Qua thực tế cho thấy: các huấn luyện viên trong thể thao đã áp dụng các nguyên tắc của mình rất thành công trong việc huấn luyện các vận động viên.. Từ các lý do trên, tôi viết SKKN: “Vậ
Trang 1SỞ GD&ĐT ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THPT TUẦN GIÁO
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Vận dụng một số nguyên tắc trong huấn luyện thể
thao vào dạy học toán ở THPT Tuần giáo”
Họ và tên chủ nhiệm SKKN: Nguyễn Mạnh Hùng
Đơn vị công tác: THPT Tuần Giáo
Tuần Giáo, Ngày 10 tháng 4 năm 2011
Trang 2Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Thực tế hiện nay, một số thầy cô dạy toán đặc biệt là các thầy cô mới vào ngành vẫn đang phân vân không biết nên chú trọng dạy lý thuyết để rèn luyện tư duy logic hay chỉ dạy lý thuyết tối thiểu đủ để học sinh làm được các bài tập?
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học đang được tiến hành sâu rộng Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi Vai trò của người giáo viên không phải là người đưa ra toàn bộ kiến thức và những kiến thức học sinh có được không phải chỉ từ giáo viên của mình mà còn từ những
người xung quanh, đặc biệt tiếp thu kiến thức thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại: truyền thanh, truyền hình, Internet… Do đó vai trò của người giáo viên phải là người khơi gợi, định hướng, động viên khuyến khích, điều chỉnh kịp thời… Như vậy theo tôi vai trò của giáo viên trong tương lai sẽ gần gũi hơn với vai trò của một huấn luyện viên trong thể thao
Qua thực tế cho thấy: các huấn luyện viên trong thể thao đã áp dụng các
nguyên tắc của mình rất thành công trong việc huấn luyện các vận động viên Nhờ những nguyên tắc đó mà các vận động viên xác định rõ cho mình mục tiêu phấn đấu và phương pháp tập luyện, tự họ tích cực chủ động phát huy tối đa khả năng của mình Đây là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc giáo dục học sinh Thực tế học sinh của trường THPT Tuần Giáo nhiều em không xác định được
rõ mục đích học tập, không chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức và không xác định được phương pháp học tập phù hợp với bản thân
Từ các lý do trên, tôi viết SKKN: “Vận dụng một số nguyên tắc trong huấn luyện thể thao vào dạy học toán ở THPT Tuần Giáo” nhằm mục đích: giúp giáo viên và học sinh có một kênh so sánh, từ đó giáo viên và học sinh sẽ định hình rõ vai trò, trách nhiệm, phương pháp…của mình trong quá trình dạy và học toán
Trang 32 Mục đích nghiên cứu
Phân tích để thấy rõ rằng hiện nay khi dạy và học toán nên dạy học thực dụng tức là: “dạy học lượng kiến thức tối thiểu đủ để nắm bắt và làm thành thạo các bài tập theo chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng”
Phân tích các nguyên tắc cơ bản được sử dụng trong huấn luyện thể thao để thấy được sự gần gũi và cần thiết vận dụng các nguyên tắc đó trong công tác dạy học Từ đó chỉ ra vận dụng các nguyên tắc đó như thế nào trong dạy học toán
Chỉ rõ sự gần gũi giữa vai trò của giáo viên với vai trò của huấn luyện viên trong thể thao; vai trò của học sinh với vai trò của vận động viên thể thao Từ đó giúp giáo viên, học sinh có thêm các ý tưởng mới trong quá trình dạy và học
3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, nhiệm vụ, phương pháp của mình nhằm biến dạy và học toán trở nên thực dụng, tích cực, chủ động, có mục đích cụ thể, có phương pháp đúng và phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh Giúp nâng cao hiệu quả dạy học toán ở trường THPT Tuần Giáo
• Phương pháp nghiên cứu:
- Sưu tầm tài liệu nghiên cứu lý thuyết
- Thực hành ở quy mô một số lớp 10 (lớp 10A1 đại diện cho đối tượng học sinh khá giỏi; lớp 10A3, 10A9, 10A11 đại diện cho đối tượng học sinh trung bình và yếu)
- Quan sát thực tiễn trong quá trình dạy và học của bản thân
4 Giới hạn (Phạm vi) nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên tắc vận dụng trong huấn luyện thể thao, các em học sinh ở trường THPT Tuần Giáo (Chủ yếu là học sinh lớp 10), các tiết đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT Tuần Giáo Kinh nghiệm dạy và học của bản thân
• Phạm vi nghiên cứu: Dạy và học toán ở trường THPT Tuần Giáo
Trang 4Nội dung
I Cơ sở lý luận
1. Tâm lý học đã chỉ ra rằng: Bộ não con người cũng cần phải rèn luyện thường xuyên thông qua các bài tập Khi được rèn luyện thường xuyên, đúng phương pháp trí nhớ và khả năng tư duy của chúng ta sẽ được tăng cường Như vậy việc rèn luyện não bộ cũng gần giống như rèn luyện thể thao của con người vậy
2. Những nguyên tắc cơ bản trong huấn luyện thể thao gồm:
- Mức độ sẵn sàng của vận động viên
- Nguyên tắc phát triển toàn diện
- Nguyên tắc đặc trưng
- Nguyên tắc đa dạng
- Nguyên tắc xen kẽ nặng nhẹ
- Nguyên tắc vượt ngưỡng
- Nguyên tắc nghịch đảo
II. Thực trạng đối tượng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Hiện nay, nhiều thầy cô dạy toán vẫn cho rằng: “giảng dạy lý thuyết nhiều sẽ giúp phát triển tư duy trìu tượng, logic và điều đó là tối quan trọng trong giảng dạy toán”; Thực tế rất nhiều thầy cô trong quá trình dạy học luôn chỉ cố gắng giảng giải
để làm sao cho học sinh hiểu được các kiến thức có trong sách giáo khoa và họ đặc biệt chú trọng tới việc tìm nguồn gốc, chứng minh các định lý… Vì vậy dẫn đến hệ quả là nhiều thầy cô dạy các kiến thức quá hàn lâm, xa rời thực tiễn Điều này tất yếu dẫn đến học sinh cảm thấy khó hiểu, khó làm được các bài toán từ đó dẫn đến tâm lý chán nản, ngại học toán, sợ học toán…
Theo tôi, mục đích cuối cùng của giáo dục là phải phục vụ cho thực tiễn cuộc sống, vì vậy hiển nhiên nền giáo dục phải gắn với thực tiễn, giáo dục không được
sa vào tình trạng xa rời thực tiễn Mặc dù đặc thù của môn toán là môn có tính trìu tượng rất cao nhưng không có nghĩa là nó tách rời với thực tiễn cuộc sống Thật
Trang 5vậy, vào năm 1931 nhà toán học Kurt Godel đã công bố “Định lý bất toàn” làm sụp đổ giấc mơ về nền toán học hoàn toàn trìu tượng dựa vào hệ tiên đề và logic hình thức Như vậy Godel đã giúp chúng ta khẳng định rằng “Toán học phải xuất phát từ thực tiễn và phải phục vụ cho thực tiễn” Vậy tại sao cơ sở khoa học rõ ràng như vậy nhưng nhiều thầy cô lại quá chú trọng dạy những kiến thức quá hàn lâm xa rời cuộc sống? Ta nên nhớ rằng khi tiến hành thay sách cấp THPT Bộ
GD&ĐT đã nhấn mạnh rất nhiều lần rằng: “Dạy học phải bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng” và rằng sách giáo khoa, sách bài tập…chỉ nên coi là tài liệu tham khảo Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi: “Đối với môn toán học sinh chỉ cần nắm được một lượng kiến thức rất ít nhưng vẫn có thể làm và hiểu rất tốt các bài tập theo chuẩn kỹ năng Thật vậy năm 2007 thầy giáo Trần Phương Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nghiên cứu & phát triển các sản phẩm trí tuệ (thuộc Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) đã dạy 150 giờ cho 5 em học sinh lớp 6, kết quả là cả 5
em đã giải thành công đề thi tuyển sinh đại học năm 2007 với điểm trung bình là 8/10 Vậy nên chăng khuyến khích các giáo viên dạy toán nên thực dụng (Chỉ cung cấp kiến thức tối thiểu để học sinh có thể giải được tất cả các bài tập theo chuẩn kỹ năng) Đáng tiếc là hiện nay nhiều thầy cô chưa hiểu nên xảy ra hiện tượng khi đồng nghiệp dạy thực dụng sẽ bị góp ý, bắt bẻ là: không dạy đủ nội dung, không theo đúng trình tự trong SGK, không chính xác trong kiến thức…Giáo dục trong thời gian tới phải là giáo dục những thứ mà xã hội cần chứ không phải là giáo dục
ra những thứ mà nền giáo dục có, không phải là giáo dục ra những thứ quá xa rời thực tiễn và không phục vụ cho thực tiễn
Trang 6Nhà toán học: Kurt Godel – Với “Định lý bất toàn”
(Ảnh minh họa)
Qua những phân tích trên ta thấy rằng: Dạy và học toán là quá trình tiếp thu những kiến thức cần thiết (Chuẩn kiến thức) và rèn luyện những kỹ năng cần thiết thông qua các hệ thống bài tập (Chuẩn kỹ năng) Như vậy ta có thể hình dung quá trình dạy học toán một cách thực dụng này giống với quá trình huấn luyện của vận động viên thể thao: Tiếp thu những kiến thức cần thiết (Tối thiểu) và rèn luyện đi rèn luyện lại những kỹ năng đến mức những kỹ năng đó trở thành phản xạ của vận động viên
Do sự tương đồng rất lớn đó nên ta có thể vận dụng linh hoạt một số nguyên tắc trong huấn luyện thể thao vào quá trình dạy học toán (Thực dụng) Vì các nguyên tắc này đã rất thành công khi vận dụng trong thể thao nên nó cũng sẽ phát huy tính hiệu quả cao trong dạy và học toán thực dụng
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem nên vận dụng những nguyên tắc nào trong huấn luyện thể thao vào dạy học toán? Tại sao lại vận dụng những nguyên tắc đó?
Và vận dụng như thế nào?
Trong thể thao, điều quan trọng nhất khi huấn luyện là “Mức độ sẵn sàng của vận động viên”có nghĩa là quá trình huấn luyện chỉ được thực hiện khi vận động viên đã sẵn sàng về mặt tâm lý và sinh lý cho việc huấn luyện Một điểm quan trọng nữa trong nguyên tắc này là “Toàn bộ việc huấn luyện phải phù hợp với mức
Trang 7độ sẵn sàng của vận động viên” Đây là điểm mà nguyên tắc cá nhân được áp dụng Khi vận dụng vào dạy học toán thì ta thấy rằng học sinh chỉ có thể hoàn thành tốt bài học nếu như học sinh đã sẵn sàng về mặt tâm sinh lý Có nghĩa là học sinh phải cảm thấy yêu thích toán, hoặc ít nhất học sinh cũng phải cảm thấy thoải mái Chính
vì vậy giáo viên nên tạo tâm lý thoải mái cho học sinh trước khi tiến hành các nội dung của bài mới Có thể kể một câu chuyện vui, có thể kể câu chuyện về tấm gương vươn lên trong học tập, thậm chí có thể chỉ là một câu nói đùa sắc sảo… Giáo viên nên đặt mình vào vai trò của huấn luyện viên, người luôn lên dây cót và
đả thông tinh thần cho các vận động viên trước khi tập luyện Trong quá trình tập luyện huấn luyện viên cũng luôn theo dõi sát sao diễn biến tâm lý của vận động viên để từ đó làm công tác tư tưởng và điều chỉnh cho phù hợp Huấn luyện viên luôn luôn là chỗ dựa đáng tin cậy, là nơi mà các vận động viên tìm thấy động lực
và sự say mê Việc duy trì mức độ sẵn sàng của vận động viên luôn là công việc khó nhưng lại là điều kiện đặc biệt quan trọng để đi đến thành công, không huấn luyện viên thành công nào lại không làm tốt công việc này Đáng tiếc là hiện nay nhiều thầy cô giáo lại không tạo được sự thoải mái cho học sinh, thậm chí các thầy
cô còn tạo tâm lý căng thẳng ngay trước khi bước vào tiết học, đã có nhiều học sinh không yêu thích bộ môn vì giáo viên đã không tạo được sự say mê, yêu thích, thậm chí gây căng thẳng cho học sinh
Nói đến nguyên tắc “Mức độ sẵn sàng của vận động viên” ta nên hiểu sâu rộng hơn theo nghĩa: trước khi bước vào thực hiện các nội dung của bài mới thì ngoài sự sẵn sàng về tâm sinh lý học sinh còn phải chuẩn bị tốt các nội dung kiến thức cũ đã học và nên xem qua các nội dung trong bài mới Công việc rất quan trọng là giáo viên phải dặn học sinh chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng cũ mà sẽ sử dụng nhiều trong bài mới để học sinh xem lại và rèn luyện lại Có nhớ và rèn luyện thành thạo những kỹ năng đã học đó thì học sinh mới có thể tiếp thu những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng mới hiệu quả Tuy nhiên chỉ nên yêu cầu học sinh xem lại những kiến thức và kỹ năng thật cần thiết Tránh yêu cầu xem lại những kiến thức,
Trang 8kỹ năng không liên quan hoặc không sử dụng nhiều cho bài mới Có thể thấy học sinh mới bước vào lớp 10 là ví dụ điển hình về việc nếu học sinh không nắm vững được kiến thức kỹ năng cơ bản đã học thì việc tiếp thu kiến thức mới cực kỳ khó khăn Theo kinh nghiệm của tôi: học sinh vừa vào 10 đa số hổng kiến thức cơ bản,
vì vậy nên trong học kỳ I, ngay từ đầu năm học, giáo viên nên tổ chức các buổi phụ đạo cho học sinh vừa vào 10 nhằm dạy lại, rèn luyện lại những kỹ năng cơ bản như: Cộng trừ phân số, giải phương trình bậc nhất 1 ẩn, giải phương trình bậc hai 1 ẩn, giải hệ phương trình bậc nhất 2 ẩn, cách vẽ đồ thị hàm bậc nhất 1 ẩn…Tuy nhiên chú ý không được tham dạy kiến thức, chủ yếu rèn luyện những kỹ năng cơ bản, và đặc biệt chú ý không được nóng vội Ngoài ra mỗi ngày cho học sinh khoảng năm
ý nhỏ để về nhà làm Thực tế tôi đã áp dụng trong 3 năm qua và chất lượng học kỳ
II đã cao hơn rất nhiều so với chất lượng học kỳ I (thậm chí chênh tới hơn 30%) Điều này đã chứng tỏ rằng học sinh khi đã nắm và làm được các kỹ năng cơ bản sẽ cảm thấy yêu thích bộ môn và tự tin hơn , từ đó các em chăm chỉ, cố gắng hơn trong học tập Khi áp dụng nguyên tắc “Mức độ sẵn sàng” thì trong quá trình dạy học, giáo viên cũng phải thường xuyên quan tâm đến biến đổi tâm lý của học sinh
để kịp thời làm công tác tâm lý, xốc lại tinh thần cho các em nhằm đảm bảo các em học sinh luôn trong tình trạng tốt nhất để hoàn thành tốt nhất theo giáo án giáo yêu cầu
Kiến thức phải được thiết kế theo các nấc thang gần nhau (Ảnh minh họa)
Trang 9Nguyên tắc thứ hai mà các huấn luyện viên rất coi trọng là “Nguyên tắc đặc trưng” Do đặc điểm tâm sinh lý, mức độ tiếp thu, tài năng của các vận động viên khác nhau là khác nhau nên giáo án cho từng vận động viên sẽ không giống nhau Giáo án này do huấn luyện viên căn cứ vào đặc điểm từng vận động viên để thiết
kế VD: khi mới bắt đầu tập cầu lông 2 người có cùng bài tập đẩy cầu cao cuối sân, nhưng sau 1 tháng người thứ 2 sẽ chuyển sang bài tập khác vì anh ta đã đẩy rất tốt cầu cao cuối sân, còn người thứ nhất vẫn tiếp tục bài tập đó Như vậy huấn luyện viên phải căn cứ vào từng vận động viên để đưa ra các bài tập phù hợp Áp dụng vào dạy học toán ta thấy rằng: trong một lớp hiện nay có quá đông học sinh nên việc quan tâm và nắm bắt được từng học sinh là việc rất khó Tuy nhiên khó không
có nghĩa là giáo viên sẽ dạy cả lớp (không đồng đều về trình độ) theo cùng một giáo án Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách giáo viên ngay từ đầu năm hãy tiến hành khảo sát chất lượng, cộng thêm quá trình theo dõi để cố gắng phân chia
đối tượng học sinh thành 4 đối tượng: Nắm vững kiến thức cơ bản; Chưa nắm vững kiến thức cơ bản; Hổng nhiều kiến thức cơ bản; Cá biệt Từ đó thiết kế các giáo án
cho phù hợp với từng nhóm đối tượng Điều quan trọng khi thiết kế giáo án là giáo viên phải xác định rõ mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng đối với từng nội dung kiến thức Với mỗi bài tập đưa ra phải xác định rõ bài tập đó có tác dụng trực tiếp đối với quá trình hình thành kỹ năng, kỹ xảo nào? Tránh đưa những bài tập xa rời chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng Nói cách khác người giáo viên khi thiết kế phải thiết kế sao cho “chiếc giày kiến thức” đưa ra vừa chân với một nhóm học sinh có kích thước bàn chân gần giống nhauu Tránh tất cả học sinh với kích thước bàn chân rất khác nhau sẽ xỏ chân vào chiếc giầy cùng cỡ do giáo viên đưa ra Tóm lại người giáo viên phải “Đóng giày theo kích thước bàn chân của học sinh”
Trang 10Đừng để học sinh đi những “chiếc giầy kiến thức” quá chật hoặc quá rộng
(ảnh minh họa)
Khi huấn luyện cũng cần phải tuân theo nguyên tắc “Vượt ngưỡng” và nguyên tắc “Xen kẽ nặng nhẹ” Cơ thể con người có thể thích nghi với việc huấn luyện tải trọng Tải trọng cần được tăng thêm dần dần Nói cách khác, để cho việc huấn luyện hiệu quả, tải trọng phải vượt quá yêu cầu Nguyên tắc vượt ngưỡng có thể được tận dụng thông qua: Tần suất, cường độ, thời gian Quá trình thực hiện quá tải phải tuân theo nguyên tắc tăng đều và thích nghi Vì vậy các huấn luyện viên sẽ tăng dần đều tải trọng và yêu cầu ngày càng cao, khắt khe với vận động viên Tuy nhiên tăng đều sự quá tải có nghĩa là liên tục tăng sự quá tải với thời gian phục hồi thích hợp bởi vì cơ thể cần nghỉ ngơi cho sự thích nghi và điều chỉnh Để tránh gây quá tải, căng thẳng cho vận động viên và giúp vận động viên có thời gian phục hồi các huấn luyện viên sẽ xen kẽ các bài tập luyện theo nguyên tắc nặng nhẹ Áp dụng vào trong dạy học ta thấy nguyên tắc “vượt ngưỡng” và “xen kẽ nặng nhẹ” rất hữu dụng Khi giáo viên đưa ra một kỹ năng mới thì hệ thống bài tập đưa ra phải được thiết kế sao cho độ khó tăng dần Khởi đầu bởi những bài tập rất dễ nhằm mục đích tạo nên sự hưng phấn cho học sinh, tiếp đó là những bài tập gần gũi với bài tập trước nhưng có thêm một hay một vài điểm nào đó mới đòi hỏi học sinh phải tư duy Tuy nhiên cần tránh lặp lại một bài tập quá nhiều lần trong một tiết, điều này
sẽ gây tâm lý chán ở học sinh vì không có thách thức mới Chính những điểm mới