Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
157 KB
Nội dung
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THÔNG QUA ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY CHƯƠNG 1 SINH HỌC 12 CƠ BẢN" PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới ngành giáo dục nói chung, giáo dục phổ thông nói riêng chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại cần tiếp tục đổi mới, bổ sung. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa VIII đã chỉ rõ con đường đổi mới giáo dục - đào tạo phải bằng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Điều đó đặt ra yêu cầu cho việc dạy học cần phải tăng cường nhiều hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, cần phải nghiên cứu và triển khai việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề. Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ). Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các tiết học Sinh học hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ và nghiên cứu tài liệu mới. Trong chương trình Sinh học 12 THPT, di truyền học là một phần nội dung quan trọng, đặc biệt chương I “Cơ chế di truyền và biến dị” có nhiều nội dung vừa dài vừa khó. Tuy nhiên thời lượng dành cho phần này lại rất ngắn. Việc chủ động hoạt động tích cực của học sinh cũng gặp khó khăn nếu giáo viên không có phương pháp dẫn dắt học sinh học tập phù hợp. Nếu sử dụng phương pháp cũ là giảng giải minh hoạ học sinh nhớ máy móc kiến thức, ít nghiên cứu sách giáo khoa, kiến thức thụ động rời rạc không có hệ thống. Khi giáo viên nêu những câu hỏi thì học sinh trả lời nhưng chỉ có một vài học sinh được hoạt động vì thời gian có hạn, còn hầu hết học sinh khác ngồi nghe câu trả lời của bạn, của giáo viên, vì vậy học sinh ít được hoạt động, không được rèn luyện kĩ năng, không có điều kiện bộc lộ kĩ năng hoạt động của bản thân. Giáo viên chỉ đánh giá thông qua gọi kiểm tra chỉ ở một số học sinh hay trả lời câu hỏi. Do đó, đa số học sinh tiếp thu kiến thức dưới dạng chấp nhận, không biết vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và thực tế. Giáo viên dễ gặp phải tình trang cháy giáo án, học sinh tiếp thu kiến thức không chọn vẹn. Trước thực tế đó, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao hiệu quả giờ dạy thông qua đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy chương I Sinh học 12 cơ bản”. Dựa trên những thành tựu của các tác giả đi trước, qua thực tế giảng dạy bộ môn sinh học, trong đề tài này tôi chỉ đưa ra một số cách kiểm tra miệng, xây dựng một số ví dụ cho các cách kiểm tra đó giới hạn trong các bài dạy ở chương I “Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 cơ bản. Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm phong phú hơn các cách kiểm tra miệng trong các tiết học Sinh học ở trường THPT, giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết. Kết hợp với kiểm tra thường xuyên nên dành một phần điểm vào kiểm tra miệng để gắn liền quyền lợi và trách nhiệm cho học sinh. Bởi vì nếu giáo viên không kiểm tra miệng thường xuyên học sinh sẽ nhanh chóng lãng quên việc chuẩn bị bài gây khó khăn trong quá trình giảng dạy của giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh. Do đó, việc kiểm tra miệng thường xuyên hơn sẽ giúp học sinh hình thành thói quen trong việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới rất có ích cho giáo viên và học sinh trong quá trình thực hiện tiết dạy. Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Thực trạng chung Qua thực tế giảng dạy, học tập và rút kinh nghiệm, tôi nhận thấy rằng: trong những năm trước đây, người giáo viên dạy theo cách truyền thống “thầy đọc trò chép”. Mục đích là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin đã định sẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Nội dung cần truyền đạt cho học sinh chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong sách giáo khoa. Như vậy, lôgíc của bài học chỉ dựa vào sách giáo khoa và lôgíc lập luận của giáo viên người trình bày mà không tính đến lôgíc tiếp nhận kiến thức của học sinh vốn là nhân vật trung tâm của giờ học. Việc kiểm miệng không được chú trọng và cơ bản là kiểm tra bài cũ vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh. Mặt khác, trong suốt quá trình dạy bài mới giáo viên thường chỉ đưa ra những câu hỏi phát vấn trao đổi với học sinh mà ít khi xem đó là một hình thức kiểm tra miệng rất tích cực, do vậy thường không cho điểm để khuyến khích học sinh. Dẫn đến tình trạng học sinh rất ngại xung phong lên bảng, trả lời câu hỏi, lâu dần học sinh sẽ lười trả lời câu hỏi và nhác nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức cơ bản không được khắc sâu nên khi áp dụng vào kiểm tra các em sẽ mau quên, kết quả làm bài thấp. 2. Đối với giáo viên Đa số giáo viên trong trường nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, đa số giáo viên thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, có thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao. 3. Đối với học sinh Đối với học sinh công việc học bài cũ và chuẩn bị bài mới là thường xuyên, liên tục trong cả quá trình học. Tuy nhiên, việc thực hiên công việc này của đa số học sinh là rất chểnh mảng, điều này thể hiện ở việc các em rất ít xung phong lên bảng, không chịu hoạt động trong việc chủ động tiếp thu bài mới, việc các em trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ hầu như điểm rất thấp. Nhiều học sinh học đối phó bằng cách học bài cũ xung phong lên bảng một hôm để lấy điểm cao sau đó không bao giờ xung phong lên bảng nữa. Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi tốt nghiệp (do Bộ giáo dục ra) bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài cũ và thực hành các kỹ năng giải bài tập mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài trắc nghiệm. Mặt khác, đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, do hoàn cảnh gia đình nên nhiều học sinh phải phụ giúp cha mẹ nên không có nhiều thời gian học tập, tài liệu tham khảo hạn chế, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của nhiều em chưa cao. Nhiều em thụ động không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách “Học tốt Sinh học”, hoặc “Sách giải bài tập” mà không chịu khó học bài cũ, nghiên cứu bài mới hay thực hành các kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao. III.GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội dung sau: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Để nâng cao hiệu quả giờ day thông qua việc đổi mới phương pháp kiểm tra miệng, công tác chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị bài soạn. Bài soạn không phải là khuôn mẫu để giáo viên truyền đạt những hiểu biết của bản thân mình, truyền đạt sự sáng tạo mà để khơi dậy sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên phải tiến hành lần lượt các bước tham khảo tài liệu, SGK đến việc lựa chọn nội dung, tình huống có vấn đề. Có như vậy bài soạn của giáo viên mới chặt chẽ hơn, đảm bảo cho học sinh tiếp thu tri thức chính xác, khoa học hơn. - Công việc chuẩn bị của giáo viên trước hết là phải xác định mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học, từ đó xác định nội dung cần kiểm tra. - Việc chọn những tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong SGK mà giáo viên phải lựa chọn những nội dung, tình huống nào cho phù hợp với khả năng tự phát huy tính tích cực của học sinh. Điều quan trọng ở đây là giáo viên phải biết cách sắp xếp các nội dung, tình huống đó như thế nào để khi bắt gặp tình huống, qua quá trình nghiên cứu, học tập, trao đổi học sinh có thể nắm được tri thức bài học một cách dễ dàng. - Cùng với việc đưa ra tình huống có vấn đề, giáo viên đưa ra một hệ thống các câu hỏi và cách giải quyết vấn đề làm sao buộc học sinh phải huy động vốn tri thức đã có, vận dụng phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề. Như vậy, câu hỏi mà giáo viên đưa ra phải làm sao giải quyết được thực chất của vấn đề đã nêu, đồng thời phải phù hợp với mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thu nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính xác, rõ để học sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề. - Giáo viên có thể phải thiết kế lại các yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa hay ra các bài tập tương tự để tránh việc các em sử dụng các đáp án trong sách “Hướng dẫn học tốt” nhằm đối phó với giáo viên. Mặc dù câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đã được giáo viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong buổi học, trong tiết học mà giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp. Trong giờ học, các câu trả lời của học sinh có thể không trả lời được nội dung tri thức mà bài học đòi hỏi. Do vậy giáo viên phải chuẩn bị câu hỏi phụ hoặc chủ động giảng giải cho học sinh hiểu được vấn đề. - Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2. Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. Cột M2 được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. Điểm miệng chính thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2 Lớp 12A 2 ( HKI / 2011 -2012) Số TT Họ và tên học sinh M M1 M2 1 Nguyễn Trọng Anh 8 2 Phạm Văn Anh 3 3 Lê Thế Anh 6 7 4 Nguyễn Thị Bình 8 9 5 Nghuyễn Đình Cường 9, 9 8 6 Vũ Văn Chung 5 7 Nguyễn Văn Dậu 7 8 Phạm Văn Diện 2 7 9 Đỗ Thị Dung 7 7 10 Đinh Thị Dung 9 … 2. Chuẩn bị của học sinh: Đây là khâu rất quan trọng và cực kì cần thiết cho chính bản thân học sinh và đồng thời nếu học sinh làm tốt khâu này sẽ trợ giúp rất nhiều cho giáo viên trong quá trình thực hiện tiết dạy - học. Việc chuẩn bị của học sinh đã được giáo viên yêu cầu và hướng dẫn ngay từ đầu năm học, học sinh sau mỗi bài học về nhà cần chuẩn bị: + Học bài cũ: nắm được trọng tâm bài học, làm bài tập SGK, sách bài tập, và tài liệu tham khảo nếu có. [...]... (không áp dụng đổi mới kiểm tra miệng) và lớp thực nghiệm (áp dụng các cách đổi mới kiểm tra miệng) như sau: Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2 011 2 012 Lớp Tổng số 8 -10 6-7 4-5 1- 3 0 học điểm điểm điểm điểm điểm 3 5 15 13 4 7.5% 12 .5% 37.5% 32.5% 10 % 7 9 17 9 0 16 .7% 21. 4% 40.5% 21. 4% 0% sinh 12 A 11 12A2 40 42 Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ I năm học 2 011 -2 012 : Lớp 3.5... của học sinh 4 Các cách kiểm tra miệng: Như ta đã biết, kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng. .. -4.9 -3.4 40 1 3 23 10 3 2.5% 12 A2 5.0 học sinh 12 A 11 Tổng số 8.0 trở 6.5 7.5% 57.5% 25% 7.5% 6 10 21 0 42 5 14 .3% 23.8% 50% 11 .9% 0% PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang tính cấp bách mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng... 4 .1 Đối với kiểm tra đầu tiết dạy a Cách kiểm tra truyền thống: Gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi bài cũ, hoặc giáo viên nêu câu hỏi sau đó lấy tinh thần xung phong của học sinh Cách kiểm tra này hiệu quả không cao vì: + Nhiều học sinh không học bài cũ vì em nghĩ rằng có thể không đến lượt mình, một số em lại học kiểu đối phó bằng cách học bài cũ một hôm để xung phong lên bảng lấy điểm cao. .. đợi học sinh trả lời xong - Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh: trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở dưới lớp câu hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm - Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi một hay vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong. .. biệt, việc kết hợp kiểm tra miệng trong tiết học tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả rất cao, có thể phát huy tính tích cực của học sinh, các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, mạnh rạn hơn trong việc trả lời các câu hỏi, thể hiện sự hiểu biết của bản thân, bộc lộ khả năng của chính mình Dưới đây là một số cách kết hợp kiểm tra miệng trong các tiết dạy mà tôi đã thực hiện: b .1 Trong tiết học lí thuyết:... “lấy học sinh là trung tâm” 4.2 Đối với kiểm tra miệng trong tiết học a Cách kiểm tra truyền thống: Thường trong các tiết học việc kiểm tra miệng và cho điểm khuyến khích học sinh không được thực hiện liên tục, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, đa số học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, chỉ có một số em thường xuyên trả lời còn lại trở nên ỷ lại, không chịu suy nghĩ, hoạt động Tiết. .. miệng của mình Cách 3: Cách thực hiện : Gọi 5 - 6 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ tự từ 1 đến 10 , những học sinh trong lớp còn lại sẽ cùng làm và dùng vở nháp để ghi các đáp án tương ứng Giáo viên đọc các câu hỏi lần lượt từ 1 đến 10 và yêu cầu học sinh ghi các đáp án tương ứng Sau đó thu bài của các em học sinh được gọi lên và 1 vài bài của các em ngồi... kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, giảm bớt áp lực căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc đổi mới kiểm tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập Qua kinh nghiệm bản thân, tôi thấy rằng việc kết hợp kiểm tra miệng trong khâu củng cố bài sẽ khuyến khích được học sinh chủ động tiếp thu, lĩnh hội kiến thức hơn Cuối giờ các. .. được thể hiện sự hiểu bài của mình trong cả tiết học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của bản thân Qua đó, giáo viên đánh giá được hiệu quả giờ dạy, và có những hướng điều chỉnh phương pháp giảng dạy của bản thân cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy của bản thân VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài này, . TÀI: "NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỜ DẠY THÔNG QUA ĐỔI MỚI KIỂM TRA MIỆNG TRONG CÁC TIẾT DẠY CHƯƠNG 1 SINH HỌC 12 CƠ BẢN" PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới ngành. cho các cách kiểm tra đó giới hạn trong các bài dạy ở chương I Cơ chế di truyền và biến dị” sinh học 12 cơ bản. Kết quả của đề tài sẽ góp phần làm phong phú hơn các cách kiểm tra miệng trong. cường “lấy học sinh là trung tâm”. 4.2. Đối với kiểm tra miệng trong tiết học a. Cách kiểm tra truyền thống: Thường trong các tiết học việc kiểm tra miệng và cho điểm khuyến khích học sinh không