1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gỗ tại lâm trường

64 514 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 644,5 KB

Nội dung

Theo cách phân loại này thì dựa vào công dụng của từng khoản phí để sắp xếp chi phí sản xuất sản phẩm thành các khoản mục phí sản xuất bao gồm :- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÂM TRƯỜNG

I SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LÂM TRƯỜNG

1 Sự hình thành

Lâm trường Krông Bông là một doanh nghiệp Nhà nước mà tiền thân của nó là xí nghiệp lâm công nghiệp, lâm trường được thành lập ngày 18 tháng 01 năm 1986 theo Quyếc định số 32/QD-UB của UBND tỉnh Đăk Lăk Đến năm

1993 thực hiện Nghị định 388/HDTB của Hội đồng lâm trường, doanh nghiệp này được thành lập lại với tên gọi là lâm trường Krông Bông

- Địa điểm : Trụ sở chính đóng tại thôn 6 xã Khuê Ngọc Điền, huyên Krông Bông tỉnh Đăk Lăk

- Điện thoại : (050) 732.812 - Fax : (050) 732.246

- Tài khoản : 421101010002

- Cấp chủ quản : Sở nông ngiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk đứng trước những khó khăn của cơ chế mới, Lâm trường đã tổ chức sản xuất kinh doanh, quy hoạch theo hướng ổn định Lâu dài, tự chủ trong sản xuất phát huy, được tiềm năng đất dai của rừng, dân cư lao động, tạo ra nguồn sản phẩm từ sản xuất lâm nghiệp, góp phẩn ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn, nâng cao chất lượng sản phẩm tìm kiếm thị phần ở các tỉnh bạn

2 Sự phát triển

Là một doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên trong

cơ cấu tổ chức mới, loại hình hoạt động mới it nhiều có ảnh hưởng đến tình hình hoạt đôïng của doanh nghiệp Trước những khó khăn đó Lâm trường vừa cố gắng hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình vừa tìm hiểu thị trường, từ đó có những hướng phát triển mở rộng khai thác và sản xuất, vừa củng cố bộ máy tổ chức hoàn thiện và nâng cao cơ cấu trong ban lãnh đạo, giữa các thành viên, giúp doanh ngiệp hoạt động hiệu quả, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Nhờ biết cách tổ chức hoạt động và nghiên cứu mở rộng thị phần doanh nghiệp trong những năm gần đây đã thu được nhiều thành công, du lịch, thác

HVTH : Phan Thi Phương Lan Trang 1

Trang 2

Krông Kmar cũng góp phần phát triển rộng hơn lĩnh vực quản lý của lâm trường.

II ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA LÂM TRƯỜNG

1 Đặc điểm :

Lâm trường Krông Bông là một doanh nghiệp Nhà nước quản lý nhiều lĩnh vực, trong đó có xưởng gỗ trực thuộc Lâm trường nên có số lao động đông, lao động làm kết hợp nhiều công việc, từ khâu khai thác, vận chuyển gổ về xưỡng, chế biến… Bên cạnh công nhân đội trồng rừng, bảo vệ rừng cũng chiếm số lượng đông, hầu hết lao động đều có kinh nghiệm chuyên môn nhất định Với đặc thù ngành lâm nghiệp doanh nghiệp mua sắm một số máy móc, công cụ dụng cụ sử dụng trong sản xuất Do vậy doanh nghiệp luôn có một số lượng tài sản cố định cùng với các nhà kho phân xưỡng, bến bãi đẻ bốc dở và bảo quản nguyên vật liệu

2 Chức năng

2.1 Chức năng quản lý

Lâm trường Krông Bông là đơn vị kinh tế Nhà nước có đủ tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật dân sự, có con dấu riêng, có tài khoản được mở tại

theo quy đinh của Nhà nước

Lâm trường có chức năng quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, tổ chức bán cây đứng rừng tự nhiên

2.2 Chức năng sản xuất.

Ngoài chức năng quản lý Lâm trường còn có chức năng sản xuất và kinh doanh nông lâm sản, khai thác chế biến lam sản phụ, chê biên gỗ dân dụng phục vụ xây dựng cơ bản trong và ngoài tỉnh

Từ năm 1996 đến nay được bổ sung thêm ngành nghề mới là : Sản xuất gạch ngói

Với những chức năng và nhiêm vụ trên lâm trường Krông Bông đang quản lý về quỹ đất và rừng 21 tiểu khu với diên tích 23.350 ha, trong đó

Trang 3

- Diên tích đất có rừng : 20.190 ha (19.920ha rừng tự nhiên ; 270 ha rừng trống)

- Diên tích đất không có rừng là 1.840,6 ha

- Đất khác : 1.319,3 ha (đất hoang chưa sử dụng :1.097,2 ha; đất rẫy : 114ha ; đất sông suối núi đá : 126,1 ha)

Với diện tích rừng được giao quản lý và bảo vệ rừng khá nhiều và phần lớn là tiếp giáp với khu rừng đặc dụng, rừng xung yếu giáp ranh các huyện Do đặc thù như vậy mà công tác quản lý bảo vệ rừng là khá phức tạp

- Về hiện trạng tài nguyên rừng :

- Rừng trung bình và rừng giàu : 11.301,2 ha ; trữ lượng 2.352.592 m3

- Rừng nghèo : 5.807,7 ha ; trữ lượng 521.926 m3

- Rừng non : 1.935,1 ha ; trữ lượng 133.653 m3

- Rừng hổn giao : 348 ha ; trữ lượng 27.832m3

- Rừng lồ ô, tre núa : 528,2 ; trữ lượng : 5.050 m3

- Rừng trồng : 270 ha ; trữ lượng : 8.198 m3

Với trữ lượng gỗ như vậy hàng năm chi cục phát triển Lâm nghiệp cùng với Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Đăk Lăk tham mưu cho UBND tỉnh Đăk Lăk cho phép Lâm trường Krông Bông được thực hiện bán cây đứng từ 3.500 m3 đến 4000 m3 Đây quan trọng nhất giúp cho Lâm trường Krông Bông thực hiên được nhiệm vụ sản xuất nông lâm nghiệp quan trong hàng năm từ 50 đến 100 ha gồm tổng rừng, để từng bước đổi mới tổ chức quản lý của Lâm trường trên cơ sở hạch toán kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn, tự chia trách nhiệm về vốn vay, để từng bước chuyển đổi hướng kinh doanh theo chủ trương

đa dạng hoá ngành nghề

Trang 4

- Thưc hiên đúng các chế độ, đúng pháp luật và các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, về đăng ký, môn bài kinh doanh đăng ký nộp thuế, đăng ký kinh doanh dich vụ, thực hiên pháp luật kế toán thống kê

- Thực hiện tốt các chính sách tổ chức cán bộ, chế độ quản lý tài sản nhằm đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Lâm trường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ tay nghề cho nhân viên trong Lâm trường

- Nghuyên cứu, nắm bắt thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Chấp hành đầy đủ chính sách chế độ của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính

III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA LÂM TRƯỜNG

Lâm trường Krông Bông đã được thành lập và đi vào hoạt động khá lâu cùng với những kinh nghiệm Quản lý và hoạt động trong nhiều lĩnh vực cũng là lợi thế của Lâm trường trong việc mổ rộng thị phần và nắm bắt được nhu cầu của các nghành nghề khác nhau Bên cạnh đó lâm trường còn có một số thuận lợi và khó khăn

1 Thuân lợi :

Mấy năm qua cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền kinh tế của tỉnh có những bước phát triển mới nói chung và huyện Krông Bông nói riêng, thu nhập của người dân cũng được cải thiện Ngày càng có nhiều công trình, nhiều khách hàng hơn Chủ trương Nhà nước đã khuyến khích Lâm trường phát triển rộng và đa dạng hoá ngành nghề hơn

Đội ngũ nhân viên Lâm trường nhiệt tình, tận tuỵ với công việc Do hoạt động trên nhiều lỉnh vực nên các lĩnh vực hổ trợ nhau cùng phát triển, bên cạnh đó Lâm trường còn có một số khó khăn sau :

2 Khó khăn : Đời sống của nhân dân còn khó khăn.

Với địa hình không mấy thuận lợi cơ sở vật chât còn thô sơ nên có it điều kiên để phát huy thế mạnh của Lâm trường Hơn nữa do hoạt động trên nhiều lĩnh vực nên vốn đầu tư bị dàn trải, manh múm, không phát huy được lợi thế Vì vậy lợi nhuận chưa cao

Trang 5

Mặt dù khó khăn song sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Lâm trường cũng như sự chỉ đạo của Ban giám đốc Tất cả những yếu tố trên đã làm đồn bẫy giúp Lâm trường vương lên hoàn thành tốt kế hoạch đề ra

IV TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Xuất phát từ nhiệm vụ chính của lâm trường là quản lý và bảo vệ phát triển vốn rừng nên phần đông cán bộ công nhân viên của Lâm trường Krông Bông trực thuộc bộ phận quản lý bảo vệ rừng Do vậy nên phần công nghiệp rừng số cán bộ công nhân viên ở đây bố trí ít hơn

Do đặc thù của ngành lâm nghiệp nói chung và đặc điểm của Lâm trường Krông Bông nói riêng, số công nhân trong biên chế đã có tay nghề vì vậy Lâm trường bố trí cho số công nhân này sản xuất tại xưởng chế biến gỗ Còn lại các bộ phận khác như khai thác và chế biến lâm sản phụ, bán cây đứng, sơ chế đũa, công tác thu gom gỗ tận dụng, ươm cây giống, Lâm trường Krông Bông đều hợp đồng với công nhân địa phương để làm Riêng sản xuất gạch ngói thì Lâm trường khoán theo năm Lâm trường chỉ phân công 1đ/c, đồng chí theo dõi chung và 2 đ/c quản đốc phân xưởng Lâm trường đóng trên địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, đời sống của dân còn khó khăn chính vì thế ngoài mục đích kinh doanh Lâm trường Krông Bông còn sản xuất mang tính công ích vì mục tiêu của xã hội như môi sinh , môi trường vì vậy mà tính hiệu quả không cao nên Lâm trường Krông Bông không tính lợi nhuận trong khâu gieo ươm với giá thành hạ nhất để khuyến khích nhân dân trồng rừng để phát triển vốn rừng

Đặc điểm tổ chức sản xuất của phân xưởng chế biến gỗ là : Khi khách hàng có nhu cầu thì phân xưởng chế biến gỗ sẽ sản xuất theo nhóm sản phẩm, hay sản phẩm theo đơn đặt hàng

HVTH : Phan Thi Phương Lan Trang 5

Trang 6

2 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của lâm trường :

Ghi chu:ù Quan hệ

Quan hê

3 Chức năng nhiêm vụ của phòng ban.

* Giám đốc : Là người lãnh đạo cao nhất của đơn vị Chịu trách nhiêm

điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Lâm trường, là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và (CBCNV) cán bộ công nhân viên của Lâm trường về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình

* Phó giám đốc : Là người tham mưu cho giám đốc và toàn bộ các hoạt

động của Lâm trường, thuộc yêu câu việc của Lâm trường đồng chí phó giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch kỹ thuật vì vậy đây là phòng quan trọng nhất của Lâm trường

* Phòng kế hoạch – kỹ thuật : Đây là phòng xương sống của Lâm trường

vì phòng này có nhiêm vụ theo dõi tiến độ sản xuất chung của toàn Lâm trường

Đội trồng

rừng CN rừng và p xưởng CB gỗ bảo vệ rừngTổ quản lý Vườn ươm

Trang 7

và hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng cũng như gieo ươm Phụ trách các tổ đội sau đây :

- Tổ đội trồng rừng : Ở tổ đội này gồm đồng chí đội trưởng và đồng chí đội phó những đồng chí này đều có bằng cấp chuyên môn về lâm sinh và am hiểu công tác trồng rừng và các công tác lâm sinh khác, chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho 18 hộ công nhân và 151 hộ là đồng bào dân tộc tại chổ làm công tác trồng rừng là chăm sóc rừng các năm

- Tổ công nghiệp của phân xưởng chế biến gổ: Do một đồng chí chịu trách nhiệm chính và hai đồng chí quản đốc phân xưỡng, nhiêm vụ chính của tổ này là theo dõi công tác đấu thầu gỗ cây đứng, khai thác lâm sản phụ và chế biến lâm sản

Một đ/c quản đốc phụ trách phân xưởng chế biến lâm sản phụ

Một đ/c quản đốc phụ trách phân xưởng chế biến gỗ

Ở tổ này hàng năm phải tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức bán cây đứng rừng tự nhiên, kiểm tra giám sát việc chấp hành lâm luật, quy trình, quy phạm trong khai thác trong chế biến

- Tổ khuyến lâm gồm 6 đ/c

Ở tổ này đều là những đ/c có kinh nghiệm về công tác cũng như có trình độ về kỹ thuật Vì vậy nhiệm vụ của tổ này là hướng dẫn cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở 6 buôn trong vùng dự án 327 của những năm trước và xây dựng mô hình trình diễn nông lâm kết hợp

- Tổ quản lý bảo vệ rừng : Tổ này gồm có 13 đ/c làm nhiệm vụ tuần tra quản lý toàn bộ diện tích rừng được Nhà nước giao cho Lâm trường quản lý trải dài ở 3 xã và 18 tiểu khu

* Phòng kế toán tài vụ : Phòng này gồm 3 Đ/c.

Một Đ/c kế toán trưởng phụ trách và 1 đ/c kế toán viên cùng 1 thủ quỹ nhiệm vụ của phòng là tổ chức công tác kế toán và thông tin kinh tế, xây dựng hệ thống sổ sách, chứng từ theo đúng quy định của Nhà nước và đáp ứng kịp thời các thông tin cho nhà quản lý để nhà quản lý kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn đáp ứng kịp thời cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Lâm

HVTH : Phan Thi Phương Lan Trang 7

Trang 8

trường, tham mưu đắc lực cho ban giám đốc về quản lý tài sản cũng như việc thanh quyết toán

* Phòng tổ chức - hành chính : Gồm hai đồng chí

Nhiệm vụ của phòng là tham mưu đắc lực cho Ban giám đốc về công tác bố trí, sắp xếp cán bộ, phân công nhiệm vụ, tuyển dụng lao động và các công tác khác

4 Tổ chức bộ máy kế toán

Công tác hạch toán ở Lâm trường Krông Bông được tổ chức theo hình thức tập trung, theo hình thức này tất cả các thông tin đều tập trung, xử lý và báo cáo tại phòng kế toán – tài vụ Tại các đội, tổ sản xuất phòng ban khác không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên phụ trách nhiệm vụ nhận, tập hợp chứng từ, ghi chép ban đầu, hướng dẫn báo cáo mang tính chất nghiệp vụ của công việc đó, sau đó chuyển toàn bộ cho phòng kế toán tài vụ xử lý và ghi vào chứng từ

5 Hình thức kế toán áp dụng.

Doanh nghiệp hạch toán tiền hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên với hình thức kế toán chứng từ theo sổ Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hằng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để kiểm tra tính hợp lý, chính xác rồi ghi vào sổ nhật ký chuyên dùng liên quan cuối ngày, hoặc định kỳ căn cứ vào sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký chuyên dùng, lấy số hiệu để ghi vào sổ cái Đối với những nghiệp vụ phát sinh cần phải theo dõi chi tiết thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ thẻ kế toán có liên quan Cuối kỳ căn cứ vào các sổ để lập bảng cân đối phát sinh, và bảng báo cáo tài chính

Trang 9

6 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ở Lâm trường.

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN Ở LÂM TRƯỜNG

Ghi cuối, tháng,nămĐối chiếu, kiểm tra

HVTH : Phan Thi Phương Lan Trang 9

Trang 10

Mẫu số : B02-DN

V KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA LÂM TRƯỜNG.

ĐƠN VỊ : LÂM TRƯỜNG KRÔNGBÔNG

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Năm 2005

Đơn vị tính :Đồng

CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước

1.Doanh thu thuần

2.Giá vốn hàng bán

3.Chi phí bán hàng

4.chi phí QLDN

5 Lợi nhuận trước thuế

6.Chi phí hoạt động tài chính

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải

nộp(28%)

8.Lợi nhuận sau thuế(80=60-70)

10 11 21 22 60 14

70 80

6.444.186.000 5.930.900.267 13.600.000 627.076.255 2.292.539.313 20.960.000

641.910.975 1.650.628.174

4.444.186.000 2.971.293.975 14.600.000 521.301.281 446.301.281

123.004.945 321.441.289

Lập, ngày 23 tháng4 năm 2005

Người lập biểu

1 Cơ cấu tổ chức sản xuất.

Bộ phận sản xuất chính của xưởng chế biến gỗ trực thuộc Lâm trường Krông Bông gồm có 3 tổ Ngoài ra còn có một tổ xe cần cẩu chuyên làm nhiệm vụ vận chuyễn gỗ từ bãi II về xưởng

Cơ cấu tổ chức sản xuất của xưởng chế biến gỗ theo sơ đồ sau :

Trang 11

- Đội xe : Chuyên vận chuyển gỗ tròn từ bãi II về xưởng

- Tổ cưa CĐ: Chuyên sản xuất ra các loại gỗ theo quy cách của từng đơn đặt hàng

- Tổ cưa mâm : Cùng với tổ máy cưa CĐ, tổ cưa mâm cũng chuyên sản xuất ra các loại gỗ theo quy cách của từng nhóm gỗ theo từng đơn đặt hàng

- Tổ bốc xếp : Chuyên làm nhiệm vụ bốc xếp gỗ thành phẩm theo đúng chủng loại và xếp từng lô theo đơn đặt hàng

2 Đặt điểm của sản phẩm:

Sản phẩm của xưởng chế biến gỗ rất đa dạng và phong phú về chủng loại như sản xuất gỗ N2, N3, N4, N5… có nhiều quy cách khác nhau vì vậy ở đây em chỉ xin trình bày quy trình sản xuất của một số loại sản phẩm tiêu biểu ở tổ cưa CĐ

Từ gỗ tròn : Bóc thành phách sau đó xẻ lại thành gỗ hộp loại 6x12, 5x10, 4x6,… gỗ váo loại1,5 x 30, 1,5 x 25,…

3 Quy trình công nghệ.

Gỗ tròn xẻ thành phách lớn sau đó chuyển sang giai đoạn xẻ thành từng quy cách gỗ theo từng đơn đặt hàng Sau đó bốc xếp từ máy cưa chuyển thành từng đống theo quy cách và nhóm gỗ

Quy trình công nghệ được thể hiên theo sơ đồ sau :

HVTH : Phan Thi Phương Lan Trang 11

PX chế biến gỗ

Tổ bốc xếp gỗ thành phẩmTổ cưa mâm

Tổ cưa CĐĐội xe

Trang 12

PHẦN II LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH

NGHIỆP SẢN XUẤT

I KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

1 Khái niệm chi phí sản xuất :

Là toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các hao phí khác được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định trong quá trình sản xuất

2 Phân loại chi phí sản xuất.

* Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế :

Theo cách này chi phí được phân thành 5 yêu tố :

- Chi phí nguyên vật liệu : Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm

- Chi phí nhân công : Bao gồm chi phí trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất

- Chi phí khấu hao TSCĐ : Bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ mà doanh nghiệp đã dùng trong sản xuất

- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Bao gồm chi phí về nhận cung cấp dịch vụ từ các đơn vị khác để phục vụ cho sản xuất điện, nước, điện thoại…

- Chi phí khác bằng tiền : Bao gồm chi phí sản xuất khác chưa được phản ánh trong chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo như :Tiếp khách, hội nghi, thuê quảng cáo…Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp biết được trong quá trình sản xuất kinh doanh cần chi những chi phí gì để từ đó phục vụ cho việc lập, kiểm tra và phân tích, dự đoán chi phí

* Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế của các loại chi phí (theo khoản mục giá thành).

Trang 13

Theo cách phân loại này thì dựa vào công dụng của từng khoản phí để sắp xếp chi phí sản xuất sản phẩm thành các khoản mục phí sản xuất bao gồm :

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : Là chi phí để tính đến

- Chi phí nhân công trực tiếp : Gồm tiền lương, tiền công trả cho số ngày lao động của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm

- Chi phí máy thi công: Bao gồm chi phí nhiên liệu, khấu hao, chi phí sửa chữa máy, tiền lương nhân công điều khiển máy và các chi phí khác phục vụ máy thi công để…

- Chi phí sản xuất chung: Gồm lương, các khỏn trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên phân xưởng được tính theo tỷ lệ quy định (19%) trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý đội, chi phí nguyên liệu vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng, khấu hao máy móc, thiết bị nhà xưởng, kho… chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền

-Thuế tài nguyên (nếu có)

*Phân loại chi phí theo quan hệ với khối lượng sản phẩm xuất ra

-Chi phí cố định (định phí): là những chi phí mà khối lượng sản phẩm sản xuất ra không làm ảnh hưởng hoặt có ảnh hưởng hoặt có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến sự thay đổi của chi phí này

-Chi phí biến đổi (biến phí): Là những chi phí thay đổi theo tỷ lệ trực tiếp với khối lượng sản phẩm xuất ra

*Phân loại dựa theo phương pháp tập hợp chi phí:

-Chi phí trực tiếp

-Chi phí gián tiếp

Có tác dụnghạch toán chi phí đúng đắn

*Phân loại dựa vào thời gian phát huy tác dụng của chi phí:

-Chi phí tính ngay vào chi phí sản xuất trong kỳ

-Chi phí phân bổ

-Chi phí trích trước

Trang 14

1.3 - Phân bổ chi phí sản xuất theo sản phẩm

Trong một đơn vị không những chi phí sản xuất một loại sản phẩm mà còn có thể sản xuất cùng một lúc nhiều loại sản phẩm, nên phải phân bổ đều chi phí cho từng loại sản phẩm Có hai phương pháp phân bổ sau:

-Phân bố trực tiếp : Là từng khoản mục chi phí sản xuất được tính một

cách trực tiếp và sản phẩm

-Phân bố gián tiếp : Là từng khoản mục chi phí được tính gián tiếp vào

giá thành sản phẩm

1.4 - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất

Là giới hạn xác định trước để tập hợp chi phí sản xuất, xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí làm cơ sở cho việc tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phải dựa vào căn cứ sau:-Căn cứ vào tính chất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

-Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất có phân xưởng hoặc không có phân xưởng

-Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp

1.5 - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một hay một hệ thống các phương pháp sử dụng và phân loại những chi phí sản xuất theo từng đối tượng hạch toán

Có nhiều phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm và quy trình công nghệ của doanh nghiệp, ta có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

+Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm

Theo phương pháp này các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng thứ sản phẩm riêng biệt, không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất

+Phương pháp hạch toán chi phí theo theo chi tiết bộ phận sản phẩm: Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại riêng biệt theo từng sản phẩm nhằm phù hợp với tính chất quy trình công nghệ Khi áp dụng phương pháp này thì giá thành sản phẩm được tổng cộng chi phí các chi tiết bộ phận cấu thành sản phẩm

Trang 15

+Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ

Các chi phí sản xuất hạch toán theo phương pháp này nên tổng hợp các chi phí phát sinhdc tập hợp phân loại theo từng giai đoạn công nghệ Đồng thời trong từng giá đoạn công nghêï này thì các chi phí được phân tích theo từng loại sản phẩm hay bán sản phẩm

+Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng:

Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tổng hợp và phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt, khi đơn đặt hàng nào hoàn thành thì tổng hợp chi phí vào đơn đặt hàng đó, đây là giá thành thực tế của từng sản phẩm đó, từ đó kế toán vận dụng phương pháp này phân bổ chi phí cho phù hợp

+Phương pháp hạch toán chi phí theo từng nhóm sản phẩm:

Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng nhóm sản phẩm cùng loại với nhau

+Phương pháp hạch toán chi phí theo đơn vị sản xuất:

Theo phương pháp này các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn

vị sản xuất (tổ, đội, phân xưởng…) trong mỗi đơn vị sản xuất lại được tập hợp theo mỗi đối tượng chịu chi phí tính trực tiếp, tổng cộng, hệ số, tỷ lệ

+Phương pháp hạch toán chi phí theo từng dây chuyền sản xuất:

Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh được tập hợp theo toàn bộ dây chuyền sản xuất Khi áp dụng phương pháp này thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp, tổng hợp chi phí hoặc liên hợp

1.6 - Hạch toán chi tiết: Là mở thẻ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm

Yêu cầu: Khi có bao nhiêu sản phẩm thì phải mở bấy nhiêu thẻ chi tiết chi phí sản xuất sản phẩm

Từ các chứng từ kế toán sau:

+Bảng phân bổ VL và CCDC

+Bảng phân bổ khấu hao

+Bảng phân bổ CPSXC

Thẻ chi phí sản xuất sản phẩm

Bảng giá thành sản phẩm hoàn thành

Trang 16

II - TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT

Nội dung chủ yếu trong công tác hạch toán chi phí sản xuất như sau:

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp( sử dụng TK621)

- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(sử dụng TK622)

- Kế toán chi phí sản xuất chung(sử dụng TK627)

- Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang(sử dụng TK154)

2.1 - Nội dung hạch toán và phân bổ chi phí:

Theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày01/11/1995 của Bộ tài chính ban hành chế độ kế toán mới thì có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho, hàng bán ra và hàng xuất dùng

+Phương pháp kê khai thường xuyên: Aùp dụng cho đơn vị sản xuất công nghiệp các mặt hàng có giá trị lớn

+Phương pháp kê khai định kỳ: Áp dụng trong doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị nhỏ, số lượng nhiều và quy mô nhỏ

2.1.1 - Hạch toán và phân bổ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí này bao gồm các chi phí về nguyên vật liệu chính, bán thành phẩm, vật liệu phụ… phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà dùng trực tiếp cho sản xuất Muốn xác định giá trị nguyên vật liệu trựuc tiếp thì phải căn cứ vào chứng từ nhập, xuất để tính giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp mà doanh nghiệp đẫ chọn Căn cứ vào đối tượng tập hợp chi phí đã xác định để tập hợp, cuối tháng phải kiểm kê các vật liệu để ghi các bút toán giảm trừ chi phí NVL chính sử dụng trong kỳ

Trong quá trình hạch toán, những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp như phiếu xuất Loại sản phẩm, nhóm sản phẩm thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó, trong trường hợp không thể tổ chức riêng biệt được thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí đẫ chi cho các đối tượng có liên quan

Tiêu thức phân bổ thường dùng là phân bổ theo định mức tiêu hao theo hệ số, theo trọng lượng

Trang 17

= - =

-* Nội dung kết cấu TK621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Bên nợ: +Giá trị thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm

Bên có:

+Trị giá nguyên liệu, vật liệu sử dụng không hết nhập lại

+Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp và tài khoản liên quan để tính giá thành sản phẩm

* Phương pháp hạch toán.

-Khi xuất nguyên vật liệu trực tiếp dùng để sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, kế toán ghi:

Giá trị NVL còn lại cuối kỳ chưa sử dụng

Giá trị phế liệu thu hồi

Trang 18

Có TK621(CP NVLTT).

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 621:

2.1.2.Hạch toán và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp là nhừng khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc lao vụ ở các phân xưởng sản xuất như tiền lương và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do người sử dụng lao động chụi và được tính vào chi phí sản xuất theo đúng tỷ lệ quy định tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất

Tương tự như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nếu không thể tổ chức thanh toán riêng cho từng đối tượng có liên quan khi thanh toán phân bổ chi phí nhân công trực tiếp người ta thường phân bổ theo khoản mục chi phí có mối quan hệ khác nhau với quá trình sản xuất dựa trên các tiêu thức phân bổ khác nhau

-Đối với tiền lương chính trả cho công nhân sản xuất thì phải phân bổ theo tỷ lệ tiền lương định mức hoặt giờ công định mức

-Đối với tiền lương phụ trả công nhân sản xuất thì phải phân bổ theo tỷ lệ tiền lương chính cho công nhân sản xuất

-Đối với các khoản chi phí về BHXH, BHYT, KPCĐ thì tính theo tỷ lệ tiền lương

Hạch toán tài khoản này phải tôn trọng quy định sau: TK622 (CPNCTT) không mở theo đối tượng tập hợp chi phí

NVLTT

Trang 19

* Nội dung kết cấu TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công thanh toán trong hỳ

Bên có: Kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành

*Phương pháp hạch toán:

-Căn cứ vào bảng lương phải trả cho công nhân trức tiếp sản xuất (lương chính, lương phụ, phụ cấp lương), kể cả khoản phải trả về tiền công cho công nhân thuê ngoài, ghi:

Tiền lương phải trả cho

công nhân sản xuất

Trang 20

2.1.3 - Thanh toán chi phí sản xuất chung.

Chi phí sản xuất chung là những chi phí có liên quan đến việc tổ chức quản lý và phục vụ sản xuất ở phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

Chi phí SXC được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận nào được phân bổ hết có các đối tượng tập hợp chi phí mà phân xưởng bộ phận sản xuất đó tham gia sản xuất không, phân biệt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành Tiêu thức phân bổ chi phí SXC thường là giờ công sản xuất, tiền lương chính của công nhân sản xuất

=

* Nội dung kết cấu TK627 “chi phí SXC”

Bên nợ: -Tập hợp chi phí SXC trong kỳ

Bên có: -Các khoản ghi giảm chi phí SXC

CPSX phân bổ theo TLCNSX Tổng CPSXC cần phân bổ

Tổng tiền lương công nhân SXTổng tiền lương công nhân SX

Trang 21

CP điện nước, điện thoại

dùng cho việc SX

Trích khấu hao TSCĐ, MB

TB ….dùng cho phân xưởng

Xuất công cụ dụng cụ cho phân xưởng

Tiền lương phải trả cho CN

SX , trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định

Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất chung

TK 154Kết chuyển chi phí sản

xuất chung

* Phương pháp hạch toán :

-Tiền lương chính, phụ trả cho công nhân viên quản lý phân xưởng là bộ phận sản xuất, đồng thời trích các khoản theo chế độ quy định, ghi :

Nợ TK 627Có TK 334

Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

*Xuất dùng NVL vào quản lý phân xưởng

Nợ TK 627Có TK 152Có Tk 153

*Khấu hao TSCĐ và máy móc thiết bị của phân xưởng

Trang 22

Nợ TK 627

Có TK 214 (2141, 2142, 2143)Đồng thời ghi Nợ TK 009 (nguồn vốn khấu hao cơ bản)

Chi phí dịch vụ ngoài và chi phí khác bằng tiền

Nợ TK 627

Có TK 111, 334, 338Có TK 335 (Nếu trích trước chi phí SCL,, TSCĐ)

*Kết chuyển hoặc phân bổ CPSXC vào TK 154

Nợ TK 154

Có TK 627Giá trị : Phế liệu thu hồi được nhập kho hoặc bán ra ngoài

Nợ TK 111, 112, 131Nợ TK 152 (1528 phế liệu)

Có TK 154

2.1.4 – Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Toàn bộ chi phí NVLTT, chi phsi NCTT, chi phí SXC đã được chính xác đều được kết chyển vào TK chi phí kinh doanh để tính giá thành sản phẩm, cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng cho bộ phận SXSP, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, quy trình công nghệ

Những CPSX liên quan đến giá thành sản phẩm thì đều tập hợp vào bên nợ TK 154, tài khoản này dùng để hạch toán tập hợp chi phí SXKD phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm

Hạch toán TK 154 cần phải tôn trọng những quy định sau :

-CP SXKD hạch toán trên TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, theo nhóm sản phẩm

-CP SXKD dở dang phản ánh trên TK 154 gồm những chi phí sau :

Chi phí NVL trực tiép, chi phí NCTT, chi phí SXC

-Không hạch toán vào TK 154 những chi phí sau : CP bán hàng chi phí QLDN, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường …

SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KD DỞ DANG

Trang 23

+Nhân công trực tiếp

+Phân bổ, kết chuyển chi phí SXC

Bên có :

- Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được

- Giá thành sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ

- Chi phí thực tế của khối lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng

-Trị giá NVL gia công nhập lại kho

Số dư nợ : Chi phí SXKD dở dang

* Phương pháp hạch toán

Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí phát sinh trong kỳ cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, ghi :

Nợ TK 154 Có TK 621

Trang 24

Có TK 622

Có TK 627Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi :

Nợ TK 155

Có TK 154Trường hợp sản phẩm sản xuất xong không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người đặt hàng, ghi

Nợ TK 632

Có TK 154

III-KẾ TOÁN GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM.

1.Khái niệm về giá thành

Là biểu hiện bằng tiền của tổng số các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cho đơn vị khối lượng sản phẩm, dịch vụ và khối lượng lao vụ nhất định

2.Phân loại giá thành sản phẩm :

Giá thành kế toán

-Là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh của kỳ kế hoạch, căn cứ vào các quy định và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch, có tính chất ổn định trong cả năm kế hoạch

-Giá thành kế hoạch biểu hiện bằng tiền của tổng các chi phí cần thiết tính theo định mức và dự toán để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ kỳ kế hoạch

Giá thành định mức :

Là giá thành được xây dựng trên cơ sở các định mức hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoach Đây là giá thành được tính trước khi sản xuất sản phẩm nhưong nó luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành

Giá thành thực tế :

Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc sản xuất một đơn

vị sản phẩm nhằm căn cứ vào các chi phí phát sinh thực tệ, trong đó các chi phí định mức vượt kế hoạch như thiết hại về sản phẩm hỏng, các thiệt hại

Trang 25

vượt kế hoạc như thiệt hại về sản phẩm hỏng, các thiệt hại do ngừng sản xuất Giá thành thực tế được xác định nhất thiết phải theo số liệu kế toán trong doanh nghiệp.

3 - Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ là sản phẩm, bán thành phẩm công việc hoặc lao vụ, dịch vụ, hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị Bao gồm phạm vi giới hạn để tính chi phí cho đối tượng chịu chi phí như bộ phận sản phẩm, hoặc nhóm sản phẩm

VI.PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.

-Là phương pháp tính toán, xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành theo các khoản mục giá thành

-Để phù hợp với các phương pháp hạch toán CPSX đã trình bày ở trên, doanh nghiệp phải lựa chọn các phương pháp tính giá thành cho phù hợp Những phương pháp thường được áp dụng cho doanh nghiệp là :

+Phương pháp trực tiếp

+Phương pháp tổng cộng chi phí

+Phương pháp hệ số

+Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ

+Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

* Phương pháp tính giá thành trực tiếp : Là phương pháp tính giá thành

đơn giản áp dụng tại doanh nghiệp có loại hình sản xuất đơn giản, số lượng

ít, chu kỳ sản xuất ngắn

Giá thành thực tế của sản phẩm = tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Công thức hạch toán như sau :

Giá trị

SP DD cuối kỳ -

Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)

*Cách xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ : 3 phương pháp

-Phương pháp 1 : Ước lượng sản phẩm tương đương

-Phương pháp 2 : Đánh giá theo nguyên vật liệu chính

-Đánh giá 50% chi phí chế biến

Trang 26

*Phương pháp tổng cộng chi phí : Phương pháp này được áp dụng trong

trường hợp đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành, còn đối tượng

hạch toán chi phí là các chi tiết bộ phận sản phẩm

Công thức hạch toán :

Trong đó : Z : Là giá thành của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ

C1, C2, …Cn : Là chi phí SXKD ở giai đoạn 1, 2…,n

*Phương pháp hệ số :

Được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ

sản xuất từ một loại nguyên vật liệu bỏ ra ban đầu sẽ sản xuất nhiều cấp

loại, thứ hạng sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau Đối tượng hạch toán

chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất hoặc nhóm sản phẩm còn đối

tượng tính giá thành là từng cấp loại hay thứ hạng sản phẩm được thu

Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm thực tế hoàn

thành của từng cấp, loại sản phẩm và hệ số giá thành tương đương để quy

đổi ra khối tượng sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số giá thành theo công thức

sau :

Tổng khối lượng

sản phẩm quy đổi = Tổng số lượng sản phẩm các loại x Hệ số quy đổi sản phẩm các loại

Giá thành đơn

vị sản phẩm

quy đổi =

Giá trị SPDD đầu kỳ +

Chi phí sản xuất phát sinh

-Giá trị SPDD cuối kỳSố lượng sản phẩm xuất ra trong kỳ

*Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ :

Được áp dụng trong trường hợp mà trong cùng một quy trình công nghệ

sản xuất vừa thu được sản phẩm chính, vừa thu được sản phẩm phụ

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy

trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm chính là sản

phẩm hoàn thành, được tính bằng công thức :

Tổng giá = Chi phí + Chi phí sản + Chi phí sản + Chi phí sản

Z = C1 + C2 + … + Cn

Trang 27

thành sản

phẩm chính

sản xuất đầu kỳ

xuất phát sinh trong kỳ

xuất dd cuối kỳ

xuất trong sản phẩm phụ

Giá thành đơn vị sản

Tổng giá thành sản phẩm chínhSố lượng sản phẩm hoàn thành

*Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ :

Phương pháp này được áp dụng các doanh nghiệp có quy trình công

nghệ sản xuất hàng loạt Đối tượng tính giá thành là từng thứ sản phẩm, loại

sản phẩm trong nhóm, chi phí được tập hợp theo nhóm sản phẩm

Giá thành thực

tế của nhóm

sản phẩm =

CPSX dd đầu kỳ của nhóm sản phẩm

+

Chi phí SX phát sinh trong kỳ của nhóm SP

-CPSX dd cuối kỳ của nhóm SP

Tỷ lệ tính giá thành = Giá thành thực tế nhóm sản phẩm cùng loại

Giá thành kế hoạch nhóm sản phẩm cùng loại

Tổng giá thành sản

phẩm thực tế = Tổng giá thành theo kế hoạch X Tỷ lệ tính giá thành

Giá thành đơn vị

sản phẩm từng loại =

Tổng giá thành sản phẩm thực tếSố lượng sản phẩm hoàn thành

PHẦN III TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI LÂM

TRƯỜNG KRÔNG BÔNG

I.ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN

XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI LÂM TRƯỜNG.

Trang 28

1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.

Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất muốn chính xác và hữu hiệu phải dựa trên những căn cứ đã chọn Đây là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng khởi đầu cho các công việc tiếp theo của kế toán, tại phân xưởng chế biến gỗ thuộc Lâm Trường Krông Bông với cơ cấu tổ chức sản xuất gồm một phân xưởng sản xuất đầu mang những đặc tính riêng của sản phẩm Do đó mà đối tượng hạch toán tập hợp chi phí cho từng nhóm gỗ cụ thể phân xưởng sản xuất là hoàn toàn hợp lý

1.2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.

Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo từng nhóm sản phẩm để phù hợp với từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, từng đặc điểm tổ chức sản xuất của lâm trường, doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm và được tiến hành như sau :

-Chi phí NVL trực tiếp : NVL dùng cho nhóm sản phẩm

-Chi phí nhân công trực tiếp : Chi phí nhân công sản xuất trực tiếp liên quan đến nhóm sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho nhóm sản phẩm đó.-Chi phí sản xuất chung được hạch toán tập trung san phân bổ theo tiêu thức với NVL trực tiếp xuất dùng

1.3.Đối tượng và phương pháp tính giá thành tại Lâm Trường Krông Bông.

1.3.1.Đối tượng tính giá thành :

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm là nhóm hoặc giá loại sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng nói đối tượng tính giá thành sản phẩm là nhóm sản phẩm của đơn đặt hàng Sản phẩm gỗ chế biến hoàn thành đã thực hiện tính giá thành cho từng nhóm sản phẩm

1.3.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và chu kỳ sản xuất sản phẩm, việc tính giá thành của lâm trường chỉ tiến hành khi nhóm sản phẩm đó hoàn thành

Giá thành = dang đầy kỳChi phí dở + Chi phí phát sinh trong kỳ - dang cuối kỳChi phí dở Như vậy ta có sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí SXKD (đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Trang 29

II-HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

2.1.Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hiện nay toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tiùnh giá thành sản phẩm của phân xưởng chế biến gỗ được tiến hành theo quy định chung của hình thức chứng từ ghi sổ kết hợp với phương pháp tính hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, phục vụ cho quá trình tính giá thành, kế toán đã phân loại chi phí theo 2 tiêu thức :

-Phân loại theo khoản mục

+Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

+Chi phí nhân công trực tiếp

+Chi phí sản xuất chung

-Phân loại theo yếu tố CPSX

+Chi phí NVL chính

+Chi phí NVL phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, CCDC

+Chi phí lương, BHXH, KPCĐ, BHYT

+Chi phí khấu hao TSCĐ

+Các khoản chi phí bằng tiền

2.2.Nguyên tắc hạch toán chi phí VL trực tiếp.

Chi phí NVL trực tiếp được tính bằng giá trị của mỗi loại nguyên vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến quá trinh sản xuất sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm

Để tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng

TK 621”chi phí NVL trực tếp” và chi tiết thành

621A ”nguyên vật liệu trực tiếp gỗ kiền kiền”

621B ”NVL trực tiếp gỗ đổi”

621C ”NVL trực tiếp gỗ trin”

621D”NVL trực tiép gỗ tạp N7”

Và bao gồm các yếu tố sáu :

152A ”NVL chính gỗ kiền kiền”

Trang 30

152A ”NVL chính gỗ dổi”

152A ”NVL chính gỗ trin”

152A ”NVL chính gỗ tạp N17”

2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ.

Trong tháng 10 năm 2005 xưởng chế biến nhận được 3 đơn đặt hàng gần đơn đặt hàng của Công Ty Bà Rịa Vũng Tàu :

Xí nghiệp cung ứng tàu biển Đà Nẵng

Xí nghiệp cung ứng hàng xuất khẩu Nha Trang

Căn cứ vào những đơn đặt hàng trên Lâm trường đã tiến hành cho công nhận của đội khai thác vào rừng tiến hành khai thác số gỗ khai thác được chuyển về bãi II và được nhập kho toàn bộ số lượng gỗ Phiếu nhập được lập thành 2 liên

-1 liên giao cho thủ kho

-1 liên giao cho phòng kế toán

Mẫu : ………

PHIẾU NHẬP KHO

Số………

Nguồn nhập : ………

Nhận của : ……….Địa chỉ ……… ,

Do ông, bà : ……….CMND số : ………Cấp tại : ………ngày ………Nhập kho : ……….ngày ……….Nhập vào kho : ………

Trang 31

STT Tên hàng

và quy

ĐVT Số lượng Giá thanh toán Giá nhập kho

Theo chứng từ giao

Thực nhập Đơn giá

Thành tiền

Giá đơn vị

Thành tiền

Cộng thành tiền theo giá nhập kho : ………

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị Người nhận Người giao Người lập phiếu

*Xuất kho nguyên vật liệu chính

Căn cứ vào yêu cầu sản xuất sản phẩm của phòng KH- kế toán và định mức của phòng KH-KT đưa xuống phân xưởng ghi vào sổ nhận hàng, số NVL này kiểm lâm sở tại kiểm tra và lập biên bản nhập xưởng Sau khi gỗ tròn được nhập xưởng phòng KH-KT và ban giám đốc, quản đốc phân xưởng tiến hành cho sản xuất loại gỗ gì và theo đơn đặt hàng nào lúc đó phòng tài vụ sẽ làm phiếu xuất gỗ tròn theo nhóm gỗ đó

Phiếu xuất được lập thành 3 liên

1 liên giao cho thủ kho

1 liên giao cho quản đốc phân xưởng

1 liên giao cho hạt kiểm lâm theo dõi

Sau khi nhận được phiếu xuất kho, thủ kho sẽ kiểm tra đầy đủ tính hợp pháp ghi trên phiếu sẽ cho quản đốc phân xưởng nhận, sau đó thủ kho căn cứ vào phiếu lĩnh vật tư ghi vào thẻ kho Định kỳ cuối thàng thủ kho chuyển phiếu xuất kho lên phòng tài vụ cho kế toán nguyên vật liệu vào sổ chi tiết vật tư Tại phòng tài vụ sau khi nhận các phiếu xuất kho kế toán nguyên vật liệu ghi vào cột xuất của sổ chi tiết NVL cho từng nhóm gỗ xuất dùng cho sản xuất của phân xưởng, sổ chi tiết vật tư bao gồm nhiều tờ rơi theo dõi một nhóm gỗ

-Về giá xuất kho kế toán sử dụng phương pháp tính giá xuất kho theo đơn giá bình quân cả kỳ

Giá trị NVL xuất kho được xác định :

Trang 32

Giá trị NVL

(I) xuất kho =

Giá trị thực tế NVL (I)

tồn đầu kỳ + Giá trị NVL (I) nhập trong thángSố lượng thực tế NVL

(I) tồn đầu tháng +

Số lượng NVL (I) nhập trong tháng

Giá trị NVL

(I) xuất kho = Số lượng NVL thực tế xuất kho x Đơn giá bình quân NVL (I)

Do vậy mà trên phiếu xuất kho chỉ theo dõi về mặt lượng NVL xuất chứ không tính được giá trị xuất cho nên trên sổ trên dõi chi tiết vật tư cũng chỉ theo dõi về mặt lượng của NVL xuất

Trong tháng 9 năm 2005 phân xưởng đã nhận một số NVL theo phiếu lĩnh vật tư sau :

PHIẾU LĨNH VẬT TƯ Số 27/11

Đơn vị lĩnh : Phân xưởng chế biến gỗ

Lý do lĩnh : ……….Lĩnh tại kho :………

TT Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn

giá

Thành tiền Ghi chú Xin lĩnh Thực cấp

Ngày đăng: 11/04/2015, 23:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w