Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 53)

d. Thiết kế hệ thống thông tin

4.3.5 Kiến nghị với cơ quan quản lí nhà nước

Nhà nước nên có các kế hoạch xây dựng và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông nói chung, hệ thống cầu cảng, bến bãi nói riêng cho cả ngành hàng không và hàng hải và

đường sắt. Việc phát triển tốt hệ thống giao thông sẽ tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển. Đó là sự kết nối hài hoà giữa vận tải bằng đường bộ-hàng không-đường sắt và đường biển. Việc hoàn tất dự án nâng cấp và xây mới nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất vào cuối năm nay 2007 sẽ tiên đoán một sự phát triển nhảy vọt trong lĩnh vực vận tải hàng không. Cũng như việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, chính phủ nên xây dựng các cảng biển tầm cỡ quốc tế tại Hải Phòng hoặc Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu Việt Nam không đủ trình độ để xây dựng các cảng nước sâu và hiện đại thì ta có thể thực hiện theo cách liên doanh với công ty nước ngoài hoặc đấu thầu trực tiếp, mời gọi các nhà thầu nước ngoài. Một khi đã xây dựng được hệ thống cảng biển hiện đại thì rất có thể Việt Nam sẽ là một trạm trung chuyến. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của chuỗi cung ứng.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật cụ thể về hoạt động này làm cơ sở pháp lý vững chắc cho phát triển của chuỗi cung ứng tại các tổ chức, doanh nghiệp.Các quy định này cần phải có sự nhất quán về thủ tục hải quan, kho bãi và điều hành cảng, tránh làm cho các quy trình trở nên nặng nề và phức tạp.

Danh mục tài liệu tham khảo

- Sách dịch “Quản trị chiến lược chuỗi cung ứng” (2006) - Dịch từ nguyên bản: Strategic Supply Chain Management. Cohen.S & Russel.J . Nhà xuất bản Lao Động Xã Hội.

- Nguyễn Công Bình (2008). Quản lí chuỗi cung ứng. Nhà xuất bản Thống Kê - Các trang wed : • www.vicofa.org.vn • www.vneconomy.vn • www.thaihoacoffee.com • www.saga.vn • www.chongbanphagia.vn • www.thongtinthitruongvietnam.com.vn

Phụ lục A: Danh sách và quy mô của các công ty thành viên của Thái Hòa Danh sách các Công ty, đơn vị thành viên

1. Công ty TNHH Thái Hoà Quảng Trị 2. Công ty TNHH Thái Hoà Nghệ An 3. Công ty TNHH Thái Hoà Lâm Đồng 4. Công ty CP Cà Phê An Giang

5. CN Cty CP cà phê An Giang tại Buôn Ma Thuột

6. Công ty CP Cà phê Thái Hoà Mường ảng

7. BQL DA Thái Hoà tại Hoà Bình

8. Công ty CP Xây dựng Thái Hoà

9. CN Công ty CP Tập đoàn Thái Hoà tại TP.HCM

10. CN Công ty CP Tập đoàn tại Sơn La 11. Xí nghiệp cà phê xuất khẩu Liên Ninh

12. TT KD & PTTT cà phê trong nước 13. BQL DA tại Giáp Bát

14. BQL DA khu vực miền trung và Lào

1- Quy mô, công suất chế biến của các nhà máy sản xuất:

a/ Công ty cổ phần cà phê An Giang: Thành lập năm 2005 với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng. Được đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến khô hiện đại nhất tại Việt Nam, công ty An Giang bắt đầu đi vào hoạt động T12/2006. Công suất chế biến đạt 80.000 tấn / năm. Số lượng cán bộ công nhân viên thường xuyên là 250 người và khoảng 70 công nhân thuê ngoài ( theo thời vụ ). Doanh thu dự kiến vụ 08-09 của công ty CP cà phê An Giang dự kiến là : 2.600 tỷ đồng , lợi nhuận dự kiến đạt 40 tỷ đồng.

b/ Công ty TNHH Thái Hòa Lâm đồng: Được thành lập năm 2000, lúc đó chỉ là một chi nhánh công ty TNHH SX&TM Thái Hòa nhỏ. Đến tháng 10 năm 2005 chuyển đổi sang thành công ty TNHH Thái Hòa Lâm đồng với vốn kinh doanh ban đầu là 9,950 tỷ

đồng. Tháng 7 năm 2006 công ty đầu tư vào đây nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu và cà phê hòa tan với vốn đầu tư là 550 tỷ đồng. Tháng 9 năm 2008 nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu được đưa vào sử dụng với công nghệ chế biến ướt và chế biến khô hiện đại, tiên tiến. Công suất của nhà máy đạt 150.000 tấn/ năm, doanh thu dự kiến vụ 08- 09 đạt 2.200 tỷ đồng và lợi nhuận ước đạt 30 tỷ đồng. Tổng số lao động vào thời vụ có khi lên tới 1.000 người ( bao gồm cả cán bộ và công nhân thời vụ ).

c/ Công ty TNHH Thái Hòa Quảng Trị: Được thành lập năm 2005 với vốn điều lệ là 4,950 tỷ đồng. Với công suất của nhà máy chế biến khô đạt 20.000 tấn/ năm thì dự kiến doanh thu vụ cà phê 08-09 sẽ đạt 350 tỷ đồng nhưng lợi nhuận đem lại khoảng 12 tỷ đồng. Tổng số lao động hàng năm khoảng 200 người, trong đó khoảng 50 công nhân thời vụ.

d/ Chi nhánh công ty CP cà phê An Giang tại Buôn Ma Thuột: Được đầu tư vào thời gian từ tháng 7/2008 nhưng chi nhánh đã đáp ứng được phần nào bài toán về giải quyết được lượng hàng mua vào từ vựa cà phê Tây Nguyên. Công suất của nhà máy chế biến đạt 40.000 tấn/năm. Sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu về cho nhà máy cà phê An Giang.

e/ Công ty TNHH Thái Hòa Nghệ An: Được thành lập năm 1999 nhưng luc đó quy mô nhỏ chỉ là một chi nhánh. Đến tháng 11/2005 cũng chuyển đổi sang thành công ty TNHH Thái Hòa Nghệ An với vốn điều lệ là 4,950 tỷ đồng. Doanh thu dự kiến vụ cà phê 08-09 đạt 200 tỷ đồng và lợi nhuận là 7 tỷ. Công suất chế biến của hệ thống chế biến ướt của nhà máy là 5.000 tấn/ năm.

g/ Xí nghiệp chế biến cà phê XK tại Liên Ninh: Là xí nghiệp chế biến cà phê nhân xuất khẩu của công ty CP Thái Hòa được xây dựng từ năm 2000, với công suất chế biến đạt 10.000 tấn/ năm. Nguyền nguyên liệu chủ yếu được đưa về từ các tỉnh Tây Bắc, nhập từ Trung Quốc về.

Phụ lục B: Định hướng nội dung phỏng vấn chuyên sâu

Để đạt được những yêu cầu cơ bản của quá trình thực tập cũng như làm luận văn tốt nghiệp tại trường Đại học Thương Mại, chúng tôi đã lập bảng câu hỏi điều tra nhân viên trong công ty CP tập đoàn Thái Hòa nhằm thu thập một số thông tin liên quan đến tình hình hoạt động của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng. Rất mong được sự giúp đỡ của anh (chị). Chúng tôi xin cam đoan đảm bảo bí mật mọi thông tin cá nhân của anh (chị).

Họ và tên:……… Nghề nghiệp:………

1. Anh (chị) hãy cho biết khách hàng hiện tại của công ty là những ai và tương lai công ty sẽ hướng tới những thị trường xuất khẩu nào?

2. Theo anh (chị) khả năng đáp ứng các nhu cầu khách hàng của công ty đã tốt hay chưa và gặp những khó khăn, thuận lợi gì?

3. Anh (chị) thấy mạng lưới cơ sở sản xuất của doanh nghiệp như thế nào? Cần phải nâng cấp hay mở rộng ở khâu nào?

4. Thực trạng về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ thuê ngoài và không thuê ngoài của công ty có những điểm mạnh, điểm yếu nào?

5. Anh (chị) cho biết các loại phương tiện vận chuyển mà công ty thường sử dụng? Thực trạng quá trình vận chuyển đầu vào và đầu ra trong doanh nghiêp? 6. Hệ thống thông tin của công ty được đầu tư, thiết kế như thế nào? Anh (chị)

hãy đánh giá về vai trò của hệ thống thông tin đối với hoạt động kinh doanh của Thái Hòa?

7. Công ty đã đầu tư cho kho bãi dự trữ như thế nào?

8. Theo anh (chị) để hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng công ty cần tập trung giải quyết vào những yếu tố nào?

Một phần của tài liệu Giải pháp quản trị chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w