Các hình thức thưởng, tiêu chí xét thưởng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Chuyên môn PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (Trang 30)

Tiền thưởng sẽ thúc đẩy người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động sống cũng như lao động vật hóa, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất.

Nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của việc khen thưởng, Doanh nghiệp đã biết khen thưởng kịp thời cho các cá nhân lao động tích cực, đủ ca, thêm ca mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm. Những cán bộ có sáng kiến mới về quản lý nhân lực, quản lý sản xuất, quản lý tài chính… giúp giảm thiểu chi phí cho quá trình sản xuất.

Tiêu chí xét thưởng của doanh nghiệp tương đối rộng, áp dụng cho tất cả cán bộ, công nhân trong doanh nghiệp khi:

+ Đạt được mức năng suất lao động cao, đảm bảo ngày công lao động cao. + Đạt được chất lượng sản phẩm tốt, giảm sản phẩm hư hỏng.

+ Tiết kiệm được vật tư trong quá trình sản xuất.

+ Có sáng kiến mới về quản lý sản xuất và quản lý nhân lực mang lại những lợi ích thiết thực, mang lại sự thoải mái khi làm việc cho cán bộ trong doanh nghiệp.

+ Đạt được kết quả hoạt động kinh doanh cao

+ Đăc biệt cho những cán bộ, công nhân viên có lòng trung thành và tận tâm với doanh nghiệp

+ …. Ngoài ra:

+ Doanh nghiệp có chế độ bảo hiểm cho cán bộ công nhân lao động theo đúng luật lao động đề ra

+ Có mức thưởng cứng cho cán bộ công nhân lao động vào các dịp lễ tết + Mức thưởng là giá trị được tính bằng tiền để thưởng cho cá nhân hay tập thể khi đạt được chỉ tiêu xét thưởng. Mức thưởng cao hay thấp tùy thuộc vào lợi ích mà nó mang lại được.

+ Nguồn tiền thưởng được lấy từ quỹ khen thưởng. Tiền quỹ được trích ra từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Báo cáo thực tập Chuyên môn Sinh viên: Nguyễn Văn Long

PHẦN III: KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Doanh nghiệp dệt Quang Trung, em đã phần nào hiểu được thực trạng kinh doanh và các công tác quản lý doanh nghiệp rất bổ ích cho chương trình học của mình. Thấy rõ được sự áp dụng của lý thuyết quản lý vào từng doanh nghiệp đặc thù như thế nào.

Cũng qua quan sát thực tế ở doanh nghiệp, em còn thấy một số vấn đề thực tế sau cần giải quyết:

• Khi giao sợi cước cho các hộ gia đình dệt, do sự thiếu ý thức trách nhiệm của một số hộ đã bớt lại một phần sợi cước và yêu cầu phía doanh nghiệp đưa thêm nguyên liệu. Mặc dù mỗi lần chỉ thêm một vài kg sợi cước nhưng tính tổng tất cả trong nhiều năm qua thì thiệt hại về kinh tế là không nhỏ. Hoặc khi bàn giao sản phẩm, một số hộ còn cho thêm tạp chất vào bên trong, như bùn, cát…rất khó phát hiện, chỉ khi khách hàng phàn nàn mới biết. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho Doanh nghiệp trong quan hệ làm ăn với nhiều đối tác, và đã có một vài đối tác chấm dứt hợp đồng vô thời hạn.

• Thứ nữa, hệ thống dữ liệu phần nhiều vẫn lưu trữ trên giấy tờ, sổ sách bằng các phương pháp thủ công. Khó khăn trong việc tổng hợp và nghiên cứu đánh giá số liệu dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

Sau đây em xin đưa ra một vài hướng giải quyết, mong Ban lãnh đạo Doanh nghiệp và các thầy cô xem xét:

• Về vấn đề bớt xén nguyên liệu, gian lận trong bàn giao sản phẩm từ phía các hộ gia đình. Đây thực sự là vấn đề nhức nhối, Doanh nghiệp đã thực hiện cảnh cáo, chấm dứt quan hệ lao động với một vài hộ. Tuy vấn đề này có chiều hướng giảm những vẫn còn tiếp diễn. Một phương án đề ra là cắt bỏ giai đoạn thuê lao động bên ngoài, để thực hiện, cần phải thay thế toàn bộ các máy dệt ở hộ gia đình bằng các máy dệt tự động. Đây là một phương

án khả thi và được khá nhiều Doanh nghiệp cùng ngành khác sử dụng, tỏ ra hiệu quả rõ rệt. Vì vậy nhất thiết phải mở rộng mặt bằng sản xuất, quỹ đất của Doanh nghiệp vẫn còn nhiều nên về mặt bằng xây dựng nhà xưởng là không đáng ngại. Còn về tiền vốn, tuy hiện giờ vẫn còn khó khăn nhưng qua các buổi nói chuyện với Ban lãnh đạo, em thấy Doanh nghiệp cũng đang quyết tâm thay đổi công nghệ sản xuất và mở rộng sản xuất trong thời gian sắp tới. Đây quả thực là một quyết định sáng suốt của Doanh nghiệp. Mong rằng với quyết tâm này, Doanh nghiệp Dệt Quang Trung sẽ tạo nên một bước đột phá trong sản xuất, đem lại nhiều lợi ích cho toàn thể mọi người.

• Còn về vấn đề dữ liệu giấy tờ, cách giải quyết tốt là trang bị thêm các máy tính và phần mềm chuyên dụng trong một số bộ phận như kế toán và quản lý sản xuất. Tuy đầu tư cơ bản ban đầu khá cao, nhưng hiệu quả về phương diện quản lý mà nó đem lại thì rất to lớn.

Trên đây là một số nhận xét và góp ý của riêng em, do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong Doanh nghiệp và các thầy cô chỉ dẫn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Doanh nghiệp và các anh chị công nhân viên đã giúp em tìm hiểu thực tiễn sản xuất trong thời gian thực tập vừa qua. Chúc Doanh nghiệp càng ngày càng phát triển. Đồng thời cảm ơn cô giáo Trần Bích Ngọc đã hướng dẫn em viết bản báo cáo này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập Chuyên môn PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w