Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
246 KB
Nội dung
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN KRÔNG PĂC TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC Đề tài:“ Phương pháp ôn và gõ đệm trong môn âm nhạc tiểu học” Họ và tên: Nguyễn Thị Vy Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trần Quốc Toaản Ea phê- Krông păc EA PHÊ, THÁNG 11 NĂM 2014 1 Năm học: 2014-2015 Sáng kiến kinh nghiệm * Tên đề tài * PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ GÕ ĐỆM TRONG MÔN ÂM NHẠC TIỂU HỌC. I. Đặt vấn đề Âm nhạc ngày nay đã trở thành một trong những môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp tiểu học. *Âm nhạc còn là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ, trẻ em tham gia ca hát là được hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về âm nhạc Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng những môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở trường phổ thông có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động học tập của trẻ. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn chính thức về việc giảm tải dạy và học. Vì vậy đội ngũ giáo viên đã và đang có những cố gắng đổi mới phương pháp dạy học để đảm bảo và nâng cao chất lượng một giờ lên lớp nhưng vẫn không làm các em quá sức. Các em vừa lĩnh hội được tri thức đồng thời vẫn hoạt động, vui chơi. Để làm được như vậy, người giáo viên phải say mê Âm nhạc, yêu mến trẻ, có những kiến thức âm nhạc cần thiết nhất định và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1.2.3 nói riêng * Về phương pháp các cách gõ đệm: 2 Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình. Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trìu tượng với lứa tuổi của học sinh tiểu học. Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với những bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài, băng đĩa về những bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về phim hoạt hình, xem đĩa siêu nhân….thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất hay quên. Có thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy làm thế nào mà để giúp học sinh biết cách " vỗ bài" đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu của bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp. Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm ra cách giảng dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách trong bất cứ bài hát nào. " Vài ý giúp học Tiểu học nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khi hát". Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. II Giải quyết vấn đề: * Các bước tiến hành: Ở lớp1.2.3, dạy âm nhạc cho các em chủ yếu là dạy hát, thông qua dạy hát để giáo dục âm nhạc. Trong giờ học, các em được tập hát sao cho đúng giai điệu, tiết tấu, những bài hát phù hợp với lứa tuổi. Đó là 12 bài hát có cấu trúc ngắn gọn, giai điệu đơn giản, tính chất nhẹ nhàng, vui tươi, nội dung lành mạnh, đượ sắp xếp từ dễ đến khó và tầm cữ giọng rất phù hợp với trẻ em lớp 1.2.3 Đồng thời, các em được làm quen với hát tập thể, biết hát đồng đều và hoà giọng cùng các bạn. 3 Bên cạnh đó các em được nghe và biết cách phân biệt những âm thanh cao thấp, dài ngắn với tốc độ khác nhau. Thông qua việc tập hát và các hoạt động kết hợp với âm nhạc giúp các em phát triển năng lực nghe nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, giáo dục cho các em những tình cảm trong sáng, lành mạnh, phát triển năng lực trí tuệ, làm cho đời sống tinh thần các em phong phú, giúp các em phát triển toàn diện hơn. Chính vì những đặc điểm như trên đây, ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu để tìm ra phương pháp dạy sao cho phù hợp với nội dung dạy từng tiết dạy đồng thời tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Các em được học những tiết học nhẹ nhàng, thoải mái và hiệu quả. Thưa các đồng chí. . . Tôi rất trăn trở và tâm huyết với đề tài nghiên cứu khoa học , dạy học bộ môn âm nhạc tiểu học này.Qua từng năm dạy học tôi đã đúc kết, nghiên cứu, bổ sung và mở rộng từng khối lớp để đề tài sáng kiến kinh nghiệm “ một phương pháp ôn và các cách gõ đệm môn âm nhạc bậc Tiểu học” của tôi ngày một hoàn thiện hơn. Từ thực tiển đó, năm học 2013- 2014 này tôi đã thực hiện chương trình dạy từ khối lớp 1.2.3.4.5 và đã gặt hái được khá nhiều thành công trong năm học 2013 – 2014 Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong những năm giảng dạy tại trường Tiểu học Tần Quốc Toản Krông Păc trong nhiều năm qua. Đó cũng chính là những năm miệt mài giảng dạy , nghiên cứu và thực nghiệm để tìm riêng cho mình một phương pháp dạy học, nhằm giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn, hiệu quả hơn trong bộ môn âm nhạc. . . Bản thân không tham vọng gì nhiều, với đề tài “ một phương pháp ôn và các cách gõ đệm trong môn âm nhạc bậc Tiểu học ”. Hy vọng được các đồng chí, đồng nghiệp đón đọc, suy ngẫm, thực nghiệm tại nơi công tác của mình. Nhằm cùng tôi vun đắp, chắt lọc những tinh hoa để cùng nhau góp sức xây dựng đề tài này ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp và nâng hiệu quả dạy học lên một tầm cao mới. . . Để cụ thể tôi xin trình bày một giờ âm nhạc cụ thể của học sinh lớp 1. Tiết 27: Học hát: Bài hoà bình cho bé (tiết 2) 4 A/ mục tiêu: Để dạy tiết này sao cho sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh trước hết tôi các định mục tiêu và giáo dục kĩ năng sống của bài. Đây là bài hát ca ngợi cuộc sống hoà bình. Bài có giai điệu vui tươi, nhịp nhàng, có những hình tượng đẹp và gợi cảm trong lời ca. Giáo dục các em biết yêu hòa bình . Ở tiết trước các em đã được làm quen với giai điệu và lời ca của bài. Ở tiết này, tôi hướng dẫn các em hát đúng theo sắc thái tình cảm của bài và hướng dẫn các em một số động tác phụ hoạ đơn giản. Để từ đó, các em có thể biểu diễn trước đông người và tham gia các trò chơi âm nhạc vui thích. Bên cạnh đó, các em còn được giới thiệu về cách đánh nhịp 2/4 để các em có thể hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong các giờ học hát. Đồng thời các em cũng được làm quen với việc hát kết hợp với đánh nhịp. Tóm lại, các nội dung của tiết học này bổ xung, hỗ trợ cho nhau làm cho các em được luyện tập bài hát dưới nhiều hình thức, dưới nhiều khía cạnh, làm cho tiết học sinh động nhẹ nhàng và hiệu quả. B/ Sự chuẩn bị giáo viên: Sự chuẩn bị của giáo viên là một bước rất quan trọng góp phần đáng kể tạo nên thành công của một tiết học. Ở bài này tôi chuẩn bị như sau: 1. Về phần ôn tập bài hát: Tôi tập bài hát chuẩn xác, có sắc thái biểu cảm bài hát để có thể hát mẫu cho học sinh. Ngoài ra tôi còn chuẩn bị một số phách, trống nhỏ hoặc thanh phách do các em tự làm để học sinh biểu diễn kết hợp gõ đệm theo các cách đã học trước lớp. Đàn Organ điện tử làm một nhạc cụ rất cần thiết. Nó được sử dụng trong suốt cả tiết học. Để đôi tay có thể làm động tác phụ họa, hoặc chỉ huy học sinh hát, tôi ghi âm giai điệu bài hát vào bộ nhớ của đàn. Ngoài ra trường tôi còn 5 được cấp 1 đàn Pianô điện, nó dược tôi sử dụng thường xuyên trong các giờ lên lớpcùng với đàn Organ 2. Về phần tập vận động phụ hoạ: Tôi chuẩn bị sẵn 4 động tác phụ hoạ cho 4 câu hát của bài. Động tác 1: 2 tay từ từ đưa từ dưới thẳng lên cao nghiêng sang trái rồi sang phải (mô phỏng tay phất lá cờ). Động tác này ứng với câu hát 1. Động tác 2: 2 tay giang rộng sang hai bên làm động tác như cánh chim đang bay 2 lần. Động tác ứng với câu hát 2. Động tác 3: Vỗ tay theo nhịp. Khi vỗ tay hơi nghiêng đầu và tay sang trái rồi sang phải theo nhịp. Khi nghiêng về bên nào thì chân đó đưa lên phía trước rồi lại đưa về (theo phách). Động tác 4: 2 tay đưa lên cao trên đầu taọ thành vòng tròn (hai đầu bàn tay chạm vào nhau, 2 bàn tay ngửa lên trên) 3. Để thuận lợi cho việc giới thiệu cách đánh nhịp 2/4, tôi vẽ sơ đồ cách đánh nhịp vào giấy khổ to. Khi cần thì dùng nam châm dính lên bảng như một chiếc bảng phụ vừa gọn nhẹ lại vừa cơ động. Sau khi đã xác định rõ mục tiêu và chuẩn bị chu đáo cho giờ học, tôi cảm thấy tự tin để bước vào bài giảng. C/ Vào bài: a / Hoạt động 1: Ôn tập bài hát. Tôi cho cả lớp hát theo đàn (2 lần liên tục) để các em nhớ lại giai điệu và lời ca của bài. Sau đó tôi cho các em hát thi đua theo nhóm (tổ 1, 2 và tổ 3, 4) kết hợp vỗ tay theo phách. Với hình thức hát thi đua, các em hào hứng và cố gắng hơn vì nhóm nào cũng muốn đội mình giành phần thắng. Sau khi 2 nhóm hát xong, tôi cho học sinh nhận xét bài cho bạn, sau đó tôi nhận xét ưu điểm khuyết điểm của từng nhóm và đánh giá để các em biết được cái chưa được của mình để lần sau cố gắng hơn. 6 Để tránh sự lặp đi lặp lại làm các em nhàm chán, tôi cho các em thay đổi hình thức hát. Các tổ sẽ hát nối tiếp nhau: Tổ 1: Hát câu hát 1.” cờ hoà bình bay phất phới dưới trời xanh biếc xanh”. Tổ 2: Hát câu hát 2. “ kìa đàn bồ câu trắng trắng mắt tròn xoe hiền hoà”. Tổ 3: Hát câu hát 3. “ Hòa bình là tia nắng ấm thắm hồng môi bé xinh” Tổ 4: Hát câu hát 4. “Nhịp nhàng cùng cất tiếng hát tay vòng tay bé ngoan” *Khi các em đã thuộc bài hát rồi, tôi cho các em hát kết hợp gõ phách theo tiết tấu lời ca. Đây là một hình thức để rèn luyện về nhịp điệu, tiết tấu rất tốt. Nó giúp các em khắc sâu tiết tấu của bài hát một cách hứng thú và dễ dàng. Ngoài thanh phách, các nhạc cụ gõ khác như trống, song loan, tôi cũng dùng với số lượng ít khi các em lên biểu diễn trước lớp để các em được làm quen với nhiều âm sắc khác nhau. Khi các em đã gõ tiết tấu của bài thành thạo rồi, tôi lại yêu cầu các em phải lưu ý cả mặt biểu diễn: Khi hát các em không chỉ đứng yên mà phải nhún chân theo nhạc nhịp nhàng, hát câu hát 1 các em gõ phách, hơi nghiêng sang trái, đầu cũng hơi nghiêng. Sang câu hát 2 lại nghiêng sang phải. Cứ thế lần lượt cho đến hết bài. Như vậy trông lớp sinh động và đáng yêu hơn. b / Hoạt động 2 : Tập vận động phụ hoạ. Sau khi các em đã ôn hát nắm vững giai điệu, lời ca và tiết tấu của bài hát, tôi hướng dẫn các em một vài động tác múa phụ hoạ. Bởi vì đặc điểm của học sinh tiểu học nói chung nhất là lớp 1 lớp 2 nói riêng là các em rất thích hoạt động. Nếu suốt cả tiết học các em phải ngồi nghiêm sẽ gây cho các em 1 sự căng thẳng, gò bó, không gây được hứng thú học tập ở các em. Khi hát kết hợp làm động tác múa phụ hoạ tôi thấy các em rất thích và học rất nhanh những động tác do giáo viên hướng dẫn. Đặc biệt có những em còn sáng tạo thêm những 7 động tác mới rất đẹp và phù hợp. Do đó, đây còn là 1 hình thức để phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh. c: Hoạt động 3 : Biểu diễn Sau khi cho cả lớp hát + múa bài hát (2 lần). Tôi lại thay đổi hình thức biểu diễn: các em không hát tại chỗ mà lên biểu diễn trước lớp. Tôi cho các em thi đua giữa các bạn nam và các bạn nữ. Đại diện cho các em nam(4 em) lên hát + múa phụ hoạ. Đại diện cho các em nữ (4 em) lên hát + múa phụ hoạ. Sau đó tôi cho các em khác nhận xét phần biểu diễn của các bạn. Đa số các em nhận xét tương đối tốt. Các em đã chỉ ra được những bạn hát đúng và múa đẹp, những bạn còn sai sót. Sau đó tôi gọi lên biểu diễn theo tinh thần xung phong. Đa số các em rất hào hứng và thích được lên biểu diễn trước lớp. Với hình thức này, các em được rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin và và khả năng biểu diễn trước đông người. d / Hoạt động 4: giới thiệu đánh nhịp 2/4. Tôi dính bảng phụ có vẽ sơ đồ cách đánh nhịp 2/4 lên bảng để học sinh quan sát. Sau đó, tôi hướng dẫn các em cách đánh nhịp và được quan sát tôi thực hiện mẫu thì các em sẽ được thực hành dưới sự điều khiển của tôi. (Các em đánh nhịp, giáo viên đếm theo phách). Khi các em đánh nhịp tương đối thành thạo rồi thì tôi mới cho các em ghép với nhạc và hát Qua hình thức này, các em hiểu được tay chỉ huy của giáo viên trong quá trình tập hát và khắc sâu thêm bài hát mà các em đã được học. Để củng cố bài học tôi cho các em chơi trò chơi âm nhạc. Tôi dùmg phách (hoặc trống) gõ theo tiết tấu 1 câu hát trong bài và cho học sinh nhận xét xem đó là tiết tấu của câu hát nào? (Hình tiết tấu này được nhắc lại trong cả bài hát). 8 Đây là một hình thức khắc sâu hơn về tiết tấu của bài hát. Tôi đánh trên đàn giai điệu của 1 câu hát và cho học sinh nhận xét đó là câu hát nào trong bài (giáo viên làm 2 câu: c1 và c3 giống nhau, câu 4) Đây là hình thức chẳng những giúp các em ghi sâu giai điệu của bài hát mà còn rèn luyện và phát triển tai nghe nhạc của các em. Nếu những trò chơi trong giờ học của các em thể hiện tốt thì sự thành công của giờ học càng cao. Các em được tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, thoải mái và hào hứng. Kết thúc tiết học tôi cho cả lớp cùng hát múa lại bài hát. III - Kết quả: Với hình thức giảng dạy như trên, tôi luôn nhận được sự ủng hộ của học sinh. Các em rất yêu thích môn học này. Tôi cảm thấy giữa giáo viên và học sinh rất gần gũi và thân thiện, và khi đến giờ học môn âm nhạc thì các em rất vui và phấn khởi. qua đó chất lượng tiết học đạt được kết quả cao . Kết quả năm học 2013- 2014 như sau: b) Kết quả: Khối Tổng số học sinh Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 141 5 135 1 2 115 5 110 0 3 117 2 115 0 4 120 2 118 0 5 122 4 118 0 *Phương pháp gõ đệm cho bài hát: Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ trách các khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 . Trong mỗi khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, tất cả đều học 2 buổi/ ngày. Vì thế mà trình độ học sinh không đồng đều. Cho nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau. Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng… Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học 9 sinh tiểu học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cực vào môn học. - Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được thể hiện rõ trên giáo án. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết. - Sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ ở góc học tập thường xuyên (với các lớp 3, 4, 5) để rèn cho học sinh nhớ những nốt nhạc và giá trị của mỗi hình nốt. Với lớp 1 và 2 các em chưa nhận biết hình nốt và giá trị của các nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu hát đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt chước theo giáo viên. Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng. Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 1-2 lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em các cách gõ đệm, với bài này thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau. *Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em lúng túng hơn. Vì vậy mà giáo viên chỉ định áp đặt bằng dấu x tiếng nào được đánh dấu x ở dưới thì phần gõ của hai thanh phách sẽ rơi vào những tiếng đó. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên. Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 nốt đen, hoặc hai nốt móc đơn. Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên. Như vậy với học sinh lớp 1 và 2 giáo viên dạy cho học sinh tập gõ đệm bằng cách áp đặt về cách gõ và hướng dẫn các em luyện tập nhiều lần. Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết 10 [...]... đến môn học * Đối với học sinh: - Yêu thích môn học, trong lớp chăm chú nghe giảng - Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học - Chuẩn bị đầy đủ sách và nhạc cụ gõ *Kiến nghị: *Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc cho học sinh Tiểu học tôi xin có một số ý kiến đề xuất như sau: -Tiếp tục bổ xung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy của bộ môn đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của xã... mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ đệm cho giai điệu bài Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách gõ đệm Không... X X X X X X XX *Gõ đệm theo tiết tấu: G @ é é é é‘ Ú Ú‘ é é é é‘ h“ X X X X X X X X X X X Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt đến hết bài Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca Thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách Khi học sinh đã phân... cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác nhau Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học tập của học. .. vậy cho đến hết bài Cách gõ thứ 2 : Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò... tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : Nếu gõ phách thì biết phân chia phách (đánh phách) Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen Giáo viên cho học sinh nêu về 3 cách gõ với câu hát đầu *Gõ đệm theo nhịp 2: G @ é é é é‘ Ú Ú‘ é é é é‘ h“ X X X X *Gõ đệm theo phách: G @ é é é é‘... dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện tập cho học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài Chính vì vậy mà năm nay khi dạy học sinh hát tôi lựa chọn cách thức trên thì số học sinh trong lớp trên 97% học sinh... tinh thần say mê học tập của học sinh Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ đệm sai Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được... điều kiện giao lưu, học hỏi thể hiện mình trong lĩnh vực nghệ thuật -Thường xuyên động viên, khích lệ các em trong học tập, trong công tác văn hoá văn nghệ, đặc biệt là các em có năng khiếu nổi trội *Rất mong được sự nhận xét, góp ý xây dựng của các đồng chí, đồng nghiệp nhầm xây dựng nâng cao sáng kiến này và giúp cho tôi ngày một hoàn thiện hơn trong nghề dạy học, phương pháp dạy học mới theo hướng... ra một vài kinh nghiệm nhỏ sau: * Đối với giáo viên: - Tăng cường dự giờ, học hỏi đồng nghiệp - Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên để rút ra phương pháp dạy tốt nhất - Trong các giờ học nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn - Sử dụng giáo cụ trực quan triệt để 13 - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi lên lớp - Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học * . GD & ĐT HUYỆN KRÔNG PĂC TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN ÂM NHẠC Đề tài:“ Phương pháp ôn và gõ đệm trong môn âm nhạc tiểu học Họ và tên: Nguyễn Thị Vy. Toaản Ea phê- Krông păc EA PHÊ, THÁNG 11 NĂM 2014 1 Năm học: 2014-2015 Sáng kiến kinh nghiệm * Tên đề tài * PHƯƠNG PHÁP ÔN VÀ GÕ ĐỆM TRONG MÔN ÂM NHẠC TIỂU HỌC. I. Đặt vấn đề Âm nhạc ngày nay. thiết nhất định và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1.2.3 nói riêng * Về phương pháp các cách gõ đệm: 2 Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi