- 16 S– 1492R : 5’ – ACG GCT ACC TTG TTA CGA CT – 3’
A khuẩn lạc trên đĩa cấy ria B: hình thái khuẩn lạc phóng to
C : hình thái tế bào khuẩn lạc ; D : cấy điểm
Kết luận chủng N14 là vi khuẩn gram dương là vi tế bào của nó bắt màu tím của thuốc nhuộm tím violet. Điều này được giải thích như sau, do vi khuẩn Gram dương có thành tế bào dày, dạng lưới, cấu tạo bởi peptidoglycan, có khả năng giữ phức hợp tím kết tinh – liugol khi nhuộm. Khi tẩy cồn, có lỗ petidoglycan co lại, khiến thành tế bào bắt giữ phức hợp này bên trong tế bào. Do đó tế bào không bắt màu nhuộm fuchsin bổ sung, kết quả là tế bào vi khuẩn vẫn có màu tím.
3.5 Đặc điểm sinh hóa của chủng vi khuẩn
3.5.1 Khả năng chịu muối
Chủng chọn lọc được nuôi trong môi trường TSB ở các nồng độ muối khác nhau từ 1% - 12% ở 370C, để kiểm tra khả năng chịu muối của các chủng. Kết quả sau 24 giờ nuôi được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 3.4: Khả năng chịu muối của N14
Nồng độNaCl(%)
Chủng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
N14 + + + + + + + - - - - -
Từ bảng 3.4, cho thấy chủng N14 là chủng chịu mặn, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở môi trường có nồng độ muối thấp. Do đó chủng có khả năng sinh sống ở các vùng gần bờ, ở các vùng vịnh và cửa sông, nhu cầu về Na+ là cần thiết đối với chủng này.
Sau 24 giờ, qua hình 3.5 ta thấy khuẩn lạc mọc dày đều trên các đường ria ở các nồng độ từ 1-3% ở cả 2 chủng. Chủng phát triển mạnh nhất ở nồng độ 2%, có thể kết luận rằng chủng N14 sống tốt ở vùng biển có độ mặn không cao. Ở nồng độ muối 6%, khuẩn lạc bắt đầu thưa dần, đến nồng độ 7% vẫn có khả năng phát triển nhưng rất yếu. Vậy nồng độ 7% chính là giới hạn trên của khả năng chịu muối . Từ nồng độ 8% trở đi vi khuẩn không thể phát triển được nữa do nồng độ quá cao.
Qua đây có kết luận rằng, chủng N14 có khoảng giới hạn khả năng chịu muối là khá cao từ 1% - 7%, môi trường nuôi cấy thích hợp nhất là bổ sung muối có nồng độ 1 - 2%.
10%1% 2% 3% 4% 1% 2% 3% 4% 7% 6% 11% 12% 9% 8% 5%
Hình 3.5 : Khả năng chịu muối của chủng N14 3.5.2 Thử catalase
Nuôi cấy dịch vi khuẩn sau 24 giờ, tiến hành nhỏ một giọt H2O2 30% vào dịch vi khuẩn, kết quả cho thấy dương tính đối với khả năng sinh enzyme catalase. Enzyme này là enzyme chỉ hiện diện ở vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí tùy tiện có khả năng biến dưỡng năng lượng theo phương thức hô hấp hiếu khí. Sự thủy phân hydrogen peroxide sẽ giải phóng O2 gây ra hiện tượng sủi bọt.
Hình 3.6 : Khả năng sinh catalase của N14 3.5.3 Tính di động
Để kiểm tra khả năng này, ta cấy thẳng chủng vi khuẩn vào môi trường thạch TSA. Nuôi cấy sau 24 giờ, kết quả cho thấy cả chủng vi khuẩn chỉ mọc theo đường cấy, chứng tỏ rằng chúng không có khả năng di động. Qua hình 3.7, ta còn thấy rằng chủng N14có khả năng sinh hơi làm nứt thạch, và đẩy thạch lên trên.
Hình 3.7 : Khả năng di động của chủng N14 N14
ĐC
3.5.4 Khả năng sinh hơi
Khi vi khuẩn sử dụng nguồn carbon để lên men, tùy phương thức lên men sẽ tạo ra được các sản phẩm khác nhau bao gồm rượu, các acid hữu cơ, CO2... Qua quá trình thử nghiệm khả năng này, cho kết quả dương tính, song khả năng sinh hơi là rất yếu, chỉ xuất hiện bóng khí trong ống Durham nhưng không thể đẩy ống nổi lên trên môi trường. Vậy có thể kết luận rằng sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men ở chủng N14 có CO2.
Hình 3.8 : Khả năng sinh hơi của chủng N14
3.6 Định danh bằng phương pháp sinh học phân tử
Kết quả giải trình tự DNA của chủng N14 thu được đoạn gen có kích thước là 835bp. Trình tự sau khi được phân tích, chỉnh sửa bằng phần mềm BioEdit 7.1.3.0 và Genious Pro 5.5.7, và được so sánh với các trình tự nucleotide tương đồng trên Genbank bằng chương trình BLAST (www. ncbi . nlm . nih . gov / blast /). Kết quả cho thấy chủng N14 có độ tương đồng cao nhất với chủng Proteus sp. là 99%.
Như vậy, có thể kết luận sơ bộ chủng vi khuẩn N14 phân lập được, có khả năng sinh bacteriocin thuộc chủng Proteus sp.
ĐC N14