cho ta cảm xúc, suy nghĩ hay liên tưởng, tưởng tượng gì?
1.3 Cảm xúc về chiều sâu tư tưởng của bài thơ( nếu có):
Bài thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm lớn nào? Suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước tư tưởng, tình cảm ấy?
2 Biểu cảm về giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
- Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu nào đã đem đến thành công cho tác phẩm?
- Đánh giá như thế nào về những thành công đó? Gợi liên tưởng đến tác giả, tác phẩm nào?
- Cảm xúc hoặc bài học rút ra từ những thành công ấy?
b.Xây dựng bốcục:
Thực chất đây là sắp xếp các kiến thức vừa tìm được theo một trình tự hợp
lí Hay nói cách khác, đây chính là khâu lập dàn ý
Bố cục của bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học nói chung và biểu cảm về một bài thơ nói riêng thường gồm ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
- Thân bài: Trình bày những cảm xúc, cuy nghĩ do tác phẩm gợi lên
- Kết bài: Ấn tượng chung về tác phẩm
Với đối tượng là một bài thơ thì không chỉ ở khâu lựa chọn kiến thức mà cả với khâu sắp xếp kiến thức cũng cần phải có sự linh hoạt và sáng tạo Tuy nhiên, trên cơ sở dàn ý chung của bài biểu cảm nói trên, ta có thể hướng dẫn các em sắp xếp những đơn vị kiến thức đã tìm và có bổ sung như sau:
Phần I - Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ
- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ
- Nêu ấn tượng chung về bài thơ
Phần II - Thân bài:
* Biểu cảm về nội dung, tư tưởng của bài thơ:
+ Cảm xúc cụ thể về nội dung bài thơ:
Trang 7- Biểu cảm về cảnh trong thơ: Bài thơ tái hiện cảnh nào? Tính chất của
cảnh? Cảnh ấy gợi cho ta cảm xúc hay liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm gì?
- Biểu cảm về người trong thơ: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Xuất
hiện trong hoàn cảnh nào? Có suy nghĩ, tình cảm như thế nào? Cảm xúc của mình
về nhân vật ấy ra sao? Nhân vật đó gợi cho ta suy ngẫm gì?
+ Cảm xúc về chiều sâu tư tưởng của bài thơ( nếu có):
Bài thơ muốn gửi gắm tư tưởng, tình cảm lớn nào? Suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước tư tưởng, tình cảm ấy?
* Biểu cảm về giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:
- Những giá trị nghệ thuật tiêu biểu nào đã đem đến thành công cho tác phẩm?
- Đánh giá như thế nào về những thành công đó? Gợi liên tưởng đến tác giả, tác phẩm nào?
- Cảm xúc hoặc bài học rút ra từ những thành công ấy?
Phần III- Kết bài: Khẳng định lại những cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ
B- VỚI BÀI BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN:
a Xác định kiến thức:
Đối tượng của bài biểu cảm này là một tác phẩm truyện, vì thế học sinh cần phải có nững hiểu biết nhất định về đặc điểm của thể loại văn học này như đề tài, chủ đề, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật Khi làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm truyện, học sinh có thuận lợi là trong các tiết Đọc - hiểu văn bản, các em đã được thầy cô trang bị ít nhiều kiến thức về tác phẩm và các em cũng dễ dàng bộc
lộ cảm xúc của mình hơn Tuy nhiên như thế không có nghĩa là người viết được phép chủ quan Ngoài học ở trên lớp, học sinh cần tích cực tìm hiểu hóa thân vào các nhân vật để cảm nhận và tưởng tượng; phải có kĩ năng lựa chọn kiến thức và bộc lộ cảm xúc
Từ những nhận thức trên đây, tôi xác định các đơn vị kiến thức cơ bản và những câu hỏi gợi ý tìm các đơn vị kiến thức cho bài biểu cảm về một tác phẩm truyện như sau:
* Đơn vị kiến thức số 1: Biểu cảm về đề tài, chủ đề của tác phẩm truyện:
Trang 8- Câu chuyện viết về đề tài gì? Tính chất của đề tài? Đề tài đó gợi suy nghĩ gì?
- Truyện thể hiện chủ đề nào? Chủ đề ấy gợi cho ta cảm xúc và suy ngẫm như thế nào?
* Đơn vị kiến thức số 2: Biểu cảm về giá trị tư tưởng của truyện:
- Truyện gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện( nhân vật chính là ai? )?
- Lai lịch, xuất thân của nhân vật chính? Có cảm xúc, liên tưởng gì trước hoàn cảnh xuất thân của nhân vật ấy?
- Nhân vật chính có những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm gì? Thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của người viết về các phương diện của nhân vật?
* Đơn vị kiến thức số 3: Biểu cảm về giá trị nghệ thuật của truyện:
- Truyện thành công ở những biện pháp nghệ thuật nào( Nhan đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện )?
- Những thành công ấy đem đến cho ta suy nghĩ, tình cảm gì?
Lưu ý:
Đối với đơn vị kiến thức số 2, khi biểu cảm về nội dung tư tưởng của truyện
thì người viết phải linh hoạt tùy thuộc vào đặc điểm của từng câu chuyện Có khi chỉ cần biểu cảm về nhân vật chính là đủ ( bổ dọc câu chuyện ), nhưng cũng có khi cần phải biểu cảm về các sự việc trong truyện ( bổ ngang câu chuyện)
Ví dụ:
Khi phát biểu cảm nghĩ về Câu chuyện " Cuộc chia tay của những con búp bê" ( Khánh Hoài ) thì có thể gợi ra một vài cảm nghĩ chung như:
+ Thương cảm cho cảnh ngộ của Thành và Thủy
- Thuật lại ngắn gọn hoàn cảnh của Thành + Thủy và tâm trạng của hai em
- Trình bày rõ thương cảm như thế nào? Vì sao lại thương cảm?
+ Xót xa khi chứng kiến cuộc chia tay của Thủy với lớp học:
- Thuật lại ngắn gọn cảnh chia tay của Thủy với lớp học?
- Trình bày rõ niềm xúc động, sự thương cảm, xót xa cho bé Thủy và vì sao lại có cảm xúc ấy
Trang 9+ Cảm động khi hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau.
- Thuật lại ngắn gọn cuộc chia tay của hai anh em
- Trình bày rõ niềm xúc động về sự việc này: đau xót khi hai anh em phải chia tay; ấm lòng bởi tình anh em ruột thịt; khát khao về một mái ấm gia đình
b Xây dựng bố cục:
Giống như bài biểu cảm về một tác phẩm thơ, dạng bài biểu cảm này cũng dựa trên bố cục của bài biểu cảm về một tác phẩm văn học nói chung Do vậy, có thể sắp xếp các đơn vị kiến thức vừa tìm ở trên và có bổ sung như sau:
Phần I - Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện
- Giới thiệu hoàn cảnh tiếp xúc và ấn tượng chung về câu chuyện
Phần II - Thân bài:
a Biểu cảm về đề tài, chủ đề của tác phẩm truyện:
- Câu chuyện viết về đề tài gì? Tính chất của đề tài? Đề tài đó gợi suy nghĩ gì?
- Truyện thể hiện chủ đề nào? Chủ đề ấy gợi cho ta cảm xúc và suy ngẫm như thế nào?
b Biểu cảm về giá trị tư tưởng của truyện:
- Truyện gồm có những nhân vật nào? Nhân vật nào thể hiện ý nghĩa tư tưởng của truyện( nhân vật chính là ai? )?
- Lai lịch, xuất thân của nhân vật chính? Có cảm xúc, liên tưởng gì trước hoàn cảnh xuất thân của nhân vật ấy?
- Nhân vật chính có những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm gì? Thái độ, suy nghĩ, cảm xúc của người viết về các phương diện của nhân vật?
c Biểu cảm về giá trị nghệ thuật của truyện:
- Truyện thành công ở những biện pháp nghệ thuật nào( Nhan đề, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện )?
Trang 10- Những thành cụng ấy đem đến cho ta suy nghĩ, tỡnh cảm gỡ?
Phần III- Kết bài:
Khẳng định lại những cảm xỳc, suy nghĩ về cõu chuyện
IV- KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
Trờn đõy là toàn bộ nội dung và phương phỏp rốn kỹ năng tỡm kiến thức và xõy dựng bố cục cho bài biểu cảm về một tỏc phẩm văn học Từ nghiờn cứu đến thử nghiệm, tụi đó cú những thành cụng đỏng khớch lệ Cho đến thời điểm cuối học kỳ I của năm học 2008 - 2009, 100% học sinh lớp 7 ( 7B +7D ) do tụi trực tiếp giảng dạy đó thụng thạo kỹ năng tỡm ý và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm về đối tượng trờn Kết quả cụ thể cũng rất đỏng mừng Qua tổng hợp điểm bài kiểm
tra cuối học kỳ I, cõu tự luận số 2: "Cảm nghĩ về bài thơ " Rằm thỏng Giờng "( Hồ Chớ Minh )" thang điểm 6/10, cho kết quả như sau:
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CÂU TỰ LUẬN 2
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Lớp 7B + 7D (87 học sinh)
Lớ
p
Điểm
Kém (0 -1) Yếu(2 ) Trung bình(3) Khá(4) (4 - 5)Giỏi
Tổng số (%) 0 2 (2,3%) 12 (13,8%) 60 (69%) 13 (14,9%)
So với kết quả mặt bằng bài kiểm tra Ngữ văn 7 cuối học kỳ I vừa qua thì
đây là một kết quả rất đáng tự hào Đặc biệt có những bài viết rất xuất sắc đó là bài viết của các em: Bùi Thị Thảo Mi (7B), Nguyễn Thị Hồng Thắm (7B), Nguyễn Mạnh Thắng (7D) đợc các thầy cô bộ môn đánh giá cao Sau đây xin giới thiệu bài viết của em Bùi Thị Thảo Mi (7B), bài viết đợc các thầy cô đánh giá đạt 5,75/
6 điểm
Đề bài: Cảm nghĩ về bài thơ "Rằm tháng Giêng" của Hồ Chí Minh.