d. Môi trường tự nhiên
3.3 THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ XÁC LẬP HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
3.3.1 Mạng lưới cơ sở sản xuất- kinh doanh
Hiện tại Thái Hòa có 7 nhà máy chế biến cà phê ở nhiều vùng trên cả nước, trong đó nhà máy chế biến tại Lâm Đồng là lớn nhất: dây chuyền chế biến ướt (65.000 tấn /năm), khô (100.000 tấn/năm), cà phê hòa tan (2.000 tấn/năm), phân vi sinh (20.000 tấn/năm). Tiếp theo là nhà máy chế biến cà phê ở An Giang với công suất là 60.000 tấn/năm…
Các nhà máy chế biến cà phê phần lớn là gần các khu vực trồng cà phê, điều này giúp công ty chủ động được nguồn nguyên liệu, đồng thời nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Công ty có thể nhanh chóng chế biến cà phê ngay khi được đưa về từ các vùng nguyên liệu, đặc biệt là theo phương pháp chế biến cà phê ướt (chế biến cà phê tươi), giảm được chi phí vận chuyển từ vùng nguyên liệu. Ngoài ra, công ty đã hợp tác với nông dân tại tỉnh Điện Biên để xây dựng vùng nguyên liệu cho mình, nhưng cơ sở hạ tầng ở đây còn rất lạc hậu, đường vận chuyển cà phê từ vùng nguyên liệu về tới nhà máy gặp rất nhiều khó khăn nên công ty đã tự xây dựng 6km đường nhựa để đáp ứng nhu cầu vận chuyển của mình. Điều này vừa giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất bền vững lại vừa giúp củng cố niềm tin của nông dân cũng như chính quyền địa phương tại đây.
thị phần tiêu thụ sản phẩm nội địa thấp. Việc xây dựng nhà máy tại Lâm Đồng, có dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan được đánh giá là đúng hướng. Điều này thể hiện công ty mong muốn tăng doanh thu tại khu vực nội địa, giảm bớt phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Hiện tại hoạt động công ty được đánh giá là hiệu quả, nhưng với việc mở rộng qui mô sản xuất có thể quá sức đối với Thái hòa. Trong khi con người và nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
Bảng 3.4: Các phương pháp chế biến cà phê∗ Phương pháp
chế biến khô
Cà phê quả khô- cà phê nhân xô- cà phê xuất khẩu Xay xát Đánh bóng, tuyển chọn
Phương pháp chế biến ướt
Cà phê quả tươi- cà phê thóc- cà phê nhân xô- cà phê xuất khẩu Tách vỏ Xay xát Đánh bóng, tuyển chon 3.3.2 Dự trữ
Vào vụ cà phê hàng năm (từ tháng 9 năm nay đến tháng 8 năm sau), phòng kinh doanh triển khai các kí kết các hợp đồng xuất khẩu. Trong quá trình thực hiện thu mua xuất khẩu cho các hợp đồng đã kí công ty vẫn song song mua hàng dự trữ để có thể kí tiếp các hợp đồng xuất khẩu khác.
Với quy mô sản xuất và kinh doanh của một công ty xuất khẩu cà phê lớn,
công ty cần phải có sự tự chủ trong quá trình dự trữ nguyên liệu và thành phẩm để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của các khách hàng trên thế giới. Vì vậy công ty đã tự xây dựng mạng lưới kho dự trữ với quy mô lớn, được đặt tại các công ty con. Mỗi công ty con đều có kho dự trữ trong đó các công ty đặt tại Lâm Đồng, Đồng Nai, Buôn Ma Thuật đều có 3 kho hàng với quy mô 10.000 tấn/kho với diện tích 10.000m2, các công ty con còn lại có quy mô nhỏ hơn thì sở hữu từ 1 đến 2 kho hàng với diện tích 3000m2. Tuy nhiên, trên thực tế công ty thường xuyên chỉ dùng hết 40% diện tích kho hàng ở những kho hàng lớn và 60% ở nhũng kho hàng nhỏ, điều này gây lãng phí lớn đối công ty khi phải sử dụng một lượng vốn không nhỏ để đầu tư đất đai và các trang thiết bị trong kho hàng.
Các loại cà phê được dự trữ trong kho bao gồm: cà phê tươi, cà phê thóc và cà phê nhân. Tùy từng giai đoạn kinh doanh khác nhau mà công ty có sự phân bổ dự trữ khác
nhau. Thông thường, tỉ lệ dự trữ của cà phê thóc là 45%, cà phê quả tươi là 5% và còn lại là cà phê nhân thành phẩm. Công ty dự trữ một lượng nhỏ cà phê tươi như vậy vì hiện tại công chỉ có duy nhất một nhà máy sản xuất theo công nghệ chế biến ướt ở Lâm Đồng. Hơn nữa, với công nghệ này cà phê tươi phải được chế biến trong 24 giờ sau khi thu hoạch vì vậy nến dự trữ cà phê loại này quá nhiều mà không kịp đưa vào sản xuất sẽ làm cho cà phê bị hỏng và kém chất lượng. Thời gian dự trữ của cà phê nhân dao động trong khoảng từ 1 tuần tới một tháng phụ thuộc vào thời hạn giao hàng đã được kí kết và năng lực sản xuất của công ty. Đối với cà phê thóc thì thời gian dự trữ thường là từ 3 đến 4 tháng với tỉ lệ lớn để đảm bảo cho quá trình sản xuất, chế biến được liên tục.
Để đảm bảo chất lượng cà phê lưu kho, công ty sử dụng hệ thống quạt thông gió trong nhà kho để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, chứa cà phê trong những bì đay dày. Để phòng chữa cháy nổ, mỗi kho được đặt 2 máy phát hiện cháy nổ và 10 bình chữa cháy, hàng ngày có nhân viên coi kho thường xuyên giám sát và kiểm tra các kho hàng
3.3.3 Vận chuyển
Công ty sử dụng đồng thời cả hai hình thức vận chuyển là tự vận chuyển và thuêngoài. Đối với các nhà máy đặt ở chính vùng nguyên liệu, thì đến khi thu hoạch các đầu ngoài. Đối với các nhà máy đặt ở chính vùng nguyên liệu, thì đến khi thu hoạch các đầu mối thu mua, nông dân sẽ chở nguyên liệu tới thẳng nhà máy sản xuất của công ty bằng các phương tiện họ có thể thuê được như xe tải trọng lượng nhỏ khoảng 1 đến 5 tấn, máy kéo, công nông.... Trong các cam kết đưa ra đối với các đầu mối, doanh nghiệp yêu cầu các đầu mối phải tự thuê xe để vận chuyển, chi phí vận chuyển sẽ được Thái Hòa thanh toán. Còn các nhà máy đặt ở xa vùng nguyên liệu hơn như Đồng Nai sẽ được đội xe của công ty vận chuyển từ kho của các vùng nguyên liệu về. Đội xe của công ty bao gồm 20 xe tải trọng tải 12 tấn với 10 xe đặt tại công ty TNHH Thái Hòa Lâm Đồng và 10 xe đặt tại công ty cổ phần cà phê An Giang, luôn trong trạng thái sẵn sàng để đáp ứng năng lực sản xuất của các nhà máy. Với yêu cầu đối với các đầu mối phải tự lo vận chuyển, công ty không phải mất nhiều chi phí để duy trì đội xe lớn trong công ty mà vẫn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển kịp thời từ vùng nguyên liệu về nơi sản xuất khi vào chính vụ thu hoạch. Vì cà phê mang tính mùa vụ cao, nên nếu duy trì lượng xe lớn doanh nghiệp vẫn sẽ phải mất chi phí bảo dưỡng, khấu hao, tiền luơng cho nhân viên lái xe vào những tháng trái vụ.
Hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp là xuất khẩu cà phê ra các nước trên thế giới với quy mô chuyến hàng lớn nên để tiết kiệm chi phí vận chuyển công ty đã lựa chọn sử dụng tàu thủy là phương tiện duy nhất để vận chuyển trong xuất khẩu. Khi đủ khối lượng xuất khẩu theo hợp đồng, công ty sẽ thuê xe container vận chuyển hàng đến các cảng lớn của Việt Nam, sau đó Thái Hòa sẽ thuê tầu vận chuyển hàng hóa tới các cảng trung gian như: Singapore, Hông Kông, Hàn Quốc, Thái Lan để tàu của các nhà nhập khẩu chờ tại đây sẽ chở hàng về nước mình. Điều này đã phần nào đó khiến cho hàng hóa của Thái Hòa cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung kém lợi thế cạnh tranh so với các nước khác vì tại Việt Nam chưa có cảng nước sâu làm cho thời gian vận chuyển chậm và chi phí vận chuyển tăng cao.
3.3.4 Thuê ngoài
a. Trồng nguyên liệu
Trước đây, nguồn nguyên liệu của công ty hoàn toàn được thu mua từ các tiểu thương và các công ty thương mại nhưng tỉ lệ cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế chỉ chiếm 30% (theo số liệu của Tổ chức cà phê quốc tế). Điều này đã gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Thái Hòa. Nguyên nhân chính khiến chất lượng cà phê thấp là do việc canh tác, trồng trọt nhỏ lẻ phân tán, cùng với sự thiếu hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hoạch và chế biến của người dân kém
Hơn nữa, công ty còn nhận thấy chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê Arabica (chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 85% diện tích cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta.
Sự thiếu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân khiến cho doanh nghiệp lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn trước nguy cơ bị phạt do không mua được một lượng lớn cà phê trong một thời gian ngắn để xuất khẩu theo như hợp đồng. Doanh nghiệp không làm chủ được cả về chất lượng và số lượng nên thường xuyên xảy ra tình trạng các doanh nghiệp phải dành giật nhau để mua nguyên liệu trong nước bằng mọi giá ngay cả cà phê không đủ tiêu chuẩn, nhưng đến khi xuất khẩu thì lại bị các nhà đầu cơ ép giá khiến cho Thái Hòa nhiều phen điêu đứng
Với tất cả các lí do trên, thay vì việc thuê ngoài trong khâu trồng nguyên liệu, công ty đã quyết định hợp tác chặt chẽ với nông dân để tự xây dựng vùng nguyên liệu cho mình nhằm bảo đảm chất lượng, số lượng, và tỉ lệ chủng loại cà phê. Công ty tiến hành trồng các vùng cà phê nguyên liệu tại Điện Biên 3000 ha, tại Hòa Bình 1000 ha, tại Huế 200 ha…bên cạnh đó công ty còn tiến hành mở rộng vùng nguyên liệu ra nước ngoài là Lào với 3000 ha để khai thác nguồn tài nguyên đất và nhân lực đầy tiềm năng ở đây. Hiện nay, công ty đã tiến hàng khai thác vụ cà phê đầu tiên tại Huế với 62 ha
Ở vùng nguyên liệu Điện Biên, một nơi được đánh giá là có điều kiện tốt để cho cà phê Arabica phát triển, công ty đã quy hoạch được 4 khu ươm giống Arabica tại chỗ để phục vụ công tác trồng mới và chăm sóc cà phê. Theo đó, sẽ tạo ra vùng sản xuất tập trung, chuyên môn hóa từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập bền vững cho người lao động. Và không chỉ là trồng tập trung, công ty còn đầu tư cây giống, phân bón ban đầu, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân để họ yên tâm trồng trọt
Có thể thấy hướng đi này của Công ty chính là điều kiện để cây cà phê phát triển bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao không những cho người dân mà còn cho chính bản thân doanh nghiệp
b. Dự trữ
Với quy mô hoạt động kinh doanh lớn, để đảm bảo cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu công ty đã quyết định tự xây dựng kho cho mình. Các kho của công ty có quy mô lớn từ 3000m2 đến 10.000m2, tuy nhiên các kho này thường chỉ sử dụng hết khoảng 40 đến 60% diện tích gây lãng phí lớn cho doanh nghiệp khi phải đầu tư nhiều vốn cho việc xây dựng, duy trì và thuê nhân công kiểm tra và bảo vệ kho.
c. Vận chuyển
Công ty chủ yếu thuê ngoài trong vận chuyển vì hiện nay các công ty vận tải khá nhiều. Hơn nữa, các công ty vận tải có nhiều kinh nghiệm và đa dạng các phương tiện vận chuyển với đủ kích cỡ, chủng loại giúp cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để phù hợp với mục đích vận chuyển của mình. Nếu tự vận chuyển công ty sẽ phải đầu tư nhiều tiền để mua các loại ô tô đặc biệt là xe tải trọng lượng lớn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển quy
mô lớn. Trong khi đó, ở Việt Nam chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước sản xuất được xe tải, chủ yếu xe tải trọng lượng lớn là phải nhập khẩu vì vậy chi phí để mua xe sẽ càng tốn kém hơn. Cùng với việc đầu tư thêm nhiều xe mới, doanh nghiệp sẽ phải mất thêm chi phí liên quan như: sửa chữa, bảo dưỡng, thuê nhân viên lái xe, bố trí bãi để xe, chi phí quản lí…. Vận chuyển cà phê xuất khẩu, công ty đã tiến hàng thuê tầu thủy để giảm chi phí mà vẫn vận chuyển được lượng lớn hàng hóa thông qua đường biển. Thuê ngoài trong vận chuyển là một cách tốt đối với doanh nghiệp hiện nay nhờ việc giảm chi phí, nâng cao lợi thế canh tranh.