1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số yêu cầu khi dạy bài thể dục phát triển chung ở tiểu học

6 2,6K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 359,5 KB

Nội dung

Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em học sinh do điều kiện sống, hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong cò

Trang 1

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

Dạy học thể dục là hoạt động giáo dục nhằm mục đích giáo dục giáo dưỡng cho thế hệ trẻ, để các em có được những tri thức văn hóa thể chất, sức khỏe … đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Bộ môn giáo dục thể chất trong trường tiểu học là bộ môn nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa của cơ thể , nâng cao khả năng chức phận của cơ thể như: Tăng cường trao đổi chất rèn luyện thần kinh thăng bằng, phát triển hợp lý các tố chất thể lực góp phần đào tạo thế hệ thanh thiếu niên thành những người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần , trong sáng về đạo đức Khi nói đến giờ học thể dục hầu hết các em học sinh rất hứng thú, say mê đặc biệt là các em có năng khiếu về thể dục thể thao Song bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em học sinh do điều kiện sống, hay sự phát triển tâm sinh lý của các em còn chậm chưa phù hợp với kiến thức nội dung bài học hay tác phong còn chậm chạp chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức tự tin trong học tập còn hạn chế dẫn đến sự tiếp thu bài học còn thụ động, khi thực hiện bài thể dục không đúng theo yêu cầu do đó khi hoàn thiện bài thể dục các em tập luyện không đồng nhất và đẹp Từ những vấn đề trên ,

chúng tôi lựa chọn xây dựng chuyên đề “một số yêu cầu khi dạy bài thể dục phát triển chung ở tiểu học” và lấy học sinh khối 4 làm đối tượng thực hiện, để các

đồng chí cùng chia sẻ

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Mục tiêu của môn học

1 Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho học sinh phát triển các tố

chất thể lực , tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể thao cho học sinh

2 Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình

đội ngũ , thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản , củng cố và làm giàu thêm vốn kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như : Đi, chạy, nhảy, ném, mang vác… được phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi, gới tính của các em

3 Góp phần giáo dục đạo đức, và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp tập

luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi lành mạnh có tính kỹ thuật cao trong tập luyện

4 Tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để

tự tập luyện và vui chơi hàng ngày

II Yêu cầu về mục tiêu của bài thể dục trong chương trình

- Biết và thuộc tên các động tác theo thứ tự

- Thực hiện động tác đúng phương hướng, đúng biên độ

- Thực hiện động tác có nhịp điệu rõ ràng

Trang 2

- Tiếp tục rèn luyện cơ quan hô hấp , các nhóm cơ khớp của cơ thể nhằm góp phần phát triển thể lực chung của cơ thể và rèn luyện các tư thế cơ bản đúng cho học sinh

III Những kiến thức cần đạt được

- Dạy bài thể dục phát triển chung ở lớp 4 liên quan đến nhận thức và thực hành về ĐHĐN Do đó học sinh phải nắm được một số động tác về đội hình đội ngũ như : Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số , dàn hàng, quay phải, quay trái….và biết một số động tác rèn luyện tư thế cơ bản Đối với bài thể dục PTC là thuộc 8 động tác theo thứ tự và thực hiện các động tác đúng phương hướng, đúng biên độ, khớp với nhịp hô và có nhịp điệu

IV Kỹ năng

- Học sinh thực hiện cơ bản đúng động tác về ĐHĐN và TD RLTTC

- Bài TDPTC học sinh thực hiện đúng nhịp điệu, đúng phương hướng và biên độ thuộc tên các động tác theo thứ tự

- Bước đầu biết vận dụng một số điều đã học vào nề nếp sinh hoạt, học tập ở trường, ở nhà

V Phương pháp

Dạy bài thể dục cho học sinh là nhằm rèn luyện các tư thế cơ bản cho các em , thông qua đó giúp các em khắc phục được những tư thế lệch lạc của cơ thể do điều kiện không tốt mà ngoài nhà trường tác động

Giúp các em tự khám phá kiến thức mới, động tác mới để các em khắc sâu và ghi nhớ lâu hơn

Do đó giáo viên cần đưa ra những biện pháp giúp các em tự khám phá, bên cạnh

đó chú ý uốn nắn sửa chữa những tư thế còn sai lệch cho học sinh GV cần có cách

tổ chức lớp và lựa chọn chỗ tập luyện tương đối ổn định, khẩu lệnh của giáo viên phải dứt khoát rõ ràng đề cả lớp nghe mà thực hiện theo khẩu lệnh của giáo viên

Phương pháp dạy bài thể dục phát triển chung

- Khi dạy một động tác mới giáo viên cần:

+ Nêu tên động tác (giới thiệu tên động tác)

+ Giáo viên làm mẫu hoàn chỉnh động tác, hoặc treo tranh cho HS quan sát + Cho HS tự hình dung cách tập động tác, có thể gọi 2-3 em lên tập thử + Sau đó vừa làm mẫu vừa phân tích từng nhịp của động tác

+ Gọi 2 học sinh tập tốt lên tập mẫu cho lớp quan sát sau đó giáo viên nhận xét và cho cả lớp tập luyện Cũng có thể giáo viên vừa làm mẫu , vừa phân tích từng nhịp của động tác kết hợp cho học sinh tập luyện

- Đối với động tác có cử động đơn giản thì giáo viên đứng quay mặt về phía học sinh để phân tích và hướng dẫn cho học sinh tập luyện

Trang 3

- Đối với động tác có cử động phức tạp thì giáo viên đứng quay lưng về phía học sinh (tập cùng chiều với học sinh) vừa làm mẫu vừa phân tích để học sinh tập theo sau đó quay mặt về phía học sinh

- Khi giảng dạy từ 2 động tác trở lên trước hết giáo viên dạy cho học sinh tập động tác thứ nhất, rồi đến động tác thứ 2 sau đó ghép 2 động tác đó với nhau cho tới khi tương đối thuần thục

Tiến hành theo các bước sau:

- Nêu tên động tác để học sinh nắm được

- Giúp HS tự khám phá động tác mới

- Hướng dẫn HS tập động tác mới

- Tập liên hoàn các động tác đã học

- Giáo viên hay cán sự điều khiển lớp tập luyện từ 1- 2 lần

- Tổ chức cho học sinh tập theo nhóm, tổ

- Giáo viên quan sát nhắc nhở và sửa sai cho học sinh

- Tổ chức cho học sinh thi đua biểu diền các động tác đã học

C KẾT LUẬN

Trong quá trình giảng dạy thể dục ở tiểu học bản thân rút ra vài nhận xét như sau:

- Đối với các động tác TDPTC đã học thì GV nêu thứ tự các động tác sau đó để cho lớp trưởng điều khiển cả lớp tập ôn luyện, mời 1-2 HS tập tốt và 1-2 HS tập ko tốt lên trình diễn để HS quan sát và phát hiện ra lỗi sai, sau đó GV uốn nắn, chỉnh sửa cho HS

- Đối với học động tác mới thì GV nên tìm các biện pháp gợi mở giúp các en tự hình dung ra cách tập các động tác để các en ghi nhớ lâu và thích tập luyện hơn Trên đây là báo cáo chuyên đề về một số yêu cầu khi dạy bài thể dục phát triển chung lớp 4 của giáo viên thể dục trường tiểu học Đồng Cương Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để chuyên đề của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn nữa

Trang 4

Bài soạn minh họa dạy chuyên đề:

Bài 19: ĐỘNG TÁC PHỐI HỢP TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”

MỤC TIÊU:

- Trò chơi: Biết chơi trò chơi “con cóc là cậu ông trời”, tham gia chơi chủ động, nhiệt tình

- HS thực hiện cơ bản đúng và thuộc thứ tự 4 động tác đã học của bài TD phát triển chung

- HS biết thực hiện động tác Phối hợp của bài TD phát triển chung

Vận dụng được các kiến thức đã học vào nếp sinh hoạt trong và ngoài nhà trường

TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Tài liệu hướng dẫn hoạt động Giáo dục thể chất lớp 4 của VNEN

- SGV thể dục lớp 4

- Tranh ảnh về động tác phối hợp của bài thể dục phát triển chung

- vệ sinh và kiểm tra an toàn địa điểm hoạt động

TIẾN TRÌNH:

Khởi động:

- Giậm chân tại chỗ, vỗ tay và hát

- Khởi động các khớp: cổ chân, cổ tay, vai, hông, đầu gối

- Chơi trò chơi “chim bay – cò bay”

- Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên thực hiện 4 động tác đã học của bài TD phát triển chung

A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

Hoạt động 1: Phần cơ bản (Cả lớp)

Ôn trò chơi “con cóc là cậu ông trời”

- GV nêu tên trò chơi

- Gọi HS nhắc lại cách chơi, luật chơi, vần điệu

- GV điều khiển cho HS chơi

Trang 5

Hoạt động 2: Phần cơ bản (cả lớp - theo nhóm )

Ôn 4 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung: Vươn thể, tay, chân, lưng - bụng

- GV cho cả lớp ôn 1 lượt

- Chia nhóm cho các em ôn tập

- GV quan sát, sửa sai

Hoạt động 3: Phần cơ bản (cả lớp – theo nhóm )

Học động tác Phối hợp

- GV làm mẫu 2-3 lượt

- Cho HS tự hình dung, tìm cách tập động tác

- Gọi 1-2 HS lên tập mẫu cho cả lớp quan sát

- Gọi HS nhận xét

- GV nhận xét và chốt ý

- GV vừa tập, vừa hướng dẫn HS tập từng nhịp

- Cho cả lớp tập 1-2 lượt

- Cho từng cá nhân tự hô và thực hiện động tác

- Chia nhóm cho HS tập

- GV quan sát, sửa sai

Hoạt động4: Phần cơ bản (cả lớp – theo nhóm )

Cho các nhóm lần lượt lên trình diễn và tự bình bầu lẫn nhau

Hoạt động 5: Phần kết thúc (cả lớp)

Trang 6

- Đứng tại chỗ, vỗ tay hát.

- Giáo viên cùng học sinh hệ thống lại bài và nhận xét

- Củng cố bài học

B HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Bài thể dục các em có thể sử dụng làm bài thể dục buổi sáng sau khi thức dậy

- Trò chơi các em tự tổ chức chơi khi có thời gian rảnh ở nhà hay ở trường

Đồng Cương , ngày tháng 10 năm 2013

Người viết

Lê Thị Làn

Ngày đăng: 11/04/2015, 10:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w