1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân

109 887 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 696 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ƯỚC START MỚI ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế Mã số: 60.31.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – tháng 7 năm 2011 Có thể tìm hiểu Luận văn tại Thư viện Học viện Ngoại giao - Bộ Ngoại giao 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học Thạc sỹ ngành QHQT tại Học viện Ngoại giao và bài Luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực tìm tòi của bản thân, tôi còn may mắn nhận được nhiều sự giúp đỡ và đóng góp vô cùng to lớn của các thầy, các cô, bạn bè trong Học viện. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô cùng sâu sắc đến TS. Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam, Học Viện Ngoại Giao, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn này. Thầy đã dành cho tôi lòng nhiệt huyết, sự tận tâm và sự kiên nhẫn không mệt mỏi từ khi tôi còn lúng túng, băn khoăn trong việc triển khai đề tài đến khi tôi hoàn thành luận văn này. Thầy cũng là người truyền cho tôi nhiệt huyết và lòng yêu nghề trong công việc. Tôi xin gửi đến PGS. TS Nguyễn Thái Yên Hương, trưởng khoa Đào tạo sau Đại học lòng kính trọng và lời cảm ơn chân thành nhất. Sự tận tụy, say mê, nhiệt tình cũng như sự nghiêm khắc của cô đã giúp tôi trưởng thành hơn trong cuộc sống, trong học tập, và đặc biệt tôi đã học tập được rất nhiều điều từ cô. Đồng thời, tôi xin cảm ơn em Hà Huyền Trang vì sự giúp đỡ của em trong suốt quá trình học. Tôi cũng chị Quỳnh, anh Tân – Khoa Đào tạo sau Đại học vì những lời khuyên bổ ích dành cho tôi. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người luôn bên tôi trong suốt thời gian qua. Gia đình là nguồn cổ vũ lớn lao, là nơi chắp cánh cho ước mơ của tôi thành hiện thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ABM Anti - Ballistic Missile Treaty Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CTBT Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện EU European Union Liên minh Châu Âu FMCT Fissile Material Cutoff Treaty Hiệp ước cấm sản xuất chất phân hạch phục vụ chế tạo vũ khí hạt nhân IAEA International Atomic Energy Agency Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế INF Intermediate Range Nuclear Forces Treaty Hiệp ước hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn MIRV Multiple Independently targetable Reentry Vehicle Tên lửa mang nhiều đầu đạn có thể tự tách, định vị mục tiêu độc lập NATO North Atlantic treaty Ozganization Tổ chức Hiệp ước Bắc đại tây dương NPT Nuclear Non Proliferation Treaty Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân PTBT Partial Test Ban Treaty Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân từng phần SALT I, II Strategic Arms Limitation Treaty Hiệp định hạn chế vũ khí chiến lược SLBM Submarine – Lauched Ballistic Missile Tên lửa đạn đạo đặt tại tàu nghầm SORT Strategic Offensive Reductions Treaty Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược START Strategic Arms Reduction Treaty Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược VKHN Vũ khí hạt nhân USD Đồng Đô – la Mỹ WMD Weapond of mass destruction Vũ khí hủy diệt hàng loạt LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới được Mỹ - Nga ký kết ngày 8/4/2010 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 5/2/2011. Đây là một trong những hiệp ước song phương quan trọng nhất giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ - Nga trong lĩnh vực kiểm soát vũ trang và có ý nghĩa to lớn đối với quá trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân của nhân loại. Trong bối cảnh sau chiến tranh lạnh, nguy cơ phổ biến và rò rỉ kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và vũ khí hạt nhân từ các nhà máy, các phòng thí nghiệm hay thậm chí từ các kho vũ khí của các quốc gia hạt nhân ngày càng gia tăng. Chủ thể muốn tìm kiếm và sở hữu công nghệ hạt nhân không chỉ là các quốc gia đầy tham vọng, mà còn là các chủ thể phi nhà nước như các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, những thành phần khủng bố cực đoan… Nguy cơ về một cuộc chiến hạt nhân toàn diện đã giảm bớt, song nhân loại phải đối mặt với nguy cơ về chiến tranh hạt nhân cục bộ, khủng bố hạt nhân. Mặt khác, sau chiến tranh lạnh, tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi của cộng đồng quốc tế. Các cơ chế đa phương vẫn chưa tìm được các chế tài đủ mạnh để đối phó với các thách thức mới. Thêm vào đó, quá trình đàm phán nhằm cắt giảm hai kho vũ khí lớn nhất thế giới là Mỹ - Nga không tạo ra những khuôn khổ pháp lý phù hợp, mà điển hình là sự thất bại trong việc ký kết hiệp ước START II, START III, việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp ước ABM… Chính thực tế này đã khiến việc ra đời và thực thi hiệp ước START mới có ý nghĩa to lớn. Những vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp ước START mới bắt đầu từ cuối năm 2006, song đều thất bại do chính quyền của Tổng thống V. Putin và chính quyền G. Bush không tìm được tiếng nói chung. Các cuộc đối thoại chỉ bắt đầu đạt hiệu quả và đem lại những tiến bộ tích cực khi Tổng thống Obama lên cầm 1 quyền vào năm 2009, thể hiện và muốn hiện thực hóa mục tiêu hướng đến “một thế giới không vũ khí hạt nhân”. Quá trình đàm phán và ký kết hiệp ước START mới được coi là quá trình đấu tranh lợi ích giữa hai bên, đồng thời tác động lên nhiều mặt của tiến trình chống phổ biến vũ khí hạt nhân. Vậy, câu hỏi đặt ra là tại sao Mỹ - Nga lại ký kết và phê chuẩn Hiệp ước START mới? mục đích của hai bên là gì? Hiệp ước START mới có tác động như thế nào đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân? Tương lai của Hiệp ước mới sẽ ra sao, liệu số phận của Hiệp ước mới có giống như START II năm 1993, hay Hiệp ước ABM? Lĩnh vực nghiên cứu về vũ khí hạt nhân, phổ biến và chống phổ biến loại vũ khí có tính hủy diệt cao này đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam, việc nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến hạt nhân lại chưa nhận được sự đầu tư, quan tâm thích đáng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tác động của Hiệp ước START mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp, với hy vọng sẽ đóng góp vào công tác nghiên cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân giai đoạn sau chiến tranh lạnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nội dung của luận văn hướng tới: • Làm sáng tỏ nội dung của Hiệp ước START mới, những điểm mới so với Hiệp ước START I là gì? • Xem xét những tác động của Hiệp ước START mới đối với vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: • Tìm hiểu khái niệm về vũ khí hạt nhân; tính chất và vai trò của loại vũ khí này đối với nền chính trị quốc tế đương đại. Làm rõ nội hàm của hai khái 2 niệm khác là “phổ biến” và “chống phổ biến” vũ khí hạt nhân, qua đó trả lời câu hỏi “tại sao phải ngăn chặn loại vũ khí này lan tràn?” • Lý giải tại sao Mỹ - Nga tiến hành ký kết Hiệp ước START mới? • Nội dung của START mới và những tác động ban đầu của nó, đặc biệt là đối với việc chống phổ biến VKHN? • Đồng thời đánh giá quá trình thực thi Hiệp ước START của Mỹ - Nga gặp phải khó khăn gì? Những hạn chế mà hiệp ước chưa giải quyết được là gì? Và đưa ra dự báo, tương lai Hiệp ước sẽ ra sao? 4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Việc nghiên cứu vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân nói chung thu hút sự quan tâm tương đối lớn của các học giả nước ngoài. Lý giải cho câu hỏi tại sao các quốc gia lại tìm kiếm vũ khí hạt nhân, có tác phẩm của Scott D. Sagan “Why do States Build Nuclear Weapons? Three Models in search of a Bomb” – tác giả đã giải thích tại sao xu hướng phổ biến VKHN ngày càng tăng trong quan hệ quốc tế, các quốc gia đưa ra những lý do gì để phát triển chương trình hạt nhân, cũng như đưa ra những đánh giá về vai trò của VKHN trên trường quốc tế. Những lập luận của tác giả, đồng thời, chính là lý do cản trở quá trình chống phổ biến VKHN trên thế giới. Đối với vấn đề chống phổ biến VKHN, có thể kể đến bài nghiên cứu Resetting US – Russian Leadership on Nuclear Arms Reductions and Non – Proliferation của các tác giả Steven Pifer, Joseph Cirincione và Clifford Gaddy, trong đó đề cập đến quá trình tái khởi động quan hệ Mỹ - Nga thời gian gần đây và tái xác lập vị trí lãnh đạo của hai cường quốc này trong nỗ lực chung chống phổ biến VKHN trên thế giới. Bài viết cũng đưa ra các đề xuất giúp Mỹ - Nga tăng cường quan hệ và các biện pháp hợp tác vì mục tiêu “thế giới không vũ khí hạt nhân”. Tiếp đó, không thể không kể đến những báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ với một loạt các bài viết của các chuyên gia về tình trạng 3 kho vũ khí của Mỹ nói riêng và của các nước khác trên thế giới; hay tiến trình thảo luận, đàm phán các hiệp ước… Ngoài ra, các trung tâm nghiên cứu về chính trị và quan hệ quốc tế trên thế giới cũng tiến hành và đóng góp những nghiên cứu riêng về thực trạng phổ biến hạt nhân, các biện pháp cần làm để chống quá trình này như Arms Control Association, Center for Strategic & International Studies, hay Monterey Institue of International Studies… Riêng đối với Hiệp ước START mới được coi là một trong những thành công của việc hợp tác Mỹ - Nga để cắt giảm đáng kể số lượng vũ khí hạt nhân. Tuy là một hiệp ước mới ra đời song số lượng các bài nghiên cứu về START mới ở nước ngoài là tương đối nhiều. Ví dụ bài viết The Case for the New Strategic Arms Reduction Treaty của nhóm tác giả Tom Z.Collina, Daryl G.Kimball và các nghiên cứu viên của Arms Control Association. Trong đó, điểm qua những nội dung chính của Hiệp ước START mới cùng mối quan hệ Mỹ - Nga trong việc thực thi Hiệp ước. Hoặc bài nghiên cứu SORT-ing Out START: options for US – Russian Strategic Arms Reductions của Stephen J. Cimbala, cho người đọc một cái nhìn sơ lược về nội dung của Hiệp ước START mới cũng như lực lượng hạt nhân của Mỹ - Nga trong tương lai khi thực hiện thành công hiệp ước. Các tác phẩm, bài nghiên cứu đều thống nhất mối nguy hiểm của vũ khí hạt nhân ngày càng gia tăng và đòi hỏi các quốc gia phải hành động thực chất hơn để ngăn chặn sự phổ biến, lan tràn loại vũ khí này, đặc biệt tránh rơi vào tay những kẻ khủng bố. Đồng thời nêu ra những đóng góp ban đầu của Hiệp ước START mới vào tiến trình chống phổ biến hạt nhân trên thế giới. Tuy nhiên, các tài liệu chưa nêu bật được những hạn chế của START mới, hay nói cách khác, là những mặt chưa thực hiện được của START mới đối với quá trình chống phổ biến VKHN toàn cầu. Tại Việt Nam, Hiệp ước START mới nói riêng và những vấn đề xung quanh việc phổ biến VKHN nói chung lại là một đề tài khá mới, hiện không có 4 nhiều công trình nghiên cứu hoặc các ấn phẩm dạng sách viết bằng tiếng Việt. Tại trường Đại học Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội có Luận án Tiến sỹ của TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy với đề tài “Hoa Kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)”. Bên cạnh đó, có luận văn thạc sỹ “Chính sách chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ sau sự kiện 11.9.2001” của ThS. Nguyễn Thị Hương, Học viện Ngoại giao. Ngoài ra, cũng đã có một số bài báo, sách và đề tài đề cập gián tiếp đến chủ đề mà Luận văn bàn tới. 5. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: đề tài sẽ tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, ký kết và phê chuẩn của Hiệp ước START mới từ năm 2006 đến nay. Tuy nhiên, trong quá trình viết, tác giả sẽ đề cập đến các nỗ lực, biện pháp của các nước trên thế giới trong các giai đoạn từ trong chiến tranh lạnh, sau chiến tranh lạnh đến nay. Về đối tượng nghiên cứu: đề tài sẽ nghiên cứu tổng thể lịch sử hình thành Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược Mỹ - Nga, tuy nhiên sẽ tập trung vào Hiệp ước START mới được ký kết năm 8/4/2010. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, cũng như thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận văn sẽ sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau: Phương pháp lịch sử: điểm lại lịch sử hình thành và phát triển của các hiệp ước START, từ đó làm cơ sở để phân tích Hiệp ước START mới, lý giải tại sao lại cần hiệp ước START mới. Phương pháp thống kê: người viết thu thập dữ liệu từ các thông tin chính thức của các cơ quan chính phủ, Quốc hội, các Bộ của Mỹ, Nga hoặc các cơ quan nghiên cứu trên thế giới. Đây là bước cần thiết để xây dựng các giả thiết và chứng minh cho rất nhiều phần trong bài viết. 5 [...]... những tác động chính của Hiệp ước đối với tiến trình chống phổ biến VKHN 7 Chương 3: Triển vọng thực hiện Hiệp ước START mới Để có thể dự báo, xác định tương lai của Hiệp ước START và vấn đề chống phổ biến VKHN sẽ đi đến đâu, người viết sẽ nêu ra những khó khăn trong quá trình thực hiện START mới, đặc biệt là việc phê chuẩn Hiệp ước Bên cạnh đó, chương III sẽ đề cập đến những hạn chế của Hiệp ước START. .. khuôn khổ START III Từ đó, có thể thấy START mới là một trong những bước phát triển nữa của việc hợp tác giải giáp vũ khí của Mỹ - Nga Chương 2: Hiệp ước START mới và những tác động đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân Đây là phần chính của bài Luận văn Trong chương này, người viết sẽ đưa ra các cơ sở ký kết hiệp ước nhằm trả lời cho câu hỏi: tại sao Mỹ - Nga lại ký kết START mới? lợi ích của Mỹ... START mới trong quá trình thực thi Từ những dữ liệu về những khó khăn mang tính khách quan, và những hạn chế mang tính chủ quan của Hiệp ước, tác giả sẽ nêu ra triển vọng hợp tác trong khuôn khổ START mới giữa Mỹ - Nga cũng như trong lĩnh vực chống phổ biến VKHN trong thời gian sắp tới./ 8 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆP ƯỚC START 1.1 Vũ khí hạt nhân và vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân 1.1.1 Vũ khí. .. hạn chế của hiệp ước START mới đối với quan hệ Mỹ - Nga nói riêng và đối với tiến trình chống phổ biến VKHN nói chung Phương pháp hệ thống: đặt Hiệp ước START mới trong tiến trình chung giải giáp vũ khí của thế giới, để thấy vai trò của Hiệp ước START nằm ở đâu, tác động của START đến quy chế không phổ biến toàn cầu như thế nào 7 Bố cục và nội dung chính Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, phần chính của Luận... Hiệp ước Cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược START I, II… 16 Tóm lại, phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân là hai quá trình trái ngược nhau, nảy sinh ngay sau vụ nổ ở Hiroshima và Nagasaki Chống phổ biếnVKHN xuất phát từ ý chí của các quốc gia sở hữu hạt nhân nói riêng và cả nhân loại nói chung khi muốn kiểm soát và hướng tới loại bỏ hoàn toàn loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này Ngược lại, phổ biến. .. nhân loại tránh một cuộc chiến tranh thế giới lần 3, tạo nên nền “hòa bình mong manh, bên miệng hố chiến tranh” Tính chất hủy diệt của VKHN và nguy cơ chiến tranh hạt nhân3 chính là những nguyên nhân cơ bản để nhân loại nói chung và hai siêu cường Xô – Mỹ nói riêng tìm cách ngăn chặn sự phát triển của loại vũ khí này 1.1.2 Phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân * Phổ biến vũ khí hạt nhân Phổ biến ... mong đợi 28 CHƯƠNG 2 HIỆP ƯỚC START MỚI VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN VẤN ĐỀ CHỐNG PHỔ BIẾN VŨ KHÍ HẠT NHÂN 2.1 Cơ sở ký kết Hiệp ước START mới 2.1.1 Nguy cơ phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh Sau khi Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc, sự đối đầu căng thẳng, quyết liệt giữa hai khối Đông – Tây không còn, và cuộc chạy đua vũ trang cũng ngừng lại Nguy cơ về một cuốc chiến hạt nhân toàn diện giảm dần,... về Hiệp ước START Chương này sẽ làm rõ một số khái niệm dùng trong bài Luận văn: vũ khí hạt nhân là gì? Tính chất, vai trò của loại vũ khí này trong quan hệ quốc tế; cũng như khái niệm và nội hàm về phổ biến và chống phổ biến vũ khí hạt nhân Mặt khác, chương I sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể về quá trình đàm phán, ký kết một loạt các hiệp định cắt giảm vũ khí song phương giữa Mỹ và Nga là START I, START. .. cận thông tin, kiến thức về VKHN qua các nhà khoa học về hạt nhân [59] * Chống phổ biến vũ khí hạt nhân Bên cạnh nguy cơ phổ biến VKHN ngày càng tăng là xu hướng chống phổ biến hạt nhân cũng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận thế giới, giới học giả, các nhà hoạch định chính sách… Chống phổ biến vũ khí hạt nhân được hiểu là một loạt các biện pháp tích cực và mạnh... tiến sát đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân, cũng là lúc hai bên đạt được thỏa hiệp 14 Khan [34; 5] Rõ ràng từ sau chiến tranh lạnh, nguy cơ phổ biến hạt nhân có những diễn biến phức tạp hơn nhiều so với giai đoạn trước và mang những tính chất mới, vừa nguy hiểm, vừa khó kiểm soát Phổ biến hạt nhân được diễn ra với 4 hình thức chủ đạo: 1/ phổ biến các bộ phận và nguyên liệu hạt nhân; 2/ phổ biến các . cứu vấn đề phổ biến và chống phổ biến hạt nhân lại chưa nhận được sự đầu tư, quan tâm thích đáng. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài Tác động của Hiệp ước START mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí. đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân? Tương lai của Hiệp ước mới sẽ ra sao, liệu số phận của Hiệp ước mới có giống như START II năm 1993, hay Hiệp ước ABM? Lĩnh vực nghiên cứu về vũ khí hạt. của luận văn hướng tới: • Làm sáng tỏ nội dung của Hiệp ước START mới, những điểm mới so với Hiệp ước START I là gì? • Xem xét những tác động của Hiệp ước START mới đối với vấn đề chống phổ biến

Ngày đăng: 12/04/2015, 01:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 619, tr. 625 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vương Dật Châu (2004), "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa
Tác giả: Vương Dật Châu
Nhà XB: NXBChính trị quốc gia
Năm: 2004
3. Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân Việt Nam (2010), Sơ lược về vũ khí hạt nhân, http://www.varans.vn/ShowItems.asp?actType=23&ItemID=249&TypeGrp=1&menuid=109000&menulink=100000&menuup=109000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân Việt Nam (2010), "Sơ lược về vũ khí hạt nhân
Tác giả: Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân Việt Nam
Năm: 2010
4. Nguyễn Thị Hương (2008), Chính sách chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt của Mỹ sau sự kiện 11.9.2001, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 49, mã Thư viện: LV (CH) 224 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hương (2008), "Chính sách chống phổ biến vũ khí hủy diệthàng loạt của Mỹ sau sự kiện 11.9.2001
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Năm: 2008
5. Lại Thanh Mai (2008), Thỏa thuận hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn Độ và những tác động, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội, tr. 78, mã Thư viện: LV (CH) 0232 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Thanh Mai (2008), "Thỏa thuận hợp tác hạt nhân Mỹ - Ấn Độ và nhữngtác động
Tác giả: Lại Thanh Mai
Năm: 2008
6. Trương Tiểu Minh (2002), Chiến tranh lạnh và di sản của nó , NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 185 và tr. 188 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trương Tiểu Minh (2002), "Chiến tranh lạnh và di sản của nó
Tác giả: Trương Tiểu Minh
Nhà XB: NXB Chínhtrị quốc gia
Năm: 2002
7. TS. Đặng Xuân Thanh (2008), “Chiều cạnh hạt nhân trong quan hệ quốc tế và trò chơi chiến lược Mỹ - Iran”, Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, Số 3 (143), tr. 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Đặng Xuân Thanh (2008), “Chiều cạnh hạt nhân trong quan hệ quốc tếvà trò chơi chiến lược Mỹ - Iran”, "Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thếgiới
Tác giả: TS. Đặng Xuân Thanh
Năm: 2008
8. Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Vận động ngầm với Hiệp ước START mới”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 11/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Vận động ngầm với Hiệp ước STARTmới”, "Tin Tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2010
9. Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Sau Bắc Triều Tiên, Iran, Mianma sẽ là nước nào?”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/7/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Sau Bắc Triều Tiên, Iran, Mianma sẽ lànước nào?”, "Tin Tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2010
10. Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Các khu vực phi vũ khí hạt nhân với vai trò như một sự răn đe mới”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Các khu vực phi vũ khí hạt nhân với vaitrò như một sự răn đe mới”, "Tin Tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2010
11. Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Xung quanh vấn đề thực hiện Hiệp ước NPT”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 31/5/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tấn xã Việt Nam (2010), “Xung quanh vấn đề thực hiện Hiệp ướcNPT”, "Tin Tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2010
12. Thông tấn xã Việt Nam (2011), “Sự thay đổi và bất biến trong chiến lược hạt nhân của Mỹ”, Tin Tham khảo chủ nhật, ngày 27/2/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tấn xã Việt Nam (2011), “Sự thay đổi và bất biến trong chiến lượchạt nhân của Mỹ”, "Tin Tham khảo chủ nhật
Tác giả: Thông tấn xã Việt Nam
Năm: 2011
13. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), “Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 67, tr. 95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), “Tìm hiểu phong trào đấu tranh chốngchạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới”, "Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2006
14. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), Hoa Kỳ với quá trình kiểm soát và cắt giảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991), Luận án tiến sỹ lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tr. 135 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Thủy (2006), "Hoa Kỳ với quá trình kiểm soát và cắtgiảm vũ khí hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945 - 1991)
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thủy
Năm: 2006
15. Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Bộ Quốc phòng (2002), “Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp định chống tên lửa đạn đạo (ABM)”, Tài liệu tham khảo: Một số điều chỉnh mới về an ninh, quốc phòng của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001, Hà Nội, tr. 87 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Bộ Quốcphòng (2002), “Vì sao Mỹ rút khỏi Hiệp định chống tên lửa đạn đạo(ABM)”, "Tài liệu tham khảo: Một số điều chỉnh mới về an ninh, quốcphòng của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001
Tác giả: Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ môi trường thuộc Bộ Quốc phòng
Năm: 2002
16. Phạm Ngọc Uyển (2005), Phải chăng đang xuất hiện một cuộc chạy đua vũ trang mới? Nghiên cứu quốc tế, số 2 (61) T6, tr. 100II. Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Ngọc Uyển (2005), Phải chăng đang xuất hiện một cuộc chạy đuavũ trang mới? "Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Phạm Ngọc Uyển
Năm: 2005
56. Medvedev Lauds US Passage of New START, Global Security Newswire, December 23, 2010, http://gsn.nti.org/gsn/nw_20101223_4990.php Link
60. New START Clears Second Russian Vote, Global Security Newswire, January 14, 2011, http://gsn.nti.org/gsn/nw_20110114_3370.php, ngày 20/4/2010 Link
64. Old Think on New START Implementation, Volume 2, Issue 5, May 26, 2011, Arms Control Association,http://www.armscontrol.org/issuebriefs/OldThinkNewStart, ngày 22/4/2010 Link
65. Reid Pauly (2010), The Bigger Picture: New START and Iran, The Prague project, http://www.pragueproject.org/2010/10/25/the-bigger-picture-new-start-and-iran/ Link
73. Russia to Deploy Missile To Counter US Missile Shield Next Year, London Daily Telegraph (2008),http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/russia/3533320/Russia-to-deploy-missile-to-counter-US-missile-shield-next-year.html, truy cập ngày 26/5/2010 Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w