1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng việt

23 5,2K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 154,5 KB

Nội dung

Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽ trau chuốthơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI :

"GIÚP HỌC SINH LỚP 5 XÁC ĐỊNH ĐÚNG TỪ LOẠI TIẾNG

VIỆT"

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mục tiêu giáo Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi có nhữnghiểu biết cơ bản về: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và chăm sóc sức khoẻ banđầu Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở Trường Tiểu học, ngành giáo dục đã khôngngừng đổi mới phương pháp dạy học trong tất cả các môn học nói chung Mỗi mônhọc đều góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho các emnhững tri thức cần thiết để phục vụ cho cuộc sống, học tập và sinh hoạt sao cho tốtnhất và có hiệu quả cao

Môn Tiếng Việt rất quan trọng đối với học sinh cấp bậc tiểu học nói chung, ở lớptôi nói riêng Nếu học tốt bộ môn này nó sẽ giúp các em học tốt hơn các phân môn của

bộ môn Tiếng Việt như: Nó sẽ giúp thêm cho môn Tập làm văn, vế câu sẽ trau chuốthơn, diễn đạt bằng ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc, biết sàng lọc để đưa hình ảnh hay vàotrong bài Nó còn giúp cho bộ môn chính tả như viết đúng, ít lỗi hơn Trong bộ môn kểchuyện, các em sẽ biết cách kể hay, hấp dẫn người nghe hơn Học tốt bộ môn này nócòn giúp cho việc học và nắm bắt kiến thức các môn học khác một cách dể dàng hơn Được phân công dạy lớp 5, qua một thời gian giảng dạy tôi thấy học sinh của mìnhrất cố gắng học tập tất cả các môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt Nhưng trong thực tếkhi học đến từ loại Tiếng Việt thì nhiều em còn lúng túng Với suy nghĩ: "Làm thế nào

để học sinh nắm chắc kiến thức này và tự tin trong học tập?" nên tôi đã quyết định

chọn đề tài: “Giúp học sinh lớp 5 xác định đúng từ loại Tiếng viêt.” để viết sáng kiến

kinh nghiệm

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

1 Cơ sở lý luận

Trang 3

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các

kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môitrường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần rèn luyệncác thao tác của tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt

và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học củaViệt Nam và nước ngoài

Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàuđẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam trong xã hộichủ nghĩa

Các kiến thức về Từ loại trong phân môn Luyện từ và câu đóng vai trò rất lớn trongviệc thực hiện các mục tiêu đó

Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn Mỗi phân môn đều cónhiệm vụ riêng song mục đích cuối cùng của chúng ta là cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức phổ thông về ngôn ngữ Trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viếtnhằm giúp học sinh vận dụng các từ đã học vào phân môn tập làm văn vốn rất hạn chế

bởi việc hiểu nghĩa từ loại chưa chính xác.

Trong quá trình thực tế trức tiếp giảng dạy tôi thấy học sinh trường tiểu học nói

chung, học sinh lớp 5A nói riêng việc xác định từ loại Tiếng Việt và vận dụng từ loại

Trang 4

Tiếng Việt vào các kỹ năng nói, viết vẫn con nhiều hạn chế do một số nguyên nhânsau:

- Do không phân định đúng ranh giới của từ mà học sinh xác định từ loại sai

- Nhiều em không nắm được khái niệm "từ loại" nên không hiểu đúng yêu cầucủa bài tập

- Khi xác định từ loại học sinh còn gặp khó khăn trong những trường hợp mànghĩa của từ hoặc dấu hiệu hình thức không rõ ràng

- Thời gian luyện tập, số tiết luyện tập về từ loại Tiếng Việt ở chương trình lớp 5còn chưa được nhiều

3 Khảo sát tình hình ở trường

Sau đây là bảng thống kê kết quả của học sinh lớp 5A làm một số bài tập về thựchành từ loại Tiếng việt có trong chương trình tiểu học hiện hành khi chưa thực hiện đềtài này

A biện pháp 1 Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết về từ loại

Các từ loại cơ bản của T.V

Trang 5

Ghi nhớ :

- Dựa vào sự giống nhau về đặc điểm ngữ pháp, các từ được phân ra thành từngloại, gọi là từ loại

- Từ loại là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát

- Các từ loại cơ bản của Tiếng Việt gồm : Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, Quan

hệ từ

a Danh từ:

a.1 Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị.

Ví dụ:- Chỉ người: Ông, bà, bố, me, thầy giáo , cô giáo, học sinh

Chỉ t/c chung không kèm mức độ

Chỉ t/c ở mức độ cao nhất

ĐT chỉ hoạt động

ĐT chỉ trạng thái

DT

chung

DT

riêng

Trang 6

a.2 Muốn biết một từ có phải là danh từ không thì cần phải thử xem:

- Thêm vào trước nó một từ chỉ số lượng (một, hai, vài, những,các ) xem cóđược không, nếu được thì đó là một danh từ

Ví dụ: + Hai học sinh; vài cái ghế, những cái bàn , chiếc xe đạp…

( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ)

- Thêm vào sau nó một từ chỉ trỏ (nay, ấy, kia, đó ) xem có được không nếuđược thì đó là một danh từ

Ví dụ: Học sinh ấy; cái bàn kia, xe đạp đó, cái ghế đó…

( học sinh, cái ghế, cái bàn, xe đạp là danh từ).

a.3 Danh từ có nhiều loại: phân biệt danh từ chung với danh từ riêng:.

* Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật

VD: Học sinh, cây cối, bàn ghế, công nhân, thành phố

* Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật.

VD: Kim Đồng, núi Trường Sơn, Hà Nội,…

a.4 Trong câu, danh từ (Đứng một mình hoặc kèm theo các từ phụ thuộc) có thể

làm nhiều chức vụ khác nhau: Làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.

b Động từ:

b.1 Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

VD: - Chỉ hoạt động của người: Ngủ, chạy, đi, viết…

- Chỉ trạng thái của sự vật: đổ, bay, phi,…

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của ĐT chỉ trạng thái là : nếu như ĐT chỉ hoạt

động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong , ) thì ĐT

Trang 7

chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói : còn xong, hết xong,

kính trọng xong, )

b.2 Trong TV có một số loại ĐT chỉ trạng thái sau :

+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại) : còn, hết, có,

+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá : thành, hoá,

+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ : được, bị, phải, chịu,

+ ĐT chỉ trạng thái so sánh : bằng, thua, hơn, là,

- Một số “nội ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái : nằm, ngồi, ngủ,

thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi ,đứng , lăn, lê, vui, buồn , hồi hộp, băn khoăn, lo lắng, Các từ này có một số đặc điểm sau :

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại)

VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu )

Bác ấy đứng tuổi rồi

+ Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT ( kết hợp được với các từ chỉ mức

độ )

+ Một số từ vừa được coi là ĐT chỉ hành động, lại vừa được coi là ĐT chỉ trạngthái

- Các ‘ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái ( trạng thái tâm lí ) :

yêu, ghét , kính trọng, chán, thèm,, hiểu, Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của

TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT

- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái

VD : Trên tường treo một bức tranh rất đẹp.

Trang 8

- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như

TT Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể : Ai thế nào ?

- To, nhỏ,dài, ngắn (chỉ kích thước)

- Nặng, nhẹ, nhiều, ít (chỉ khối lượng, dung lượng)

- Tốt, xấu, thông minh (chỉ phẩm chất)

c.2 Có hai loại tính từ:

* Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ Ví dụ: Xanh, đỏ, dài, tốt

* Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảmxúc Ví dụ: Xanh biếc, gầy nhom, chi chít

c.3 Phân biệt từ chỉ đặc điểm, từ chỉ tính chất, từ chỉ trạng thái :

- Từ chỉ đặc điểm :

VD : + Từ chỉ đặc điểm bên ngoài : Cao, thấp, rộng , hẹp, xanh, đỏ,

+ Từ chỉ đặc điểm bên trong : tốt ,ngoan, chăm chỉ, bền bỉ,

- Từ chỉ tính chất :

VD : Tốt, xấu, ngoan, hư, nặng ,nhẹ,sâu sắc, nông cạn, suôn sẻ, hiệu quả, thiết

thực,

Như vậy, đối với HS tiểu học, khi phân biệt ( một cách tương đối) từ chỉ đặc

điểm và từ chỉ tính chất, GV có thể tạm thời cho rằng : Từ chỉ đặc điểm thiên về nêu

Trang 9

các đặc điểm bên ngoài , còn từ chỉ tính chất thiên về nêu các đặc điểm bên trong của

sự vật, hiện tượng Một quy ước mang tính sư phạm như vậy được coi là hợp lí và giúp

HS tránh được những thắc mắc không cần thiết trong quá trình học tập

Trang 10

** Cách phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn :

Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp) với các phụ từ

*Danh từ :

- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những,

các, ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, )

- DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau

(hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó, )

- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào?

khi nào? )

- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một

DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, )

- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:

V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )

* Động từ :

- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, )

- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không

có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu? )

*Tính từ :

- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực

kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, )

Trang 11

* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động, cũng

kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm, Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là

ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp được thì đó là

ĐT

d Đại từ:

d 1 Đại từ dung để thay thế cho danh từ, động từ hoặc tính từ trong câu.

Ví dụ: Cú chẳng có tổ, nó phai sống trong những hốc cây tăm tối,

d.2 Trong giao tiếp người ta có thể dùng đại từ để xưng hô Đó là đại từ chỉ ngôi các đại từ chỉ ngôi thường dùng là :

Ngôi thứ nhất: Tôi, chúng tôi, tao, chúng tao

Ngôi thứ hai : mày , chúng mày…

Ngôi thứ ba : nó, chúng nó …

* Danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi

VD: anh , chị , ông , bà

e Từ chỉ quan hệ (quan hệ từ , từ nối)

e.1 Từ chỉ quan hệ là từ dùng để nối các từ trong câu, các vế câu trong

một câu ghép …

VD: em và Hòa cùng đi chơi

Trời mưa nên đường trơn

B Biện pháp 2 Thực hành các dạng bài tập về từ loại.

1 Dạng bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”:

Ví dụ: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dụi dàng, ngọt, thành phố,

ăn, đánh đập Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách:

Trang 12

a, Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy)

b, Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ)

- ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo vàthế nào là chia từ theo từ loại Các em sẽ dễ dàng làm được

- Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau:

+ Từ đơn: vườn, ăn, ngọt

+ Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập

+ Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc

- Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau:

+ Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn

+ Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn

+ Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt

2 Dạng bài tập xác định từ loại cho từ

Dạng này thường có 2 kiểu bài tập sau

Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó

Kiều 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn:

VD Kiểu 1 Xác định từ loại của các từ sau: niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình yêu , yêu

thương, đáng yêu

Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng , chỉ hànhđộng hay chỉ tính chất) cũng như thử các khả năng kết hợp của chúng Có thể nói :

- những niềm vui - rất yêu thương - hãy yêu thương

- hãy vui chơi - tình yêu ấy - rất đáng yêu

Trang 13

Sau đó học sinh trình bày:

vui tươi

Tình yêu

Niềm vuiđáng yêu

vui chơiyêu thương

Kiểu 2: Xác định từ loại trong đợn thơ văn có sẵn:

VD1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ:

“ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suỗt cả ngày”

- ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khảnăng kết hợp của từ rồi xếp

VD 2: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong các câu sau:

Chú chuốn chuồn nước tung cánh bay vọt lên Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanhtrên mặt hồ Mặt hồ trải rộng mênh mong và lặng sóng

- ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và cáckhả năng kết hợp của từ rồi xếp

Trang 14

Chú/ chuốn chuồn nước/ tung cánh/ bay/ vọt/ lên / Cái bóng/ chú/ nhỏ xíu/ lướt/nhanh/trên/ mặt hồ / Mặt hồ /trải rộng/ mênh mông/ và/ lặng sóng.

mênh mông,lặng sóng

Trên,và

3 Dạng bài tập xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh giới.

VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau:

Việt Nam đẹp khắp trăm miền,

Bốn mùa một sắc trời riêng đất này

Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,

Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang

Xum xuê xoài biếc, cam vàng

Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi

- Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳngmột cách dễ dàng Khi xét đến : “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang”các em lúngtúng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai Vậy giáoviên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn vàcác tính từ là “riêng” “biếc” “chang”

4 Dạng bài tập xác định từ loại trong những trường hợp dấu hiệu hình thứ từ loại không rõ:

Trang 15

VD: Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ sau:

Đi ngược, về xuôiNước chảy, đá mòn Nhìn xa trông rộng

Nước chảy bèo trôi

Các từ loại học sinh xác định nhanh và rõ ràng chính xác là “đi, về” “chảy”, “trôi”,nhìn, trông” là động từ; “nước, đá” “nước, bèo” là danh từ; “xa,rộng” là tính từ Nhưngcác em lúng túng và hay xếp các từ “ngược”, “xuôi”là động từ, “mòn” tính từ Vậygiáo viên phải phân tích ý nghĩa của từ và hướng dẫn học sinh xếp từ “ngược”

“xuôi”,là tính từ, “mòn” là động từ chứ không phải là tính từ

Lưu ý: ở dạng này học sinh có thể cho thêm một số ví dụ để xác định từ loại

5 Dạng bài tập xác định từ loại trong các trường hợp chuyển từ loại theo một kiểu cấu tạo nào đó.

Ví dụ 1: Xác định từ loại của các từ sau:

- vui, buồn, đau khổ, đẹp

- niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ

Trang 16

- ở bài tập này, học sinh phải nắm được các từ “ vui, buồn, đau khổ” là các động từchỉ trạng thái Còn từ “đẹp” là tính từ.

Phải nắm được quy tắc cấu tạo từ: sự, cuộc, nỗi, niềm đi kèm với động từ hoặc tính từ thì tạo thành một danh từ mới Đó là các danh từ trừu tượng “niềm vui”, “ nỗi buồn”, “sự đau khổ”, “ cái đẹp”

Ví dụ 2:

“ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi , béo cái béo củatrứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”

a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn

b) Nhận xét các từ loại: cái béo, mùi thơm

- Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý

nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”, “béo”,

“ngọt”, “già”

Nhờ có sự kết hợp từ: cái béo, mùi thơm… là các danh từ

1: Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây :

1 Anh ấy đang suy nghĩ.

2 Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc.

3 Anh ấy sẽ kết luận sau.

4 Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn.

5 Anh ấy ước mơ nhiều điều.

6 Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao.

+ Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh

Ngày đăng: 11/04/2015, 23:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w