1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giúp học sinh lớp 2 viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu

25 3,3K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 153,5 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ TÀI: “GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐƯỢC ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3 ĐẾN 5 CÂU”... Phân môn Tập làm văn trong môn TiếngViệt hội đủ 4 kỹ năng trên... PHẦN NỘI DUNG... NỘI

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐƯỢC ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ

3 ĐẾN 5 CÂU”

Trang 2

Chính sự đổi mới phương pháp giáo dục bậc tiểu học sẽ góp phần tạo con ngườimới một cách có hệ thống và vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng chung của sự đổi mới phương pháp dạy học ởbậc tiểu học là làm sao để giáo viên không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là người tổchức, định hướng cho học sinh hoạt động, để học sinh huy động vốn hiểu biết và kinhnghiệm của bản thân vào việc chiếm lĩnh tri thức mới

- Trong trường tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớihọc sinh bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết trong giao tiếphằng ngày Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành ở các em những cơ sở của thếgiới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, hình thành tình cảm, thói quen đạo đứctốt đẹp của con người mới

- Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình

thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết Phân môn Tập làm văn trong môn TiếngViệt hội đủ 4 kỹ năng trên Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó Bởi ở lứa tuổicủa các em, vốn kiến thức và hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, hạn hẹp, chưa định rõtrong giao tiếp, viết câu còn cụt lủn, hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có hình ảnh Các

từ ngữ được dùng về nghĩa còn chưa rõ ràng Việc trình bày diễn đạt ý của các em có

Trang 3

mức độ rất sơ lược, đặc biệt là khả năng miêu tả Bên cạnh đó còn có một số khó khăn

khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia

đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp

thu kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ…Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học

tập nói chung, học phân môn Tập làm văn nói riêng

2 Cơ sở thực tế:

- Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo – người giáo viên là một kĩ sưcủa tâm hồn, hơn nữa còn là một nhà làm nghệ thuật Và việc dạy học ngày nay luôn dựatrên cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của học sinh Chính vì thế nó đòi hỏi ngườigiáo viên phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm mụcđích nâng cao chất lượng dạy học Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần hình thành vàphát triển nhân cách của trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần thiết

Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng nói vàviết.( ở lớp 1 các em chưa được học Lên lớp 2 học sinh mới bắt đầu được học, được làmquen.)Môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng sử dụng Tiéng Việt được phát triển từthấp đến cao, từ luyện đọc cho đến luyện nói, luyện viết thành bài văn theo suy nghĩ củatừng cá nhân Tập cho các em ngay từ nhỏ những hiểu biết sơ đẳng đó cũng chính là rèncho các em tính tự lập, tự trọng Con người văn hoá sẽ hình thành ở các em từ những việcnhỏ nhất, tưởng như không quan trọng đó Thế nhưng hiện nay, đa số các em học sinh lớp

2 đều rất sợ học phân môn Tập làm văn vì các em không biết nói gì ? viết gì ? Ngay cảbản thân giáo viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các mônhọc khác Do đó khi đứng lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văncho học sinh lớp tôi phụ trách

Trang 4

Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em được làm quenvới đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu Trong quá trình làm bài,tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu Các em thườnglặp lại câu đã viết, dùng từ sai,cách chấm câu còn hạn chế có em viết không đúng yêucầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý.

Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào đểgiúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ranhững biện pháp nâng cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình Đây là lý do tôi

chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm với nội dungg “ “Một biện pháp giúp học sinh lớp

2 viết đoạn văn ngắntừ 3 đến 5 câu trong giờ Tập làm văn” Sau đây, tôi xin trình bày

một số kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua

II ĐỐI TƯỢNG – THỜI GIAN - PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

- Đối tượng và phạm vi: - Sách Tiếng Việt 2, Sách giáo viên Tiếng Việt 2, Tài liệu

giảng dạy Tiếng Việt 2, Các bài viết của học sinh lớp 23 Trường Tiểu học số 2 ĐồngSơn - TP Đồng Hới

- Thực trạng: Dạy và học phân môn Tập làm văn lớp 2 còn nhiều khó khăn và hạn

chế : Nhiều học sinh còn bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập một cách khoa học vàhợp lý Học sinh viết câu còn cụt lủn, dùng từ sai, câu chưa đúng Thực tế lớp 23 do tôichủ nhiệm, qua khảo sát kết quả như sau:

+ Đạt yêu cầu: 10 em chiếm: 35,7%

+ Chưa đạt: 18 em chiếm: 64,3%

PHẦN II PHẦN NỘI DUNG

Trang 5

I NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN TỪ 3 ĐẾN 5 CÂU

Để giúp HS học tốt tiết Tập làm văn viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu của đề bàidưới dạng kiểu bài quan sát và trả lời câu hỏi Tôi thường vận dụng các phương pháp dạyhọc nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

a Kết hợp phương pháp quan sát và hỏi đáp:

Kỹ năng quan sát rất cần cho học sinh khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý,hướng dẫn của giáo viên hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà Giáo viên cần khai thác

kỹ tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng , mục đích làgiúp HS tránh được kiểu kể theo liệt kê Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS cách quansát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật

Để làm được dạng bài này các em phải biết quan sát các đối tượng khác nhau: mộtbức tranh, một cây cối, một con vật Biết quan sát tức là các em dùng các giác quan (mắt,tai, mũi, lưỡi, da) để nhận biết đặc điểm của bức tranh hay con vật, cây cối (hình dạngcủa chúng thế nào, chúng có màu sắc, mùi vị gì, các hoạt động của chúng ra sao)

Khi quan sát, đầu tiên các em phải có một cái nhìn chung để xác định được mìnhđang phải quan sát gì? quan sát cảnh gì ? quan sát con gì? Tiếp theo các em phải biết cáchchia đối tượng thành nhiều phần rồi lần lượt quan sát theo nhiều góc độ

Quan sát tranh, sau cái nhìn chung ban đầu, có thể quan sát từ trái sang phải, từ trênxuống dưới; quan sát từ cảnh ở gần đến những cảnh ở xa; quan sát những cảnh, nhân vậtchính rồi đến cảnh, nhân vật phụ

Ví dụ: Quan sát tranh (QST) về cảnh biển:

Quan sát chung: cảnh biển

Trang 6

Quan sát từ cảnh gần (sóng biển) đến cảnh xa (những con thuyền, chim, mây, ôngmặt trời)

+ Khi quan sát con vật, các em nhớ quan sát hình dáng bên ngoài, từ hình dángchung đến đầu, mình, chân, đuôi… con vật: tiếp đó em quan sát hoạt động của chúng

Ví dụ: Quan sát con mèo lúc chạy, lúc ăn

+ Khi quan sát cây cối, các em cũng cần quan sát bao quát toàn cây rồi quan sát táncây, lá, hoa, quả, thân và gốc cây

Ví dụ: Từ xa nhìn lại cây bàng trông như một cây nấm khổng lồ màu xanh

- Cần lưu ý tập trung quan sát những bộ phận chính, lướt qua những bộ phận phụ,nên tập trung vào những gì có khả năng gây sự chú ý mạnh mẽ, những gì là đặc điểmriêng của đối tượng quan sát Điều quan trọng là không chỉ quan sát bằng giác quan màbằng cả tấm lòng, quan sát bằng cả tình yêu thiên nhiên, loài vật Sau khi đã quan sát, emphải biết dùng lời để nêu những nhận xét về những gì mà mình quan sát được, tập trungnói về những gì gây ấn tượng nhất

- Để định hướng cho các em quan sát cũng như nêu nhận xét của mình, bài Tập làmvăn có một số câu hỏi gợi ý Vì vậy, các em sẽ lần lượt trả lời từng câu hỏi này Đầu tiên,các em gắng trả lời cho đúng điều câu hỏi yêu cầu Sau đó, các em nên sửa lại lời bằngcách chọn lọc các từ ngữ, sử dụng các từ chỉ hình ảnh, màu sắc… để câu trả lời ngàycàng hay hơn, có ý riêng và cách diễn đạt riêng của mình hơn Các em nhớ câu trả lời haykhông phải là câu trả lời chỉ nêu được chính xác đặc điểm của đối tượng được quan sátmà còn thể hiện được thái độ, tình yêu của các đối tượng với sự vật

Trang 7

Yêu cầu các em vừa trả lời những ý các em cần nói Nhưng muốn nói (viết) thànhđoạn, thành bài, lại phải nói (hoặc viết) liên tục nhiều câu làm sao để các câu gắn liền vớinhau

c Phương pháp thực hành giao tiếp:

Thông qua phương pháp quan sát, giáo viên rèn cho học sinh kỹ năng nói, trìnhbày miệng bài nói trước khi làm bài viết Trên cơ sở đó, giáo viên điều chỉnh giúp họcsinh hoàn thiện bài viết Với phương pháp này,tôi thường tổ chức cho học sinh luyện nói

cá nhân, luyện nói trong nhóm ( HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoải mái tự

nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm )

Cho học sinh quan sát có định hướng: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tácquan sát

- Diễn đạt những điều quan sát được bằng ngôn ngữ có tính tạo hình: hướng dẫnhọc sinh tìm từ ngữ để thể hiện một cách có hình ảnh những điều quan sát được

- Diễn đạt thành lời văn có hình ảnh về những điều quan sát đã được tổ chức theomột logic: hướng dẫn học sinh nói thành câu văn kể (tả) những điều đã quan sát

- Học sinh quan sát kĩ bức tranh (toàn cảnh và từng chi tiết) Dựa vào vốn hiểu biếtthực tế, học sinh tưởng tượng các màu sắc, hình thù, âm thanh, mùi vị… để khi viết câutrả lời nêu được một ý trọn vẹn, gắn bó với nhau và câu văn sinh động Giáo viên hướngdẫn học sinh nhìn tranh, đối chiếu với nội dung đã chuẩn bị để bổ sung từ ngữ diễn đạtchi tiết mới

- Đọc kĩ từng câu hỏi, nắm chắc yêu cầu từ đó suy nghĩ các hình ảnh đã quan sátđược và trả lời sao cho gọn, chính xác, hay

- Sắp xếp các ý theo trình tự, nối với nhau cho liền mạch, bài văn hoàn chỉnh

Trang 8

- Giáo viên tổ chức cho học sính trả lời miệng trong nhóm, trả lời miệng trong toànlớp và chuẩn hóa cách diễn đạt trong câu trả lời, giới thiệu cách lựa chọn từ ngữ, phântích câu trả lời tốt nhờ biết tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, nhân hóa Ghi các từ ngữlàm điểm tựa cho từng câu trả lời lên bảng (từ nối ý, từ ngữ gợi hình ảnh) Học sinh trảlời miệng từng câu hỏi trong toàn lớp, bổ sung, sửa chữa câu trả lời của bạn, ghi chép các

từ ngữ làm điểm tựa cho câu trả lời

Ví dụ: Tuần 25 : Bài : Đáp lời đồng ý QST, TLCH

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu: Nhìn tranh (SGK) và TLCH (a,bc,c,d)

- QST kĩ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cảnh vật to, nhỏ, màu sắc

- Tìm hiểu hệ thống câu hỏi: đọc lần lượt từng câu hỏi

+ Câu hỏi (a) yêu cầu trả lời bằng ý bao quát (cảnh gì ?)

+ Câu hỏi (b,c,d) yêu cầu trả lời bằng nhận xét hay liệt kê những chi tiết cụ thể

Ví dụ: sóng biển như thế nào ? Trên mặt biển có những gì ?

- Nhìn tranh, trả lời rõ ràng, đủ ý từng câu

Nhớ là có rất nhiều cách diễn tả vẻ đẹp của cảnh biển đó

* Hướng dẫn học sinh làm bài:

Em nhìn tranh và trả lời từng câu hỏi trong SGK; có thể lựa chọn từ ngữ gợi ý đểdiễn đạt thành câu

a Tranh vẽ cảnh gì? - Cảnh biển buổi sáng

Trang 9

- Cảnh biển buổi sớm mai thật đẹp

b Sóng biển như thế nào? - nhấp nhô (từng đợt)

d Trên bầu trời có những gì ? - mặt trời (đỏ ối) đang nhô lên, mấy đám

mây bông bềnh (nhởn nhơ) trôi, từng đàn hải

âu bay lượn rập rờn

- mặt trời tỏa nắng rực rỡ, mây lững lờ trôi,đàn hải âu đang chao lượn trông đẹp thật

Ví dụ:

Tranh vẽ cảnh đánh cá trên biển Sóng biển dạt dào xô vào bờ cát trắng Trên mặtbiển có những cánh buồm nhiều màu sắc như những cánh bướm bay giữa trời xanh vànhững chú chim hải âu đang chao liệng trên sóng biển Trên bầu trời, ông mặt trời đỏ ốiđang nhô lên, những đám mây trắng, mây hồng bồng bềnh trôi Cảnh biển thật là đẹp

Chú ý: Để làm tốt bài tập làm văn: QST - TLCH, các em cần quan sát kĩ, có tưởngtượng thêm và bộc lộ nhận xét, cảm nghĩ của bản thân về nội dung bức tranh…, nói, viếtphải thành câu rõ ý, đúng ngữ pháp trả lời xong đủ các câu, em đọc lại toàn bộ, gắn bócác câu với nhau để ý sau, ý trước nối tiếp thành đoạn văn, bài văn xuôi nghĩa

Trang 10

c Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

Học sinh lớp 2 chưa được học về lý thuyết, ngữ pháp, các khái niệm từ và câuđược hình thành thông qua thực hành luyện tập Chính vì vậy, việc tăng cường sử dụngphương pháp phân tích ngôn ngữ rất cần thiết trong giờ học Tập làm văn Sử dụngphương pháp này để GV có cơ sở giúp HS nhận ra cấu tạo câu, nhằm giúp các em viếtcâu đúng, đủ bộ phận

Ví dụ:

Dựa vào các mẫu câu được học trong phân môn Luyện từ và câu: “ Ai – là gì?”, “

Ai – làm gì?”, “ Ai – như thế nào?”, GV hướng dẫn HS nhận biết những vấn đề sau:

- Câu văn của em viết ra đã đủ hai bộ phận chưa: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?( hoặc cái gì?/ con gì)?, bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì (hoặc làm gì?/ như thế nào? ( Đó chính là đảm bảo về hình thức cấu tạo ).

- Người đọc, người nghe có hiểu nội dung chưa? ( Đảm bảo về mặt nghĩa )

Trên cơ sở đó , GV hướng dẫn HS đọc kĩ các bài tập đọc có liên quan đến bài tập(nếu có)

Đọc đi đọc lại từng câu hỏi theo đúng thứ tự trong SGK.Vừa đọc vừa nhẩm xemcâu hỏi gì và mình sẽ trả lời thế nào?

- Lần lượt trả lời câu hỏi theo các bước:

+ Câu đó hỏi điều gì ?

+ Suy nghĩ, cân nhắc để tìm ý trả lời cho đủ, cho đúng Câu trả lời phải rõ ràng, gãygọn và mạch lạc (ý trước, ý sau nối tiếp nhau chặt chẽ)

Trang 11

+ Sắp xếp, ghép các câu trả lời theo thứ tự để tất cả các câu hợp thành đoạn văn, bàivăn trọn vẹn

Ví dụ: Tuần 8: Bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị Kể ngắn theo câu hỏi

Bài tập 2: TLCH (theo SGK)

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu: TLCH (theo SGK)

- Xem lại bài tập đọc: Người mẹ hiền (SGK tập 1, trang 63,64) Bàn tay dịu dàng(SKG, tập 1, trang 66); chú ý đến thái độ, tình cảm của cô giáo (thầy giáo) với học sinhbiểu hiện qua lời nói, việc làm nào?

- Nhớ lại: Tên cô giáo (thầy giáo) dạy em ở lớp 1; tình cảm của cô giáo (thầy giáo)đối với em và các bạn trong lớp; điều mà em đáng nhớ nhất ở cô giáo (thầy giáo); tìnhcảm của em đối với cô giáo (thầy giáo)

(Điều đáng nhớ nhất có thể là: Khi em mắc khuyết điểm, cô giáo (thầy giáo) ân cầnkhuyên bảo em như thế nào? Lúc em viết sai, cô giáo (thầy giáo) đã uốn nắn cho em từngnét chữ như thế nào? )

* Hướng dẫn học sinh làm bài:

Các em lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK để kể về cô giáo (thầy giáo) củamình Chú ý dùng từ đúng, nói thành câu đủ ý và thể hiện được tình cảm chân thành của

em đối với cô giáo (thầy giáo)

Ví dụ:

a Cô giáo (hoặc thầy giáo) - Cô giáo lớp một của em tên là cô Hà

Trang 12

lớp một của em tên là gì ? - Cô Minh Châu là cô giáo dạy em hồi lớp

một

b Tình cảnh của cô (hoặc

thầy) đối với học sinh như thế

d Tình cảm của em đối với cô

giáo (hoặc thầy giáo) như thế

nào?

- Em sẽ nhớ mãi cô Minh Châu

- Dù đã lên lớp hai, không được học cô Hà

nữa, nhưng hình ảnh cô vẫn còn in đậm trongtâm trí em

Bài tập 3: Dựa vào các câu trả lời ở bài tập 2, em hãy viết một đoạn văn khoảng4,5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) cũ của em

* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Xác định yêu cầu: theo SGK

- Nhớ lại những câu trả lời của em theo các câu hỏi ở bài tập 2 để chuẩn bị làmbài (chú ý tiếp thu những ý kiến nhận xét hay sửa chữa của cô giáo và các bạn trên lớp -nếu có)

Ngày đăng: 08/04/2015, 15:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w