Việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít. Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học chỉ để đối phó thậm chí một số em do mất kiến thức căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Để giúp các em chủ động hơn trong học tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học, tôi chọn “Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Tiếng Anh lớp 11
Trang 1PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá được Bộ
Giáo dục và Đào tạo xác định là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của giáo dục hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giaó dục, đáp ứng được yêu cầu đổi mới
và phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh
Từ nhiều năm nay các trường học Phổ thông đã có những chuyển biến
tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học Nhiều cuộc hội thảo trao đổi chuyên đề được giáo viên tích cực tham gia tạo được không khí dạy - học sôi nổi trong mỗi tiết học Đổi mới phương pháp dạy học là “cần” và đổi mới kiểm tra đánh giá là “đủ” chỉ có như thế mới nâng cao được chất lượng dạy và học Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai mặt quan trọng có quan hệ mật thiết không thể tách rời nhau Có phương pháp dạy tốt nhưng kiểm tra - đánh giá không tốt thì kết quả giáo dục không đạt hiệu quả
và ngược lại kiểm tra - đánh giá tốt nhưng phương pháp dạy học không tốt - học sinh học không hiểu bài, không làm được bài thì hiệu quả cũng như không Nếu kết quả kiểm tra đánh giá không phản ánh đúng với năng lực học tập của từng học sinh, sẽ không thấy được sự nỗ lực cố gắng vươn lên của các em, vô tình người thầy đã không những không động viên được học sinh vươn lên trong học tập mà thậm chí còn làm giảm sức phấn đấu, sự cố gắng, niềm tin của của các
em trên con đường lĩnh hội tri thức
Đổi mới kiểm tra bài cũ (kiểm tra miệng) là khâu hết sức quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục Tuy nhiên lượng kiến thức cần dạy trong các tiết học nhiều, nếu giáo viên bỏ qua khâu kiểm tra bài cũ trong các buổi dạy, học sinh sẽ dần quên mất thói quen học bài và quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn, các em sẽ bị hổng các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học
Việc kiểm tra miệng trong các tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức, kỹ năng cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học chỉ để đối phó thậm chí một số em do mất kiến thức căn
bản nên lười nhác trong việc học bài cũ Để giúp các em chủ động hơn trong học
tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ
học, tôi chọn “Đổi mới kiểm tra miệng trong các tiết dạy môn Tiếng Anh lớp 11
trường THPT số 1 Bảo Yên” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Trang 22 Mục đích nghiên cứu
Đề tài xác định cơ sở lí luận và các hình thức kiểm tra miệng môn Tiếng Anh THPT nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của học sinh, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình khuyến khích, động viên việc học tập của các em, đồng thời đưa công tác dạy và học đi vào thực chất có chiều sâu, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh
Giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phân đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
3 Tóm tắt nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu, người thực hiện đề tài này cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
1- Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn các hình thức kiểm tra bài cũ
2- Thao giảng, kiểm tra thử nghiệm
3- Dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, rút kinh nghiệm
4- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh, rút ra những kinh nghiệm thiết thực trong các hoạt động đổi mới kiểm tra – đánh giá để từ đó
có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý
4 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp
1- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
- Tổng hợp, phân tích lí thuyết về cơ sở lí luận của kiểm tra đánh giá
- Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học
- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Tiếng Anh
- Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Tiếng Anh”, các tài liệu chuyên đề về kiểm tra đánh giá đặc biệt các tài liệu hướng dẫn các hình thức kiểm tra bài cũ
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
2- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát: Dự giờ tiết học của giáo viên Tiếng Anh có kinh nghiệm trong đó có sử dụng các hình thức kiểm tra bài miệng phối hợp các phương pháp dạy họctích cực khác
- Phương pháp phỏng vấn, phương pháp tham khảo ý kiến đóng góp của một số giáo viên có kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trực tiếp dạy học một số tiết có sử dụng các hình thức kiểm tra miệng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực khác
Trang 3- Phương pháp điều tra: Giáo viên kiểm tra đánh giá việc nắm nội dung bài học của học sinh sau khi vận dụng phương pháp kiểm tra miệng
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trung học phổ thông
- Lớp thực nghiệm: Học sinh lớp 11A1 ở trường THPT số 1 Bảo Yên
- Lớp đối chứng: Học sinh lớp 11A8 ở trường THPT số 1 Bảo Yên
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này được tiến hành nghiên cứu trong phạm vi cấp học THPT tại đơn vị tôi đang công tác
6 Thời gian nghiên cứu
Năm học 2015-2016 tại trường THPT số 1 Bảo Yên
Trang 4
PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Qua thực tế giảng dạy có thể thấy kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục, là công cụ quan trọng, chủ yếu để xác định năng lực, nhận thức của người học, để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực của đổi mới phương pháp, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục Việc đổi mới kiểm tra miệng là giáo viên không chỉ kiểm tra ở đầu giờ của mỗi tiết học mà cũng có thể diễn ra xuyên suốt trong một tiết học, sẽ làm giảm áp lực cho học sinh vào đầu tiết học, tạo cho các em một tâm lý học tập thoải mái, tự nhiên Đổi mới kiểm tra miệng không chỉ tạo ra một không khí học tập sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó, phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo cho học sinh, khuyến khích học sinh vận dụng linh hoạt các đơn vị kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy và học tập
2 Thực trạng của vấn đề
Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc dạy và học ngoại ngữ mà đặc biệt là Tiếng Anh đang là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục nước nhà nhằm đáp ứng được sự phát triển xã hội Song thực tế cho thấy việc dạy và học ngoại ngữ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các trường miền núi
Trường THPT số 1 Bảo Yên nơi tôi đang dạy học là một trường miền núi nên phần lớn học sinh trong trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc học Tiếng Anh Trong thực tế, để có thể học tốt Tiếng Anh, các em cũng cần phải có nhiều thời gian để học bài, luyện các kỹ năng như nghe, viết… hay là dành thời gian đọc sách, báo nâng cao vốn từ vựng cho mình Tuy nhiên, đối với học sinh trường Bảo Yên 1, có nhiều em sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông anh chị em, nên sau thời gian học ở trường, trở về nhà các em đều dành phần lớn thời gian để giúp đỡ gia đình, không có thời gian để học tập Lâu dần như thế, nhiều em không nắm được những kiến thức cơ bản, dẫn đến việc các em sợ học và không yêu thích môn Tiếng Anh Những điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của học sinh chưa cao, để đối phó với việc kiểm tra của giáo viên,các em thường chép bài tập của nhau hay sử dụng sách “Học tốt Tiếng Anh” mà không chịu khó học từ vựng, làm bài tập hay thực hành các kỹ năng Không học, không thực hành, không nhớ dẫn đến là kiến thức của các em sẽ không được khắc sâu, các em sẽ mau quên đi những kiến thức đã được học, nên khi áp dụng vào kiểm tra kết quả làm bài thấp
Nhằm khơi dậy hứng thú trong học của các em và đánh giá đúng năng lực học tập của các em, giúp các nhận em ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích,
Trang 5động viên việc học tập của các em để các em có thể phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong học tập, tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh của mình
Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi Việc này vừa tốn nhiều thời gian, nhàm chán lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc Có thể các em sẽ cố gắng học thuộc một bài hoặc chuẩn bị một bài để xung phong lên bảng cho có điểm miệng, lần sau không cần phải học bài nữa,
Vì vậy không thể đánh giá được khả năng của học sinh, làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất lượng dạy và học không cao
Đổi mới cách kiểm tra miệng trong các tiết dạy Tiếng Anh là trong suốt quá trình dạy bài mới, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi phát vấn trao đổi với học sinh và xem đó là một hình thức kiểm tra miệng tích cực, khuyến khích cho điểm những học trò có câu trả lời hay, sáng tạo hay những em có những biểu hiện cố gắng trong việc trả lời các câu hỏi… Bằng cách này sẽ khuyến khích học sinh tham gia xây dựng bài , tạo được môi trường học tập cho các em, giúp các em từng bước tự tin hơn trong việc học môn Tiếng Anh Đổi mới kiểm tra miệng cũng giúp cho giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học
Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả, công tác chuẩn bị của giáo viên rất quan trọng, đặc biệt là chuẩn bị bài soạn Bài soạn phải khơi dậy sự sáng tạo của học sinh Giáo viên phải lựa chọn nội dung, tình huống có vấn đề không chỉ dừng lại ở kiến thức có trong SGK mà còn phải lựa chọn những nội dung, tình huống nào cho phù hợp với khả năng tự phát huy tính tích cực của từng học sinh Học sinh phải huy động vốn tri thức đã có, vận dụng phương pháp tư duy lôgic để giải quyết vấn đề Hệ thống câu hỏi cần chính xác,
rõ ràng để tránh cho học sinh hiểu nhầm dẫn đến việc trả lời lạc đề gây mất hứng thú cho các em Mặc dù câu hỏi và cách giải quyết vấn đề đã được giáo viên chuẩn bị trước, nhưng tùy theo tình hình học tập của học sinh trong buổi học, tùy theo năng lực của từng học sinh mà giáo viên có thể thay đổi câu hỏi và cách giải quyết vấn đề cho phù hợp, khuyến khích được tất cả các đối tượng học sinh tham gia trả lời câu hỏi
Đổi mới kiểm tra miệng yêu cầu học sinh sau mỗi bài học về nhà cần học bài cũ để nắm được trọng tâm bài học, làm bài tập SGK, sách bài tập, và tài liệu tham khảo nếu có Đồng thời các em phải chuẩn bị bài mới bằng cách đọc lướt qua nội dung bài học mới, xác định nội dung chính của bài và tập trả lời các câu hỏi trong SGK
Trang 63 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1 Kiểm tra miệng truyền thống
Giáo viên thường chỉ tiến hành ở đầu tiết học, trước khi bắt đầu bài mới Kiểm tra nội dung của bài học vừa học ở tiết học trước đó của môn học Học sinh mang vở ghi, vở bài tập lên bảng, giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời theo yêu cầu, GV nhận xét cho điểm và củng cố bài cũ, giới thiệu bài mới
3.2 Đổi mới kiểm tra miệng theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
Giáo viên có thể thực hiện trong nhiều thời điểm khác nhau trong tiết học như ở đầu tiết học để kiểm tra bài học cũ, việc chuẩn bị bài mới hoặc có thể kiểm tra một kiến thức cũ có liên quan đến bài mới, đặt câu hỏi phát vấn trong quá trình dạy, hay củng cố nội dung chính trong bài học… Phạm vi kiểm tra miệng theo hướng đổi mới rộng hơn, thậm chí ở lớp dưới, cấp học dưới, có tính
hệ thống, liên quan đến nội dung bài đang học Giáo viên có thể khai thác ưu thế trực quan của các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu… để áp dụng các hình thức kiểm tra như trắc nghiệm khách quan, xem băng đĩa và nhận xét hay thông qua các trò chơi, đóng kịch
Thực hiện đổi mới kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của mỗi tiết học với các câu hỏi phát vấn bám sát vào nội dung kiến thức của bài học trước mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện việc kiểm tra vào đầu, giữa hay cuối của tiết học Nếu giáo viên muốn việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy của mình như sau:
Với giáo viên.
* Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng.
Yêu cầu đầu tiên là giáo viên phải bám sát mục tiêu bài học và chuẩn kiến
thức, kĩ năng cần đánh giá Xác định thật chính xác cần kiểm tra những gì, xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần đạt được trong quá trình học tập Cần đưa ra các câu hỏi chính xác, rõ ràng để học sinh không trả lời lạc đề
Trong mỗi tiết dạy giáo viên có thể thiết kế lại các yêu cầu ,bài tập trong sách giáo khoa hay ra các bài tập tương tự phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp để có thể đánh giá học sinh ở 3 cấp độ nhận biết, thông hiểu và vận dung
Phần chuẩn bị này của giáo viên cũng tránh cho các em phụ thuộc vào các lời giải trong sách “Hướng dẫn học tốt” hoặc các đáp án đã được điền vào từ
trước nhằm đối phó với giáo viên
Giáo viên cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp linh hoạt giữa các dạng bài kiểm tra tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập của học
Trang 7sinh Tránh cho học sinh cảm giác nhàm chán với một hình thức kiểm tra cứ lặp
đi lặp lại
* Xây dựng môi trường tốt cho học sinh tham gia kiểm tra miệng.
Đổi tra mới kiểm tra miệng, yêu cầu người giáo viên phải tạo được điều kiện thuận lợi để học sinh trong quá trình tham gia kiểm tra có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những hiểu biết của các em Giáo viên dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà hiểu rõ được kiến thức và kỹ năng thật sự của từng học sinh
Trong đổi mới kiểm tra miệng thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh đóng vai trò quan trọng Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, hiểu biết về cá tính học sinh Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi nếu học sinh có thiếu sót hoặc sai, giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh, mà nên xem xét sai sót nào cần sửa ngay cho các em và sai sót nào ơn có thể bỏ qua nhằm giúp các em tự tin hơn trong học tập Giáo viên nên thường xuyên khen ngợi, khích lệ sự cố gắng, sự tiến bộ của học sinh trong quá trình tham gia kiểm tra Sự tế nhị và những lời động viên kịp thời của giáo viên sẽ giúp cho những học sinh còn thiếu tự tin dần mạnh dạn hơn, làm cho quá trình kiểm tra không còn gò ép cứng nhắc nữa, các em sẽ tự giác, tích cực tham gia vào quá trình kiểm tra miệng trong cả tiết học
Giáo viên nên phối hợp linh hoạt các cách kiểm tra, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng để có thể hình dung được chất lượng kiến thức thật của học sinh
Với học sinh.
Chủ động tích cực tham gia vào quá trình kiểm tra Thường xuyên học bài
cũ, làm bài tập SGK theo yêu cầu của giáo viên Chuẩn bị tốt cho bài học mới bằng cách xác định nội dung chính của bài, tìm hiểu các thông tin chính có liên quan đến nội dung bài học và cố gắng trả lời cho các câu hỏi trong SGK
3.3 Các cách đổi mới kiểm tra miệng
Như ta đã biết, đổi mới kiểm tra miệng là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy Vì vậy đòi hỏi hoạt động này phải đa dạng, linh hoạt tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí học tập tự nhiên, sinh động trong lớp học và giúp cho quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh học tập có hiệu quả hơn
Chương trình Tiếng Anh lớp11 được dạy theo từng kỹ năng, vì thế tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà giáo viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng khác nhau cho phù hợp để có thể huy động được nhiều học sinh tham gia vào quá trình kiểm tra
- Cách 1: Trả lời câu hỏi về nội dung bài học trước, sau đó dạy bài mới
Trang 8- Cách 2: Kiểm tra miệng trên giấy: Cho học sinh làm nhanh trên giấy không quá 5'.Tất cả các em đều phải làm, giáo viên thu bài lại, chấm điểm ở nhà, nhưng chỉ ghi điểm cho 3 hoặc 4 em
- Cách 3: Kiểm tra miệng ngay trong lúc giảng bài mới, nếu có kiến thức nào cần cho các em khắc sâu, giáo viên sẽ đưa ra các câu hỏi có thể là câu hỏi cho cá nhân trả lời, cặp, hay có thể là hoạt động nhóm Giáo viên có thể kiểm tra bằng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận Giáo viên có thể cho điểm ngay trong tiết dạy
a Đối với việc kiểm tra từ vựng.
Cách 1 ( Kiểm tra đầu giờ hoặc ở phần giới thiệu từ vựng): GV chuẩn bị
tranh (máy chiếu)
- Hs nhìn tranh và trả lời theo yêu cầu của từng câu hỏi
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 12- English 11.
Questions: Give the names of these sports
Trang 9
Cách 2: (GV có thể kiểm tra vào đầu giờ học hoặc sau phần giới thiệu từ vựng) Gọi 2 hs: 1 hs đọc 5 từ mới liên quan đến bài học bằng tiếng Việt, 1hs khác nói các từ đó bằng tiếng Anh Hs thứ nhất lại nói 5 từ khác bằng tiếng Anh,
Hs thứ 2 nói bằng tiếng Việt
Ví dụ:Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 3- English 11.
Hs 1: bữa tiệc, cây nến, bánh sinh nhật, món quà, đám cưới vàng
Hs 2: party, candles, birthday cake, present/ gift, golden anniversary
Cách 3: (Kiểm tra đầu giờ hoặc trước/ sau phần daỵ từ vựng) GV gọi một
lượt 3 học sinh lên bảng và đưa ra câu hỏi chung cho tất cả, học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép trả lời Các học sinh còn lại sẽ trả lời các câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước
Ví dụ 1 Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 2- English 11
GV gọi 3 hs và đưa ra yêu cầu: “Write a word in English that means: lòng
trung thành
HS 1: đưa từ (loyal)
HS 2: xác định từ loại (adjective)
HS 3: Viết câu hoàn chỉnh có chứa từ đó
VD: Two friends must be loyal to each other
Ví dụ 2.Kiểm tra từ vựng của tiết Listening Unit 11- English 11
GV gọi 4 hs và đưa ra yêu cầu: “Write a word in English that means: có
thể thay thế
HS 1: đưa từ (renewable)
HS 2: xác định từ loại (adjective)
HS 3: đưa ra từ trái nghĩa (nonrenewable)
HS 4: Viết câu hoàn chỉnh có chứa từ đó
VD: Water power is a renewable resource
Cách 4 (Kiểm tra đầu giờ hoặc trước/ sau phần daỵ từ vựng): Gọi 4 học
sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có đánh số thứ
tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các từ
do giáo viên yêu cầu
GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các từ đó tương ứng bằng tiếng Anh Sau đó thu bài của các em này và một vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm Mỗi từ đúng tương ứng với 1 điểm
GV cũng có thể áp dụng cách này cho phần kiểm tra Pronunciation của học sinh, GV phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc khác với các từ còn lại
Trang 10b Đối với tiết học Reading.
Cách 1: (Kiểm tra đầu giờ - để dẫn vào nội dung bài học):
Ví dụ: Tiết Reading Unit 8- English 11.
GV chuẩn bị tranh (máy chiếu) hình ảnh về các hoạt động ngày tết - Hs nhìn tranh và trả lời câu hỏi - 3 phút (Hs làm theo cặp: Hỏi - Đáp)
1 What are they doing?
2 What do you often do at Tet?
Cách 2: GV có thể kiểm tra để lấy điểm miệng ngay trong các hoạt động
While- Reading
Ví dụ 1: Reading -Unit 9 – English 11: T- F statements