1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

24 1,7K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 111,5 KB

Nội dung

Vì vậy, người dạy văn, học văn giống như người lao độngnghệ thuật, không chỉ tìm hiểu, khám phá, cảm nhận, mà còn phải nhập thân, biếnkiến thức văn chương thành máu thịt, một phần đời số

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Mục đích

Việc phát huy tính tích cực của học sinh vào giờ dạy Tiếng Việt trong môn Ngữ văn là rất quan trọng vì nó giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu khi viết bài Đặc biệt nó giúp học sinh xoá đi mặc cảm ngại học văn, không thích học Văn Từ đó chất lượng môn văn được cải thiện

.2 Đóng góp về mặt khoa học, kinh tế, xã hội của sáng kiến kinh nghiệm

Giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo khi tiếp cận tác phẩm văn học và khiviết bài tập làm văn

Trang 2

II PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở khoa học của sáng kiến kinh nghiệm

1 Cơ sở lí luận.

Hiện nay, giáo dục và đào tạo đã và đang tiếp tục coi trọng đổi mới phươngpháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đápứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,trong đó môn Ngữ văn là một môn khoa học có tính đặc thù, giàu tính nhân văn sâusắc Học văn không chỉ để cảm nhận cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương màcòn học cách làm người Vì vậy, người dạy văn, học văn giống như người lao độngnghệ thuật, không chỉ tìm hiểu, khám phá, cảm nhận, mà còn phải nhập thân, biếnkiến thức văn chương thành máu thịt, một phần đời sống không thể thiếu của mình.Muốn vậy người giáo viên phải tổ chức cho học sinh thực sự được sống, được thamgia, được khám phá và cảm nhận kiến thức văn chương trong quá trình học

Đối với bộ môn Ngữ văn, chương trình mang tính đồng tâm, lặp lại và tiếpnối một số kiến thức đã học ở Tiểu học Bởi vậy trong quá trình dạy học nếu giáoviên không biết cách khám phá, khai thác kiến thức và những hiểu biết đã có củahọc sinh để nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức, để áp dụng cách thức tổ chứcdạy học đúng đối tượng sẽ gây ra sự nhàm chán, nhạt nhẽo đối với học sinh vì các

em nghĩ rằng mình phải học những điều đã biết rồi Tuy nhiên, theo chuẩn kiếnthức, kĩ năng của môn học thì yêu cầu của vịêc tiếp cận và khai thác kiến thức mônNgữ văn khác hẳn với yêu cầu mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học Mộttrong các yêu cầu phải đặt ra đối với giáo viên là phải tích cực đổi mới PPDHnhằm xây dựng lớp học thân thiện, hướng dẫn học sinh tiếp nhận, khai thác kiếnthức một cách tích cực, hứng thú và chủ động, sáng tạo, đúng đặc thù của phânmôn Văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng Học sinh từ những văn bản

Trang 3

được văn bản theo yêu cầu, biết nhận biết và bước đầu sử dụng được các biện phápnghệ thuật trong sáng tạo văn chương từ đó không chỉ cảm nhận được cái hay, cáiđẹp của các tác phẩm văn chương mà còn tiến tới sáng tạo ra các tác phẩm có giátrị nghệ thuật Trên cơ sở nắm vững đặc trưng bộ môn của từng khối lớp, giáo viênphải là người hướng dẫn, tổ chức, định hướng cho học sinh từng bước tiếp cận, đivào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương một cách tự nhiên, say mê, hứngthú Bằng nhiều hình thức khác nhau người thầy cần tạo cho học sinh những cơ hội

để được đọc, được cảm, được suy ngẫm được vận dụng, được sáng tạo giáo viênkhông thể làm hộ, làm thay trò để trò bắt chước theo

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/

QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 6 năm 2006 của bộ tưởng Bộ GDĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điệu kiện lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú, trách nhiệm học tập cho học sinh.”

Đổi mới PPDH không phải là nội dung mới Thực tế ngành giáo dục đã tiếnhành đổi mới qua nhiều năm nhưng trong quá trình thực hiện nhiều giáo viên cònlúng túng, tổ chức chưa mấy hiệu quả Giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mớiphương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện đôi khi còn mang tính chất hìnhthức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn Vẫn không tránh

Trang 4

khỏi hiện tượng một bộ phận giáo viên ngại đổi mới, vẫn giữ thói quen dạy họctheo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe,ghi nhớ và nhắc lại những điều giáo viên đã truyền đạt Từ đó vô tình biến học sinhthành " bình chứa", thiếu sự chủ động, học theo lối "học vẹt", không phát huy vaitrò cá nhân Giờ học tác phẩm văn chương vì thế vẫn chưa thu hút được sự chú ýcủa người học

Thực hiện chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin, rất nhiều giáo viên đã

cố gắng ứng dụng CNTT vào dạy học Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy vẫncòn nặng về hình thức, mang tính trình diễn với những hình ảnh, hiệu ứng rối mắt.Nhiều giờ dạy còn ôm đồm, tham lam nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh làmmất thời gian nhiều mà hiệu quả giờ dạy vẫn nhiều hạn chế Một số hình thức, kĩthuật dạy học mới đã được giáo viên áp dụng, nhất là hoạt động nhóm- hoạt độngtích cực nhưng giáo viên áp dụng chưa hiệu quả, vẫn chỉ mang tính hình thức

Chương 2: Thực trạng vấn đề mà nội dung sáng kiến kinh nghiệm đề cập đến.

I Khái niệm về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

PPDH tích cực là cách thức hoạt động của thầy và trò nhằm tích cực hoá hoạtđộng học tập và phát triển tính sáng tạo của người học Trong đó các hoạt động họctập được tổ chức, định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động chờ đợi mà

tự lực tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vậndụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn qua đó lĩnh hội nội dung học tập

và phát triển năng lực sáng tạo

Trong dạy và học tích cực, hoạt động học tập được thực hiện trên cơ sở hợptác và giao tiếp ở mức độ cao Phương pháp dạy học tích cực không phải là mộtphương pháp dạy học cụ thể mà là một khái niệm bao gồm nhiều phương pháp,hình thức, kĩ thuật khác nhau nhằm tích cực hoá, tăng cường sự tham gia của người

Trang 5

học, tạo điều kiện cho người học phát triển tối đa khả năng học tập, năng lực sángtạo, năng lực giải quyết vấn đề.

Phương pháp dạy học chia làm ba cấp độ: cấp độ vĩ mô (Quan điểm dạyhọc), cấp độ trung gian (Phương pháp dạy học cụ thể) và cấp đô vi mô (Kĩ thuậtdạy học) Vậy kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáoviên và học sinh trong các tình huống hoạt động nhằm thực hiện giải quyết mộtnhiệm vụ, nội dung cụ thể

Để đáp ứng các phương pháp, kĩ thuật trong dạy học đạt hiệu quả, tích cựchoá học sinh, ngoài việc tuân thủ các quy trình mang tính đặc trưng của phươngpháp, kĩ thuật dạy học còn đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và nghệ thuật sư phạm củangười giáo viên Một phương pháp dạy học nào đó tự nó không tích cực hay tiêucực Đồng thời phương pháp nào cũng gắn liền với người sử dụng nó Cho nên, mộtphương pháp dạy học có phát huy được tính tích cực học tập của học sinh haykhông còn tuỳ thuộc vào năng lực của người giáo viên sử dụng nó Tức là, bất kìcách thức tổ chức dạy học nào được thực hiện tạo nên những "chấn động", khiếncác em có những vận động trí tuệ, cảm xúc đều là phương pháp dạy học tích cực

" Không nên đặt đối lập những nguyên tắc dạy học cổ điển với nhữngnguyên tắc, lí luận dạy hoc gọi là mới Mỗi nhóm nguyên tắc đó có một ý nghĩa,bản chất, và nếu suy nghĩ sâu sắc về từng hệ thống những nguyên tắc đó thì sẽ thấychúng đều nhấn mạnh từ những khía cạnh khác nhau sự cần thiết phát huy tính tíchcực của học sinh trong quá trình học tập Vì thế không thể coi những nguyên tắcdạy học cổ điển hình như đã lỗi thời cũng như không nên tưởng rằng chỉ dựa vàonhững nguyên tắc lí luận dạy học "mới" mới có thể giải quyết được mọi vấn đề vàmọi khó khăn của dạy học" Vận dụng các phương pháp dạy học thế nào, phát huyđược tính tích cực của học sinh hay không và phát huy đến mức độ nào là tuỳ thuộc

Trang 6

rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vào khả năng tổ chức học sinh hoạtđộng học tập của giáo viên.

II Yêu cầu vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học bám sát chuẩn kiến thức,

kĩ năng.

- Để dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, giáo viên cần bám sát vào tàiliệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, nhất là các mục II và III: trọngtâm kiến thức, kĩ năng và hướng dẫn thực hiện để thiết kế dạy học nhằm đạt đượccác yêu cầu cơ bản, tối thiểu của giờ học, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào SGK haymáy móc dạy hết toàn bộ nội dung mà sách giáo viên nêu ra dẫn đến tình trạngthiếu thời gian, quá tải, nặng về thuyết trình Mặt khác, cần căn cứ vào khả năngtiếp thu của học sinh, vào mục tiêu bồi dưỡng học sinh năng khiếu giáo viên phảiđiều chỉnh, bổ sung để dạy, kiểm tra vượt chuẩn, trên chuẩn, sao cho vẫn đảm bảo

đủ kiến thức chính xác mà vẫn làm bật trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài học

- Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để xác định kiến thứcminh hoạ cho chuẩn kiến thức – kĩ năng (chuẩn KT- KN)

- Dựa vào chuẩn KT- KN để thiết kế các hoạt động trong học tập trên lớp.Nhưng như ta đã biết, để tổ chức các hoạt động học tập (nhất là các hoạtđộng trí tuệ, cảm xúc bên trong của học sinh), giáo viên phải sử dụng các phươngpháp, kĩ thuật dạy học đặc biệt là phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực Bởi hoạtđộng học tập nói chung, hoạt động nhận thức nói riêng ở học sinh chỉ thực sự diễn

ra khi nó được" kích hoạt", điều khiển bởi các biện pháp tác động của người dạy.Trong một bài học, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp dạy họctích cực Tuy nhiên, để vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào bài học thì giáo viênphải chọn lựa

Trang 7

Một bài học có thể vận dụng một hoặc hai hoặc hơn hai kĩ thuật dạy học để tạođiểm nhấn cho bài học.

Chương 3: Những giải pháp mang tính khả thi

1 Phân tích ngữ liệu, hình thành khái niệm một cách tích cực, sáng tạo thông qua phương pháp vấn đáp.

Vấn đáp là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời,qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học Đây là phương pháp dạy học phổbiến thông dụng nhất Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệtcác loại phương pháp vấn đáp là vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi, vấn đáp giảithích minh hoạ

- Vấn đáp tái hiện: Yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã biết hoặc tái hiện

nội dung miêu tả, nội dung sự kiện trong bài học Vấn đáp tái hiện không đượcxem là phương pháp có giá trị sư phạm cao bởi nó chỉ hướng người học tới tư duybậc thấp Tuy nhiên riêng với phân môn tiếng Việt lớp 6 thì phương pháp này lại cóthể được sử dụng thường xuyên vì hầu hết các kiến thức Tiếng việt trong chươngtrình lớp 6 là các em đã được tìm hiểu ở tiểu học Vì vậy để học sinh nhớ lại kiếnthức buộc giáo viên phải sử dụng phương pháp này Phương pháp này đắc dụng khigiúp học sinh tái hiện tri thức tạo cơ sở cho các hoạt động tư duy cấp cao sẽ diễn ratiếp theo

Ví dụ: Khi dạy bài " Tính từ và cụm tính từ"- Ngữ văn 6, câu hỏi tái hiện đầu

tiên giáo viên có thể sử dụng là: Dựa vào kiến thức đã học về tính từ ở tiểu học em hãy cho biết tính từ là gì?

Để có câu trả lời buộc học sinh phải nhớ lại kiến thức về tính từ đã được học ở lớpdưới Sự tái hiện ở phần này sẽ giúp học sinh có những kiến thức đầu tiên về tính

Trang 8

từ Qua đó, học sinh có thể tiếp tục trả lời câu hỏi tiếp theo của giáo viên ở mức độcao hơn, đó là câu hỏi nhận biết về tính từ.

- Vấn đáp giải thích- minh hoạ: Giáo viên đưa ra những câu hỏi hướng dẫn

học sinh giải thích chứng minh làm sáng rõ nội dung nào đó

Vẫn tiếp tục với ví dụ trên, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh giải

thích, minh hoạ: (?) Tại sao em lại cho rằng các từ em vừa tìm được là các tính từ?

Em hãy lấy một tính từ khác cùng có chức năng như các tính tờ vừa tìm được?

- Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lí

để hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất sự vật, tính quy luật củahiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết Trong vấn đáp tìm tòi,giáo viên giống như người tổ chức tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lựcphát hiện kiến thức mới Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có đượcniềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy Vẫntheo ví dụ trên, giáo viên tổ chức học sinh khám phá về các chức năng khác củatính từ ngoài các chức năng các em đã biết ở tiểu học về tính từ: Chức năng ngữpháp, khả năng kết hợp của tính từ để tạo thành cụm tính từ

(?) Tính từ thường giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?

(?) Nó thường kết hợp với những từ nào về phía trước? Từ nào về phía sau? + Thường làm vị ngữ Riêng làm chủ ngữ thì hạn chế hơn

+ Thường kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, còn

Khi hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu, hình thành khái niệm giáo viênthường sử dụng phương pháp vấn đáp với hệ thống câu hỏi phù hợp Thực chất củaphương pháp này là giáo viên thiết kế một hệt hống câu hỏi lô gíc, chặt chẽ, dẫn dắt

HS đi từ tái hiện đến phát hiện, phân tích, rút ra kết luận và vận dụng thực tiễn

Trang 9

Để thực hiện tốt công việc này, câu hỏi phải có tính hướng đích rõ ràng Câuhỏi cần cụ thể nhưng không vụn vặt, sáng lời nhưng không lộ ý, vừa gợi mở, vừathách thức trí tuệ học sinh (HS) Điều quan trọng nhất là các câu hỏi ấy phải nhằmtích cực hoá các hoạt động tư duy của học sinh chứ không phải để thách đố học tròhay biến câu trả lời của học trò thành bước đệm để thầy thông báo kiến thức.Trong phương pháp vấn đáp giáo viên (GV) chú ý kĩ thuật đặt các loại câu hỏi theocác cấp độ nhận thức:

+ Câu hỏi biết

+ Câu hỏi hiểu

+ Câu hỏi phân tích

+ Câu hỏi đánh giá

+ Câu hỏi áp dụng

+ Câu hỏi sáng tạo

2 Phương pháp trò chơi

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn

đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua mộttrò chơi nào đó

Quy trình thực hiện:

- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS

- Chơi thử ( nếu cần thiết)

- HS tiến hành chơi

- Đánh giá sau trò chơi

- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

Trang 10

Ví dụ: Khi dạy bài Câu ghép – Ngữ văn 8, GV có thể tổ chức cho HS chơitrò chơi “Thi đặt câu ghép có sử dụng quan hệ từ”.

Chuẩn bị: GV chuẩn bị 1 bảng phụ ghi các cặp quan hệ từ dùng để đặt câu:

- Yêu cầu nhóm 1 đặt vế 1, nhóm 2 đặt vế 2, sau đó đảo ngược lại

- Sau 10 giây nếu nhóm nào không ứng đối kịp thì nhóm đó sẽ bị thua

- Trò chơi tiếp tục đến khi đặt hết các cặp quan hệ từ trên bảng phụ

- GV tổng kết, khuyến khích, động viên

Hoặc khi dạy bài “Tổng kết từ vựng”- Ngữ văn 9, tôi tổ chức cho học sinh chơitrò chơi “Ai nhanh hơn” khi ôn tập phần Thành ngữ

- Đội chơi: 2 đội

- Nội dung chơi: Tìm thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và thành ngữ chỉthực vật

- Thời gian chơi: 5 phút

- Hình thức chơi: tiếp sức

Khi trò chơi kết thúc, giáo viên cùng 2 đội chơi kiểm tra kết quả, khuyếnkhích đội thắng cuộc Qua trò chơi, học sinh hiểu rõ hơn đặc điểm của thành ngữ,

Trang 11

tăng thêm vốn thành ngữ cho mình; giáo dục tinh thần đồng đội, ý thức tổ chức kỉluật

3 Phương pháp dạy học nhóm

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợptác, Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành cácnhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm

vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhómsau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp

Khi sử dụng phương pháp dạy học nhóm cần chú ý các kĩ thuật:

* Kĩ thuật chia nhóm

Có nhiều cách chia nhóm khác nhau:

- Theo số điểm danh, theo các màu sắc, theo các loài hoa, các mùa trongnăm…

- Theo biểu tượng

* Kĩ thuật giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng:

Trang 12

- Nhiệm vụ giao cho cá nhân/nhóm nào?

- Nhiệm vụ là gì?

- Địa điểm thực hiện nhiệm vụ ở đâu?

- Thời gian thực hiện nhiệm vụ là bao nhiêu?

- Phương tiện thực hiện nhiệm vụ là gì?

- Sản phẩm cuối cùng cần có là gì?

- Cách thức trình bày/ đánh giá sản phẩm như thế nào?

Nhiệm vụ phải phù hợp với:

+ Mục tiêu hoạt động

+ Trình độ học vấn

+ Thời gian, không gian hoạt động

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Ví dụ: Khi dạy Khi dạy văn bản ”Cụm danh từ”- Ngữ văn 6, tôi sử dụng

phương pháp thảo luận nhóm: sau khi học sinh tìm được một số cụm danh từ, HS

sẽ tiến hành thảo luận Tiến hành:

Ngày đăng: 25/04/2016, 08:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w