1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Nâng cao hiệu quả khi dạy về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5.

37 2,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 275 KB

Nội dung

Dạy họcmôn Toán phải thực hiện được mục tiêu mới và quan trọng đó là: Giúp học sinh tíchcực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn Toán để giải quyết những tình huốngthường gặp trong đ

Trang 1

A MỞ ĐẦU

I Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết môn Toán có một vị trí đặc biệt quan trọng Đó là môn khoa họcnghiên cứu một số mặt của thế giới thực, có một hệ thống kiến thức cơ bản vàphương pháp nhận thức rất cần thiết cho đời sống, sinh hoạt lao động Đó cũng làcông cụ rất cần thiết để học các môn học khác, ngoài ra toán học nó còn giúp pháttriển tư duy cho học sinh Đặc biệt năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng

tư duy và hợp lý và diễn đạt đúng Các suy luận đơn giản kích thích trí tưởngtượng… Đó cũng chính là một phần quan trọng trong mục tiêu của môn Toán ở Tiểuhọc Để đáp ứng được mục tiêu trên, người giáo viên phải nắm vững nội dungchương trình và phương pháp giảng dạy nhất là trong giai đoạn hiện nay Dạy họcmôn Toán phải thực hiện được mục tiêu mới và quan trọng đó là: Giúp học sinh tíchcực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn Toán để giải quyết những tình huốngthường gặp trong đời sống hàng ngày Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu

và áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên Chính vì vậy đòi hỏi người giáoviên không chỉ nắm vững nội dung, mục tiêu bài học mà phải có phương pháp giảngdạy phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh

Môn Toán ở Tiểu học gồm 5 mạch kiến thức được bố trí xen kẽ nhau ở mỗi lớphọc , trong đó phần “ Số thập phân” là một trong những phần trọng tâm của số họctrong chương trình Toán Tiểu học và được đưa vào giữa học kỳ I của Lớp 5

Môn Toán là một môn học đồng hành với các em theo suốt cả quá trình học tập, nó

có tầm quan trong rất lớn trong cuộc sống hàng ngày của các em Là một môn họcgiúp học sinh rèn luyện năng lực suy nghĩ và phát triển trí tuệ Đối với học sinh tiểuhọc thì tư duy trực quan và hình tượng chiếm ưu thế hơn Nhận thức của các em chủyếu là nhận thức trực quan cảm tính Các em lĩnh hội kiến thức, quy tắc, khái niệmtoán học và thực hành thao tác đều dựa trên bài toán mẫu cụ thể, diễn đạt bằng lời lẽđơn giản Khả năng phân tích, tổng hợp làm rõ mối quan hệ giữa kiến thức này vớikiến thức khác trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới cũng như trong quá trình thựchành chưa sâu sắc Năng lực phán đoán, suy luận còn thấp Nhưng đến giai đoạn lớp4,5, đặc biệt là lớp 5 các em đã có sự phát triển mạnh mẽ về tư duy trừu tượng Đặc

Trang 2

điểm này là cơ sở thuận thuận lợi để hình thành khái niệm toán học mới, hình thành

loại số mới - Số thập phân

Số thập phân là loại toán còn mới đối với các em cho nên việc hình thành kháiniệm Số thập phân là công việc rất khó khăn Để phù hợp với tư duy trực quan củacủa lứa tuổi việc hình thành khái niệm số thập phân và các phép tính đối với số thậpphân phải trải qua nhiều bước khác nhau trong đó chủ yếu là dựa vào phép đo đạilượng, trước hết là số đo độ dài Trong dạy học phần này giáo viên thường khôngnắm vững hoặc không làm rõ được mối quan hệ giữa số thập phân, cấu tạo số thậpphân của số với số đo độ dài, phân số… thì sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tiếp thukiến thức về số thập phân của học sinh, học sinh rất dễ sa vào tình trạng hiểu bàimáy móc, không có cơ sở tin cậy, giáo viên còn áp đặt kiến thức Ttrong thực tế giảngdạy của phần lớn giáo viên, tôi nhận thấy việc học sinh tự chiếm lĩnh nội dung kiếnthức một cách chủ động và phát huy tính tích cực của mình trong quá trình học cònhạn chế

Để nâng cao chất lượng dạy học cũng như phát huy được tính tích cực của học

sinh trong dạy học toán nói chung và trong dạy học phần Số thập phân nói riêng là

một việc làm rất cần thiết đối với mỗi giáo viên Chính vì thế mà tôi mạnh dạn đưa ra

kinh nghiệm: Nâng cao hiệu quả khi dạy về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5.

II Mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

1.Mục đích nghiên cứu

- Đưa ra các biện pháp dạy tốt về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5

- Giúp học sinh học tốt về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5

- Nâng dần chất lượng môn Toán

- Giúp học sinh yêu thích học Toán

2.Đối tượng nghiên cứu

- Đối với học sinh: Nắm tình hình học sinh yếu Toán, sự tiến bộ của học sinh sau khi áp dụng các biện pháp.

- Đối với phụ huynh: Nắm tình hình quan tâm, theo dõi, kiểm tra của phụ huynh đối với học sinh trong việc học Toán

- Đối với giáo viên:

Trang 3

+ Nắm được tình hình yếu môn Toán của học sinh ở từng lớp học, nghiên cứu tổ chức hoạt động học tập cho học sinh ở trên lớp.

+ Giáo viên cần có nhiều kinh nghiệm, nhiều biện pháp thích hợp để khắc phục học sinh yếu môn Toán Từ đó, chất lượng môn Toán sẽ được nâng cao.

III Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khảo sát tình hình học yếu môn Toán của học sinh khối 2 hiện nay.

- Tiếp cận với học sinh, các thầy cô trong khối, các bậc phụ huynh học sinh để tìm

ra những biện pháp có hiệu quả nhất trong việc phụ đạo học sinh yếu.

- Rút ra kết luận và những kinh nghiệm để giải quyết một số khó khăn (nếu có) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

IV Giới hạn đề tài

- Tất cả học sinh trong Khối 2 ở trường Tiểu học Bình Đông 2 Năm học 2014

- 2015

- Kiến thức về Số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5

V Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tìm hiểu tư liệu

- Phương pháp điều tra

VI Cấu trúc đề tài

Đề tài trình bày theo 3 phần lớn:

A Mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, giới hạn đề tài,

đối tượng và thời gian nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu

B Nội dung:

Chương I Cơ sở lý luận

Chương II Cơ sở thực tiễn

Chương III Các biện pháp thực hiện

C Kết quả đạt được

Trang 4

D Bài học kinh nghiệm

E Kết luận

Trang 5

B NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Như chúng ta đã biết học sinh lớp 4, 5 phải học 9 môn bắt buộc Trong đó, mỗimôn học góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính cần thiết, quan trọng củacon người Việt Nam Nếu như môn Tiếng Việt rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói,đọc, viết để học tập và giao tiếp thì môn Toán cũng có vị trí hết sức quan trọng bởi vì:

nó rèn cho học sinh kĩ năng tính toán, suy nghĩ độc lập và khả năng giải quyết vấn đềnảy sinh trong học tập và cuộc sống, nhờ đó mà hình thành và phát triển cho học sinhcác phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động mới

Ở bậc Tiểu học năng lực tư duy và trình độ của học sinh ở từng lớp luôn có sựkhác nhau Ở lớp 1.2.3 các em chỉ mới nhận thức được các sự vật hiện tượng bằng tưduy trực quan hình ảnh Nhưng từ lớp 4, 5 các em đã bắt đầu phát triển tư duy trừutượng Muốn nhận thức được một sự vật hiện tượng thì các em phải biết đánh giá,nhận xét và nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó Môn Toán ở Tiểu học là môn họcthường nảy sinh ra nhiều tình huống có vấn đề nhiều nhất Các em muốn giải quyếtđược tình huống đó thì bắt buộc các em phải có một năng lực tư duy nhất định.Nhưng thông thường trình độ của các em phát triển không đồng đều dù các em họcchung một lớp, một giáo viên giảng dạy, có em nắm bắt kiến thức và xử lí rấtnhanh nhưng cũng có nhiều em xử lí rất chậm làm cho giáo viên vô cùng bối rối.Trong những năm qua có không ít thầy cô giáo nổ lực giảng dạy và luôn tìm kiếmnhững biện pháp hữu hiệu nhằm giúp học sinh có kĩ năng thực hiện 4 phép tính cộng,trừ, nhân, chia số thập phân Mặc dù học sinh được quan tâm đúng mức nhưng vẫncòn nhiều học sinh chưa biết cách tính và chưa thành thạo trong việc làm tính, điều

đó cho thấy việc hướng dẫn học sinh tính toán và hướng dẫn cách làm toán đạt hiệuquả chưa cao Nhưng với đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu họcBàu Đồn thực hiện tốt 4 phép tính cộng, trừ, nhân,

chia số thập phân sẽ giúp học sinh khắc phục những hạn chế vừa nêu và giúp các embiết cách tính toán và tính toán một cách chính xác

Trang 6

Lớp 5B mà tôi đang giảng dạy, tuy có nhiều em học rất khá nhưng cũng cónhiều em học rất yếu môn Toán Nhiều em tỏ ra không yêu thích khi học Toán, việctruyền đạt kiến thức cho các em trong những tiết Toán đã trở nên khó khăn.

Đứng trước thực trạng nêu trên một vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để học sinh yêuthích học Toán? Làm thế nào để chất lượng học Toán ở lớp 5B được nâng

lên? với đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Bàu Đồnthực hiện tốt các phép tính với số thập phân” mới làm cho các em tích cực học tập tốtmôn Toán và nâng cao được chất lượng của lớp

Đề tài “Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5B trường Tiểu học Bàu Đồnthực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập phân” mong muốn mang lạicho học sinh lớp 5B có được giờ học Toán nhẹ nhàng mà đạt chất lượng cao Quaviệc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa học tốt môn Toán từ đó bản thântôi có những kinh nghiệm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng học toán của họcsinh trong nhà trường nói chung và trong lớp 5B nói riêng

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN

Qua thực tế dự giờ các lớp của các giáo viên trong khối 5 tôi thấy việc dạy các bàitrong môn Toán nói chung và trong chương Số thập phân nói riêng còn có nhiều vấn

đề bất cập từ phía giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học như sau:

2.1 Tồn tại :

* Đối với giáo viên:

- Giáo viên chưa thấy rõ được ý nghĩa của môn học

- Chưa nắm vững trọng tâm bài giảng

- Khi dạy giáo viên chủ yếu còn lệ thuộc vào Sách giáo khoa để truyền thụ kiếnthức cho học sinh mà không biết cách khai thác bài như thế nào cho hiệu quả

- Giáo viên phần lớn chưa phân loại được các đối tượng học sinh trong lớp mìnhphụ trách để giảng dạy

- Không khí lớp học nặng nề, không sôi nổi

* Đối với học sinh:

- Bị động trong tiếp thu kiến thức, tri thức các em tiếp nhận được chóng quên

- Vận dụng vào thực hành thường máy móc không sáng tạo

- Các em không say mê môn học

Trang 7

2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên:

- Giáo viên ít khi chuẩn bị bài trước lúc lên lớp

- Một số giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm của bài dạy, cho nên khi khai thácbài còn dạy đều đều không có điểm nhấn dẫn đến học sinh rất mơ hồ trong việc tiếpnhận tri thức mới nên tri thức các em tiếp nhận được chóng bị lãng quên

- Cách khai thác bài của giáo viên vẫn chủ yếu theo truyền thống đó là cung cấpkiến thức chứ chưa giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới cho mình

- Giáo viên chưa khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn kiến thức có sẵncủa học sinh trong việc khai thác bài mới

-Việc vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học chưa phùhợp, chưa khơi dậy được tính tích cực học tập của học sinh

Học sinh vận dụng kiếnthức tốt vào thực hành

Học sinh yêuthích môn học

chung và trong dạy học phần Số thập phân trong chương trình Toán Lớp 5 nói riêng

là một việc làm thiết yếu

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Để nâng cao hiệu quả khi dạy số thập phân ở chương trình Toán Lớp 5 nói chung vàtrong chương Số thập phân nói riêng thì người giáo viên cần:

1 Làm tốt công tác chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Trang 8

Để có giờ dạy tốt, việc chuẩn bị bài của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng.Chuẩn bị bài của giáo viên không chỉ là chuẩn bị về đồ dùng dạy học mà giáo viêncòn phải chuẩn bị về cả nội dung, phương pháp dạy học để từ đó xác định rõ chomình là: Dạy cái gì? Dạy ai? Dạy nội dung này để làm gì? Dạy như thế nào? Muốndạy hay trước hết giáo viên phải nắm chắc nội dung cần dạy, nắm vững kiến thứchiểu được ý đồ Sách giáo khoa, Giáo viên có nắm vững kiến thức, hiểu đối tượng họcsinh thì mới có thể đưa ra phương pháp thích hợp và chuẩn bị tổ chức cho học sinhhọc tập có hiệu quả.

2 Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và trên cơ sở đó xác định trọng tâm của bài

Việc nắm vững mục tiêu, yêu cầu và xác định rõ trọng tâm của bài dạy là một vấn

đề cực kỳ quan trọng trong quá trình giảng dạy Nó giúp cho giáo viên tự tin, làm chủđược tiết dạy và nó còn giúp cho giáo viên biết cách khai thác bài có chiều sâu và đạthiệu quả cao

Ví dụ: * Khi dạy bài “ Cộng hai số thập phân ”

Mục tiêu: Biết: + Cộng hai số thập phân

+ Giải bài toán với phép cộng các số thập phân

Với mục tiêu trên thì trọng tâm của bài dạy là: Học sinh nắm được cách đặt tính

và tính về cộng hai số thập phân và vận dụng thực hành vào giải toán có lời văn

* Khi dạy bài “ Trừ hai số thập phân ”

Mục tiêu: Biết: + Trừ hai số thập phân

+ Vận dụng giải toán có nội dung thực tế

Với mục tiêu trên thì trọng tâm của bài dạy là: Học sinh nắm được cách đặt tính

và tính về trừ hai số thập phân và vận dụng vào giải toán có lời văn

* Khi dạy bài “ Chia một số thập phân cho một số thập phân”

Mục tiêu: Biết: + Chia một số thập phân cho một số thập phân

+ Vận dụng trong giải toán có lời văn

Với mục tiêu trên thì trọng tâm của bài dạy là: Học sinh nắm được cách chia một

số thập phân cho một số thập phân và vận dụng vào giải toán có lời văn

……

Trang 9

3 Nắm vững các đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.

Trước hết giáo viên nắm đựợc trình độ của ba đối tượng học sinh trong lớp để khigiảng dạy giáo viên có kế hoạch phù hợp với từng đối tượng Bởi vì trong quá trìnhdạy học của mình người giáo viên phải luôn coi học sinh là nhân vật trung tâm Trong

đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn mọi hoạt động của học sinh Giáo viênkhông còn là người chỉ truyền đạt thông tin mà là người tổ chức và định hướng hoạtđộng của học sinh, huy động vốn hiểu biết về kinh nghiệm của bản thân để các em tựchiếm lĩnh tri thức mới Trong giờ dạy, giáo viên nói ít, làm mẫu ít nhưng thườngxuyên làm việc với cá nhân học sinh hoặc nhóm học sinh Từ đó giáo viên nắm đượckhả năng học của từng học sinh, phát triển năng lực và sở trường của cá nhân Mọihọc sinh đều phải hoạt động, độc lập suy nghĩ và làm việc theo hướng dẫn của giáoviên Học sinh có nhiều cơ hội để bộc lộ khả năng của cá nhân Dạy học như vậy tạocho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động, biết tự đánh giá kết quả học tậpcủa bản thân và của các bạn Tạo cho học sinh niềm tin, niềm vui trong học tập Từ

đó các em có hứng thú trong học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần hìnhthành phương pháp tự học, tự nghiên cứu độc lập và sáng tạo, tự phát hiện ra các tìnhhuống có vấn đề trong học tập và trong cuộc sống

4 Biết cách xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học.

Bài soạn của giáo viên là một kế hoạch dạy học trong một tiết học, không quantrọng là dài hay ngắn, không phải chép lại những gì có trong Sách giáo khoa mà thực

chất là kế hoạch tổ chức các hoạt động học cho học sinh, đó là những hoạt động học

mà mà học sinh cần và có thể thực hiện được Những hoạt động này phát huy vốnkinh nghiệm, vốn kiến thức sẵn có của các em, những điều gần gũi trong cuộc sốnghàng ngày của các em, các em tham gia hoạt động học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên

và hứng thú Khi đó học sinh là nhân vật trung tâm, học sinh phải được hoạt động, tựtìm tòi, phát hiện, hình thành kiến thức, giáo viên chỉ là người tổ chức hướng dẫn cáchoạt động học tập cho học sinh Đây là phần quyết định sự thành bại của một tiết dạy

Ví dụ minh họa về một số kế hoạch bài giảng khi dạy chương Số thập phân trong chương trình Toán lớp 5 có hiệu quả:

Trang 10

Ngoài việc nắm vững kiến thức, xác định đúng mục tiêu và làm tốt công tácchuẩn bị thì người giáo viên cần xây dựng cho mình một kế hoạch thật hoàn hảo đểkhai thác bài được tốt Cụ thể:

Ví dụ : Khi dạy bài “ Khái niệm Số thập phân”

Khái niệm Số thập phân được dạy trong 2 tiết ( Tiết 1 giới thiệu khái niệm về sốthập phân đơn giản, Tiết 2 giới thiệu khái niệm số thập phân – các thành phần của sốthập phân) Trên cơ sở những kiến thức đã có về số tự nhiên, cấu tạo thập phân của

số, số đo độ dài, phân sô, từ đó học sinh thấy được sự mở rộng tập hợp số tự nhiênsang tập hợp số mới, thấy được số thập phân với hình thức ghi tiện dụng của nó lànhững phân số đặc biệt có mẫu số là 10,100,1000… Giải pháp mà Sách giáo khoa sửdụng để hình thành kiến thức cho học sinh đó là đưa ra một số ví dụ về các độ dàikhác nhau rồi yêu cầu đưa về cùng một đơn vị đo Trên cơ sở đó người giáo viên cầnkhai thác bài như sau để mang lại hiệu quả cao trong phần cung cấp kiến thức chohọc sinh Cụ thể:

1.Giới thiệu bài

2 Giảng bài: ( Khai thác bài mới)

Trong quá trình xây dựng bài học giáo viên cần lưu ý: Những dòng chữ in xiên

và gạch chân khi giảng bài giáo viên cần nhấn mạnh

* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm Số thập phân.

Giáo viên kẻ sẵn khung bảng như Sách giáo khoa ( chỉ ghi các đơn vị đo độ dài, chưaghi số vào bảng)

- Giáo viên lần lượt ghi vào bảng

dòng thứ nhất 0; 1- Yêu cầu học sinh

đọc và cho biết có mấy mét và mấy

đề-xi -mét? ( Có 0 mét và 1 đề-xi-mét)

- Giáo viên chốt lại: Có 0m1dm tức là

có 1dm

? 1dm bằng phần mấy của mét? ( 1dm bằng một phần mười mét)

- Giáo viên nhận xét và chốt lại

Trang 11

- Giáo viên giới thiệu và nhấn mạnh : 1dm hay 1/10 m còn được viết thành 0,1m.

Giáo viên vừa giới thiệu vừa viết lên bảng ( 1dm hay 1/10 m còn được viết thành0,1m)

- Giáo viên viết tiếp dòng thứ 2 vào bảng và hỏi học sinh: Có mấy mét, mấy đê- mét, mấy xăng- ti- mét? ( có 0m 0dm 1cm)

- Giáo viên: Có 0m0dm1cm tức có 1cm, 1cm bằng mấy phần trăm của mét?

( 1cm bằng một phần trăm của mét)

- Giáo viên nhận xét và chốt lại

-Giáo viên giới thiệu và nhấn mạnh: 1cm hay 1/100 m còn được viết thành 0,01m Giáo viên vừa giới thiệu vừa viết lên bảng ( 1cm hay 1/100 m còn được viết

thành 0,01m)

(Tương tự giáo viên giới thiệu dòng thứ 3 )

- Giáo viên chốt lại cách viết 1/10m; 1/100m ; 1/1000m thành 0,1m ; 0,01m;0,001m

? Vậy phân số thập phân 1/10 ; 1/100 ; 1/1000 được viết thành gì? ( Được viết

thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001)

- Giáo viên nhắc lại, nhấn mạnh và viết bảng: Phân số thập phân 1/10; 1/100; 1/1000 được viết thành 0,1 ; 0,01 ; 0,001).

- Giáo viên viết số 0,1 lên bảng và giới thiệu cách đọc số 0,1 Số 0,1 đọc là:

Không phẩy một ( Giáo viên nhấn mạnh cách đọc số cho học sinh rõ)- Gọi học sinh

đọc số 0,1

- Giáo viên hỏi và nhấn mạnh :Em hãy cho biết 0,1 bằng phân số thập phân nào?

( 0,1=1/10)

Gọi học sinh nhận xét và đồng thời giáo viên ghi bảng 0,1=1/10- Yêu cầu học sinh

đọc: Không phẩy một bằng một phần mười

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc viết số 0,01; 0,001 tương tự

- Giáo viên chỉ vào các số 0,1; 0,01; 0,001 rồi đọc lần lượt từng số và giới thiệu:Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là Số thập phân( Giáo viên nói chậm và nhấn giọng

cụm từ gọi là Số thập phân )

- Tương tự hướng dẫn học sinh nhận biết được các số 0,5; 0,07 ; 0,009 cũng là sốthập phân

Trang 12

Qua 2 ví dụ trên em có nhận xét gì về cách viết khác của phân số thập phân?

( Các phân số thập phân có thể viết dưới dạng Số thập phân)

- Gọi học sinh nhắc lại

- GV chốt lại và nhấn mạnh : Các phân số thập phân có thể viết dưới dạng Số thập phân

- GV hệ thống lại kiến thức

Ví dụ: Khi dạy bài “Cộng hai số thập phân”.

1 Giới thiệu bài:

2 Giảng bài ( Khai thác bài):

* Hoạt động 1: Hình thành phép cộng hai số thập phân.

- Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:

Ví dụ1: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài2,45m Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

- GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán + Bài toán cho biết gì? ( …)

+ Yêu cầu của bài toán là gì? (…)

- GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm

- Muốn tìm độ dài đường gấp khúc ABC ta làm như thế nào? ( Tính tổng độ dàicủa hai đoạn AB và BC)

- Em hãy nêu rõ tổng độ dài hai đoạn AB và BC? ( 1,84 + 2,45)

- GV ghi bảng phép tính: 1,84 + 2,45=

+ Em có nhận xét gì về các số hạng của phép cộng này? ( Đây là phép cộng hai số

thập phân)- Gv nhận xét nhấn mạnh và giới thiệu về phép cộng hai số thập phân

* Hoạt động 2: Hình thành cách cộng hai số thập phân

Để thực hiện được phép cộng này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này vềthành các số tự nhiên

- Em hãy đổi 1,84m và 2,45m về đơn vị xăng-ti-mét? ( HS đổi)

- GV ghi bảng: 1,84m=184cm

2,45m= 245cm

- GV ghi bảng cách đặt cộng hai số tự nhiên:

184

Trang 13

+ 245

429(cm)

- Gọi học sinh thực hiện phép cộng- GV đồng thời ghi bảng kết quả phép cộng

- Yêu cầu học sinh đổi 429cm về đơn vị mét

+ 429cm bằng bao nhiêu mét? ( 4,29m )- GV ghi bảng:429cm= 4,29m

+ Vậy 1,84 +2,45 bằng bao nhiêu? ( GV nhấn mạnh) HS nêu

- GV ghi bảng 1,84 + 2,45 = 4,29

- GV nêu: Trong bài toán trên để tính tổng1,84m+2,45m các em đã phải đổi từ đơn

vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tinh, sau khi đó được kết quả lại đổi về đơn vịmét Làm như vậy rất mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặttính như sau:

- GV ghi bảng cách đặt tính 1,84

+ 2,45

( GV ghi song song cùng phép tính 184 và không nói gì )

+ 245

+ Em có nhận xét gì về cách đặt tính đối với số thập phân? – GV nêu câu hỏi và

nhấn mạnh – Học sinh trả lời ( Đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các hàngthẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy)

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy cộng hai số này như cộng đối với số tự nhiên GVgọi một học sinh thực hiện cộng đồng thời GV ghi bảng kết quả tính

? Em có nhận xét gì về cách đặt dấu phẩy ở tổng? GV nêu câu hỏi và nhấn mạnh

HS trả lời ( Dấu phẩy ở tổng được đặt thẳng cột với dấu phẩy ở các số hạng )

- GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại

- GV tổng hợp ý đúng và ghi bảng như Sách giáo khoa:

+ Cộng như cộng các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột như với các dấu phẩy của các số hạng

? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai phép tính

184 và 1,84

+ 245 + 2,45

( Giống nhau về đặt tính và tính, khác nhau ở chổ một phép tính có dấu phẩy mộtphép tính không có dấu phẩy)

Trang 14

- GV nhận xét và chốt lại sự giống và khác nhau của 2 phép tính

– GV:Ở ví dụ này các hàng ở phần thập phân khác nhau, vậy cách đặt tính và tínhnhư thế nào? Các em hãy dựa vào kiến thức mà các em đã nắm được ở ví dụ 1, hãyđặt tính và tính cho cô phép tính này

- Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính – học sinhthảo luận nhóm 2- GV theo dõi

- Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt và tính- GV đồng thời ghi bảng

? Qua 2 ví dụ trên muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh

nêu- nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giao khoa:

Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

+Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳngcột với nhau

+ Cộng như cộng các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng

- Một số học sinh nhắc lại quy tắc

- GV hệ thống lại kiến thức

Ví dụ 3: Khi dạy bài “Trừ hai số thập phân”.

1 Giới thiệu bài:

2 Giảng bài ( Khai thác bài):

Trang 15

* Hoạt động 1: Hình thành phép trừ hai số thập phân.

- Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:

Ví dụ1: Đường gấp khúc ABC dài 4,29m , trong đó đoạn thẳng AB dài 1,84m Hỏiđoạn thẳng BC dài bao nhiêu mét?

- GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán + Bài toán cho biết gì? ( …)

+ Yêu cầu của bài toán là gì? (…)

- GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm

- Muốn tìm độ dài đoạn BC ta làm như thế nào? ( Lấy độ dài của đường gấp khúcABC trừ đi độ dài đoạn AB )

- Em hãy nêu rõ phép tính này ? ( 4,29 - 1,84)

- GV ghi bảng phép tính: 4,29 - 1,84 =

+ Em có nhận xét gì về phép trừ này? ( Đây là phép trừ hai số thập phân)- Gv nhận

xét và giới thiệu về phép trừ hai số thập phân

* Hoạt động 2: Hình thành cách trừ hai số thập phân

Để thực hiện được phép trừ này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này vềthành các số tự nhiên

- Em hãy đổi 4,29m và 1,84m về đơn vị xăng-ti-mét? ( HS đổi)

- Gọi học sinh thực hiện phép trừ- GV đồng thời ghi bảng kết quả phép trừ

- Yêu cầu học sinh đổi 245cm về đơn vị mét

+ 245cm bằng bao nhiêu mét? ( 2,45 m )- GV ghi bảng:245 cm= 2,45 m

+ Vậy 4,29,- 1,84 bằng bao nhiêu? HS nêu- GV ghi bảng 4,29- 1,84 = 2,45

- GV nêu: Trong bài toán trên để có kết quả phép trừ 4,29m-1,84m = 2,45m các em đã phải chuyển từ đơn vị mét thành đơn vị xăng-ti-mét rồi tính, sau khi đóđược kết quả lại đổi về đơn vị mét Làm như vậy không thuận tiện và mất thời gian,

vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính như sau:

Trang 16

? Em có nhận xét gì về cách đặt tính trừ đối với số thập phân? ( Đặt số trừ dưới

số bị trừ sao cho các hàng thẳng cột với nhau, dấu phẩy thẳng cột với dấu phẩy)

- GV yêu cầu học sinh: Em hãy thực hiện phép trừ này như trừ hai số tự nhiên

- GV gọi một học sinh thực hiện phép trừ đồng thời GV ghi bảng kết quả tính

? Em có nhận xét gì về cách đặt dấu phẩy ở hiệu ? ( Dấu phẩy ở hiệu được đặt

thẳng cột với dấu phẩy của số bị trừ, số trừ )

- GV yêu cầu một số học sinh nhắc lại

- GV tổng hợp ý đúng và ghi bảng như Sách giáo khoa:

+ Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột như với các dấu phẩy của số bị trừ và sô trừ

? Em hãy so sánh sự giống và khác nhau của hai phép tính 429 và 4,29

- GV nhận xét và chốt lại sự giống và khác nhau của 2 phép tính

- GV: Ở ví dụ này các hàng ở phần thập phân khác nhau, vậy cách đặt tính và tínhnhư thế nào? Các em hãy dựa vào kiến thức mà các em đã nắm được ở ví dụ 1, hãyđặt tính và tính cho cô phép tính này

- Yêu cầu học sinh hai bạn ngồi cùng bàn thảo luận và tìm ra cách tính – học sinhthảo luận nhóm 2- GV theo dõi và gợi ý thêm cho học sinh: Để có phần thập phân ở

Trang 17

số bị trừ cũng giống như ở số trừ đều có 2 chữ số thì số 45,8 có thể viết dưới dạng sốnào mà giá trị vẫn không thay đổi? ( 45,80 )

- Gọi đại diện nhóm trình bày cách đặt và tính- GV đồng thời ghi bảng kết quả 45,8

- 19,26

26,54

- Gọi học sinh nhắc lại cách đặt và thực hiện phép trừ- đồng thời GV ghi bảng:

+ Coi 45,8 là 45,80 rồi trừ như trừ các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột như với các dấu phẩy của số bị trừ và sô trừ

*Hoạt động 3: Rút ra ghi nhớ.

? Qua 2 ví dụ trên muốn trừ hai số thập phân ta làm như thế nào? Học sinh

nêu-nhận xét và giáo viên tổng kết chốt lại và ghi bảng như Sách giáo khoa:

Muốn trừ hai số thập phân ta làm như sau:

+Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột vớinhau

+ Trừ như trừ các số tự nhiên

+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ

- Một số học sinh nhắc lại quy tắc

- GV hệ thống lại kiến thức

Ví dụ 4: Khi dạy bài “Nhân một số thập phân với một số thập phân ”.

1 Giới thiệu bài:

2 Giảng bài ( Khai thác bài):

* Hoạt động 1: Hình thành phép nhân số thập phân với số thập phân.

- Giáo viên đưa ví dụ ra và đồng thời ghi bảng:

Ví dụ1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 6,4m, chiều rộng 4,8m Hỏidiện tích của mảnh vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông?

- GV gọi học sinh đọc lại ví dụ và hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu bài toán + Bài toán cho biết gì? ( …)

+ Yêu cầu của bài toán là gì? (…)

- GV gạch chân và nhấn mạnh những dữ kiện đã cho và những yêu cầu cần tìm

Trang 18

- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm như thế nào? ( Lấy số đo chiều dàinhân với số đo chiều rộng)

- Em hãy nêu rõ phép tính này ? ( 6,4 x 4,8 )

- GV ghi bảng phép tính: 6,4 x 4,8 =

+ Em có nhận xét gì về phép nhân này? ( Đây là phép nhân số thập phân với số

thập phân)

- Gv nhận xét và giới thiệu về phép nhân số thập phân với số thập phân

* Hoạt động 2: Hình thành cách nhân số thập phân với số thập phân.

Để thực hiện được phép nhân này các em có thể đưa các đơn vị đo độ dài này vềthành các số tự nhiên

- Em hãy đổi 6,4m và 8,4m về đơn vị đề-xi-mét? ( HS đổi)

- Gọi học sinh thực hiện phép nhân, đồng thời giáo viên ghi bảng kết quả

- Yêu cầu học sinh đổi 3072 dm2 về đơn vị mét vuông

+ 3072 dm2 bằng bao nhiêu mét vuông? ( 30,72m2 )- GV ghi bảng:

3072 dm2 =30.72 m2

+ Vậy 6,4 x 4,8 bằng bao nhiêu? HS nêu- GV ghi bảng 6,4 x 4,8 = 30,72 (m2)

- GV nêu: Trong bài toán trên để có kết quả phép nhân 6,4 x 4,8

các em đã phải chuyển từ đơn vị mét thành đơn vị đề-xi-mét rồi tính, sau khi đóđược kết quả là đề-xi-mét vuông lại đổi về đơn vị mét vuông Làm như vậy khôngthuận tiện và mất thời gian, vì vậy thông thường người ta sử dụng cách đặt tính nhưsau:

- GV ghi bảng cách đặt tính 6,4

x 4,8

( GV ghi song song cùng phép tính 64 và không nói gì )

Ngày đăng: 11/04/2015, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w