1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập Chuyên môn PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

33 575 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp 3 1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển 3 1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp 4 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 4 1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh 4 1.2.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp 5 1.2.3 Sơ đồ tổ chức 5 1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua 10 PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP 14 2.1 Phân tích các hoạt động quản lý sản xuất 14 2.1.1 Tìm hiểu hệ thống sản xuất trong phân xưởng 14 2.1.1.1 Kết cấu sản phẩm và các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm 14 2.1.1.2 Quy trình công nghệ gia công sản phẩm và các chi tiết bộ phận của nó 16 2.1.1.3 Các hình thức tổ chức sản xuất trong các phân xưởng 19 2.1.1.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp 20 2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch và điều độ sản xuất 21 2.1.2.1 Các tài liệu cơ sở cho việc lập kế hoạch 21 2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư 21 2.1.3.1 Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp 21 2.1.3.2 Định mức tiêu hao vật tư và công tác lập kế hoạch vật tư 23 2.1.3.3 Tổ chức công tác dự trữ vật tư trong doanh nghiệp 23 2.2 Phân tích quản lý lao động và tiền lương 28 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 28 2.2.2 Tình hình sử dụng thời gian lao động 28 2.2.3 Năng suất lao động 29 2.2.4 Các hình thức trả lương của doanh nghiệp 29 2.2.5 Phương pháp định giá của Doanh nghiệp 30 2.2.6 Các hình thức thưởng, tiêu chí xét thưởng 30 PHẦN III: KẾT LUẬN 32 Trang 1 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình học tập, thì thực tập chuyên môn là một phần rất quan trọng. Qua quá trình này, đã giúp sinh viên tìm hiểu, thu thập các tài liệu thực tế tại các doanh nghiệp; đồng thời vận dụng kiến thức đã học để tiến hành nhận dạng, phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý công nghiệp cuả doanh nghiệp, từ đó sẽ đề xuất được các kiến nghị cho Doanh nghiệp thực tập. Trong đợt thực tập vừa qua, em may mắn được đến thăm quan Doanh Nghiệp Tư Nhân Dệt Quang Trung, tuy được thành lập cách đây không lâu, nhưng đã cung cấp được một phần lớn sản phẩm lưới, cước nhựa cho thị trường, đồng thời giải quyết được việc làm cho hàng trăm hộ qia đình xung quanh. Cũng qua chuyến thăm quan này, em càng hiểu thêm về công tác quản lý công nghiệp trong sản xuất và tầm quan trọng của nó trong thiết kế quá trình sản xuất. Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong xưởng dệt thuộc Doanh nghiệp Tư nhân Dệt Quang Trung, và đặc biệt là cô giáo Trần Bích Ngọc đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Trang 2 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1.1.1 Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp - Doang nghiệp Tư nhân Dệt Quang Trung, có văn phòng giao dịch tại KM 30+500 – Quốc lộ 1A cũ – Thôn Nguyên Hanh – Văn Tự - Thường Tín – Hà Nội. - Địa chỉ xưởng tại Văn Lãng – Quang Trung – Phú Xuyên – Hà Nội. - Văn phòng giao dịch: Cửa hàng cước lưới Lợi Hương – Km30+500 – Quốc lộ 1A cũ – Nguyên Hanh – Văn Tự - Thường Tín – Hà Nội. - Giám đốc : Nguyễn Văn Lợi - Hình thức sở hữu vốn: Doanh nghiệp tư nhân - Điện thoại, Fax: 034 3785 704 1.1.2 Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển. Trước năm 2006, Doanh nghiệp là một cơ sở kinh doanh tư nhân nhỏ lẻ quy mô, số lượng và chất lượng sản phẩm hạn chế. Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của những cơ sở kinh doanh cùng lĩnh vực và trước nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Ngày 14/09/2006 Doanh nghiệp tư nhân Dệt Quang Trung được thành lập. Với việc mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại và công nghệ tiên tiến vào thời điểm đó cùng với trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của doanh nghiệp luôn có chất lượng cao và giá thành thấp. Lợi thế cạnh tranh vượt trội đó đã giúp cho doanh nghiệp luôn là cơ sở sản xuất xuất sắc, có uy tín với khách hàng trong và ngoài thành phố trong nhiều năm liền. Trang 3 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long 1.1.3 Quy mô hiện tại của doanh nghiệp (Số liệu lấy vào tháng 6 năm 2010) • Diện tích: - Tổng diện tích: 10 000 m 2 - Diện tích mặt bằng sản xuất: 2 000 m 2 • Trang thiết bị: - 10 thiết bị máy móc bán tự động gồm: 2 máy kéo sợi, 4 máy se sợi, 2 máy mác và 2 máy tái chế. Tất cả các máy đều được nhập từ Trung Quốc. Với 21 công nhân viên, trong đó 15 công nhân đứng máy theo ca, còn lại thuộc các bộ phận quản lý. - 150 máy dệt thành phẩm tương đương 400 công nhân.( thuộc các hộ gia đình) • Năng lực sản xuất: - Lưới cước + vó sợi: 600 tấn/năm • Tổng vốn đầu tư: 10 tỷ đồng. 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1.2.1 Các lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh : Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm về lưới phục vụ các ngành xây dựng, dân sinh, nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Gồm có: + Lưới sợi PE + Lưới cước + Lưới đen che, chắn nắng. + Lưới nuôi trồng và đánh bắt cá. + Dây Ru-Ban vấn điếu thuốc lá + Lưới chắn côn trùng, lưới che nắng cho cây trồng Tuy là một Doanh nghiệp Tư nhân nhỏ nhưng Doanh nghiệp đã biết cách tổ chức, tạo lập các phòng ban với các nhiêm vụ chính sau: Trang 4 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long + Tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ + Lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất + Tổ chức thực hiện sản xuất khi có đơn đặt hàng và dự trữ + Tổ chức bán hàng + … Doanh nghiệp luôn duy trì và phát triển sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hóa, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 1.2.2 Nhiệm vụ của Doanh nghiệp - Tạo công ăn việc làm cho toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. - Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm lưới nhựa các loại. - Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và từ đó giảm giá thành sản phẩm. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nghiêm túc pháp luật Nhà nước và làm tròn nhiệm vụ quốc phòng. 1.2.3 Sơ đồ tổ chức Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Doanh nghiệp (nguồn: phòng kế toán) Trang 5 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long Trang 6 Giám đốc Doanh nghiệp Phòng sản xuất Phòng kế toán Trợ lý Giám đốc Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long a) Giám đốc doanh nghiệp • Chức năng: + Thực hiện công tác quản lý, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp • Nhiệm vụ: + Tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động của nhà máy theo sự phân cấp quản lý của Doang nghiệp + Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, bố trí cán bộ hợp lý, phát huy tối đa năng lực trình độ của cán bộ công nhân viên + Điều chỉnh, cân đối tiền lương thu nhập theo các quy định của Doanh nghiệp, đảm bảo tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. + Chỉ đạo công tác hoạch toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tiết giảm các chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp + Phụ trách công tác thi đua khen thưởng của Doanh nghiệp + Chỉ đạo các đơn vị trong Doanh nghiệp thực hiện tốt các biện pháp quản lý chất lượng sản phẩm + Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt các hoạt động theo tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội SA8000 + Là chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng, Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng, Trưởng tiểu ban SA8000 của Doanh nghiệp. • Quyền hạn: + Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp + Được quyền khen thưởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên dưới quyền + Được quyền giải quyết, ký duyệt các công việc trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp. Trang 7 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long b) Quản đốc • Chức năng: + Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về công tác nghiệp vụ, kế hoạch và điều độ sản xuất, kỹ thuật công nghệ. • Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch công tác cho các đơn vị trong lĩnh vực được phân công và đôn đốc các đơn vị thực hiện. + Tiếp nhận và triển khai các thông báo từ Giám đốc xuống các đơn vị trong xưởng về các lĩnh vực được phân công. + Trực tiếp phụ trách tổ Nghiệp vụ, ký duyệt các văn bản tài liệu liên quan đến lĩnh vực phụ trách. + Trực tiếp phụ trách công tác kế hoạch và điều độ sản xuất. Phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà máy về bố trí sản xuất, đảm bảo các điều kiện cho sản xuất của nhà máy nhịp nhàng cân, đối. + Phụ trách công tác kỹ thuật và thiết bị. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong xưởng làm tốt các công tác tu sửa máy móc thiết bị. Ký duyệt các văn bản tài liệu liên quan đến công tác kỹ thuật sợi nhựa. + Phụ trách phần sản xuất động lực bao gồm kỹ thuật thiết bị và vận hành điện, hệ thống thông gió. + Phụ trách công tác sáng kiến, công tác mua sắm, kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng về cho lĩnh vực được phân công. + Phụ trách công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp trong xưởng. Đôn đốc kiểm tra các đơn vị trong nhà máy thực hiện nội quy an toàn và vệ sinh công nghiệp. + Phụ trách công tác đào tạo, nâng cấp, nâng bậc. Xác định nhu cầu đào tạo và triển khai kế hoạch đào tạo của Doanh nghiệp. + Phụ trách công tác thống kê của nhà máy. • Quyền hạn: + Chịu trách nhiệm trước Giám đốc doanh nghiệp về công việc được giao. Trang 8 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long + Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công. + Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên dưới quyền. c) Trợ lý Giám đốc • Chức năng: + Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về quản lý điều hành Doanh nghiệp. • Nhiệm vụ: + Tham gia hỗ trợ, tư vấn điều hành quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. + Quản lý điều hành về mẫu mã, thị trường và phương án tiêu thụ sản phẩm nội địa. + Tham gia xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho Doanh nghiệp. + Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của Doanh nghiệp, tìm kiếm, nghiên cứu đánh giá các đối tác tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên vật liệu. • Quyền hạn: + Chịu trách nhiệm với Giám đốc về công việc được giao + Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công. + Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cán bộ công nhân viên dưới quyền. + Điều hành xưởng khi Giám đốc đi vắng nếu được ủy quyền. d) Bộ phận kế toán, thủ quỹ. • Chức năng: + Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc giải quyết các công việc về ghi chép và xử lý số liệu, tín dụng, kho quỹ. • Nhiệm vụ: + Quản lý nguồn vốn của Doang nghiệp, thực hiện công tác tín dụng. + Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực như: Trang 9 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long − Đào tạo lao động. − Tiền lương, thưởng lao động − Các chế độ chính sách − Quản lý hành chính khác. • Quyền hạn: + Chịu trách nhiệm với Giám đốc về công việc được giao + Được quyền giải quyết các công việc trong lĩnh vực được phân công. + Được quyền đề nghị khen thưởng và kỷ luật các cán bộ công nhân viên dưới quyền. 1.3 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thể hiện ở một số chỉ tiêu biểu hiện trong các bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng) STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Tổng doanh thu 15.530.720.070 19.900.819.350 40.140.887.500 2 Doanh thu xuất khẩu 3 Lợi nhuận sau thuế 122.104.000 180.119.068 367.100.600 4 Nộp ngân sách 5 Số lao động 100 250 400 6 Thu nhập bình quân 1.200.000 1.900.000 2.100.000 Bảng 2: Hoạt động đầu tư phát triển của Doanh nghiệp (nguồn: phòng kế toán) (đơn vị tính: đồng) STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Đầu tư xây dựng nhà xưởng 1.000.000.000 1.000.000.000 3.000.000.000 2 Đầu tư thiết bị 4.000.000.000 600.000.000 1.000.000.00 0 3 Tuyển dụng lao động 40 150 150 Bảng 3: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 Trang 10 [...]... o Dễ dẫn đến tâm lý chán nản, mệt mỏi của một số công nhân do chỉ thực hiện một số công việc đơn giản, lặp lại Trang 19 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long 2.1.1.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của doanh nghiệp Hình 9: Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất (nguồn: phòng sản xuất, tháng 6 năm 2010) Trang 20 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long 2.1.2 Tìm hiểu công tác lập kế hoạch... loại khổ rộng 2m Nhưng phân ra nhiều loại như: loại mỏng, dày Mặt hàng này tuy Doanh nghiệp không tự tổ chức sản xuất, nhưng đã ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm này với một Doanh nghiệp tư nhân khác Hình 2: Một mẫu lưới dệt Trang 14 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long Hình 3: Mẫu lưới che chắn nắng Hình 4: Lưới ngư nghiệp Trang 15 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn... thưởng của doanh nghiệp tương đối rộng, áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp khi: + Đạt được mức năng suất lao động cao, đảm bảo ngày công lao động cao + Đạt được chất lượng sản phẩm tốt, giảm sản phẩm hư hỏng Trang 30 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long + Tiết kiệm được vật tư trong quá trình sản xuất + Có sáng kiến mới về quản lý sản xuất và quản lý nhân lực mang... 124 725 164 53 125 275 181 973 4 762 203 914 132 815 3 456 362 645 62 315 1 174 342 224 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long 2.2 Phân tích quản lý lao động và tiền lương 2.2.1 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp Doanh nghiệp hiện nay có tất cả 21 cán bộ, công nhân viên Bảng 10: Cơ cấu lao động Doang nghiệp dệt Quang Trung (nguồn: phòng kế toán, tháng 6 năm 2010) STT 19 90,4% 2 9,6% >50... Doanh nghiệp trong thời gian sắp tới: Bảng 5: Kế hoạch phát triển sản xuất trong những năm tiếp theo (nguồn: phòng kế toán) STT (đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu 1 Đầu tư xây dựng nhà máy 2 Đầu tư thiết bị 3 2010 2011 2.000.000.000 5.000.000.000 500.000.000 10.000.000.000 20 100 Đầu tư tuyển dụng Trang 13 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long PHẦN II: PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG... Thuế TTĐB 3 Thuế TNDN 4 Thu sử dụng vốn NSNN 5 Thuế TN cá nhân 6 Thuế đất 7 Thuế môn bài Cộng 3.399.011 Báo cáo thực tập Chuyên môn - Sinh viên: Nguyễn Văn Long Qua các báo cáo trên, và thực tế khi quan sát tại doanh nghiệp, em thấy rằng doanh nghiệp dệt Quang Trung đang từng bước phát triển về cả số lượng máy móc, sản phẩm, công nhân viên và chất lượng sản phẩm lưới nhựa dệt ngày càng được nâng cao Với... các công tác quản lý doanh nghiệp rất bổ ích cho chương trình học của mình Thấy rõ được sự áp dụng của lý thuyết quản lý vào từng doanh nghiệp đặc thù như thế nào Cũng qua quan sát thực tế ở doanh nghiệp, em còn thấy một số vấn đề thực tế sau cần giải quyết: • Khi giao sợi cước cho các hộ gia đình dệt, do sự thiếu ý thức trách nhiệm của một số hộ đã bớt lại một phần sợi cước và yêu cầu phía doanh nghiệp. .. toán: 6.000.000 đ / tháng • Lương công nhân trong xưởng được tính theo ca + Công nhân trình độ Đại học: 200.000 đ/ca Trang 29 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long + Công nhân trình độ Cao đẳng: 180.000 đ/ca + Công nhân trình độ phổ thông: 120.000 đ/ca 2.2.5 Phương pháp định giá của Doanh nghiệp Việc định giá thường chủ yếu dựa theo công thức sau: Giá bán sản phẩm = Giá... hàng • Việc dự báo nhu cầu dựa trên kinh nghiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp 2.1.3 Tìm hiểu công tác quản lý vật tư 2.1.3.1 Các loại vật tư được sử dụng trong doanh nghiệp Hình 10: Hạt nhựa HDPE do Hàn Quốc sản xuất Trang 21 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long • Nguyên vật liệu chính để sản xuất sợi nhựa của Doanh nghiệp là hạt nhựa nguyên sinh HDPE (PolyPropylen), PE (PolyEtylen)... nhân hay tập thể khi đạt được chỉ tiêu xét thưởng Mức thưởng cao hay thấp tùy thuộc vào lợi ích mà nó mang lại được + Nguồn tiền thưởng được lấy từ quỹ khen thưởng Tiền quỹ được trích ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trang 31 Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long PHẦN III: KẾT LUẬN Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp dệt Quang Trung, em đã phần nào hiểu được thực trạng . với trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của doanh nghiệp luôn có chất lượng cao và giá thành thấp. Lợi thế cạnh tranh vượt trội đó đã. gay gắt của những cơ sở kinh doanh cùng lĩnh vực và trước nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Ngày 14/09/2006 Doanh nghiệp tư nhân Dệt Quang Trung được thành lập. Với việc mạnh dạn đầu. Tổ chức bán hàng + … Doanh nghiệp luôn duy trì và phát triển sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hóa, sẵn sàng hợp tác

Ngày đăng: 11/04/2015, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w